Ban biên soạn bscc. Phạm Thị Hồng Hoa: Trưởng khoa, Trưởng ban



tải về 0.79 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.79 Mb.
#31587
1   2   3   4   5   6   7   8

BN ĐTĐ PT nhỏ

  1. ĐTĐ Typ2 điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần

Nếu ĐH trước PT < 11 mmol/1 → tiến hành PT theo dõi ĐH 1h/1 lần.

Nếu ĐH trước PT > 11 mmol/l → chuyển sang phác đồ truyền GIK hoặc phác đồ truyền insulin liên tục.



    1. ĐTĐ Typ 2 điều trị bằng thuốc

Dừng sulfonylureas tác dụng kéo dài 3 ngày trước PT và chuyển sang dạng tác dụng ngắn hoặc insulin.

Metformin: dừng 2 ngày trước mổ.

Dừng thuốc uống hạ đường huyết khác vào ngày mổ.

Thử ĐH trước PT

Nếu ĐH < 3,4 mmol/l → truyền G 5% 100 ml/h – TD ĐH trong mổ.

Nếu ĐH < 11 mmol/l → Tiến hành PT. Thử ĐH 1 giờ/1 lần



Nếu ĐH > 11 mmol/l→ phác đồ GIK hoặc insulin truyền TM liên tục.

    1. BN ĐTĐ typ 1/ ĐTĐ typ2 tiêm insulin kiểm soát ĐH tốt

  • Nếu PT vào buổi sáng → trì hoãn tiêm insulin

  • Nếu PT vào cuối buổi sang

  • Bn tiêm 1 mũi/ ngày → tiêm 2/3 liều hàng ngày

  • BN tiêm 2-3 mũi/ngày → tiêm 1/2 tổng liều sang

  • BN tiêm nhiều mũi/ ngày → tiêm 1/3 liều sang

  • Nếu PT vào đầu buổi chiều

  • Bn tiêm 1 mũi/ngày → tiêm ½ liều hàng ngày

  • BN tiêm 2-3 mũi/ngày → tiêm 1/3 tổng liều sáng

  • BN tiêm nhiều mũi/ngày → tiêm 1/3 liều sáng

  • Nếu BN nhịn ăn → truyền G 5% + KCL 10-20 meq/l 100 ml/hr

  • Theo dõi ĐH 4h/lần khi BN nhịn ăn, bổ sung insulin nhanh

(bảng 1)

Bảng 1 : Liều Insulin bổ xung trong phẫu thuật/ thủ thuật nhỏ

Glucose máu Insulin thường/nhanh

Mg/dl

Mmol/l

Đơn vị

<150

<5,6

0

151-200

5,6 – 11

2

201-250

11,1 – 13,9

3

251-300

13,9 – 16,7

5

>300

>16,7

6

Dùng lại liều Insulin như trước mổ khi BN ăn được.

    1. BN kiểm soát ĐH kém G>11,1 mmol/l → dung phác đồ truyền insulin TM.

  1. BN ĐTĐ có Phẫu thuật lớn

  • PT lớn: BN được gây mệ toàn than, sau PT BN nhịn ăn > 6 giờ.

  • Tất cả BN ĐTĐ có PT lớn phải chuyển sang truyền insulin TM.

  • Cần truyền insulin trước PT 2-3h.

    1. Các yếu tố cần quan tâm

A – Glucose

  • Trong tình trạng đói ( sau ăn 6 -14 giờ ) gan sản xuất glucose khoảng 0.1g/k/h. BN cân nặng 70 kg = 7g/hr.

  • BN ĐTĐ phẫu thuật cần khoảng 5-10 g glucose/giờ để tránh hạ đường huyết và đảm bảo nhu cầu năng lượng cơ bản tránh hiện tượng dị hóa, tránh nhiễm toan.

  • Dung dịch truyền: Dextrose 5%

Trong trường hợp mổ kéo dài ( PT ngực, bụng) cần hạn chế dịch thì sử dụng dextrose 10%.

Dung dịc Glucose 20-50% truyền qua TMTT

Vì lactac là tiền chất tạo glucose đặc biệt trong tình trạng đói hoặc tình trạng dị hóa có thể gây tăng ĐH nên tránh sử dụng dịch truyền như Ringer lactac, Harman.

B – Điện giải:


  • BN chức năng thận và Kali máu bình thường cần 10-20 meq KCL/1 lit G.

  • Bn Kali máu ↓ cần lượng Kali nhiều hơn.

  • BN Kali máu ↑ > 5,5 mmol/l ngừng truyền kali → theo dõi điện giải máu.

C – Insulin:

  • Chưa có phương pháp tuyệt đối chính xác tính lượng insulin cần cho từng BN ĐTĐ phẫu thuật.

  • Có thể ước lượng insulin cần dựa vào một số nguyên lí sau:

BT: cơ thể cần 0.25-0.35 U insulin/g glucose. Nhu cầu insulin tăng trong những trường hợp sau (bảng 2)

Tình trạng

Insulin (U)/Glucose (g)

Béo phì

0,4

Bệnh gan

0,4 – 0,6

Liệu pháp streroid

0,4 – 0,5

Nhiễm khuẩn nặng

0,5 – 0,7

PT Bác cầu chủ - vành

0,9 – 0,12

Cứ 1 đơn vị insulin làm giảm đường huyết khoảng 50 mg/dl (2,8 mmol/l)

Khi không có tác dụng của insulin nền ( ngưng truyền insulin) glucose máu tăng khoảng 2,5 mmol/l/hr ở BN ĐTĐ phụ thuộc insulin.



    1. Phác đồ truyền kết hợp Glucose – kali – insulin:

Mục tiêu kiểm soát đường huyết:

Kiểm soát đường huyết trong mổ 4,5 – 11 mmol/l

Cách pha:


      • G 5%: 1000 ml pha 20 meq KCL + 15 U insulin actrapid

      • G 10%: 1000 ml pha 20 meq KCL + 30 U insulin actrapid

      • Lượng insulin cần thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của BN.

Liều insulin ban đầu có thể được tính theo bảng 2:

Tình trạng BN

Lượng insulin cho vòa 1 lít dịch (UI)

Glucose 5%

Glucose 10%

ĐTĐ thường

15

30

ĐTĐ béo phì

20

40

ĐTĐ có PT bắc cầu Chủ-Vành

45

90

Truyền TM tốc độ 100ml/giờ

Kiểm tra glucose máu 1h/1 lần cho tới khi glucose đạt mục tiêu và sau đó mỗi 2h/1 lần. Nếu BN nặng cần theo dõi glucose máu 1 giờ 1 lần ngay cả khi glucose máu ổn định.

Chỉnh lượng insulin thêm (↑) hoặt bớt (↓) ở mỗi lít dịch truyền theo bảng 3:


Glucose máu (mmol/l)

Lượng insulin thay đổi ở GIK (UI)

Glucose 5%

Glucose 10%

< 4,4

↓5

↓0

4,5 – 6,7

↓3

↓5

6,8 – 11

Không thay đổi

11,1 – 15

↑3

↑5

>15

↑10

↑10
Bảng 3: Lượng Insulin thay đổi ở GIK

Chú ý khi chỉnh liều insulin cần thay cả dịch và insulin

    1. Phác đồ truyền insulin liên tục

Mục tiêu kiểm soát đường huyết: 3,9 – 11,1 mmol/l

Cách pha:



  • Pha 50 đơn vị insulin actrapid trong 50 ml dung dịch natriclorua 0,9% đặt bơm tiêm điện truyền theo phác đồ.

  • Đặt đường truyền glucose (glucose 5% hoặc 10% nếu cần hạn chế dịch).Nếu chức năng thận bình thường cho them 20 meq kali trong 1 lít dung dịch.

  • Đo glucose máu mao mạch 1 giờ/ 1 lần.

  • Dựa vào kết quả glucose máu thử hàng giờ chỉnh tốc độ truyền dịch và insulin như bảng 4:

Glucose máu (mmol/l)

Insulin (đơn vị/h)

Glucose 5% (ml/h)

<3,3

0

150

3,3 – 3,9

0,5

150

3,9 – 5,6

1

125

5,6 – 8,3

1,5

100

8,3 – 11,1

2

75

11,1 – 13,9

3

50

13,9 – 16,7

4

0

>16,7

6

0

Theo dõi BN

Kiểm tra glucose mỗi 1 giờ 1 lần cho tới khi glucose đạt mục tiêu và sau đó mỗi 2 giờ 1 lần. Nếu BN nặng cần theo dõi glucose máu 1 giờ 1 lần ngay cả khi glucose máu ổn định.

Theo dõi điện giải đồ 4 giờ 1 lần

Xử lí BN hạ ĐH (<3,3 mmol/l)



  • Ngừng truyền insulin

  • Nếu mức glucose máu 2,8 -3,3: tiêm TM 12,5 g glucose

  • Nếu mức glucose < 2,8 hoặc BN hôn mê truyền TM nhanh 25 g glucose.

  • Kiểm tra glucose máu 15p / lần. Cho glucose 12,5 gr nếu glucose vẫn < 3,3 mmol/l.

  1. Điều trị BN ĐTĐ hậu phẫu:

Phác đồ GIK/ hoặc truyền insulin và glucose liên tục cho tới khi BN ăn được.

Theo dõi DDH 1-2 h/ lần cho tới khi đạt và duy trì được mục tiêu KS ĐH liên tiếp trong 3 giờ thì giảm xuống 4h/ lần.

Theo dõi kali máu 4-6 h/ lần.

BN ĐTD typ2 điều trị bằng chế độ ăn và +/- thuốc viên, khi ăn được:



  • Nếu ĐH < 10 mmol/l → dùng lại thuốc cũ. Với metformin dùng trở lại khi chức năng thận bình thường, đặc biệt khi BN có dùng thuốc cản quang.

  • Nếu Đh > 10 mmol/l → bổ xung insulin R các bữa ăn trước ăn.

BN ĐTĐ typ1 hoặc ĐTĐ typ2 cần insulin sau mổ dựa vào liều insulin trước mổ:

Nguyên tắc chung: ½ lượng insulin trước mổ được dùng như insulin nền.

VD: Trước mổ BN được tiêm 50 đơn vị / ngày thì sau mổ BN được dùng 25 đơn vị insulin dưới dnagj insulin nền ngay cả khi BN không ăn gì.

Tuy nhiên: liều insulin có thể cao hơn ở BN có nhiễm khuẩn, stress, dùng corticoids…

Lượng insulin cần còn phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng cung cấp. Cần cung cấp insulin loại nhanh trước các bữa ăn và đánh giá bằng đường huyết sau ăn 2 giờ. Cứ 1 đơn vị insulin giúp chuyển hóa 10 – 15 gr carbohydrate.

So với dinh dường bằng đường tiêu hóa thì dinh dưỡng bằng TM cần nhiều insulin hơn. Do vậy, khi chuyển từ nuôi dưỡng bằng TM sang nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa cần giảm liều insulin (1/2 nến tụy còn khả năng tiết insulin).



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KÌ

  1. Định nghĩa:

Đái tháo đường thai kì ( ĐTĐTK) là tình trạng rối loại dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Định nghĩa này không loại trừ trường hợp bệnh nhân đã có tình trạng rối loạn dung nạp glucose từ trước ( nhưng chưa được phát hiện) hay là xảy ra đồng thời với quá trình mang thai.

  1. Chẩn đoán:

    1. Hỏi bệnh: khai thác tiền sử bệnh, xác định nhóm nguy cơ cao:

  • Béo phì hoặc thừa cân trước khi có thai ( BMI ≥23)

  • Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, đặc biệt là có người ĐTĐ thuộc thế hệ thứ nhất.

  • Tiền sử có rối loạn dung nạp glucose hoặc đã được chuẩn đoán ĐTĐTK trong những lần mang thai trước.

  • Tiền sử đẻ con to ≥ 4000g

  • Đường niệu dương tính.

  • Tiền sử sản khoa bất thường trong những lần mang thai trước: thai chết lưu, xảy thai không rõ nguyên nhân.

    1. Xét nghiệm:

Các thai phụ được làm nghiệm phát tăng đường máu với 75g glucose:

Chuẩn đoán ĐTĐTK khi thai phụ có ≥ 2 tiêu chuẩn dưới đây:



Thời điểm

ĐM (mmol/l)

Lúc đói

5,3

Sau 1 giờ

10,0

Sau 2 giờ

8,6

Lưu ý: Nếu các thai phụ đã có kết quả ĐM cao như dưới đây thì chẩn đoán chắc chắc ĐTĐTK không phải làm nghiệm pháp tăng đường máu nữa.

  • ĐM tĩnh mạch đói (sau bữa ăn cuối cùng 8-12h) ≥ 7 mmol/l hoặc

  • ĐM tĩnh mạch bất kì thời điểm nào ≥ 11,1 mmol/l ( các xét nghiệm phải được làm 2 lần)

  1. Điều trị bệnh ĐTĐTK

Các thai phụ được chuẩn đoán ĐTĐTK cần được điều trị và theo dõi ĐTĐ tại các cơ sở có chuyên khoa điều trị ĐTĐ chuyên sâu (tuyến trung ương).

    1. Mục tiêu đường máu trong thời gian mang thai:

  • Đường máu lúc đói ≤ 5,8 mmol/l

  • Đường máu 2 giờ sau mỗi bữa ăn ≤ 7,2 mmol/l

  • HbA1c < 6%

    1. Insulin

Chỉ được dùng insulin người để điều trị ĐTĐ trong thời gian mang thai ( insulin actrapid, insulatard)

Không được dùng insulin động vật. Các loại insulin khác như lispro, aspart, glargin cũng khuyến cáo không nên dùng điều trị ĐTĐ trong thời gian mang thai.



Khi nào bắt đầu điều trị bằng insulin:

  • Các thai phụ ĐTĐTK có mức ĐM lúc đói < 7 mmol/l và ĐM 2 giờ sau ăn < 11,1 mmol/l được hướng dẫn chế độ ăn và luyện tập trong 2 tuần. Nếu mức ĐM đạt mục tiêu điều trị thì tiếp tục theo chế độ ăn. Nếu mức ĐM không đạt mục tiêu thì phố hợp với liệu phát insulin.

  • Các thai phụ ĐTĐTK có mức ĐM lúc đói > 7 mmol/l hoặc ĐM sau ăn 2h > 11,1 mmol/l cần được phối hợp chế độ ăn và liệu pháp insulin ngay. Tốt nhất dùng phác đồ 4 mũi tiêm/ngày, trong đó 3 mũi insulin nhanh trước 3 bữa ăn chính và 1 mũi insulin chậm vào trước lúc ngủ.

    1. Thuốc viên điều trị ĐTĐ:

Không nên sử dụng để điều trị ĐTĐ trong thời gian mang thai vì không đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  1. Phác đồ điều trị trong cuộc chuyển dạ đẻ:

Tất cả các thai phụ đang điều trị ĐTĐ bằng insulin thì khi có dấu hiệu chuyển dạ sẽ được:

  • Nhịn ăn

  • Truyền dịch glucose 5% 500 ml + 1g kaliclorua với tốc độ 100 – 125 ml/ giờ.

  • Insulin bơm tiêm điện pha như sau: 50 đơn vị insulin nhanh pha trong dịch Natriclorua 0,9% vừa dủ 50 ml, truyền tĩnh mạch, chỉnh liều insulin theo mức ĐM trong bảng dưới đây. Theo dõi ĐM bằng máy thử đường máu cá nhân nên làm 1 giờ / 1 lần cho sản phụ.

ĐM (mmol/l)

Insulin (đơn vị)

<3,9

0

3,9-5

0,5

5,1-6,1

1

6,2-7,2

2

7,3-8,3

3

8,4-9,4

4

9,5-10,6

5

>10,6

Kiểm tra ceton niệu và báo bác sỹ


tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương