Ban biên soạn bscc. Phạm Thị Hồng Hoa: Trưởng khoa, Trưởng ban



tải về 0.79 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.79 Mb.
#31587
1   2   3   4   5   6   7   8

- Điều trị
+ Bàng quang giảm hoạt động : Thuốc kích thích phó giao cảm trực tiếp ( Urecholine ) hoặc gián tiếp bởi Ambenonium chlorure.
+ Bàng quang tăng hoạt động : ức chế phó giao cảm kháng cholinergic bằng Oxybutynine ( Ditropan ).

  1. Bệnh lý thần kinh xa gốc đối xứng do ĐTĐ

Đặc điểm lâm sàng: Tổn thương các sợi thần kinh lớn và nhỏ có myelin và không có myelin, chiếm 20-30% bệnh nhân tùy theo đối tượng nghiên cứu.

+ Rối loạn cảm giác:



  • Dị cảm ở đầu chi: cảm giác kiến bò, tê rần kim châm, rát bỏng.

  • Giảm hoặc mất cảm giác tiếp xúc da, cảm giác nhiệt.

  • Mất cảm giác ngược lên dạng bốt ở chân, dạng đeo găng ở tay

  • Đau âm ỉ 1 hoặc kịch phát, tăng cảm giác đau ở chi và bụng nhiều về đêm.

  • 80% bệnh nhân không có triệu chứng.

+ Rối loạn vận động:

  • Mất cảm giác sâu (cảm giác rung-bản thể).

  • Mất phản xạ nhận cảm (tổn thương các sợi lớn).

  • Giảm hoặc mất phản cạ do tổn thương trụ trục thần kinh dài.

  • Giảm hoặc mất phản xạ gân gót xảy ra ở giai đoạn sớm của bệnh

  • Mất phản xạ lan rộng và yếu vận động xảy ra chậm hơn.

  1. Bệnh lý thần kinh gốc do ĐTĐ (Teo cơ- bệnh thần kinh đùi hoặc bệnh thần kinh vận động vùng gốc).

- Triệu chứng: yếu cơ đùi, đau và mất phản xạ gân gối, gân gót

- Thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 lớn tuổi kèm sút cân.

- Teo cơ đùi chiếm ưu thế, giảm khả năng vận động, thường bị giới hạn ở các cơ đáy chậu, cơ tứ đầu đùi và các cơ nhị đầu. Các cơ trước ngoài cẳng chân ít gặp hơn.

- Thường tự hồi phục sau 6-12 tháng, teo cơ vẫn xảy ra.



  1. Bệnh lý thần kinh tại chỗ (bệnh lý ổ).

- Xảy ra cấp tính, tiến triển nhanh, không đối xứng, tổn thương chủ yếu các dây thần kinh sọ, vùng thân và ngoại vi.

- Thường tự khỏi sau 3-12 tháng, hoặc nhiều năm.



Các thể lâm sàng:

+ Tổn thương dây thần kinh sọ não:

  • Dây số VII: mất vận động 1 bên mặt, dấu hiệu Bell→loét giác mạc.

  • Dây số III: nhìn đôi, sụp mi 1 bên, liệt nhãn cầu, rối loạn đồng tử.

  • Dây số VI: lác trong, dây số IV gây lác ngoài.

  • Hội chứng ống cổ tay: gây đau nhói, tê bì, tê cóng ống cổ tay, đôi khi có yếu cơ hoặc đau.

+ Viêm đơn dây thần kinh (Bệnh lý rễ thần kinh):

  • Không đối xứng.

  • Triệu chứng : đau ở lưng hoặc mông, đùi, đau chân 1 bên, nặng lên về đêm.

  • Đau phối hợp với teo cơ vùng chậu - đùi một bên rồi sau đó sang bên kia.

+ Viêm đa dây thần kinh: khi nhiều dây thần kinh bị tổn thương.

  1. Biến chứng muộn bệnh lý thần kinh do ĐTĐ

    1. Loét bàn chân và nhiễm trùng:

Châu Âu: 15% bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng thần kinh ngoại vi phải cắt cụt chi do:

    • Thiếu máu gây hoại tử khô

    • Tổn thương TK cảm giác gây mất cảm giác xuất hiện chai chân.

    • Tổn thương thần kinh vận động: teo các sợi cơ duỗi làm mất cân bằng hệ thống cơ gấp-cơ duỗi ở bàn chân làm cho cân cơ duỗi ngắn lại dẫn đến ngón chân bị biến dạng hình vuốt thú, bàn chân biến dạng hình búa.

    1. Bệnh khớp Charcot

    • Thường không được chẩn đoán, tiền sử chấn thương trước đó, không có đường vào (nhiễm trùng).

    • Triệu chứng: ấm và sưng nề, nóng đỏ bàn chân 1 bên, mạch nảy, tĩnh mạch nổi có thể không đau hoặc không thoải mái.

    • Điều trị: tránh tải (tránh áp lực lên bàn chân), không tiếp xúc toàn bộ, hoặc phẫu thuật chỉnh hình.

  1. Phương pháp đánh giá tổn thương thần kinh cảm giác vận động.

Đánh giá cảm giác nông (cảm giác sờ): IDF sử dụng:

  • : khám 10 vị trí như hình dưới:

  • + Mất 2/10 vị trí được đánh giá là có rối loạn cảm giác nông.

  • + Mất 4/10 vị trí được đánh giá là có nguy cơ bệnh lý bàn chân ĐTĐ.

    1. Đánh giá cảm giác sâu (cảm giác rung-cảm giác bản thể)

Nguyên lý: những thụ thể nằm trong cơ, gân và khớp cung cấp thông tin về áp lực trong sâu, vị trí và vận động các bộ phận cơ thể, nhờ đó giúp xác định kích thước, trọng lượng hình khối của một vật. Thông tin được truyền đến tủy sống qua các sợi thần kinh lớn có Myeelin A anpha, A beeta, đi lên đồi thị bởi hệ thống dài cảm giác-cột sau, cảm giác rung thường bị suy giảm cùng với cảm giác bản thể.

Tiến hành trên 1 khớp (cổ tay), xương đòn, xương ức hoặc đầu chi khi dùng âm thoa rung ở tần số 128 Hz. Xương sẽ đóng vai trò như 1 bộ cộng hưởng và truyền cảm giác rung qua da và mô dưới da



Đánh giá: chú ý mức thay đổi ở phần gốc và ngọn chi, khi mất nhận cảm giác rung được gọi là mất cảm giác rung.

Khuyến cáo IDF: nếu sau khi mất cảm giác rung ở ngón chân cái nhưng cảm giác đó vẫn tồn tại trên 10 giây ở ngón tay cái thì bệnh nhân có khả năng bị rối loạn cảm giác sâu, thới gian< 10 giây nguy cơ ít hơn.

    1. Phương pháp thăm dò điện cơ-thần kinh.

Nguyên lý: cơ thể là môi trường dẫn điện, kích thích điện vào một điểm của dây thần kinh sẽ tạo ra được một xung động lan dọc theo sợi trục đến tận cùng thần kinh và điện thế hoạt động này có thể gián tiếp ghi được trên da thông qua các điện cực bề mặt. Ghi lại thời gian dẫn truyền xung động sẽ đánh giá được tình trạng dẫn truyền của dây thần kinh. Phương pháp này có thể thăm khám được tất cả các dây thần kinh mằm ở những nơi có kích thích điện được.

- Phương pháp đo tốc độ dẫn truyền thần kinh giúp phát hiện sớm biến chứng do ĐTĐ, giúp phát hiện dây thần kinh bị tổn thương, vị trí tổn thương.

Theo J.Kimura 1983, giá trị trung bình của vận tốc dẫn truyền thần kinh vận động (MCV) và cảm giác (SCV) như sau:

Dây thần kinh

Giữa

Trụ

Mác

Chày

MCV (m/s)

59,3 ± 7,0

58,9 ± 4,4

49,5 ± 11,0

45,5 ±7,6

SCV (m/s)

67,7 ± 8,8

64,8 ± 7,6

53,0 ±11,8




Điều trị bệnh lý thần kinh cảm giác-vận động do ĐTĐ


    • Kiểm soát đường máu tốt: theo IDF:

+ Glucose máu lúc đói: <6,0 mmol/l.

+ Glucose máu sau ăn 2h: <8,0 mmol/l.

+ HbA1c <6,5%.

Dùng thuốc giảm đau: có thể dùng một trong các nhóm sau tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.



Loại thuốc

Cơ chế

Liều lượng

CCĐ-TDP

Ibuprofen viên nén 400mg

Ức chế Prostaglandin

Khởi đầu 200-400mg, nếu cần lặp lại mỗi 4-6h, max 1200mg/ngày

- Loét DD-TT

- Suy gan, thận

- Có thai, cho con bú


Thuốc chống trầm cảm 3 vòng Amitriptylin 25mg

Phong tỏa sự hấp thu trở lại serotonin, norepinephrin ở hậu synap

Khởi đầu 25-50mg, max 150mg/ngày.

Hạ huyết áp tư thế, chóng mặt, nhịp tim nhanh.

Mexiletine

(Mexitil)



Phong tỏa kênh Na những sợi TK có myelin hướng tâm nhỏ không khử cực được→ không dẫn truyền được trc đau

Khởi đầu 200-300 mg/ngày, max 1500 mg/ngày.

- Sốc tim

- Td phụ: rùng mình, hỗn loạn



Carbamazepine

(Tegretol 200mg)



Phong tỏa điện thế hoạt động trước synap, giảm giải phóng kích thích dẫn truyền thần kinh.

100-200 mg/ngày, max 600mg/ngày, chia 3-4 lần

Nôn mửa, nhìn đôi, chóng mặt, tăng men gan...

Gapabentin

(Neurontin 300mg)




Kết hợp cấu trúc dưới phân tử α 2 δ của điện thế phụ thuộc kênh Calci hệ thống TKTW

Không biết rõ



300 mg x 3 lần/ngày, max 3600mg/ngày

Đau đầu, đau bụng, tăng cân, mệt mỏi, giảm liều khi bị suy thận...

Pregabalin

(Lyrica 75mg; 150mg; 300mg)



Như Gapabentin

75 mg x 2 lần/ngày, tăng 150mg x 2 lần/ngày sau 1 tuần, nếu cần max 300mg x 2 lần/ngày, ở những ngày tiếp

Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, đau đầu, đau bụng, tăng cân, mệt mỏi, giảm liều khi suy thận.



  1. Dự phòng biến chứng muộn bệnh lý thần kinh ngoại vi ĐTĐ (Chăm sóc bàn chân).

  • Mỗi ngày cần rửa chân: nước ấm và xà phòng, không ngâm.

  • Để chân khô ráo (đặc biệt giữa các kẽ ngón chân).

  • Giữ cho da mềm: thuốc thoa để giữ ẩm, không thoa các kẽ ngón.

  • Kiểm tra chân: phồng, đứt, lở loét, đỏ sưng. Báo cho Bs khi không bình thường.

  • Dùng dũa móng: nhẹ nhàng dũa móng chân, không dùng kéo hoặc đồ cắt móng.

  • Mang tất sạch và mềm vừa với chân.

  • Giữ cho chân ấm và khô: mang tất có miếng lót đặc biệt, mang giày vừa chân.

  • Không đươc đi chân trần ở trong hay ngoài nhà

  • Kiểm tra kỹ giày mỗi ngày: phát hiện nứt, cát, hoặc vật làm đau chân

    1. Bệnh võng mạc ĐTĐ

Bệnh võng mạc ĐTĐ là biến chứng vi mạch thường gặp nhất và là nguyên nhân chính gây mù lòa ở 86% người bệnh ĐTĐ type 1 và 33% người ĐTĐ type 2. Đặc biệt BVM ĐTĐ là nguyên chân gây mù lòa ở lứa tuổi lao động. Tổn thương vùng VM (bệnh hoàng điểm) là vấn đề lớn nhất ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Hàng năm ở Mỹ có gần 5000 trường hợp bị mù có liên quan đến ĐTĐ ở độ tuổi từ 20-70. Các biện pháp kiểm soát glucose máu, huyết áp có thể giúp phòng ngừa khởi phát và làm chậm tiến triển xấu của bệnh lý võng mạc ĐTĐ, nhưng đa số bệnh nhân bị BVM thường không có triệu chứng cho đến khi tổn thương tiến triển nặng. Vì vậy phát hiện sớm bệnh bằng cách theo dõi thường xuyên là cần thiết để phát hiện kịp thời điều trị laser giúp phòng ngừa mất thị lực.

    1. Những yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của bệnh VM ĐTĐ

Thời gian bị bệnh ĐTĐ:

Thời gian bị bệnh ĐTĐ có lẽ là yếu tố dự báo nguy cơ bị bệnh VM ĐTĐ mạnh nhất. Ở các bệnh nhân type 1, hiếm gặp bệnh VM lúc được chẩn đoán nhưng nó sẽ tăng nhanh tới 25% lúc mắc bệnh 5 năm, 75% lúc 10 năm và sau khỏang 20 năm thì hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ type 1 đều đã có biến chứng VM. Ở các bệnh nhân type 2, ngay lúc được chẩn đoán đã có khoảng 20% số bệnh nhân có biến chứng VM, và tỷ lệ này thay đổi từ 28,8% khi bị bệnh dưới 5 năm tới 77,8% ở những bệnh nhân bị bệnh từ 15 năm trở lên.



Kiểm soát ĐM:

Tăng đường máu từng đợt làm thay đổi chuyển hóa glucose ở mắt, làm thay đổi hình dáng thủy tinh thể, hậu quả là thị lực bị thay đổi thất thường. Ngược lại, tăng đường máu mạn tính lại gây ra các biến chứng nặng ở VM. Kiểm soát tốt ĐM (nhưng không gây hạ ĐM) có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện và tiến triển của bệnh VM ĐTĐ

Điều trị tích cực ĐTĐ type 2 (HbA1C trung bình 7%) làm giảm tần xuất bị biến chứng vi mạch (bao gồm bệnh VM ĐTĐ) tới 25% so với điều trị thường quy (HbA1C 7,9%).

Bình thường hóa nhanh ĐM và tiến triển của bệnh VM ĐTĐ:

Điều trị insulin tích cực, bình thường hóa nhanh ĐM ở những bệnh nhân có ĐM được kiểm soát kém trong thời gian dài thường làm bệnh VM ĐTĐ nặng hơn. Điều này đặc biệt đáng chú ý khi bệnh VM thời điểm đó hoặc trước đó ở giai đoạn không tăng sinh mức độ vừa (tiền tăng sinh). Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được biết rõ. Vì vậy cần kiểm tra võng mạc trước khi bắt đầu điều trị insulin tích cực, rồi sau đó là mỗi 3 tháng trong 6-12 tháng. Ở những bệnh nhân bị bệnh VM nặng hơn (type nguy cơ cao), và có HbA1C cao thì nên thận trọng trì hoãn điều trị tích cực bằng insulin cho tới khi hoàn thành điều trị quang đông laser.



Tăng HA:

Tăng HA đã được biết là 1 yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của bệnh VM ĐTĐ. Cụ thể, tăng đông máu do huyết áp cao sẽ phá hủy hệ thống mao mạch ở VM.



Rối loạn Lipid máu:

Tỷ lệ bị bệnh VM ĐTĐ tương quan thuận với tăng cholesterol và triglyceride máu. Trong nghiên cứu ETDRS (Early Treatment of Diabetic Retinopathy Study), rối loạn Lipid máu, nhất là tăng triglyceride và LDL-cholesterol. Những xuất tiết cứng này thường thấy ở vùng hoàng điểm và thường gây phù hoàng điểm.

Điều trị rối loạn Lipid máu có thể trì hoãn tiến triển của bệnh VM ĐTĐ.

Có thai:

Nếu khi bắt đầu có thai, bệnh nhân đã có bệnh VM không tăng sinh thì tỷ lệ tiến triển thành bệnh VM tăng sinh sẽ tăng từ 6% lên 18% và 38% phụ thuộc vào mức độ bệnh VM không tăng sinh là nhẹ, vừa hay nặng. Một số yếu tố dự báo nguy cơ sẽ tiến triển đến bệnh VM tăng sinh là kiểm soát đường máu trước và sau khi thụ thai kém, hoặc ổn định đường máu quá nhanh trong khi có thai, tăng huyết áp và có lẽ do một số yếu tố phát triển có nguồn gốc từ nhau thai. Vì vậy, cần tăng tần suất khám mắt trong suốt thời kỳ mang thai và trong năm đầu tiên sau đẻ.



Bệnh nhân đái tháo đường cần được gửi khám mắt theo lịch sau:

Type ĐTĐ

Lần khám đầu tiên

Khoảng cách theo dõi thường quy

Type 1

Lần đầu tiên sau khi được chẩn đoán ĐTĐ từ 3-5 năm

Hàng năm

Type 2

Ngay từ lúc được chẩn đoán

    • 12 tháng nếu không có/có BVM tối thiểu không đổi

    • 3-6 tháng nếu xấu hơn từ lần khám sau cùng

Phụ nữ có thai bị ĐTĐ từ trước

Khám và tư vấn về nguy cơ BVM khi mang thai trước khi thụ thai và khám lại trong quỹ đầu tiên thai kỳ

Theo dõi suốt trong thời gian mang thai. Sau đẻ 1 năm

Các giai đoạn tổn thương võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường:

    • Bệnh VM giai đoạn không tăng sinh:

Là giai đoạn sớm nhất của BVM ĐTĐ. Bằng phương pháp chụp mạch đáy mắt có tiêm thuốc cản quang Fluorecein phát hiện thấy giãn các tĩnh mạch nhỏ xung quanh hoàng điểm, các vi phình mạch, xuất tiết và phù VM. Hậu quả làm giảm thị lực nhìn mờ dần. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây mù ở bệnh nhân ĐTĐ type 2

    • Bệnh VM giai đoạn tăng sinh:

Thấy những mao mạch mới phát triển, và tổ chức xơ tại VM, do hậu quả của sự thiếu Oxygen, gây bong VM co kéo, tân mạch mống mắt, xuất huyết dịch kính có thể dẫn đến giảm rõ mất thị lực. Thường gặp hơn cho ĐTĐ type 1 sau 7-10 năm mắc bệnh.

    • Các phương pháp điều trị BVM

Bệnh VM tăng sinh, bệnh hoàng điểm phải điều trị bằng phương pháp quang đông bằng tia laser Argon để phá hủy những mô võng mạc bị tổn thương thì các mô lành sẽ được cung cấp nhiều Oxygen hơn, làm giảm sự phát triển của các mao mạch mới. Phương pháp điều trị này có hiệu quả cao, nhất là trường hợp xuất huyết mới trong thể kính, hoặc khi các mạch máu mới lan rộng ở gần hoàng điểm.

Điều quan trọng là vẫn kiểm soát đường máu, huyết áp, và các yếu tố nguy cơ khác như THA, rối loạn mỡ máu…



    1. Những tổn thương mắt khác gặp ở bệnh nhân đái tháo đường: Đục thủy tinh thể do ĐTĐ:

Bình thường thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt có tác dụng thu nhận những hình ảnh từ ngoài đưa vào hoàng điểm trung tâm giúp ta nhận biết được các hình ảnh. Nhưng khi thủy tinh thể bị đục, các hình ảnh không xuyên qua được do vậy ta không thể nhìn thấy được khi đục hoàn toàn.

Ở người ĐTĐ do đường máu cao không chuyển hóa hết theo con đường bình thường mà chuyển thành các chất như sorbitol lắng đọng vào thủy tinh thể làm đổi màu thủy tinh thể, dẫn tới TTT bị đục. Đục tiến triển dần dần do vậy Bn không nhận biết được, đến khi độ đục nhiều lên nhìn mờ đi khám mắt mới phát hiện ra bệnh ĐTĐ. Ta có thể khám phát hiện được bằng mắt thường thấy thủy tinh thể có mầu trắng mờ. Thường gặp ở Bn ĐTĐ type 2. Ngoài ra còn 1 dạng đục TTT thứ 2 gọi là dạng “bông tuyết” hay xuất hiện ở các Bn ĐTĐ type 1 không điều trị, kiểm soát chuyển hóa kém. Thể đục TTT này thường biến mất khi đường máu được kiểm soát tốt gần như bình thường.



Về điều trị: các thuốc nhỏ mắt làm giảm tốc độ đục TTT ít tác dụng. Điều trị chủ yếu là kiểm soát tốt đường máu (mục tiêu điều trị ĐH đói<7mmol/l, ĐH sau ăn 2h<7,8mmol/l). Khi đục hoàn toàn thì phẫu thuật thay TTT, hầu hết các trường hợp sau phẫu thuật thị lực cải thiện tốt. Tuy nhiên cần chụp võng mạc để đánh giá VM trước khi quyết định thay TTT. (Lưu ý Bn ĐTĐ đều có thể phẫu thuật thay thủy tinh thể được khi ĐH cân bằng tốt, võng mạc chưa có tổn thương nặng và có chỉ định của BS chuyên khoa ĐTĐ)

Glaucoma

Bn ĐTĐ thường gặp biến chứng này, tỷ lệ từ 6-10%, thường bị tái đi tái lại nhiều lần nếu không kiểm soát tốt đường máu. Những dấu hiệu để phát hiện đó là: đau nhức dữ dội trong mắt, có thể đỏ mắt, chảy nước mắt, nếu có dấu hiệu trên cần dến khám Bs chuyên khoa mắt. Đo nhãn áp có thể tăng từ 25-40mmHg.



Về điều trị: kết hợp thuốc làm hạ nhãn áp, điều cơ bản chuyển đến BSCK ĐTĐ để kiểm soát tốt ĐM sau đó xét phẫu thuật mắt.

Tổn thương thần kinh sọ: thường gây tổn thương dây II, V, và dây VI, gây lác mắt, liệt vận động nhãn cầu.

Tổn thương thần kinh thị giác gây thiếu máu cấp VM dẫn đến mất thị lực nhanh chóng.

BỆNH LÝ THẬN DO ĐTĐ


  1. Dịch tễ

    • Hơn 40% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối mới là do ĐTĐ

  1. 5 giai đoạn bệnh thận.

    • Giai đoạn 1: tăng lọc cầu thận, mức lọc cầu thận tăng, thận tăng kích thước.

    • Giai đoạn 2: cầu thận bắt đầu có tổn thương, microalbumin niệu xuất hiện.

    • Giai đoạn 3: tỷ lệ bài xuất albumin niệu vượt quá 200 mcg/phút, nồng độ creatinin, ure máu tăng tên, có thể THA trong giai đoạn này.

    • Giai đoạn 4: mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 75ml/phút, lượng protein trong nước tiểu lớn hơn, hầu hết có THA, nồng độ creatinin, Ure trong máu tăng cao hơn.

    • Gai đoạn 5: suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận dưới 10ml/phút. Thời gian diễn biến trung bình từ giai đoạn 1 tới giai đoạn 4 ở Bn ĐTĐ type 1 khaorng 17 năm, tiến triển tới giai đoạn 5, suy thận khoảng 23 năm.

  1. Kiểm soát bệnh thận do ĐTĐ

    Xét nghiệm

    Thời điểm

    Giới hạn BT

    HA

    Mỗi lần khám

    <130/80

    Albumin niệu

    ĐTĐ type 2: hàng năm, bắt đầu từ khi chẩn đoán bệnh

    ĐTĐ type 1 làm hàng năm. Năm năm sau khi chẩn đoán.



    <30 mg/ngày

    <20 μg/phút

    <30 μg/mg

    (Creatinin)



  2. Điều trị bệnh thận do ĐTĐ

  • Kiểm soát HA-mục tiêu: hạ HA<130/80 mmHg (Tiêu chuẩn mới của ADA năm 2013 là 140/80 mmHg)

  • Các thuốc điều trị HA

  • Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin (ACE)

  • Captopril, enalapril, lisinopril, benazepril, fosinopril, ramipril, quinapril, perindopril, trandolapril, moexipril.

    • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB)

+ Candesartan cilexetil, irbesartan, losartan potassium, telmisartan, valsartan, esprosartan.

    • Beta-blockers

  • Kiểm soát đường huyết

- Glucose huyết tương khi đói 5,0-7,2 mmol/l A1C <7.0%

- Glucose huyết tương sau ăn < 10,0 mmol/l

- Tự theo dõi đường máu

- Dinh dưỡng trị liệu



  • Hạn chế protein 0.8g/kg thể trọng/ngày

  1. Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối

Có 3 biện pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối:

  1. Thận nhân tạo

  2. Thẩm phân phúc mạc

  3. Ghép thận

Thận nhân tạo

Quy trình

    • Tạo 1 fistule động-tĩnh mạch

    • Các chất độc, muối và nước thừa được máy thận nhân tạo lấy đi

    • Thường cần thận nhân tạo 3 lần/tuần, mỗi lần 3-5h.

    • Có thể thực hiện tại cơ sở y tế hay tại nhà, bệnh nhân cần được huấn luyện có kiến thức nhất định.

    • Chế độ ăn khi chạy thận

    • Kiểm soát lượng protein ăn vào

    • Hạn chế kali

    • Hạn chế nước

    • Tránh muối

    • Hạn chế phospho ăn vào

    • Biến chứng

    • Nhiễm trùng vết chọc vào mạch máu

    • Đông máu

    • Tụt HA

Thẩm phân phúc mạc

Quy trình

  • Dung dịch thẩm phân được truyền vào khoang phúc mạc qua 1 catheter, các chất độc và nước thừa được rút ra từ các mạch máu của phúc mạc. Sau đó dịch này được tháo đi khỏi khaong phúc mạc.

  • Có 3 kiểu thẩm phân phúc mạc

+ Thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục (CAPD)

+ Thẩm phân phúc mạc theo chu kỳ liên tục (CCPD)

+ Phối hợp CAPD và CCPD

Chế độ ăn cho bệnh nhân thẩm phân phúc mạc


  • Hạn chế muối, nước

  • Ăn nhiều protein hơn

  • Hạn chế kali

  • Hạn chế calo

Biến chứng:

    • Viêm phúc mạc

Ghép thận

Quy trình

  • Thận của người cho ( thận của người sống có họ hàng hay không hay của người tử vong) được ghép cho BN

  • 3 yếu tố cần quan tâm khi xác định thận ghép phù hợp

  • Nhóm máu

  • Kháng nguyên bạch cầu người (HLAS)

  • Kháng nguyên chéo

  • Chế độ ăn cho BN ghép thận

  • Giảm calo

  • Hạn chế muối

  • Các biến chứng/yếu tố nguy cơ

  • Thải ghép

  • Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch

  • Lợi ích

  • Tránh phải chạy thận

  • Ít phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn

  • Cơ hội sống lâu hơn


  1. tải về 0.79 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương