BỆnh học u ts. Bs lê Trung Thọ Đhyhn



tải về 268.7 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích268.7 Kb.
#32294
  1   2   3
Tài liệu tham khảo

BỆNH HỌC U

TS.BS Lê Trung Thọ - ĐHYHN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nêu đ­ược khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm của u.

2. Nêu được cấu tạo mô u, tiến triển của u.

3. Nêu đ­ược các phân loại u và cho thí dụ minh hoạ.

4. Nêu nguyên nhân sinh u, bệnh sinh và cho thí dụ minh hoạ.

5. Nêu đư­ợc định nghĩa u ác tính, một số đặc điểm về dịch tễ, bệnh sinh.

6. Mô tả được các đặc điểm đại thể của ung thư.

7. Mô tả được các đặc điểm vi thể của ung thư­.

8. Nêu được một số phư­ơng pháp chẩn đoán ung thư.

1. KHÁI NIỆM

- U là một mô phát triển mạnh mẽ gồm những tế bào sinh ra từ một dòng đã trở thành bất thường, sinh sản thừa, vư­ợt quá yêu cầu của cơ thể, không tuân theo quy luật đồng tồn của cơ thể đó. U thể hiện một sự mất thăng bằng liên tục, không hồi phục đư­ợc.

- U biểu hiện dưới dạng khối sưng to (trừ bệnh ung thư máu), tiến triển nhanh hoặc chậm, có thể nhầm với viêm.

- Từ khi có kính hiển vi, người ta mới phân định đ­ược viêm và u.

- U có sự sinh sản tế bào bất th­ường, không phù hợp với yêu cầu cơ thể. Sự sinh sản này thay đổi cả số lư­ợng và chất lư­ợng trên 1 loại tế bào nhất định và hầu như không ngừng.

2. THUẬT NGỮ



  • Tumor: U

  • Neoplasia: Tân sản

  • Neoplasm: Mô u, Mô tân sản

  • Cancer : Ung thư

  • Carcinoma: Ung thư biểu mô

  • Sarcoma: Ung thư liên kết

  • Carcinosarcoma: Sacôm ung thư biểu mô

3. NGUỒN GỐC CỦA U

- U có thể sinh ra từ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể song có những mô hay gặp hơn (u biểu mô > 5-10 lần u liên kết).

- Mô nào th­ường có sự đổi mới, sinh sản tế bào diễn ra thường xuyên và chịu nhiều tác động ngoại cảnh có khả năng sinh u nhiều hơn: Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ sinh dục, hệ tạo máu…

- Mô biệt hoá cao độ hiếm có u: Thí dụ đơn vị thần kinh (Neuron).

- Tần suất u phụ thuộc vào địa d­ư, môi trường, chủng tộc: Ung thư dạ dày hay gặp ở Nhật Bản , các nước Đông nam á, ung thư tiền liệt tuyến hay gặp ở các nước phát triển. Người Mỹ da trắng ít ung thư phổi hơn người Mỹ da đen. Phụ nữ Nhật Bản ít bị ung thư vú hơn phụ nữ các nước khác...

- Hầu hết u phát sinh từ những tế bào biến đổi của bản thân cơ thể đó trừ u nguyên bào nuôi phát sinh từ tế bào phôi thai.

- Đa số u sinh ra từ 1 nguồn tế bào, số ít từ cả biểu mô và liên kết.

4. ĐẶC ĐIỂM CỦA U



4.1. U tồn tại mãi mãi

- Mô bình thư­ờng chỉ sinh sản khi bị mất chất, bị kích thích, khi nguyên nhân hết, sự sinh sản ngừng lại.

- Khi u đã xuất hiện, dù nguyên nhân gây bệnh đã hết, u vẫn tiếp tục phát triển.

4. 2. U sinh sản thừa

- Trong cơ thể bình thường, tế bào và mô phát triển theo chư­ơng trình chung đã quy định, đảm bảo sự hợp đồng giữa chúng, phục vụ cho sự tồn tại của cơ thể đó.

- U sinh ra, dòng tế bào nào đó sẽ lấn át các dòng khác.

4. 3. U kí sinh trên cơ thể

- Tế bào u là các tế bào đã bị biến đổi, không còn là thành phần hữ­u cơ của cơ thể, chúng cướp chất dinh dưỡng nh­ưng vẫn được dung thứ. U càng phát triển, cơ thể càng suy kiệt.



4.4. U biểu hiện một sự mất thăng bằng liên tục

U là hiện tượng bất th­ường làm rối loạn tính đồng tồn của cơ thể, hầu như không tự chấm dứt, muốn hết phải phẫu thuật, xạ trị hay hoá trị. Viêm, quá sản, loạn sản cũng có những sinh sản đột xuất, có thể kéo dài nhưng bản chất khác u hoàn toàn.



4.5. So sánh giữa viêm và u

U

VIÊM

U tạo ra một mô mới: mô này bất thường về số lượng và chất lư­ợng

Viêm làm thay đổi một mô sẵn có, huy động rất nhiều loại tế bào nhưng cùng đảm nhận chức năng vệ cơ thể

U là mô thừa, ký sinh trên cơ thể, khi tồn tại chỉ gây hại.

Viêm chịu sự chỉ huy của cơ thể, tiến triển tuỳ theo nhu cầu để đáp ứng với từng tác nhân, thay đổi tuỳ theo cơ thể.

Tế bào sinh sản không có giới hạn về không gian và thời gian

Tế bào sinh sản có giới hạn về không gian và thời gian

Quá sản không ngừng khi kích thích đã hết

Viêm ngừng lại khi kích thích đã hết


Nguyên nhân chư­a rõ, chư­a ngăn chặn đư­ợc tiến triển

Nguyên nhân đã rõ, nhiều trường hợp ngăn chặn được tiến triển của viêm.

4.6. U khác quá sản, loạn sản

- Quá sản có sự hạn chế ở số l­ượng, thời gian của sinh sản tế bào, ngừng qúa sản khi ngừng kích thích (quá sản tái tạo khi vùng mô bị tổn thương mất chất, qúa sản chức năng do các kích thích như hormon oestrogen làm quá sản tế bào tuyến vú).

- Loạn sản có sự quá sản và thay đổi phần nào chất lư­ợng tế bào và mô nhưng vẫn nằm trong điều chỉnh của cơ thể.

- Loạn sản khác ung th­ư: không đảo lộn cấu trúc, sinh sản tế bào vẫn hạn chế, vẫn có sự biệt hoá tế bào tuy có nhiều tế bào non hơn bình thường.

- Có 3 mức độ loạn sản (nặng, vừa, nhẹ), đôi khi thực sự khó phân định giữa ung thư và loạn sản, đặc biệt là các loạn sản nặng.

5. CẤU TẠO U



5.1. Cơ bản u: Gồm các tế bào quá sản tạo nên mô u. Thí dụ ung thư gan gồm các tế bào gan ung thư tạo nên.

5.2. Chất đệm u: gồm nhiều thành phần có vai trò nâng đỡ và nuôi dưỡng mô u. Việc phân biệt cơ bản u và mô đệm dễ dàng ở các u biểu mô nhưng khó khăn ở các u liên kết.

- Mô liên kết

- Mạch máu và mạch lympho

- Các nhánh thần kinh

- Các tế bào phản ứng: lympho, đại thực bào, bạch cầu đa nhân.

6. DANH PHÁP VÀ PHÂN LOẠI U



6. 1. Danh pháp

+ U thư­ờng đư­ợc gọi tên và xếp loại theo hình thái, cấu trúc của tế bào u: u mỡ, u cơ trơn tử cung…

+ Gọi theo quá trình tạo phôi, tạo mô: u buồng trứng đ­ược tạo bởi thành phần của 3 lá thai gọi là u quái...

+ Theo tiến triển lâm sàng: u lành, u ác, u giáp biên.

+ Danh pháp quốc tế

- U lành đư­ợc đặt tên bằng cách ghép tên tiền tố (biểu thị cấu trúc tế bào và mô u) + tiếp tố “oma”: fibre (tiền tố = mô xơ) + oma = fibroma (u xơ); chondro (tiền tố = mô sụn) + oma = chondroma (u sụn)



- U ác: Carcinoma (ung thư biểu mô), Sarcoma: ung thư liên kết: Adenocarcinoma = Ung thư biểu mô tuyến, Squamous cell carcinoma = Ung thư biểu mô vảy, Small cell carcinoma = Ung thư biểu mô tế bào nhỏ; Fibrosarcoma = Sacôm xơ, leyomyosarcoma = Sacôm cơ trơn.

6.2. Phân loại u

6.2.1. U biểu mô

MÔ BÌNH THƯỜNG

U LÀNH

U ÁC

Biểu mô phủ




Carcinoma

Biểu mô vảy

U nhú

Ung thư­ tế bào vảy

Tế bào đáy

U lồi

Ung thư­ tế bào đáy

Biểu mô tuyến

U tuyến

Ung thư­ biểu mô tuyến

Nguyên bào nuôi

Chửa trứng lành tính

Ung th­ư biểu mô màng đệm


6.2.2. U liên kết

MÔ BÌNH THƯ­ỜNG

U LÀNH

U ÁC

Mô liên kết

 

Sarcoma

Mô xơ

U xơ (Fibroma)

Sacôm xơ (Fbrosarcoma)

Mô mỡ

U mỡ (Lipoma)

Sacôm mỡ (Liposarcoma)

Mô cơ trơn

Leiomyoma

Leiomyosarcoma

Mô cơ vân

Rhabdomyoma

Rhabdomyosarcoma

Mô xương

Osteoma

Osteosarcoma

Mô sụn

Chondroma

Chondrosarcoma

Trung biểu mô

Benign Mesothelioma

Malignant Mesothelioma

Trung mô

Benign Mensenchymoma

Malignant Malignant

Mô tạo huyết

 

Bệnh bạch cầu (Leukemia)

6.2.3. U ngoại bì phôi

MÔ BÌNH THƯỜNG

U LÀNH

U ÁC

Mô thần kinh đệm

U thần kinh đệm (glioma)

U nguyên bào TK đệm (glioblastoma)

Dây TK ngoại vi

U dây TK (neurinoma)

U dây TK ác (malignant neurinoma)

Hạch thần kinh

U hạch thần kinh (Ganglioneuroma)

U nguyên bào hạch giao cảm (Sympathoblastoma)

Bao Schwann

Schwannoma

Malignant Schwannoma

Mô sắc tố

Nêvi sắc tố (pigmented nevus)

U hắc tố ác (Malignant melanoma)


6.2.4. U phôi

MÔ BÌNH THƯ­ỜNG

U LÀNH

U ÁC

Lá phôi

U quái lành

U quái ác tính

Phôi (blastema)

U tế bào phôi (Blastocytoma)

U nguyên bào thận (u Wilms)

Tế bào mầm (Blastocyte)

 

U nguyên bào gan (Hepatoblastoma)

7. ĐẠI THỂ

7.1. Hình dạng: U có nhiều hình dạng: Hình tròn, bầu dục, có ít hay nhiều thuỳ.

7.2. Kích thư­ớc: U có kích thước rất khác nhau, tuỳ thời điểm phát hiện. U có thể có kích thước từ 1-3, 5, 10 cm…hay rất lớn.

7.3. Vỏ bọc: U có hay không có vỏ, dính (không) mô kế cận. U lành thường có vỏ bọc rõ, không xâm lấn mô kế cận. U ác tính thường không có vỏ bọc, khó phân tách mô u và mô lành do u xâm nhập và phá huỷ vào mô lành.

7.4. Màu sắc: Màu sắc của u khá phong phú, tuỳ vào tứng loại mô và tính chất của u. Màu vàng (u mỡ), đỏ rực (có thể u máu), nhiều màu sắc… U lành thường có một màu thuần nhất, u ác tính thường loang lổ do chảy máu, hoại tử.

7.5. Mật độ: Mềm (u mỡ), chắc (u cơ nhẵn tử cung)…

7.6. Chất chứa: dịch trong (u thanh dịch buồng trứng), dịch nhầy…

8. VI THỂ

8.1. Quá sản tế bào: Là đặc điểm nổi bật nhất và không thể thiếu, là yếu tố để phân biệt với tổn thương giả u và viêm. Thí dụ: u cơ nhẵn tử cung là hiện tượng quá sản của các cơ trơn tử cung, u hạt viêm là do thâm nhập rất nhiều các tế bào viêm là u giả.

2. Biệt hoá tế bào và mô: Sự biệt hoá là đặc tính của tế bào và mô đã trưởng thành và có chức năng rõ rệt. Trong quá trình phát triển của u, sự biệt hoá có thể dừng ở mức độ khác nhau (tốt, kém, vừa). U lành thường biệt hoá rõ, u ác tính thường có thể thấy nhiều mức độ biệt hoá khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một u.

8.3. Dị sản: ít gặp ở u lành nh­ưng hay gặp ở u ác: dị sản vảy trong ung thư­ nội mạc tử cung, ung thư­ biểu mô vảy ở dạ dày; x­ương, sụn ở u đa hình tuyến nư­ớc bọt.

8.4. Loạn sản: có 3 mức độ : nặng, vừa và nhẹ.

8.5. Biến đổi nhân và bào t­ương

- Nhân ít thay đổi ở u lành, biến đổi rõ rệt ở u ác tính. Hầu hết các tế bào của u ác tính có nhân lớn, ưa kiềm, không đều nhau, có hình nhân kỳ quái, nhiều nhân chia không điển hình. Màng nhân dầy, chất nhiễm sắc thô, phân tán. Hạt nhân to, rõ. Tỷ lệ nhân/bào tương tăng cao.

- Bào tương có thể chứa chất bình thư­ờng hay bất thường (chất nhầy trong ung thư biểu mô tế bào nhẫn ở dạ dày, vú, ruột hay phổi).

9. TIẾN TRIỂN



9.1. Tại chỗ: U tiến triển tại chỗ trong thời gian lâu.

- U lành: Phát triển đồng đều, chậm nên người bệnh ít để ý, khi kích thước lớn gây chèn ép mô xung quanh. Hiếm khi thành ác tính; thí dụ u mỡ lành tính.

- U ác: Phát triển nhanh, chia nhiều nhánh chui vào mô lành, xâm nhập mạch gây huyết khối, chỉ sau khi xâm nhập mới có di căn. Sự xâm nhập do các yếu tố:

+ Cơ học: do áp suất trong mô tại chỗ tăng do gia tăng số lượng tế bào.

+ Lực dính các tế bào u giảm: lực dính tế bào của ung thư tế bào vảy <4 lần tế bào vảy bình thư­ờng do thiếu ion canxi và phóng thích enzym từ tế bào u.

+ Tế bào ung thư sau khi tách rời nhau di động nh­ư amib, di chuyển trong mô đệm và mô quanh u.

+ Tế bào u có khuynh hướng xâm nhập dọc theo bờ cơ quan, theo bao dây thần kinh, theo bao mạch máu.

9.2. Toàn thể: U ác tính di căn đi xa (u thứ phát)

+ Sự phân phối của di căn đến các tạng: Ung thư có thể di căn đến hạch vùng, các mô, cơ quan không phải hạch.

+ Đường máu

- Kiểu phổi hay kiểu I: từ ung thư phế quản, tế bào u vào tĩnh mạch phổi, vào tim trái, vào đại tuần hoàn để tế bào u đến gan, não...

- Kiểu gan hay kiểu II: từ ung thư gan, tế bào u vào tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch chủ dưới, tim phải vào phổi gây di căn phổi và từ đây theo đại tuần hoàn đến các tạng khác.

- Kiểu tĩnh mạch chủ (kiểu III): từ các ung thư không có hệ thống cửa (tử cung, thận), tế bào u vào tĩnh mạch chủ, đến phổi rồi đi theo kiểu I.

- Kiểu tĩnh mạch cửa hay kiểu IV: từ các ung thư ống tiêu hoá, tế bào u đến gan gây di căn gan và từ gan đi theo kiểu II.

Tuỳ vị trí, di căn cũng thay đổi như­ng có sự chọn lọc di căn của một số ung thư. Một số mô hiếm có di căn: lách, vú, ống tiêu hoá, cơ vân...

+ Hốc tự nhiên: U Krukenberg là ung thư biểu mô tế bào nhẫn của đường tiêu hoá rơi xuống ổ bụng và phát triển ở buồng trứng.

9.3. Tái phát

- U lành cắt bỏ triệt để sẽ hết, tái phát thư­ờng do cắt bỏ không hết.

- U ác dễ tái phát kể cả tại chỗ và các cơ quan khác.

9.4. Ung thư­ tự khỏi

Một vài tác giả xác nhận có khoảng 1/100.000 ung th­ư thoái triển tự nhiên và khỏi hẳn.



9. 5. Ung thư chuyển dạng biệt hoá

Có ung thư không biệt hoá (chẩn đoán trước điều trị) nhưng sau điều trị lại biệt hoá và trư­ởng thành, ngư­ời ta gọi là hiện tượng “tiến triển trưởng thành”. Thớ dụ như loại­ u nguyên bào thần kinh ở trẻ em.

10. NGUYÊN NHÂN SINH U

- Đa nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân còn ch­ưa rõ.

- Có thể phân loại thành 2 nhóm lớn:

Loại tự nhiên (Nature)

Loại tân sinh (Epigene)

U xảy ra ở trẻ nhỏ mang gen bất thư­ờng lúc mới sinh:

- Neurofibromatois (u xơ thần kinh) liên quan đến gen NF2

- Nephroblastoma (u Wilms) liên quan đến gen WT1


- Hút thuốc lá - Uống r­ợu - Thuốc phiện

- Thức ăn từ thịt - Thức ăn mỡ

- Thức ăn nhiễm aflatoxin - Nhiễm vi khuẩn, virus

- Thuốc trừ sâu - Nội tiết tố - Tia phóng xạ, tia cực tím

- Các loại thuốc men - Sợi amiang

- Các aldehyte có trong môi trư­ờng…


Ng­ười ta còn có thể phân chia nguyên nhân theo cách khác:



+ Nguyên nhân sinh học

+ Nguyên nhân vật lý

+ Nguyên nhân hoá học


+ Nguyên nhân di truyền

+ Bào thai

+ Giảm sút miễn dịch


10.1. Nguyên nhân sinh học

+ Do nhiễm KST: ở Châu á và Châu Phi các ung thư bàng quang, gan, đư­ờng mật có liên quan đến nhiễm ký sinh trùng nh­ư Shistosom và sán lá gan

+ Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pilory: ung thư dạ dày, u lympho dạ dày

+ Nhiễm virus viêm gan B: gây ung thư­ tế bào gan

+ Nhiễm virus viêm gan C (RNA): gây ung thư­ tế bào gan

+ Nhiễm virus sinh u nhú ở ngư­ời (HPV): ung thư cổ tử cung, họng, da. Có 140-150 typ, 50 typ gây bệnh rõ.



Typ HPV

U nhú lành tính

Typ HPV

Loại ung th­ư

1

Hạt cơm nằm sâu ở bàn chân, rất đau

1,2,4,7

Không

2,4,7

Hạt cơm thông thường ở da

5,8,14

Ung thư da phối hợp với EBV

5,8,9,12,14,15,17,19,

2528,29


Dạng hạt cơm loạn sản

6,11

Ung thư hạt cơm (sinh dục)

6,11

U nhú vùng sinh dục, trực tràng, thanh quản

16,18,33

Ung thư cổ tử cung, Ung thư miệng

42

U nhú âm hộ

30,40

Ung thư thanh quản


tải về 268.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương