Ban biên soạn bscc. Phạm Thị Hồng Hoa: Trưởng khoa, Trưởng ban


Có thể phòng tránh bệnh thận do ĐTĐ?



tải về 0.79 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.79 Mb.
#31587
1   2   3   4   5   6   7   8

Có thể phòng tránh bệnh thận do ĐTĐ?

- Duy trì HA<130/80 mmHg (Tiêu chuẩn mới của ADA năm 2013 là 140/80 mmHg).

- Glucose huyết tương khi đói 5,0-7,2 mmol/l



- Glucose huyết tương sau ăn < 10,0 mmol/l

  • Duy trì HbA1C< 7.0%

CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ TỔN THƯƠNG BÀN CHÂN

Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ

  1. Tỷ lệ gặp, mức độ nguy hiểm

  • 15-25% BN ĐTĐ sẽ bị loét bàn chân

  • ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chi không do chấn thương (8/10)

  • 50% trong số đó có thể tránh được

  • Loét chân là nguyên nhân hay gặp nhất khiến các BN ĐTĐ phải vào viện

  • Chi phí điều trị rất đắt, có thể phải cắt cụt chi, cần thời gian nằm viện, chăm sóc lâu

  • Sau khi bị cắt chi 2/3 số BN chết trong vòng 5 năm

  • Tiên lượng tổn thương bàn chân sau cắt cụt

  • Sau cắt cụt 30% lại mất chi khác trong 3 năm

  • 8-22% cắt cụt lại cùng bên, 26-44% cắt cụt bên kia

  • 13-40% tử vong sau 1 năm, 35-65% sau 3 năm, 39-80% sau 5 năm

  • 80% các vết loét bàn chân do các chấn thương gây ra

  1. Sinh lý bệnh

  • Bệnh lý động mạch

  • Bệnh lý thần kinh

  • Vận động

  • Cảm giác

  • Tư động

  • Nhiễm trùng

  • Chấn thương

    1. Bệnh lý động mạch

  • Tỷ lệ tăng hơn 30 lần ở BN ĐTĐ

  • BN ĐTĐ bị tắc mạch do xơ vữa

  • Calcification lớp áo giữa

  • Thường tăng dòng máu cùng sự mất tính đàn hồi của tiểu ĐM

  • Nhưng không được coi là nguyên nhân hàng đầu của loét bàn chân

    1. Bệnh lý thần kinh

  • Thay đổi ở các mạch muôi thần kinh dẫn tới thiếu máu

    • Tăng sorbitol trong mạch máu nuôi dưỡng thần kinh, tắc mạch gây thiếu máu TK (nerve ischemia)

    • Tích lũy các sản phẩm của quá trình đường hóa trong hệ TK

  • Bất thường của cả 3 hệ thống thần kinh tham gia gây loét bàn chân.

  • Bệnh lý thần kinh tự động

    • Điều hòa tiết mồ hôi và tưới máu chi dưới

    • Mất ức chế kiểm soát tự động ( autonomic control) chức năng điều nhiệt và tiết mồ hôi.

    • Hậu quả: da khô, cứng như vẩy cá, dễ bị nứt, tạo đường vào cho vi khuẩn.

  • Bệnh lý thần kinh vận động

    • Ảnh hưởng nhiều nhất tới phần trước bàn chân, gây loét

    • Yếu các cơ sâu của bàn chân

    • Co rút các gân

  • Bệnh lý thần kinh cảm giác

    • Mất cảm giác tự về

    • Bắt đầu ở xa, sau di chuyển về gốc chi “stocking” distribution

    • Sợi lớn-tổn thương khả năng cảm nhận bản thể và xúc giác tinh tế

    • Sợi nhở- cảm giác đau và cảm nhận nhiệt

    • Thường phối hợp tổn thương cả 2 loại sợi

    1. Nhiễm trùng

  • Biến chứng phối hợp/bệnh ĐM-TK

  • Giảm MD tế bào-dịch thể.

  • Gây viêm xoang

  • Gây hoại tử rộng

  • TV do shock NK

    1. Các chấn thương

  • 80% các vết loét bàn chân ở BN ĐTĐ bắt đầu bằng các chấn thương bên ngoài.

  • Rất nhiều hình thức.

  1. Protocol điều trị loét bàn chân do ĐTĐ

  • Kiểm soát chuyển hóa tối ưu

  • Đánh giá tổn thương bàn chân

  • Cắt lọc: chai chân, TC hoại tử, dẫn lưu mủ

  • Điều trị nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý.

  • Giảm tải trọng lên vết thương.

  • Tạo điều kiện để lành vết thương.

  • Nếu tổn thương không liền sau 2-3 tuần theo protocol này, sử dụng thuốc có yếu tố kích thích phát triển/tế bào liệu pháp.

    1. Kiểm soát chuyển hóa tối ưu.

  • Điều trị đạt mục tiêu đường máu, HbA1C.

  • Điều trị đạt mục tiêu khi có rối loạn mỡ máu.

  • Phát hiện, điều trị bệnh lý cầu thận, bệnh võng mạc (sớm).

  • Điều trị các bệnh lý tim mạch phối hợp(THA, suy tim…).

    1. Đánh giá tổn thương bàn chân.

  • Đánh giá tổn thương thần kinh

  • Đánh giá tổn thương động mạch.

  • Đánh giá tình trạng nhiễm trùng.

  • Khám tổng thể bàn chân, tìm các nguy cơ gây tổn thương bàn chân.

  • Hỏi tiền sử bệnh, khám đánh giá bàn chân có nguy cơ cao.

    1. Cắt lọc, làm sạch vết thương.

  • Cắt lọc truyền thống, loại bỏ tổ chức hoại tử, rạch rộng vết thương, dẫn lưu mủ.

  • Làm sạch bằng các enzyme tự nhiên: các collagenase của đu đủ, của 1 số loài nhuyễn thể, cua…hay kết hợp streptokinase-streptodornase ( Varidase)…sử dụng rộng rãi.

  • Các tác nhân sinh học, sử dụng ấu trùng của ruồi…

    1. Điều trị nhiễm trùng

  • Các tác nhân gây nhiễm trùng bàn chân

    • Điển hình có hơn 1 loại VK, bao gồm gram-positive, gram-negative, aerobic, and aerobic species, mặc dù gram-positive organisms predominate trong đa số trường hợp

    • Thường gặp nhất là staphylococcus.

¾ số vết loét chân bị nhiễm trùng có hơn 1 loại VK.

  • Dẫn lưu triệt để rạch rộng, loại bỏ hoàn toàn các tổ chức hoại tử có vai trò quan trọng

  • Cần thiêt sử dụng KS phổ rộng, phối hợp KS do bàn chân nhiễm trùng thường do nhiều VK gây nên. Thường phối hợp kháng sinh nhóm quinolol, cephalosporin thế hệ 2,3, metronidazol.

  • Dùng KS đến khi hết dấu hiệu nhiễm trùng, nhưng không nhất thiết tới khi liền vết thương hoàn toàn.

    1. Giảm tải trọng lên bàn chân tổn thương

  • Nghỉ tuyệt đối tại giường.

  • Các loại giày dép chỉnh hình, các loại khuôn đỡ.

  • Các loại bột đỡ cho vết thương, bột tiếp xúc toàn bộ.

  • Cắt gân gấp ngón chân khi có tăng trương lực cơ gấp gây loét lâu liền.

    1. Các biện pháp hỗ trợ giúp chóng lành vết thương

  • Các loại băng làm ẩm vết thương

  • Sử dụng oxy cao áp.

  • Băng hút chân không.

  • Sử dụng thuốc có yếu tố kích thích phát triển: xịt Easy Ef / tế bào liệu pháp

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN MỠ MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ

  1. Xác định có rối loạn mỡ máu, XN sau ăn 9-12 giờ.

Phân loại theo ATP III về LDL-Cholesterol, Cholesterol toàn phần,

HDL-Cholesterol (mg/dl).



  1. Xác định nguy cơ cao dẫn đến các sự cố mạch vành (các yếu tố nguy cơ tương đương bệnh mạch vành).

  • Bệnh mạch vành có triệu chứng lâm sàng.

  • Bệnh động mạch vành cơ triệu chứng.

  • Bệnh động mạch ngoại biên.

  • Phình tách động mạch chủ bụng.

  1. Xác định các yếu tố nguy cơ quan trọng ( ngoài LDL)

Các yếu tố nguy cơ quan trọng (ngoại trừ LDL-Cholesterol) làm thay đổi mục tiêu điều trị LDL.

  • Hút thuốc lá.

  • Tăng huyết áp (HA ≥140/90 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc chống tăng HA).

  • HDL-Cholesterol thấp (<40mg/dl~1,036 mmol/L).

  • Tiền sử gia đình có bệnh mạch vành sớm (bệnh mạch vành ở nam trực hệ <55 tuổi và nữ trực hệ <65 tuổi).

  • Tuổi (nam ≥45 tuổi, nữ ≥55 tuổi).

  • HDL-Cholesterol ≥60mg/dL (1,6 mmol/L) được kể như là một yếu tố nguy cơ âm tính. Sự có mặt của nó giúp làm giảm bớt một yếu tố nguy cơ trong tổng số.

Lưu ý: Theo ATP III, bệnh đái tháo đường được coi như một nguy cơ tương đương bệnh mạch vành.

  1. Xác định loại nguy cơ:

  • Thiết lập mục tiêu điều trị LDL.

  • Sự cần thiết của trị liệu thay đổi lối sống.

  • Cân nhắc sử dụng thuốc.

Mục tiêu LDL-Cholesterol và ranh giới giữa trị liệu thay đổi lối sống và trị liệu bằng thuốc ở các loại nguy cơ khác nhau.

Loại nguy cơ

Mục tiêu LDL

Mức LDL cần áp dụng trị liệu thay đổi lối sống

Mức LDL cần phải cân nhắc sử dụng thuốc

BMV hoặc nguy cơ tương đương BMV (nguy cơ 10 năm>20%)

<100 mg/dL (2,6 mmol/L)

≥100 mg/dL (2,6 mmol/L)

≥130mg/dL (3,4 mmol/L)

100-129mg/dL (2,6-3,4 mmol/L): có thể dùng thuốc (*))



≥2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm ≤20%)

<130mg/dL (3,4 mmol/L)

≥130mg/dL (3,4mmol/L)

-Nguy cơ 10 năm 10-20%: ≥130mg/dL (3,4mmol/L)

-Nguy cơ 10 năm < 10%: ≥160mg/dL (4,1mmol/L)



0-1 yếu tố nguy cơ (**)

<160mg/dL (4,1mmol/L)

≥160mg/dL (4,1mmol/L)

≥190mg/dL (4,9mmol/L)

160-189mg/dL (4,1-4,9mmol/l: có thể dùng thuốc hạ LDL



(*) Một số tác giả khuyên nên dùng thuốc hạ LDL với loại này nếu mức LDL Cholesterol không thể xuống dưới 100mg/dL (2,6mmol/L) khi áp dụng trik liệu thay đổi lối sống. Một số khác lại thích sử dụng các thuốc điều chỉnh Triglycerid và HDL trước

VD: Fibrate hoặc Nicotinic acid. Đánh giá lâm sàng cũng có thể được tham khảo nhằm trì hoãn sử dụng thuốc ở loại này.



(**) Đa số những người có 0-1 yếu tố nguy cơ đều có nguy cơ 10 năm <10%, do vậy đánh giá nguy cơ 10 năm ở những người có 0-1 yếu tố nguy cơ là không cần thiết

  1. Bắt đầu trị liệu thay đổi lối sống nếu LDL trên mức đích

Đặc điểm của trị liệu thay đổi lối sống.

  • Chế độ ăn kiêng trong trị liệu thay đổi lối sống:

  • Chất béo bão hòa <7% tổng lượng Calo, lượng Cholesterol <200 mg/ngày.

  • Cân nhắc việc thêm chất xơ (10-25g/ngày) và các loại thực vật stanols/sterols (2g/ngày) như các chọn lựa điều trị để tăng cường khả năng hạ thấp LDL.

  • Kiểm soát cân nặng.

  • Tăng cường hoạt động thể lực

  1. Xem xét sử dụng thuốc điều trị nếu LDL vượt quá mức trình bày trong bảng trên:

  • Xem xét các thuốc dùng đồng thời với thay đổi lối sống ở BN có bệnh mạch vành và tương đương BMV.

  • Xem xét việc thêm thuốc sau 3 tháng áp dụng thay đổi lối sống đối với các loại nguy cơ khác.

Các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu

Nhóm thuốc


Thuốc và liều hàng ngày

Tác dụng lên Lipid

Tác dụng Phụ

Chống Chỉ định

Các thuốc ức chế men khử HGMCoA (các stain)

Losvastatin (20-80mg). Pravastatin (20-40mg) Simvastatin (20-80mg) Fluvastatin (20-80mg) Atorvastatin (10-80mg)

-LDL-C giảm 18-55% HDL-C tăng 5-15% TG giảm 7-30%

Bệnh cơ

Tăng men gan



-Tuyệt đối: bệnh gan tiến triển hoặc mạn tính -Tương đối: dùng đồng thời với một số thuốc khác (*)


Các thuốc ngưng kết acid mật

Cholestyramine (4-16g) Colestipol(5-20g)

Colesevelam (2,6-3,8g)



LDL-C giải 15-30% HDL-C tăng 3-5% TG không thay đổi hoặc tăng

Rối loạn tiêu hóa, táo bón, giảm hấp thu các thuốc khác

Tuyệt đối: rối loạn bêta –lipoprotein máu TG>4,5mmol/L Tương đối: TG>2,3mmol/L

Acid Nicotinic

Acid Nicotinic phóng thích nhanh (1,5-3g) Acid Nicotinic phóng thích chậm ( Niaspan 1-2g) Acid Nicotinic phóng thích kéo dài (1-2g)

LDL-C giảm 5-25%

HDL-C tăng 15-35%

TG giảm 20-50%


Bừng mặt, tăng đường huyết, tăng acid uric huyết (hoặc bệnh Gout), rối loạn tiêu hóa trên, độc gan.

Tuyệt đối: bệnh gan mạn tính, bệnh Gout cấp Tương đối: Đáu đường, tăng acid uric huyết, bệnh loét đường tiêu hóa

Các Fibrate

Gemfibrozil (600mg, 2 lần/ ngày) Fenofibrate (200mg) Clofibrate (1000mg, 2 lần/ ngày)

LDL-C giảm 5-20% (có thể tăng lên ở bệnh nhân kèm theo tăng TG) HDL-C tăng 10-20% TG giảm 20-50%

Khó tiêu hóa, sỏi mật, bệnh cơ

Tuyệt đối: bệnh thận nặng, bệnh gan nặng.

(*) Cyclosporine, kháng sinh họ Macrolide, nhiều loại thuốc kháng nấm, các chất ức chế cytocrome P-450 (các fibrate và niacin nên được theo dõi khi sử dụng).

  1. Điều trị tăng Triglycerid (TG)

Phân loại của ATP III về các mức TG máu (mg/dL):

<150 (1,7 mmol/L) : Bình thường

150-199 (1,7-2,3 mmol/L): Giới hạn cao.

200-499 (2,4-5,7 mmol/L): Cao

≥500 (5,7 mmol/L) : Rất cao



Điều trị tăng Triglycerid máu (≥150mg/dL~1,7 mmol/L).

  • Mục đích đầu tiên của trị liệu là đạt được mục tiêu LDL.

  • Tích cực kiểm soát cân nặng.

  • Tăng hoạt động thể lực.

  • Nếu TG là ≥200mg/dL (2,3 mmol/L) sau khi mục tiêu LDL đã đạt được, đặt mục tiêu thứ 2 đối với Cholesterol không phải LDL (Cholesterol toàn phần – HDL Cholesterol ) cao hơn 300mg/dL (0,8 mmol/L) so với mức LDL mục tiêu

So sánh mục tiêu LDL Cholesterol và Cholesterol không phải HDL

trong 3 hạng nguy cơ

Loại nguy cơ

Mục tiêu LDL-C (mg/dL)

Mục tiêu Cholesterol không phải HDL

BMV và nguy cơ tương đương BMV (nguy cơ 10 năm đối với BMV >20%)

<100 (2,6 mmol/L)

<130 (3,4 mmol/L)

≥2 yếu tố nguy cơ và nguy cơ 10 năm <20%

<130 (3,4 mmol/L)

<160 (4,1 mmol/L)

0-1 yếu tố nguy cơ

<160 (4,1 mmol/L)

<190 (5,0 mmol/L)

Nếu TG từ 200-499 mg/dL (2,3-5,7 mmol/L) sau khi mục tiêu LDL đã đạt được, xem xét việc thêm thuốc, nếu cần, để đạt được mức Cholesterol không phải LDL

  • Tăng cường trị liệu bằng thuốc hạ LDL.

  • Thêm acid Nicotinic hoặc Fibrate để hạ thấp hơn VLDL

Nếu TG ≥500 mg/dL (5,7mmol/L): Đầu tiên phải hạ ngay Triglycerid để tránh viêm tụy.

  • Ăn rất ít chất béo (15% tổng lượng Calo từ chất béo)

  • Giảm cân và hoạt động thể lực.

  • Dùng thuốc nhóm Fibrat hoặc nicotinic acid.

  • Khi TG < mg/dL (5,7mmol/L), quay trở lai liệu pháp hạ LDL.

Điều trị HDL – Cholesterol thấp (<40mg/dL 1,0mmol/L):

  • Đầu tiên phải đạt được mức LDL mục tiêu, sau đó:

  • Tích cực quản lý cân nặng và tăng cường hoạt động thể lực.

  • Nếu TG 200-499 mg/dL (2,3-5,7 mmol/L), đạt mức đích Cholesterol không phải HDL.

  • Nếu TG < 200mg/dL (2,3mmol/L), (mà HDL thấp) ở BN BMV hoặc tương đương BMV, xem xét việc dùng Nicotinic acid hoặc Fibrate.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở CÁC BỆNH NHÂN

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. Định nghĩa:

Huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140 và/ hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg.

Chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới năm 1998.



Lưu ý:

  • HA bình thường cao =130-139/85-89 mmHg đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ tim mạch.

  • Có nhiều bệnh nhân (BN) đã dùng thuốc hạ huyết áp nên có số đo HA bình thường khi đến khám bệnh.

  • Tăng HA gặp ở khoảng 30% các bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và 60% các BN ĐTĐ typ 2, tỷ lệ này sẽ cao hơn ở nhóm BN có biến chứng thận.

  1. Chẩn đoán:

    1. Các công việc chẩn đoán:

      1. Hỏi bệnh: Thời gian phát hiện ĐTĐ, thời gian phát hiện tăng HA, các thuốc hạ HA đang dùng, có dùng thuốc đều không.

      2. Khám lâm sàng: Đo HA theo hướng dẫn của JNC-VII

      3. Chỉ đinh xét nghiệm:

Sinh hóa máu: Đường, Lipid, Ure, Creatinin, Điện giải đồ, Protein hoặc Microalbumin niệu.

Điện tâm đồ, soi đáy mắt.



    1. Chẩn đoán xác định:

Dựa vào số đo HA

Hoặc tiền sử đã được chẩn đoán tăng HA và đang dùng thuốc hạ HA



    1. Chẩn đoán nguyên nhân:

  • Tăng HA ở các BN ĐTĐ typ 1 thường là hậu quả của biến chứng thận do ĐTĐ (xuất hiện sau khi phát hiện ĐTĐ 5-10 năm).

  • Tăng HA ở các BN ĐTĐ typ 2 thường là vô căn, phối hợp với bệnh ĐTĐ (có trước hoặc cùng khi phát hiện ĐTĐ) nhưng cũng có thể là hậu quả của biến chứng thận do ĐTĐ.

  • Lưu ý có một số trường hợp tăng HA thứ phát đi kèm với bệnh ĐTĐ, ví dụ như do hẹp động mạch thận hoặc do bệnh nội tiết.

  1. Điều trị:

    1. Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị sớm, ngay sau khi phát hiện tăng HA

  • Các phương pháp điều trị: không dùng thuốc và dung thuốc

  • Mục tiêu: HA < 130/80 mmHg và < 120/75 mmHg khi có biến chứng thận.

(Cập nhật: ADA năm 2013 mục tiêu HA <140/80 mmHg)

    1. Phương pháp điều trị:

  • Nếu HA = 130-139/80-89 mmHg: điều trị bằng thay đổi lối sống (Chế độ ăn, tập luyện, bỏ thuốc lá) trong thời gian tối đa 3 tháng. Nếu không đạt được mục tiêu thì dung thuốc.

  • Nếu HA ≥ 140/90 mmHg thì dung thuốc hạ HA ngay (vẫn kèm thay đổi lối sống). Thuốc lựa chọn đầu tay, nhất là khi có biến chứng thận: Ức chế men chuyển (ƯCMC) hoặc Chẹn thụ thể Angiotensin II (CTTA).

  • Nếu không đạt được mục tiêu thì phối hợp thêm các thuốc thứ 2, 3 hoặc 4 là chẹn beta (chọn lọc), chẹn kênh calci (ưu tiên thuốc NDHP và thuốc có tác dụng kéo dài) và lợi tiểu thiazide (liều thấp) là những thuốc đã được chứng minh có khả năng làm giảm các biến cố tim mạch ở BN ĐTĐ.

  • Đa số các BN cần trên 2 thuốc mới kiểm soát được HA.

  • Nếu ƯCMC hoặc CTTA bị chống chỉ định thì lựa chọn các thuốc thay thế là chẹn beta, chẹn kênh calci và lợi tiển thiazide.

  • Vấn đề phối hợp ƯCMC và CTTA chưa có nhiều bằng chứng

  • Cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ như gây tăng Kali máu (WCMC, CTT), tim đập nhanh, phù (chẹn kênh calci), rối loạn lipid máu (thiazide), làm mờ các triệu chứng hạ đường huyết (chẹn beta)…

  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương hoặc chẹn alpha ít được khuyến cáo.

  • Nếu đã dung trên 3 thuốc mà không kiểm soát được HA thì cẩn chuyển BN đến bán sỹ chuyên khoa.

  • Cho BN nhập viện nếu có: HA rất cao, đau đầu nhiều, đau ngực, có triệu chứng thần kinh, có thay đổi ý thức, bị suy thận cấp, có tăng HA cơn và nguy kịch…

    1. Điều trị hỗ trợ

- Thay đổi lối sống:

Giảm cân (nếu có thừa cân hoặc béo)

Ăn nhạt < 12 gam muối/ngày

Tập thể dục thể thao 30-60 phút mỗi ngày

Uống rượu vừa phải

Bỏ thuốc lá



- Kiểm soát tốt đường máu và mỡ máu.

- Aspirin liều thấp.

  1. Theo dõi khám:

    1. Các chỉ số cần theo dõi:

  • HA hang ngày và mỗi lần đi khám bệnh

  • Nhịp tim hàng ngày

  • Một số tác dụng phụ của thuốc hạ HA như ho, phù, nhịp tim nhanh…

    1. Thời gian tái khám:

Hàng tháng, cùng khi đi khám bệnh ĐTĐ trừ trường hợp đặc biệt.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ PHẪU THUẬT

  1. Đại cương

ĐTĐ là bệnh nội tiết hay gặp nhất trong phẫu thuật, có xu hướng ngày càng tang. Ước tính khoảng >300 triệu /2025.BN ĐTĐ có nguy cơ bị phẫu thuật cao hơn so với người không ĐTĐ.

  • Khoảng 5% BN ĐTĐ bị phẫu thuật trong đời

  • 29% BN mổ bắc cầu chủ vành bị ĐTĐ

  • 50% BN cắt cụt chỉ do ĐTĐ

PT ở BN ĐTĐ có nguy cơ tang tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khi nằm viện. Liên quan tới biến chứng mạn tính của bệnh ( ĐVM, THA, B/C thận…) và tang glucose máu trong PT.

Nhiều nghiên cứu cho thấy kiểm soát glucose mấu tốt sẽ làm giảm biến chứng sau mổ và giảm tỷ lệ tử vong.



  1. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật:

Phân loại ĐTĐ: ĐTĐ typ1/ ĐTĐ typ2 hoặc ĐTĐ thứ phát.

Chế độ điều trị:



  • Chế độ ăn

  • Thuốc viên hạ ĐH

  • Insulin (tổng liều ?, insulin nền ?)

Mức kiểm soát đường huyết:

  • HbA1C:

  • HbA1c<7% → PT

  • HbA1c>9% → phản án glucose máu cao → trì hoãn nếu không phải mổ cấp cứu. BN ĐTĐ kiểm soát ĐH kém nên nhập việc trước mổ vài ngày để kiểm soát ĐH và điều trị biến chứng ( nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu…)

  • Theo dõi glucose: máu thử tại nhà có nhiều mẫu < 10mml/l → có thể PT.

  • Glucose lúc đói tại 1 thời điểm không có giá trị để quyết định phẫu thuật.

Các biến chứng:

  • Tim mạch: THA, Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim

  • Biến chứng thận: ( urê, creatinin, protein niệu)

  • Thần kinh tự động:

  • Đo HA t thế, R_R → nguy cơ ngừng tim, hô hấp…

  • Đo BQ → nguy cơ NK

  • Liệt dạ dày → nôn, trào ngược sau mổ

  • TK ngoại vi… → nguy cơ loét

Loại phẫu thuật: nhỏ hoặc lớn

  • PT nhỏ: BN không phải gây mê toàn thân, sau PT BN ăn được ngay.

  • PT lớn: BN phải gây mê toàn thân, sau PT BN nhịn ăn > 6 giờ

  • PT có chuẩn bị hay cấp cứu

Thời gian tiến hành PT trong ngày (sáng, trưa, chiều): → BN ĐTĐ nên được ưu tiên làm thủ thuật, hoặc PT sớm.

Dự kiến thời gian PT kéo dài?

Khả năng BN cần nhịn ăn trước PT? Hoặc sau PT?

Thuốc dung trong PT (catecholamine, glucocorticoid)

Loại gây mê: gây tê tại chỗ, gây tê ngoài màng cứng, gây tê toàn than.



  1. tải về 0.79 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương