BỒ TÁt và TÁnh không trong kinh tạng pali


‘Không’ như là Lý Duyên-Khởi hoặc Con Đường Trung Đạo



tải về 4.14 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích4.14 Mb.
#37847
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

‘Không’ như là Lý Duyên-Khởi hoặc Con Đường Trung Đạo


12 Nhân duyên hoặc lý Duyên-khởi (Paṭiccasamuppāda, 緣 起, 因 緣 生 起) được xem là học thuyết căn bản của cả Bắc truyền và Nam truyền Phật giáo. Chính Duyên-khởi là chân lý mà Đức Phật giác ngộ dưới gốc bồ đề và từ đó, ngài trở thành bậc toàn giác.

Giáo lý 12 nhân duyên được thể hiện và hình thành trong hoạt động của 12 khoen móc (nidānas, 因). Tương Ưng bộ kinh dạy như sau:

Do vô minh (avidyā) duyên hành (saṁskāras); hành duyên thức (vijñāna); thức duyên danh sắc (nāma-rūpa); danh-sắc duyên lục nhập (sad-ayatana); lục nhập duyên xúc (sparsa), xúc duyên thọ (vedanā); thọ duyên ái (tṛṣṇā); ái duyên thủ, thủ duyên hữu (upādāna); hữu duyên sanh (bhava); sanh duyên già, bịnh, chết (jāti), sầu, bi, khổ, ưu, não. Đó là sự sanh khởi của toàn bộ tiến trình.

Này các tỳ-kheo, đây gọi là sự sanh khởi toàn bộ khổ uẩn.’276

(Avijjāpaccayā bhikkhave saṇkhārā, saṇkhārāpaccayā viññanaṁ, viññaṇapaccayā nāmarūpaṁ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhapaccayā upādānaṁ, upādānnpaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ soka-parideva-dukkbadoiuanassupāyasā sambhavanti. Evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Ayaṁ vuccati bbikkhave samuppādo).277

Trong công thức của 12 khoen móc, vô minh được đặt đầu tiên có nghĩa là Đức Phật muốn nhấn mạnh sự quan trọng của trí tuệ và khuyến khích chúng ta tu tập trí tuệ để đạt giác ngộ. Vô minh là bóng tối, không tuệ tri các pháp và chấp ngã. Trong sự hình thành 12 nhân duyên, nếu chúng ta hy vọng chấm dứt sự hiện hữu của khổ đau, chúng ta chỉ phá huỷ một khoen trong chúng, thì tự nhiên 11 khoen kia sẽ tiêu diệt.

Trong kinh điển Pāli, 12 nhân duyên được tóm gọn trong công thức đơn giản dưới đây:

"Do đây sanh, kia sanh; do sanh đây, kia sanh; Do đây không sanh, kia không sanh; do diệt đây, kia diệt." 278

(Iti imasmiṁ sati idaṁ hoti imassuppādā idam uppajjatill imasmiṁ asati idaṁ na hoti imassa nirodhā idaṁ nirujjhati.) 279

Có nghĩa là 12 khoen là nguyên nhân cho sự sinh khởi con người và thế giới mà cũng là sự nguyên nhân đưa đến sự huỷ diệt chúng sanh và hiện tượng thế giới như Đức Phật đã giải thích cụ thể:



"Này các tỳ-kheo, nay ta sẽ dạy cho các ngươi sự sanh khởi và tiêu diệt thế giới. Đó là cái gì?

Do mắt duyên sắc khởi nhãn thức. Ba pháp này họp lại nên có xúc. Do xúc có thọ. Do thọ có ái. Do ái có hữu. Do hữu có sanh. Do sanh có già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đây là sự sanh khởi thế giới."

Do tai duyên âm thanh khởi nhĩ thức…, Do mũi duyên hương…, Do lưỡi duyên vị…, Do thân duyên xúc…, Do ý căn duyên pháp trần…, Ba pháp này họp lại nên có xúc. Do xúc có thọ. Do thọ có ái. Do ái có hữu. Do hữu có sanh. Do sanh có già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đây là sự sanh khởi thế giới."

Và này các tỳkheo, cái gì đưa đến sự tiêu diệt thế giới?

Do mắt duyên sắc… Do thọ có ái. Do ly tham, đoạn diệt khát ái hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt hữu diệt. Do hữu diệt sanh diệt. Do sanh diệt già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Đây là sự tiêu diệt của toàn bộ tiến trình.

Này các tỳ-kheo, đây là sự tiêu diệt thế giới." 280

(Lokassa bhikkhave samudayañca atthagamañ ca desissāmi, taṁ suṇātha, Katamo ca bhikkhave lokassa samudayo. Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇam saṇgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṁ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti ayam lokassa samudayo. Sotañ ca paṭicca. Ghānañ ca paṭicca. Jivhañ ca paṭicca|. Kāyañ ca paṭicca. Manañ ca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṇgatiphasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, tanhāpaccayā upādānaṁ upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti, ayaṁ kho bhikkhave lokaesa samudayo. Katamo ca bhikkhave lokassa atthagamo.)

Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññānaṁ tiṇṇaṁ saṇgatiphasso|| phassapaccayā vedanā vedanāpaccayā ṭaṇhā tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho pe. Evam etassa kevalasaa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṁ kho bhikkhave lokassa atthagamotill).281

Vì vậy, điều này đã chứng minh một cách hùng hồn rằng ‘Tất cả các pháp sanh và diệt đều có nguyên nhân’ hoặc ‘Do đây sanh, kia sanh’282 trong đó không có bất cứ ngã nào là thật hoặc do Thượng đế sáng tạo ra. Nếu con người giác ngộ được điều này, vị ấy sẽ giải thoát. Đó là lý do tôn giả A-nan (Ānanda) đã khen ngợi lý Duyên-khởi và Đức Phật đã tán thán rằng:

Sâu sắc là giáo lý Duyên-khởi! Thậm thâm là giáo lý Duyên-khởi! Vì không giác ngộ và thâm nhập giáo lý này mà chúng sanh hiện tại giống như ổ kén lộn xộn, cuộn chỉ rối ren, giống như cỏ munja và cây bấc lao xao, không thể nào vượt qua khỏi cảnh khổ, ác thú, đoạ xứ, luân hồi.’ 283

(Gambhīro cayaṁ Ānanda paticca-samuppādo gainbhīrāvabhāso ca. Etassa Ānanda dhammassa ananubodhā appaṭivedhā evam ayaṁ pajā tantākulaka-jātā gulā-guṇṭhika-jātā muñja-babbaja-bhūtā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ saṁsāraṁ nativattati).284

Đứng về mối liên quan giữa khái niệm ‘không’ (空) và 12 nhân duyên (因 緣 生 起), chúng ta thấy trong Tiểu-nghĩa-thích kinh (Cūla-Niddesa) của Kinh-tập thuộc Tiểu bộ kinh đã giải thích làm thế nào mà nhãn căn, sắc trần, nhãn thức sanh khởi; nhĩ căn, âm thanh và nhĩ thức sanh khởi…Từ đó, hiện tượng các pháp được sanh khởi. Tương tự như vậy, tuỳ thuộc vào sáu căn (āyatana, 處) có sáu trần (phassa, 觸) sanh khởi, tuỳ thuộc vào sáu trần mà thọ (vedanā, 受) sanh khởi…

Những quán chiếu này tương ứng với: ‘Không là nhãn thức, …’ trong mối liên quan thế giới các hiện tượng cho đến những tiến trình chứng nghiệm thiền cao nhất. Lý Duyên-khởi trở nên dễ thấy và ‘không’ được thực nghiệm trong tất cả những pháp này:

"… Chúng là vô ngã, vô thường, không có bản thể, không có bản chất của thường hằng, hạnh phúc hoặc ngã."

Không’ (Suññatā, ) là chân lý của vũ trụ, là quyết định căn bản của giáo lý Duyên-khởi. Tuệ tri về ‘không’ là tuệ tri về vô thực thể: "Suññatānupassanā ti anattānupassanā va."285

Điều này như là sự phát triển hợp lý của việc ứng dụng ý tưởng ‘không’ mà chúng ta đã quán sát. Mỗi trong mười hai khoen duyên (Paccayas) hoặc pháp duyên (Paccaya-dhammas), không có bất cứ sự tồn tại độc lập nào. Do đó, mỗi trong chúng có bản chất của ‘không’. Nếu tất cả những từ này đi đến cấu thành công thức là không thực thể, rồi công thức chính nó là bản chất của ‘không’. Công thức này không gì khác là sự tuyên bố về bản chất của lý Duyên-khởiBản chất ‘không’ là đồng nhất với bản chất Duyên-khởiNgược lại, bản chất Duyên-khởi cũng đồng nhất với bản chất ‘không’. Ngài Phật-âm (Buddhaghosa, 佛 音) đã trình bày công thức của lý Duyên-khởi như là một vòng tròn, có mười hai giai đoạn, theo ngài tất cả không gì ngoài những giai đoạn của sanh và tử. Vì vậy, đó là toàn bộ bánh xe sanh khởi (bhavaccakka), được minh hoạ qua 12 khoen Nhân duyên và trở thành ‘không’:

(Yasmā panettha avijjā udayabbavadhammakatti dhuvabhavena, sankiliṭṭhattā (saṇkilesikattā ca ubhabhāvena, udayctbbavapīlitattā sukhabhāvena, paccayāttavuttittā vasavattanabhūtena attabhāvena ca suñña: tathā samkhārādīni pi angāni, tasmā dvādasavidha Suññatā suññam etaṁ bhavacakkanti vedilabbam).286

Đoạn văn này cũng là một bằng chứng hùng hồn sự đồng nhất của Không và 12 Nhân duyên không chỉ là một độc nhất vô song trong hệ Trung luận (Mādhyamika, 中 論) mà còn là một khái niệm luôn luôn tàng ẩn trong Phật giáo, đó là lý do ngài Phật-âm đã diễn tả nó trong nhiều từ.

Điều này đã giúp Bồ-tát giác tỉnh thực tại rằng: "tāya atthi attā ti abhinivesassa pahanaṁ hoti... (Khuynh hướng từ bỏ ngã)287. Tuệ cao nhất (adhipaññā vipassanā) chỉ có thể thành lập sau khi đã chứng ngộ lý ‘không’ (Suññatā) của các pháp.288 Đây rõ ràng là mục đích để hiểu lý nguyên nhân-kết quả như Đức Phật đã dạy trong lý Duyên-khởi.

Có nhiều cách khác nhau trong đó lý Duyên khởi và ‘Không’ đồng nhất với nhau. Cả hai đều diễn tả chân lý giống nhau. Đầu tiên là tiền đề, kế đến là kết luận. Trong sự phân tích tối hậu này, tất cả chân lý diễn tả người cảm thọ, người thực hiện, người giải thoát, người đi, người đau khổ…Tất cả những đối tượng này được hiểu là ‘không’ bởi lẽ không có thực thể và không có bản chất:



(...ettha suññato tāva paramatthena sabban’ eva saccāni vedakakāraka nibbuta gamakabhava’to suññanīti veditabbāni...,

Dukkham eva lti na koci dukkāito kārako na kiriyāva vijjati atthi nibbuti, na nibbuto pumā, maggam atthi, gamako na vijjati...)289

Để khẳng định chân lý về khổ (dukkha, 苦), giải thoát (nibbuti, 解 脫) và đạo (magga, 道) thì không phải để khẳng định thực thể, sự thường hằng, vững chắc và hạnh phúc vì tất cả những điều này là hư ảo và không thật:



(Dhuva-subha-sukhatta-suññam purimadvayam attasuññam amatapadaṁ; dhuva-sukha-attavirahito maggo iti Suññatā tesu).290

Và lý Trung đạo cũng được coi như Khái niệm Không như trong bài Chuyển-pháp-luân đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Nai cho năm anh em Kiều-trần-như như sau:

Này các tỳ-kheo, có hai cực đoan mà những ai từ bỏ thế giới tìm cầu con đường giải thoát không nên tu tập. Những gì là hai?’

Một là tham dục và truy tìm khoái lạc thoả mãn nhục dục– đây chỉ là sự theo đuổi thô thiển, đê tiện, ô uế và không có ích lợi. Hai là sự theo đuổi thực hành khổ hạnh, thống khổ cực kỳ, đau đớn, thô thiển và không có lợi ích.

Này các tỳ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, đi theo con đường trung đạo, là mục tiêu giác ngộ của Như lai, khiến khai mở tâm và mắt, dẫn đến an lạc, đạt nhất thiết trí, chánh đẳng giác và niết-bàn."291

Ở đây, con đường trung đạo rõ ràng được định nghĩa như là một phương pháp tu tập, một kim chỉ nam hướng dẫn cách sống hàng ngày mà cuối cùng sẽ đưa đến giải thoát khỏi đau khổ và sợ hãi. Ở đoạn kinh khác, chúng ta sẽ thấy con đường trung đạo mang một khái niệm khác, một sự ứng dụng trừu tượng hơn của phạm trù bản thể học. Như khi Đức Phật giải thích cho vị ẩn sĩ Ca-chiên-diên (Kātyāyana) về bản chất của ‘chánh kiến’ như sau:

Này Kātyāyana, thế giới phần lớn mỗi ngày chỉ y vào hai cực đoan: ‘có’ và ‘không có’. Nhưng đối với Bồ-tát quán sát với chánh trí tuệ thấy các pháp trong thế giới hiện tượng này sanh khởi và đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là ‘có’ và ‘không có’. Này Kātyāyana, ‘Có các pháp’ là một cực đoan và ‘Không có các pháp’ là một cực đoan khác. Như thế, Kātyāyana, Như lai đã không dựa vào cả hai cực đoan này, thay vào đó ngài thuyết pháp theo con đường Trung đạo."292

Khái niệm Trung đạo (中 道) rõ ràng đã chứng minh một sự khám phá vĩ đại rất có hiệu quả trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, một công cụ trợ lực hướng đến giải thích những điểm quan trọng trong kinh điển. Một trong những pháp thoại quan trọng nhất cho tất cả các Phật tử, đó là khái niệm vô ngã (nairātmya, 無 我) và con đường Trung đạo. Để tránh những khái niệm cụ thể hoá của khẳng định và phủ định, đó là Trung đạo. Con đường Trung đạo như lý Không thường trình bày như một tên gọi tạm thời cho sự kiện các pháp tùy thuộc lẫn nhau. Đức Phật đã sử dụng lý Duyên-khởi (Paṭiccasamuppāda, 緣 起,因 緣 生 起) để bác bỏ những cực đoan và để chứng minh lý không của các pháp. Vì vậy, trong Phật pháp, lý Không (空), con đường Trung đạo (中 道) và lý Duyên-khởi (緣 起,因 緣 生 起) là có liên quan với nhau.

Tóm lại, với nội dung của Duyên-khởi (Paṭiccasamuppāda) và con đường Trung đạo như đã nói ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng giáo lý Không là hệ quả thiết yếu của lý Duyên-khởi và con đường Trung đạo. Nói một cách khác, khi lý Duyên- khởi hoặc con đường Trung đạo phát triển đến một trình độ cao sẽ dẫn đến cánh cửa của Không. Không tức là lý Duyên-khởi như Đức Phật đã giải thích: "Do đây sanh, kia sanh, do sanh đây, kia sanh. Đây không sanh, kia không sanh. Do đây diệt, kia diệt."293

Do đó, ‘không’ trong ý nghĩa của lý Duyên-khởi được coi như giáo lý trung tâm và thiết yếu trong Phật giáo. Bất cứ ai thức tỉnh được lý Không thì đồng thời cũng thức tỉnh được bản chất của lý Duyên-khởi hoặc con đường Trung đạo.



---o0o---

Không như Niết-Bàn


Khái niệm Không cũng có ý nghĩa là Niết-bàn. Đặc biệt trong kinh Tiểu không (Cūlla Suññatā Sutta) đã xác định lời tuyên bố này của Đức Phật:

"Này A-nan, nhờ an trú vào (khái niệm) ‘không’ mà bây giờ ta được an trú viên mãn nhất."294

(Suññatāvihārenāhaṁ, Ānanda, etarahi bahulaṁ viharāmīti.)295

Và trong kinh dạy rằng có một lần tôn giả Xá-lợi-phất đến Đức Phật sau một buổi chiều thiền định, Đức Phật đã khen sự biểu lộ định tĩnh, siêu thoát và an lạc của tôn giả Xá-lợi-phất. Ngài Xá-lợi-phất liền giải thích đó là do thành quả của:



"Kính bạch Thế tôn, con bây giờ đã hoàn toàn thâm nhập vào ‘không’."

(Suññatāvihārena kho ahaṁ, bhante, etarahi bahulam viharāmiti).296

Vậy trạng thái Không là gì mà từ đó Đức Phật được an trú vào sự viên mãn nhất và ngài Xá-lợi-phất cũng hoàn toàn thâm nhập vào đó? Chính đó là niết-bàn (Nibbanā, 涅 槃), không tất cả những dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu phải không? Điều này đã được Đức Phật chứng minh khi ngài gọi trạng thái không, trạng thái của những đại sĩ, đại Bồ-tát (mahāpuri-savihāra). Như thế ‘trạng thái không’ là gì?

Trong Tăng-chi bộ kinh, tôn giả Xá-lợi-phất cũng giải thích giống như vậy với tôn giả A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) về tánh cách trầm tĩnh, an định của ngài… nhưng bằng những từ ngữ khác như:

Tâm ta đã khéo an trụ trong bốn trạng thái của chánh niệm (satipaṭṭhāna)."297

Sự tương đương như vậy ít nhất chỉ ra sự tu tập trong chánh niệm mới có thể đưa đến kết quả hiển nhiên của lý không. Trong Tương ưng bộ kinh có một câu hỏi đưa ra là: Con đường gì đưa đến niết-bàn (Nibbāna)? Câu trả lời rằng:

"Sự thiền quán về không, vô tướng và vô nguyện."

(Suññato samādhi animitio samādhi appaṇihito samādhi).298

Tuy nhiên, khuynh hướng chung của những bậc thiền này là chuyển hoá sự vọng động của thức, cho tới khi nào tâm hoàn toàn là không và không có vọng tưởng: một trong những trình độ này gọi là Vô-sở-hữu xứ định (ākiñcaññāyatana, 無 所 有 處 定) để hướng đến không và như trong kinh Tiểu-không,299 Đức Phật dạy rằng:



"Này A-nan, Như lai đã hoàn toàn hiểu trạng thái này, làm thế nào đạt được và an trú trong nội không bằng cách lìa tất cả các tướng."

(Ayaṁ kho pan’, Ānanda, vihāro Tathāgatena abhisambuddho, yadidaṁ sabbani-mittānaṁ amanasikārā ajjhultam suññataṁ npasampajja viharituṁ.)300

Đây là những ví dụ bằng chứng về ‘không’ biểu thị trạng thái tâm lý đạt được qua các bậc thiền, có thể nói là trạng thái thanh tịnh niết-bàn và kinh Tiểu-không cũng đã mô tả các tầng bậc của thiền như là các tầng bậc của ‘không’.

Đầu tiên, vị tỳ-kheo bắt đầu thiền định trong rừng, và rồi vị ấy chỉ thấy rừng, không làng, không người:

"Vị ấy thấy không phải nơi đây là không tất cả."301

(Iti yaṁ hi kho tattha na hoti, tena taṁ suññaṁ samanupassati).302

Rồi vị ấy ngang qua tám tầng bậc và đạt:



"Sự định tĩnh của tâm đó là vô tướng."303

(animittaṁ cetosamādhiṁ).304

Và bài kinh tiếp tục rằng:



"Vị ấy tuệ tri rằng: ‘Vô tướng định tâm thuộc hữu vi và do vọng tưởng tạo ra. Nhưng bất cứ cái gì thuộc hữu vi và do vọng tưởng, đó là vô thường và có khả năng biến hoại. Khi vị ấy tuệ tri như vậy, tâm liền giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu."305

(So evaṁ pajānāti: Ayam pi kho animitto cetosamādhi abhisankhato abhisañcetayito. Yaṁ kho pana kiñci abhisankhataṁ abhisañce-tayitaṁ, tad aniccaṁ nirodhadhamman ti pajanāti. Tassa evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavā pi cittaṁ vimuccati, bhavāsavā pi cittaṁ vimccati, avijjāsavā pi cittaṁ vimuccati.)306

Rồi đến tiến trình chứng A-la-hán rõ ràng cũng là sự đạt đến niết-bàn (Nibbāna) và được diễn tả trong phạm trù của lý ‘không’:

Vị ấy tuệ tri rằng: ‘Loại tưởng này không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu và chỉ có một điều không phải không, tức là sáu căn, nền tảng cho chính tự thân này.’307

(So: suññam idaṁ saññāgataṁ kāmāsavenāti pajānāti; suññam idam saññāgataṁ bhavāsavenāti pajānāti; suññam idaṁ saññāgataṁ avijjāsavenāti pajānāti. Atthi c’ev ‘idaṁ asuññataṁ, yadidaṁ imam eva kāyam paṭicca saḷāyatanikaṁ jīvitapaccayā ti).308

Chúng ta thường nhấn mạnh ‘không’ như một trạng thái của tâm thức, một lãnh vực rất quan trọng của chính niết-bàn. Khi Arahanta Uttama gọi chính mình là ‘Người đạt được không và vô tướng.’(suññatassānimittassa lābhinī, 空 與 無 相 定)309 nghĩa là dường như cô ấy đã đạt được niết-bàn. Một từ trong danh sách những từ đồng nghĩa với niết-bàn là ‘không thuộc tính’(anidasscananaṁ, 無 屬 性).310Hoặc có thể nói rằng: ‘Niết-bàn là cứu cánh của hữu tình’ (nibbānapariyosānā sabbe dhanamā, 有 情 的 究 竟 涅 槃),311 hoặc niết-bàn được gọi là ‘Trạng thái vô tướng’(animittā dhātu, 法 無 相).312

Sự giải thích tương đối nhất của niết-bàn là trạng thái cao nhất của thiền định ‘đã dừng mọi ý tưởng và cảm thọ’(saññāvedayitanirodha,滅 受 想 定)Khi mọi ý tưởng và cảm thọ đã dừng thì được xem như nền tảng vững chắc để đạt trạng thái niết-bàn tĩnh lặng và có một đặc tính đặc biệt giống như vậy để hướng tới niết-bàn nữa là sự thực nghiệm vô phân biệt, được gọi là ‘không’ (Suññatā,空)Niết-bàn cũng còn gọi là ‘Sự diệt tận các thức’(viññāṇassa nirodho, 識 的 滅 盡),313bởi lẽ vòng luân hồi sanh tử được hình thành qua dòng tâm thức (viññāṇa, 識) và niết-bàn (涅 槃) chính là sự tiêu diệt sanh tử, thực tại của vô ngã. Bằng những phương tiện của tu tập thiền định để trí tuệ (paññā, 智 慧) hiện tiền sẽ tịnh chỉ được tiến trình hoạt động của ý thức.

Do thế, chúng ta nên nhớ rằng ‘không’ được Đức Phật nhấn mạnh không phải là một lý tưởng, một phương pháp mà đó là sự tuệ giác như chân lý, thực thể của vô ngã, bởi lẽ niết-bàn là hạnh phúc tối hậu, trạng thái vô ngã. Đây là điều quan trọng trong Phật giáo. Mặc dù Đức Phật đã giải thích nhiều phương pháp về pháp (法) nhưng mục đích là chỉ hướng dẫn chúng ta trở về tự ngã – bản chất của vô ngã.

Phật giáo luôn luôn dùng một số từ phủ định để tạm mô tả trạng thái không thể diễn tả được của niết-bàn như:

Đây là sự không sanh, không hữu, không tạo, không tác… Nếu ở đâu không có sự không sanh… thì ở đấy chưa thể giải thoát khỏi thế giới hiện tượng này."



Niết-bàn là trạng thái không đất, không nước… cũng không có cảnh giới Không vô biên xứ hoặc Thức vô biên xứ... cũng không đến, không đi, không đứng, không sanh, không diệt, không giúp, không đầu, không gốc. Như thế là sự chấm dứt đau khổ."314

Hoặc niết-bàn cũng được diễn tả bằng những từ tích cực như:

Một thực thể vượt khỏi tất cả sự đau khổ và thay đổi, như là không biến hoại, không sầu muộn, không ô nhiễm, như an lạc và hạnh phúc. Chính đây là hải đảo, nơi trú ẩn, nơi quy y và mục đích tối hậu.’

(asankhatam ca vo bhikkhave desissāmi asaṁkhatagāmiṇca maggani… anāsavanca… saccam… param… nipuṇam… ajajjaram… hum… sāntam… amatam… panītam… sivam… khemam… abbhūtam… antikadhamma… nibbānam… dīpam tāṇam… saraṇam…) 315

Đức Phật giác ngộ là một mẫu tượng trưng của niết-bàn.Nirupadhiśeṣa Nibbāna (無 餘 涅 槃) là trạng thái vô dư niết-bàn, vì năm uẩn (skandhas, 蘊) tạo thành sự hiện hữu thực nghiệm đã hoàn toàn bị tiêu diệt.

Quan sát đoạn văn dưới đây, ta sẽ thấy ‘không’ (Suññatā, 空) để chỉ cho chân lý siêu việt của vũ trụ – niết-bàn:

"Nơi đây, này các tỳ-kheo, ở hội chúng nào, các tỳ-kheo đối với các kinh điển do Như lai diễn thuyết, thâm sâu, khó hiểu, siêu việt, liên hệ đến Không, họ sẽ khéo nghe, lóng tai, an trú tâm để hiểu, vì họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải ghi nhớ và thọ trì; nhưng đối với các kinh điển ngoại đạo và các thơ văn do văn sĩ sáng tác với các từ hoa mỹ, các tỳ-kheo không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu, vì họ nghĩ rằng các pháp ấy không cần phải ghi nhớ và thọ trì."316

(Idha bhikkhave yassam parisayaṁ bhikkhu ye te suttantā Tathāgatahbāsitā gambhirā gambhiratthā lokuttarā Suññatāpatisaṁyuttā tesu bhaññamanesu na sussusanti na sotam odahanti na añña cittam upatthāpenti na ca te dhamme uggahetabbam pariyāpuni tabbam maññanti, ye pana ie suttantā kavikatā kaveyyā cittakkharā cittavyañjanā bāhirakā sāvakabhāsitā tesu bhaññamdnesu sussusanti sotam odahanti añña cittam upatthāpenti to ca dhamme uggahetabban pariyāpunitabbam maññanti, to tam dhammam pariyāpunitvā na c’eva ānnamannan patipucchanti na pativitaranti idam katham imassa kvattho ti.)317

Trong bài kệ 92 và 93 của Pháp cú, ‘không’ được cho là đồng nhất với giải thoát (Vimokkha, 解 脫) và là một từ khác mang ý nghĩa của niết-bàn (Nibbāna, 涅 槃):



"Tài sản không chất chứa, 

Ăn uống vừa biết đủ, 

Không, vô tướng, giải thoát, 

Đến đi đều tự tại, 

Như chim lượn giữa trời, 

Không lưu lại dấu vết."

(yesaṁ sannicayo n’ atthi ye pariññatabhojanā 

suññato animitto ca vimokho yesaṁ gocaro 

ākāse va sakuntānaṁ gati tesaṁ durannayā.) 318

"Lậu hoặc đã dứt sạch, 

Không tham đắm ăn uống, 

Không, vô tướng, giải thoát, 

Đến đi đều tự tại, 

Như chim lượn giữa trời, 

Không lưu lại dấu vết."

(yassāsavā parikkhīṇā āhāre ca anissito 

suññato animitto ca vimokho yassa gocaro 

ākāse va sakuntānaṁ padaṁ tassa durannayaṁ.)319

Từ niết-bàn được mô tả trong kinh điển Pāli rõ ràng biểu thị một thực thể thống nhất thường hằng tồn tại vượt khỏi ba cõi dục giới (kāma dhātu: 欲界), sắc giới (rūpa dhātu,色 界) và vô sắc giới (arūpa dhātu,無 色 界). Đây là một bản chất vô tận, không thể diễn tả được, không sanh, không diệt và vượt tất cả những phân biệt đối đãi, đồng nhất (ekarasa) và vô ngã.

Mỗi chúng sanh là sự kết hợp của những thành tố, có thể phân biệt thành năm phần: sắc (rūpa, 色), thọ (vedana, 受), tưởng (sanna, 想), hành (sankhara, 行) và thức (viññāṇa, 識)ø. Do đó, chúng sanh này không khác với chúng sanh khác và con người bình thường không khác với bậc thánh. Nhưng bản chất và hình thể của mỗi trong năm yếu tố tồn tại trong từng cá thể được thành lập, thì chúng sanh này có khác với chúng sanh khác, con người bình thường có khác với bậc thánh. Sự kết hợp năm uẩn này là kết quả của nghiệp (Karma, 業) và thay đổi ở mỗi sát na (kṣaṇika,剎 那), nghĩa là chuyển hoá thành tố mới thay cho những thành tố cũ tan rã hoặc biến mất. Năm uẩn được kết hợp sẽ thành một hữu tình và từ vô thuỷ, hữu tình ấy đã tạo nghiệp với sự chấp thủ định kiến của ngã (我, Ta) và ngã sở (我 所, của Ta). Kiến tri của vị ấy bị bóp méo hoặc che mờ bởi vô minh, nên không nhận thấy chân lý của từng sát na kết hợp và tan rã của từng thành phần trong uẩn. Mặt khác, vị ấy bị chi phối bởi bản chất vô thường của chúng. Một người thức tỉnh với tuệ tri biết với phương pháp tu tập của Đức Phật sẽ giác ngộ được bản chất thật của các pháp nghĩa là một hữu tình chỉ do năm uẩn kết lại và không có một thực thể thường hằng hoặc bất biến nào gọi là linh hồn cả.

Tóm lại, với những đặc tánh của lý không như đã nói ở trên, nhãn quang của chúng ta được mở ra: khái niệm cao nhất tối thượng của lý không mà Đức Phật đã thuyết trong năm bộ kinh Pāli là thực tại của vô ngã, niết-bàn thanh tịnh tối hậu mà chúng ta nên đạt đến; bởi vì không chỉ hiện tại, mà trong quá khứ và tương lai, có nhiều vị Bồ-tát đã tu tập như vậy như Đức Phật và đã khẳng định trong kinh Tiểu không rằng:



"Và này A-nan-da, những vị sa-môn hoặc bà-la-môn nào trong quá khứ xa xôi sau khi chứng đạt và an trú trong (khái niệm) Không tánh tối thượng cứu cánh, tất cả các bậc ấy sau khi chứng đạt duy chỉ an trú vào (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này. Và này A-nan-da, những vị sa-môn hoặc bà-la-môn nào trong tương lai sau khi chứng đạt và an trú trong (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh, tất cả các bậc ấy sau khi chứng đạt duy chỉ an trú vào (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này. Và này A-nan-da, những vị sa-môn hoặc bà-la-môn nào trong hiện tại sau khi chứng đạt và an trú trong (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh, tất cả các bậc ấy sau khi chứng đạt duy chỉ an trú vào (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này. Vì vậy, A-nan-da nên biết rằng: ‘Sau khi chứng đạt, Ta sẽ an trú (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này’. Đó là tại sao A-nan-da, ông nên tu tập theo." 320

(Ye hi keci, Ānanda, atītamaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja vihariṁsu, sabbe te imaṁ yeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja vihariṁsu. Ye hi keci, Ānanda, anāgataiuaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissanti, sahbe te imaṁ yeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissanti. Ye hi keci, Ānanda, etarahi samṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharanti, sabbe te imaṁ yeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharanti. Tasmātiha, Ānanda, Parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissuñmīti, — evaṁ hi vo, Ānanda, sikkhitabban ti).321

Hoặc trong Tăng chi bộ kinh cũng diễn tả cùng ý kiến đó như sau:



"Này các tỳ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong cật vấn và không được huấn luyện trong phô trương?"

Nơi đây, này các tỳ-kheo, ở hội chúng nào, các tỳ-kheo không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu các kinh điển ngoại đạo và các thơ văn do văn sĩ sáng tác với các từ hoa mỹ. Họ nghĩ rằng các pháp ấy không cần phải ghi nhớ và thọ trì. Nhưng đối với các kinh điển do Như lai diễn thuyết, thâm sâu, khó hiểu, siêu việt, liên hệ đến Không thì họ sẽ khéo nghe, lóng tai, an trú tâm để hiểu chúng, vì họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải ghi nhớ và thọ trì, và sau khi ghi nhớ các pháp ấy rồi, họ sẽ cùng bàn bạc: ‘Điều này là gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này? Họ sẽ phơi bày những gì được dấu kín, sẽ giải thích những điểm chưa được giải thích, sẽ xua tan nghi vấn trong pháp Phật. Này các tỳ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong cật vấn và không được huấn luyện trong phô trương." 322

(Idha bhikkhave yassaṁ parisāyaṁ bhikkhū ye te suttantā Tathāgatabhāsitā gambhīrā gambhīratthā lokuttarā suññatāpatisaññuttā tesu bhaññamānesu nn sussūsanti na sotaṁ odahanti ṇa aññācittaṁ upaṭṭhāpenti na ca te dhanune uggahetabbaṁ pariyāpuṇitabbaṁ maññanti, ye pana te suttantā kavikatā kāveyyā cittakkharā cittavyañjanā bāhirakā sāvakabhāsitā tesu bhaññamānesu sussūsanti sotaṁ odahanti aññācittaṁ upaṭṭhāpenti te ca dhamme uggahetabbaṁ pariyāpuṇitabbaṁ maññanti, te taṁn dhammaṁ pariyāpuṇitvā na c’eva aññamaññaṁ paṭipucchanti na paṭivivaranti idaṁ kathaṁ imassa kvattho ti. Te avivaṭañ c’eva na vivaranti anuttāni-katañ ca na uttānī-karonti anekavihitesu ca kankhāṭhānīyesu dhammesu kakhaṁ na paṭivinodenti. Ayaṁ vuccati bhikkhave ukkācita-vinītā parisā no paṭipucchā-vinītā)323

Trong những đoạn văn trên, Đức Phật đã chỉ sự kiện các pháp thoại mà ngài giảng liên quan tới chân lý của không tánh tối thượng cứu cánh rất sâu sắc, khó hiểu và nhấn mạnh rằng những ai chưa nắm được ý nghĩa thậm thâm đó sẽ thất bại trong việc phơi bày chân lý tiềm ẩn:

Này Xá-lợi-phất, nhờ an trú nào mà nay ông an trú với sự an trú viên mãn?’

Bạch Đức Thế tôn, nhờ an trú vào không tánh nên nay con đã an trú với sự an trú viên mãn.’

Thật quý hoá! Thật quý hoá! Này Xá-lợi-phất, ông nay thật sự đã an trú với sự an trú của bậc đại nhân, vì sự an trú của bậc đại nhân là không tánh. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, nếu có một tỳ-kheo ước muốn: ‘Cầu cho tôi được an trú trong sự an trú viên mãn của (khái niệm) không tánh’, và này Xá-lợi-phất, vị tỳ-kheo ấy nên quán sát rằng: ‘Trên đường mà ta đã đi vào làng khất thực hoặc một khu trong đó ta đã đi khất thực hoặc trên con đường ta rời làng sau khi khất thực xong– trong đó tâm của ta có khởi lên tham, sân và si đối với các sắc do mắt nhận thức không?...’324

(Katamena tvam Sāriputta, vihārena etarahi bahulam viharasī ti. Suññatā-vihārena kho aham bhante, etarahi bahulam viharāmi. Sādhu sādhu, Sāriputta. Mahāpurisa-vihārena kira tvam Sāriputta, etarahi bahulam viharasi. Mahāpurisa-vihāro hesa Sāriputta, yadidam Suđđatā. Tasinātiha, Sāriputta, bhikkhu sace ākaṇkheyya: Suññatāvihārena etarahi bahulaṁ vihareyyan ti, tena, Sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṁ: Yena cahaṁ maggena gāmaṁ piṇḍāya pāvisiṁ, yasmiñ ca padese piṇḍāya acariṁ, yena ca maggena gāinato piṇḍāya paṭikkamiṁ, ritthi nu kho me tattha cakkhuviññeyyesu rūpesu chando vā rāgo vā doso va moho vā paṭighaṁ vā pi cetaso ti?)325

---o0o---




tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương