BỒ TÁt và TÁnh không trong kinh tạng pali



tải về 4.14 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích4.14 Mb.
#37847
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

BỒ-TÁT-HẠNH


Sau khi nghiên cứu sự phát triển của khái niệm Bồ-tát (Bodhisattva, 菩薩) và Tánh-không (Śūnyatā, 空性)điểm kế tiếp trong chương này, chúng ta sẽ bàn bạc về vấn đề Bồ-tát-hạnh (Bodhisattvā-cāryā, 菩薩行) trong kinh điển Đại-thừa.

Trong Bách-khoa Toàn-thư Tôn-giáo-học474 đã trình bày ‘Bồ-tát-đạo’ xuất phát từ tiếng Sanskrit ‘Bodhisattvā-cāryā’,nghĩa là Bồ-tát-hạnh, ý này được dùng rộng rãi trong các kinh điển Đại-thừa.

Với ánh sáng tuệ giác lý Duyên-khởi (Trung đạo), Bồ-tát tích cực thực hành Bồ-tát-hạnh qua hành trì các ba-la-mật (Pāramitās,波羅密). Khi chúng ta nói về Bồ-tát hoặc nỗ lực của các ngài để trở thành giác ngộ thì vai trò của các Ba-la-mật trở nên quan trọng. Khi chúng ta bàn bạc về mặt đa dạng của tu tập Bồ-tát-hạnh, có nghĩa là chúng ta không nói đến thân vật lý của Bồ-tát mà là các pháp Bồ-tát tu tập.

Các pháp Bồ-tát tu tập gồm có ba phần:



1. Khởi Tín tâm (起信心

2. Phát Bồ-đề-tâm (發菩提心

3. Tu Ba-la-mật (須波羅密).475

---o0o---


Khởi Tín tâm


Để bắt đầu với Khởi Tín tâm, Bồ-tát trước hết kính lễ Tam bảo (ba ngôi quý báu): Phật (Buddha, 佛), pháp (Dhamma, 法) và tăng (Saṅgha, 僧), và sám hối (Pāpādeśanā, 懺悔) nghiệp xấu quá khứ trước chư Phật để cầu sự gia hộ của các ngài và thanh tịnh tự tâm là bước quan trọng trong Bồ-tát đạo.

Trong Đại-thừa, lễ sám hối được coi như một hình thức tự hối lỗi và hứa từ bỏ những nghiệp xấu quá khứ vừa qua (vidūsaṇa-samudācāva). Sám hối trước chư Phật là cầu tha lực chư Phật và chư Bồ-tát chứng minh lòng ăn năn của mình bởi phạm năm trọng tội (pañcānantaryakarma, 五無間業) hoặc các lỗi nhẹ vi tế khác. Ăn năn là một đức hạnh tốt để sám chừa nghiệp xấu.

Trong văn học phật giáo tiếng Phạn, sám hối (pāpādeśanā) là một trong những điều cần làm trước khi phát bồ-đề-tâm (Bodhicitta, 菩提心). Trong cuốn ‘Con đường Bồ-tát-hạnh’ (Bodhicaryāvatāra,菩薩行) của ngài Tịch-thiên (Śāntideva, luận sư rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ VII) đã giải thích tiến trình sám hối như sau:

Những gì ác nghiệp vì vô minh 



Con đã tạo nơi thân khẩu ý 

Xin hướng về Tam bảo, 

Cha mẹ, thầy tổ và ân trưởng 

Con thành tâm sám hối.’476

Vô cùng sợ hãi, con xin nương tựa 

Phổ-hiền Bồ-tát, Văn-thù Bồ-tát 

Quan-thế-âm Bồ-tát vì lòng đại bi 

Xin cứu con một kẻ mê mờ. 

Hư-không-tạng Bồ-tát, Địa-tạng Bồ-tát 

Cùng các vị Bồ-tát khác, xin che chở cho con.477

Trong Phật-bản-hạnh Tập-kinh-dị-bản (Mahā-vastu, 佛本行集經異本) giai đoạn đầu tiên khi Bồ-tát sám hối gọi là Bổn hạnh (本行), hạnh căn bản của một người bình thường, đây cũng là địa đầu tiên trong thập địa (bhūmi, 地). Bồ-tát sơ phát tâm tu tập hạnh này là phải kính trọng sư trưởng, cha mẹ và các bậc ân sư. Chính từ tánh hạnh này (prakṛiti, 性), Bồ-tát có thể tu tập mười hạnh lành (daśa-kuśala-karma-patha, 十善業道, Thập-thiện nghiệp-đạo) và khuyến người khác thực hiện hạnh công đức bố thí. Nhưng khi Bồ-tát chưa hoàn toàn thanh tịnh, thì chưa thể phát bồ-đề-tâm. Khi hoàn thành những hạnh này, vị ấy bước lên giai đoạn kế tiếp mà trong Phật-bản-hạnh Tập-kinh-dị-bản gọi là Giải-hạnh (praṇidhāna-caryā, 解行).

Thắng giải hoặc thiện tư duy (adhimukti/ atimukti,善思惟)478 là giai đoạn thứ hai chỉ cho sự biết rõ tín tâm, lòng khát khao mong mõi đạt giác ngộ (trong kinh Pali gọi là Dục như ý túc). Yếu tố này xảy ra ngay trước khi khởi phát bồ-đề-tâm (Bodhicitta, 菩提心).

Thuật từ ‘thắng giải’ nghĩa là nhiệt tình, khát ngưỡng mạnh mẽ. Trong Bách-khoa Toàn-thư Phật-học từ này xuất phát ‘adhi’ và có gốc ‘muc’(muñcati), nghĩa là giải thoát, từ bỏ một vị trí hiện tại tiến đến một khuynh hướng mới. Vì vậy, thắng giải như thế có một lực hướng thiện đưa đến giải thoát (vimokkha, 解脫) với sự kết hợp của Nguyện ba-la-mật (adhiṭṭhāna-pāramī, 願波羅密).

Những nhà biên soạn, nhất là các tác giả của kinh Thập-địa (Daśa-bhūmika Sūtra, 十地經) đã bao gồm hạnh này trong địa thứ nhất. Và theo kinh Thập-địaBồ-tát tương lai phải chuẩn bị một chặng đường dài tu tập để đạt Bồ-tát quả (Bodhisattvahood, 菩薩果). Trước khi bắt đầu tiến trình này, Bồ-tát phải khởi tâm bồ-đề để làm động lực hướng thiện và chuyển thành nguyện bồ-đề mạnh mẽ.

---o0o---

Phát Bồ-đề-tâm


Bồ-đề-tâm (菩提心) là một khái niệm quan trọng trong phật giáo Nguyên-thủy và Đại-thừa, mặc dù không được nói trực tiếp rõ ràng trong phật giáo Nguyên-thủy. Tuy nhiên, chính ở Đại-thừa mà khái niệm bồ-đề-tâm đã phát triển cả về đạo đức lẫn tâm lý học và sự phát triển này cũng được tìm thấy trong Mật giáo (密教), trong đó bồ-đề-tâm được xem như đại lạc (mahāsukha, 大樂)Trong Đại-thừa phát triển cùng lúc với thuyết phiếm thần xuất hiện đã chủ trương rằng bồ-đề-tâm tiềm ẩn trong tất cả chúng sanh và được hiển lộ trong Pháp thân (Dharmakāya, 法身) hoặc chân như (Bhūta-tathatā,一如,如如,真如) nơi chúng sanh tánh.

Mặc dù, từ bồ-đề-tâm không thấy trong kinh điển Pali, nhưng dấu vết của nó cũng có ảnh hưởng chẳng hạn như Đức Phật sau khi rời bỏ cung thành đã lập nguyện dù cho xương thịt có tan rã cũng quyết tìm ra con đường giải thoát sanh tử cho tất cả chúng sanh479. Chính sau khi bồ-đề-tâm này thành tựu, ngài được tôn xưng là bậc giác ngộ – Thế tôn (世尊) và ngài bắt đầu ban pháp thoại thoát khổ cho tất cả chúng sanh.

Mặc dù trong Văn học tiếng phạn ban đầu gồm kinh Đại-sự (Mahāvastu, 大事) và Thần-thông Du-hí kinh (Lalitavistara, 神通遊戲經) rõ ràng có nghiêng về tán thán tinh thần lợi tha vì người của Bồ-tát, nhưng Bồ-tát trước phải nỗ lực tìm cầu bồ đề cho chính mình rồi sau đó mới tận lòng cứu giúp người khác khỏi sanh tử (saṁsara, 輪迴). Người còn trói buộc trong phiền não thì không thể hướng dẫn người khác, giống như chàng mù không thể dẫn dắt người khác. Nhưng trong văn học Đại-thừa sau này, lợi tha là động lực chính để phát bồ-đề-tâm (Bodhicitta) và sự thay đổi này được biểu lộ qua tánh cách của Bồ-tát Quan-thế-âm (Avalokiteśvara)bậc đại từ bi đã từ bỏ chính sự giải thoát của mình để ở lại cứu độ chúng sanh.

Cùng với sự phát triển về mặt đạo đức, bồ-đề-tâm cũng phát triển ở mặt tâm lý học. Sự phát triển này được thấy trong các tác phẩm của những nhà triết học Phật giáo như Long-thọ (Nāgārjuna, 龍樹), Thế-thân (Vasubandhu, 世親,天親) và Thiên-Ý (Sthiramati, 天意). D.T. Suzuki đã trích lời của ngài Long-thọ như sau:

Bồ-đề-tâm là không có tất cả các định nghĩa như các phạm trù của năm uẩn (skandhas), mười hai giới (āyatanas) và mười tám xứ (dhātus) không có gì đặc biệt tồn tại có thể thấy được. Bồ-đề tâm là vũ trụ không có tự ngã. Bồ-đề tâm không thể tạo được và bản chất của nó là trống rỗng.’ 480

Với sự phát triển hơn của lãnh vực siêu hình học, khái niệm bồ-đề-tâm (菩偍心) trở nên không thể định nghĩa được. Cuối cùng các bậc đạo sư phải mô tả bồ-đề-tâm là lòng từ bi, hoặc vô lượng (aprameya,無量)vô hạn (aparyanta, 無限) và vĩnh cửu (akṣaya, 永久)481. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, hai lãnh vực đạo đức học và tâm lý học của bồ-đề-tâm trộn lẫn với nhau và bồ-đề-tâm được coi như Tánh-không (Śūnyatā, 空性) đồng nghĩa với trí tuệ (prajñā, 智慧) và do đó tượng trưng về mặt tâm lý học và bồ đề tâm được xem là từ bi(karuṇā, 慈悲) khi tượng trưng cho mặt đạo đức học.482

Bồ-đề-tâm giống như như như (Bhūtatathatā, 如如), chân-như (Tathatā,真如) hoặc Phật tánh (Bud-dhatvā, 佛性) đang tiềm ẩn trong mỗi chúng sanh. Bồ-đề-tâm ẩn tàng này cần nên được khơi dậy và lưu phát diệu dụng. Nhưng bồ-đề sẽ khó phát khởi nếu chỉ vì sự giải thoát cho chính cá nhân mà phải vì người khác. Nếu vị Bồ-tát nguyện tu tập theo tâm bồ-đề mà chỉ vì lợi ích của chính mình thì vị ấy sẽ không vượt qua sanh tử, cũng không đạt được bồ-đề-tâm, vì tư tưởng muốn đạt được bồ-đề-tâm là một chấp thủ. Bản thân chấp thủ là một tà kiến. Vì vậy, chỉ có người không có định kiến mới có thể khởi bồ-đề-tâm.

Trong Kinh Luận Bồ-đề-tâm (Bodhicittotapāda sūtra-Śāstra, 經論菩提心) đã liệt kê mười phẩm hạnh một vị Bồ-tát nên tu tập để khởi bồ-đề-tâm là:



1. Thân cận bạn lành (paricinoti kalyānamitrāṇi), 

2. Kính lễ chư Phật (pūjayati buddhān), 

3. Vun trồng công đức (saṁgṛhṇāti kuśalamūlāni), 

4. Tu học Phật pháp (gaveṣayati praṇītadharmān), 

5. Trưởng dưỡng tâm từ bi (bhavati nityaṁ suratacittaḥ), 

6. Chịu đựng những khổ đau (kṣamate duḥkhānyāpatitāni) 

7. Thành thật, tốt bụng (bhavati maitraḥ kāruṇikaḥ), 

8. Chánh niệm (bhavati samacittāś ayaḥ), 

9. Theo pháp Đại-thừa (śraddhayābhinandati mahāyānaṁ) 

10. Cầu trí tuệ Đức Phật (gaveṣayati buddha-prajñāṁ).

Còn có bốn phẩm hạnh khác cũng được đề cập trong bài luận này là:



1. Quán tưởng chư Phật (anuvicintayan buddhān), 

2. Quán thân bất tịnh (pratyavekṣamāṇaḥ kāyasyādinavān), 

3. Từ bi đối với chúng sanh (dayamanaḥ sattveṣu), 

4. Cầu quả vô thượng (gaveṣayannuttaniaṁ phalaṁ). 483

Trong Bồ-tát đạo, giây phút quan trọng nhất là phát bồ-đề-tâm. Bồ-đề-tâm là sự kết hợp giữa trí tuệ và từ bi mà kinh Bồ-tát địa (Bodhisattva-bhūmi, 菩薩地經) dạy rằng: ‘Bằng phương tiện của ba thừa, ta sẽ dẫn tất cả chúng sanh vào niết bàn. Và ngay khi ta độ tất cả chúng sanh vào niết bàn, thật ra không có chúng sanh nào được độ.’’484

Hoặc có một pháp thoại nổi tiếng trong Đại-thừa là ‘Ta sẽ trải qua hàng trăm ngàn kiếp chịu đau khổ ở địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ để độ từng chúng sanh trong những cõi ấy và đưa tất cả họ đến niết bàn không còn sót một ai’.485

Bồ-tát Địa-tạng (Kṣtigarbha Bodhisattva地藏菩薩) cũng đã từng thệ nguyện rằng:

Địa ngục còn, thì ta sẽ không thành Phật; khi nào chúng sanh giải thoát hết thì khi ấy ta mới đạt quả bồ-đề.’486

Bồ-tát đã xem mình như đồng nhất với tất cả chúng sanh. Ngài Tịch-thiên (Śāntideva, 寂天) đã giải thích trong Bồ-tát-đạo (Bodhicaryāvatāra, 菩薩道) như sau:



Đầu tiên, tôi nên tinh tấn 

Thiền quán tánh bình đẳng giữa tôi và chúng sanh 

Tôi sẽ bảo vệ chúng sanh như bản thân tôi 

Bởi vì tất cả đều bình đẳng trong sợ khổ và thích lạc 

Mặc dù thân thể có khác, nhưng tất cả chúng sanh là một 

Đều mong muốn đạt hạnh phúc như tôi 

Những đau khổ vô vàn mà tôi trải qua 

Bởi vì chấp ngã tạo nên 

Xin đừng tổn hại đến người khác 

Cũng thế, những đau khổ của người khác 

Đừng xảy đến cho tôi 

Tuy nhiên, bởi vì xem chúng sanh như bản thân tôi, 

Nên nổi khổ của họ là của tôi 

Nguyện cho tôi xoá sạch những đau khổ của người khác 

Bởi vì nổi khổ của họ là của tôi 

Chúng sanh như chính bản thân tôi 

Nên tôi sẽ làm lợi ích cho tất cả."487

Sau khi nỗ lực tu tập, có một trạng thái tâm quan trọng khác trong Bồ-tát-đạo sinh khởi là nhận thức bồ-đề-tâm. Ngài Tịch-thiên trong Bồ-tát đạo nói rằng:

Ai mong muốn diệt trừ những đau khổ trong đời sống hiện tại 

Ai mong muốn chúng sanh được nhiều an vui 

Ai mong muốn được hạnh phúc vĩnh viễn 

Vì không phát bồ-đề-tâm 

Ngay khi bồ-đề-tâm khởi 

Những phiền não trói buộc sanh tử không còn.’ 488

Những ai muốn giải thoát khởi thế giới đau khổ 

Phải mạnh mẽ trì giữ tâm bồ-đề này."489

Ngài Tịch-thiên giải thích rộng hơn về cách đối xử của Bồ-tát như:

Súc vật, con mèo và tên ăn trộm 

Di chuyển nhẹ nhàng và cẩn thận 

Sẽ hoàn thành những gì họ mong muốn 

Bồ-tát cũng dịu dàng như thế 

Với sự kính trọng, tôi vô cùng biết ơn.’ 

Sau những lời mạnh mẽ là sự lợi ích 

Của người trí khuyên nhủ và dạy dỗ 

Tôi luôn là học trò khiêm nhường của tất cả mọi người.490

Cũng thế, chúng ta có thể nói rằng khái niệm Bồ-tát là một lý tưởng hợp lý nhất, thích hợp với pháp thoại mà Đức Phật đã giảng trong kinh Kālāma491 là chúng sanh không nên tin theo người khác một cách mù quáng, mà phải nỗ lực đạt giác ngộ bằng chính khả năng của mình chứ không lệ thuộc vào một ai.

Bồ-tát sẵn sàng trải qua đau khổ để giúp những chúng sanh khác, do thế, Bồ-tát đã thực hiện một công hạnh cao cả của sự tự nguyện trì hoãn nhập niết bàn của mình để trở lại ta bà nhiều lần độ sanh.492

Bồ-tát cũng thực hành hạnh vô thượng cúng dường (Anuttara Pūjā, 無上供養) đối với Phật (Buddha,佛), pháp (Dhamma, 法) và tăng (Saṅgha, 僧) để góp phần tạo nên Bồ-đề-tâm.

Bồ-đề-tâm có hai: 1. Lợi tha (Lokārhitaṁ, 利他) và 2. Tự lợi (Ātmahitaṁ, 自利).493

Trước tiên, Bồ-tát nên đạt giác ngộ, rồi sau đó hướng dẫn người khác con đường giác ngộ ấy. Trong kinh Bồ-tát địa giải thích rất nhiều về hai lãnh vực lợi tha và tự lợi của bồ-đề-tâm. 494

Sự tự nguyện là điểm trung tâm trong Bồ-tát đạo và tinh thần của sự tự nguyện được ngài Tịch-thiên minh họa một cách sống động như:

Nguyện cho tôi sẽ là bậc lương y, y tá 

Trị bịnh cho bịnh nhân 

Cho đến khi nào không còn một chúng sanh bịnh. 

Nguyện tôi làm nước cam lồ 

Dập tắt lửa đói khát nơi chúng sanh 

Suốt trong thời hoại kiếp 

Tôi sẽ thí thân mình làm thực phẩm, nước uống cho chúng sanh 

Nguyện tôi là kho châu báu vô tận 

Bố thí cho những ai nghèo khó 

Nguyện tôi thành những gì mà chúng sanh cần 

Để gần gũi với chúng sanh 

Không có chút gì tiếc nuối 

Tôi sẽ xả bỏ thân thể và niềm vui của mình 

Và công đức tích tụ trong ba đời 

Hồi hướng vì lợi ích cho tất cả chúng sanh 

Nguyện cho những người mắng chưỡi tôi 

Ác ý hay bất cứ hành động vu khống nào 

Mắng chưỡi hoặc làm nhục tôi 

Cầu cho họ hoàn toàn giác ngộ. 

Nguyện tôi sẽ là người bảo vệ cho người cô thế 

Người chỉ đường cho những kẻ lạc hướng 

Cái cầu, chiếc thuyền cho những ai qua sông. 

Nguyện tôi sẽ là hải đảo 

Cho những ai đắm chìm, 

Ngọn đèn sáng cho những ai tìm ánh sáng 

Giường nằm cho những ai mõi mệt 

Và nô lệ cho những ai cần hầu cận.495

Trong Phật-bản-hạnh Tập-kinh-dị-bản (Mahā-vastu,佛本行集經異本), bồ-đề-tâm này cũng được gọi là tâm (citta,心), mạt-na-thức (manas, mano-ratha, 末那識) hoặc tư duy (saṁkalpa, 思惟) và sự hiệu quả của bồ-đề-tâm đối với tâm nguyện bồ-đề. Bồ-tát đã diễn tả khát vọng trở thành Đức Phật tối thượng vì tất cả chúng sanh:



"Nguyện cho tôi được tái sanh nhiều lần để có thể giúp tất cả chúng sanh. Tôi giải thoát và có thể giải thoát người khác. Tôi thanh tịnh và có thể thanh tịnh người khác. Cuối cùng tôi giác ngộ và có thể giác ngộ người khác."

Theo mô tả chi tiết giây phút phát bồ-đề-tâm là sự kiện vô thượng siêu vượt các công đức khiến cho xuất hiện nhiều hiện tượng khác thường (Adbhuta Dharma) như trái đất chấn động, ánh sáng phát ra. Toàn thế giới trở nên vui tươi hơn vào những giây phút này. 496

Từ một con người muốn trở thành một Bồ-tát, vị ấy nên phát nguyện tu tập theo mười hạnh nguyện Phổ hiền (praṇidhānas, 十種大願Thập chủng đại nguyện) như sau:

01. Mahāpūjopasthānāya Prathamaṁ Mahāpraṇidhānam Abhinirharati. 

Một là Kính lễ chư Phật (一 者 禮 敬 諸 佛).

02.Sarvatathāgatabhāṣitadharmanetrisaṁdhāraṇāya... Saddharmapari-grahāyadvitīyaṁ. 

Hai là Tán thán công đức Như lai. (二 者 稱 讚 如 來).

03. Tuṣitabhavanavāsaṁ ādim kṛtvā... yāvan mahāparinirvāṇopasamkramaṇāya tṛtīyam. 

Ba là Rộng tu cúng dường. (三 者 廣 修 供 養).

04. Sarvabhūmipariśodhanaṁ... cittotpādābhinirhārāya... caturthaṁ. 

Bốn là Sám hối nghiệp chướng. (四 者 懺 悔 業 章).

05.Sarvasattvadhātuparipācanāya, Sarvabuddhadharmā-vatāraṇāya, Sarvajñajñāna-pratisthāpanāya ... pañcamam. 

Năm là Tùy hỉ công đức. (五 者 隨 喜 功 德).

06. Lokadhātuvaimātryāvatānāya, sastham. 

Sáu là Thỉnh chuyển pháp luân. (六 者 請 轉 法 輪)

07. Sarvabuddhaksetrapariśodhanāya saptamam. 

Bảy là Thỉnh Phật trụ thế. (七 者 請 佛 住 世).

08. Mahāyānāvataranāya astamam. 

Tám là Thường theo học Phật. (八 者 常 隨 佛 學).

09. Sarvabodhisattvacaryācaranāya amoghasarvacestatāyai navamam. 

Chín là Hằng thuận chúng sanh. (九 者 恆 順 眾 生).

10.Abhisambodhimahājñānābhijñābhinirharāya daśamam. Tāni ca Mahāpranidhānāni daśabhir nisthāpadair abhinirharati. 

Mười là Phổ giai hồi hướng. (十 者 普 皆 迴 向).

Bồ-đề-tâm (Bodhicitta, 菩提心) và nguyện bồ-đề (Praṇidhāna,菩提) là đánh dấu cho sự khởi đầu hạnh thứ hai Phát bồ-đề-tâm của Bồ-tát. Theo Đại-thừa Đại-trang-nghiêm kinh luận (Mahāyāna-sūtrā-laṅkāra, 乘大莊嚴經論), nguyện (Praṇidhāna, 願) là nguyên nhân và kết quả của bồ-đề-tâm. Nơi chánh điện, trước chư Phật, Bồ-tát vì lợi ích và giải thoát cho tất cả chúng sanh mà khởi tâm nguyện bồ-đề (Abhīnīhārakaraṇa / Mūlapraidhāna, 願菩提) để trở thành một vị Phật và từ đây vị ấy bắt đầu hạnh nghiệp Bồ-tát-hạnh.

Trong kinh Đại-thừa sau này, bổn nguyện (abhinīhāra, 本願) (muốn trở thành vị Phật mà chưa tuyên bố với người khác về ý định của mình) có trước khi Bồ-tát khởi ý nguyện (mano-praṇidhi, 意 願). Bổn nguyện là nơi sanh bồ-đề-tâm.497 Vị Bồ-tát phải đủ tám điều kiện (Samodāna Dhamma) thì bổn nguyện (abhīnīhāra, 根願) mới hoàn thành là:

01. Manussottam: Một con người. 

02. Liṅga Sampatti: Người nam. 

03. Hetu: Có đủ khả năng sáng suốt có thể trở thành bậc Alahán trong đời này. 

04. Satthāra Dassanam: Có khả năng làm bậc sa môn. 

05. Pabbajjā: Lập nguyện trước Đức Phật. 

06. Guṇa Sampatti: Chứng các tầng thiền. 

07. Adhikāra: Sẵn sàng hy sinh ngay thân này. 

08. Chandatā: Nguyện vững chắc.498

Theo các nhà Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādas, 一切有部者), ai đã đạt Bồ-tát quả (Bodhisattvahood, 菩薩果) phải có năm điều thuận lợi là:



01. Không sanh nơi cõi ác, mà chỉ ở cõi người hoặc trời. 

02. Không sanh trong nhà nghèo hoặc giai cấp thấp. 

03. Người nam đạo đức, chứ không phải là phụ nữ. 

04. Sáu căn hoàn hảo không thiếu kém. 

05. Nhớ những đời sống trước của chính mình mà không quên.499

Trong Sớ giải của Kinh-tập (Sutta Nipāta Commentary經集之疏解) viết rằng Bồ-tát trong thời gian hành Ba-la-mật không sanh vào 18 trạng thái xấu kém (aṭṭhārasa abhabbaṭṭhānāni, 十八法 不共) như:



01. Không bao giờ bị mù 

02. Điếc 

03. Mất trí 

04. Hay chảy nước dãi 

05. Người man dã (milakkhesu) 

06. Nô lệ 

07. Dị giáo 

08. Đổi giới tính 

09. Không phạm trong năm trọng tội (ānantarika-kammas) 

10. Người hủi 

11. Thú (không nhỏ hơn cái giũa hoặc lớn hơn con voi) 

12. Chưa bao giờ sanh trong cảnh giới ngạ quỹ 

13. Không làm quỹ Kālakađjakas, 

14. Không sanh trong địa ngục A-tỳ / Vô-gián (Av_ci)500 

15. Không sanh trong địa ngục Thiết-vi (Lokantaraka) 

16. Không làm ma Ba-tuần (Māra)501 

17. Không sanh trong cảnh giới không có tình thức (asađđibhāva) 

18. Không sanh trong cõi trời Vô-nhiệt (Suddhāvāsas)502 

19. Không sanh trong cõi trời Sắc giới (rūpa) 

20. Cũng không sanh trong Tiểu thế giới (Cakkavāla).503

Theo Kinh Bổn-sanh Sarabhanga (Sarabhanga-Jātakā),504 Bồ-tát nên từ bỏ điều lớn lao (Mahāpari-ccāga) là: Vợ, Con, Kinh thành, Đời sống và Thân thể.

Khi chư Phật quán thấy Bồ-tát lập lời nguyện (abhīnīhāra) thành Phật và quán biết Bồ-tát đó sẽ thành tựu hạnh nguyện trong tương lai nên đã tuyên bố vị ấy sẽ trở thành Phật. Lời tuyên bố này được gọi là thọ ký (Veyyākaraṇa, Skt.Vyākaraṇa, 受記). Các vị Phật tương lai mà Bồ-tát sẽ gặp trong thời kỳ hành Bồ-tát đạo cũng sẽ thọ ký như vậy cho Bồ-tát.505

Trong truyền thống kinh tạng Pāli, tâm nguyện bồ-đề (Praṇidhāna, 願) được chia làm hai phần. Đầu tiên, ý nguyện (mano-panādhāna, 意願) là khát ngưỡng bồ-đề, trạng thái này tương ứng với thiện tư duy (Adhimukti hoặc Atimukti, 善思惟) và biểu thị khởi đầu tiến trình tâm linh để cuối cùng đạt được kết quả tối hậu của giác ngộ, thành quả của bồ-đề-tâm. Sau khi Bồ-tát lập nguyện bồ-đề vững chắc, ở giây phút giao điểm thuần thục tâm bồ-đề thì trong tâm sẽ khởi lên một ước nguyện mạnh mẽ và chân thành để đạt giác ngộ. Tâm nguyện (cetopanidhāna, 願) cũng xảy ra, nhưng hầu như không có ý nghĩa đặc biệt như thọ ký đã thấy trong cùng trường hợp đó. Điều này phản ảnh một giai đoạn khi mà tiến trình tu tập vẫn chưa hoàn toàn vạch rõ hoặc chưa đạt được sự chứng đạt viên mãn.506

Sự phát triển bồ-đề-tâm là điều kiện thiết yếu đầu tiên để xác định vị ấy là Bồ-tát và sau khi phát bồ-đề-tâm, vị ấy bắt đầu thực hành hạnh nguyện (cariyā, Skt. caryā,行) của một vị Bồ-tát.507

D.T. Suzuki nói rằng bồ-đề-tâm là một hình thức của pháp thân (Dharmakāya, 法身) mà mỗi người đều có, nhưng chúng sanh quên mất vì bị cuốn hút theo ngũ dục của cuộc đời:508



"Niết bàn (Nirvāṇa, 涅槃), Pháp-thân (Dharmakāya, 法身), Như-lai (Tathāgata, 如來), Như-lai tạng (Tathā-gatagarbha, 如來藏), Chân-đế (Paramārtha, 真諦), Đức-phật (Buddha, 佛陀), Bồ-đề-tâm (Bodhicitta,菩提心) và Chân-chư (Bhūtatathatā, 真如)...Tất cả đều chỉ cho những mặt đa dạng của một thực thể và bồ-đề-tâm là một tên được đặt cho pháp thân hoặc chân như hiển lộ nơi mỗi chúng sanh và thanh tịnh, buông xả các chấp thủ đó là trạng thái niết bàn." 509

Trong kinh Bồ-tát-địa đã đưa ra bốn nhân duyên để phát bồ-đề-tâm như sau:



1. Bốn duyên phụ (pratyayas, ): (a) Đức Phật thị hiện phép lạ; (b) Pháp thoại của Đức Phật như đã ghi trong Bồ-tát tạng (Bodhisattva-piṭaka, 菩薩藏); (c) Thương xót chúng sanh đau khổ và (d) Khi bị đau khổ (kaṣāya-kāla).

2. Bốn nhân chính (hetus, ): (a) Chủng tánh Bồ-tát (Bodhisattva-gotra, 種性菩薩); (b) Bạn lành (kalyāṇamitra, 善 友); (c) Từ bi và (d) Giúp chúng sanh giảm khổ.

3. Bốn lực (bala, ): (a) Tự lực; (b) Có năng lực khuyến người khác phát bồ-đề; (c) Năng lực thấy được Đức Phật, nghe được pháp thoại của ngài, cùng bạn tốt hành thiện hạnh; (d) Có năng lực và ước muốn chuyển hoá khổ đau cho chúng sanh.

4. Có bốn trạng thái làm suy giảm bồ-đề-tâm (Bodhicitta, 菩 提心): (a) Hướng dẫn sai; (b) Không đủ từ bi thương chúng sanh; (c) Thờ ơ và lãnh đạm trong việc loại trừ khổ não cho chúng sanh; (d) Thiếu bốn nguyên nhân chính của bồ-đề-tâm (Bodhicitta).510

Trong kinh Bồ-tát-địa cũng nói bồ-đề-tâm có hai loại:



1. Bất thối chuyển Bồ-đề-tâm (Nairyāṇika, 不退轉菩提心) và

2. Thối chuyển Bồ-đề-tâm (Anairyāṇika, 退轉菩提心).

Bất thối chuyển Bồ-đề-tâm sẽ có năng lực khiến Bồ-tát tuệ giác được bồ-đề, trong khi thối chuyển Bồ-đề-tâm khiến Bồ-tát không thể đạt được tuệ giác.

Thối chuyển Bồ-đề tâm có hai: (a) Ātyantika (thối chuyển bồ-đề vĩnh viễn) và (b) Anātyantika (thối chuyển bồ-đề tạm thời).511 Trong Trung-Anh Phật-học tự-điển (中英佛學辭典), bất-thối-chuyển (Avaivartika hoặc avinivartanīya) nghĩa là luôn luôn tinh tấn, không lùi bước để thẳng đến niết bàn. Đây cũng là một tính ngữ của các đức Phật.512

Ngài Tịch-thiên (Śāntideva, 寂 天) chỉ ra bồ-đề-tâm có hai — (1) Bồ-đề-tâm nguyện (Bodhi-praṇidhi-citta, 菩提心願), nguyện hướng đến tâm bồ-đề và (2) Bồ-đề-tâm hạnh (Bodhi-prasthāna-citta, 菩提心行), thực hiện để đạt bồ-đề. Công đức của bồ-đề-tâm nguyện sẽ bằng như công đức của Bồ-đề-tâm hạnh.513

Bồ-tát nỗ lực thực hành thiện hạnh để hướng dẫn tất cả chúng sanh đạt giác ngộ. Ngài vẫn tiếp tục công hạnh Bồ-tát ngay cả có trì hoãn ước nguyện thành Phật (Buddhahood, 佛果) của ngàiBao nhiêu công đức tu tập ngài đều hướng về cho tất cả chúng sanh.

Từ thời gian còn là một vị khát ngưỡng bồ-đề cho tới khi Bồ-tát phát những lời nguyện chân thành gọi là giai đoạn đầu của Bồ-đề-tâm nguyện. Công đức của bồ-đề-tâm rất lớn và không thể nghĩ lường vì chính bồ-đề-tâm tạo nên ‘Bồ-tát’, do thế mà Thế thân Bồ-tát (Vasubandhu, 世親,天親) trong Luận kinh Bồ-đề-tâm (Bodhicittotpāda-sūtra-śāstra, 經論菩提心) đã ví bồ-đề-tâm như là biển cả:



"Trong khởi thuỷ biển cả rất lớn có khả năng chứa tất cả các loại châu báu, loại thấp, loại trung, loại vừa với những viên bảo ngọc vô giá. Bồ-tát tâm cũng vậy, từ khởi thuỷ bồ-đề-tâm đã có khả năng chứa giữ tất cả chư thiên, cõi người, Thanh văn, Bích chi Phật, Bồ-tát, công đức, thiền định và trí tuệ."

(Mahāsamudro yadādau sanudeti jñātavyaḥ so’ dhamamadhyammottanmāṁ cintāmaṇiratnamuktā-phalā-nāmākaro bhavati. Bodhisattvasya cittotpāda apyenvaṁ... tad devamanuṣyāṇāṁ śrāvakapratyekabuddha-bodhisattvānaṁ dhyānasya prajñāyaścopaptallerrāharab).514

---o0o---


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương