BỒ TÁt và TÁnh không trong kinh tạng pali


Mối Liên quan giữa Mười Ba-la-mật và Mười Địa



tải về 4.14 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích4.14 Mb.
#37847
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Mối Liên quan giữa Mười Ba-la-mật và Mười Địa


Trong Đại-thừa, có một yếu tố quan trọng nữa là địa (Bhūmi, 地) hoặc tiến trình chứng ngộ của Bồ-tát. ‘Địa’ thường được đề cập trong Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản (Mahāvastu, 佛本幸集經異本), kinh Bồ-tát-địa (Bodhisattva-bhūmi,菩薩地經), kinh Thập-địa (Daśabhūmika Sūtra, 十地經), kinh Thủ-lăng-nghiêm (首楞嚴經)... Nhưng theo Har Dayal, N. Dutt và nhiều học giả khác nói rằng hình như lúc đầu chỉ có bảy địa như trong kinh Bồ-tát-địa, kinh Lăng-già (Lankāvatāra Sūtra,楞伽經) và cuối cùng hình thành mười địa trong Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitā, 般若波羅密), Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản và kinh Thập-địa, kinh Thủ Lăng nghiêm... đã thêm vào ba Địa sau giống như trường hợp đã thêm ba Ba-la-mật cuối vào danh sách thành mười Ba-la-mật. Trong Bách-khoa Toàn-thư Phật-học662 đã nói lộ trình tiến triển tâm linh của Bồ-tát (địa) là một trong những đặc điểm độc đáo để phân biệt giữa Đại-thừa và Tiểu-thừa.

Sáu địa đầu là của các nhà Tiểu-thừa, nhưng bốn phần sau do các nhà Đại-thừa sáng tạo. Và Har Dayal663 đã đề nghị rằng bảy địa trong Đại-thừa có thể coi giống như Phật giáo nguyên có ba Vihārasvà bốn quả chứng là Tư-đà-hoàn (Sotāpanna, 入流,七來), Tu-đà-hoàn (Sakadāgāmi, 一來), A-na-hàm (Anāgāmi, 不來) và A-la-hán (Arahanta, 阿羅漢). Hoặc Radhakishman trong Indian philosophy(Triết học Ấn-độ) đã nói rằng Bồ-tát tu tập Bát chánh đạo để cần cầu Phật quả như Phật giáo Nguyên-thủy chủ trương đã được chi tiết hóa thành mười địa trong Đại-thừa.

Chúng ta cũng có thể suy luận như trong kinh tạng Pali khi Bồ-tát tu tập sẽ đạt được chín tầng thiền (Jhānas, 禪)664 và sau đó thành Phật, Phật quả có thể xem là tầng thứ mười và tầng cuối cùng của giải thoát như đến tự nhiên mà không cần dụng công, nên Phật giáo Nguyên-thủy chỉ có chín tầng thiền. Có thể chăng khái niệm mười địa trong Đại-thừa là liên quan tương ứng với chín tầng thiền trong kinh tạng Pali.

Nói chung khi nói về ý tưởng ba-la-mật (Pāramitā) liên quan đến địa (Bhūmi) nghĩa là khi Bồ-tát tu tập mỗi một địa tương ứng với chứng một địa. Khi Bồ-tát chuyển từ tầng bậc này đến tầng bậc khác, cho đến cuối cùng tại nấc thang thứ mười, Bồ-tát hầu như trở thành đồng với đức Phật sở hữu những năng lực siêu nhiên. Sau khi đạt được Pháp-vân-địa (Dharma-megha, 法云地), Bồ-tát vì lòng từ bi ban bố mưa pháp để rửa sạch các tham dục phiền não và khiến tâm điền trong sạch để gieo trồng ruộng phước.

Địa (Bhūmi, 地) nghĩa là ‘đất, nơi, vùng’ và nghĩa bóng là nấc thang, trình độ và tầng cấp của tâm. Khái niệm này của địa cung cấp cho ta ý nghĩa của tiến trình tâm linh chứng ngộ của Bồ-tát. Trong khi các ba-la-mật liên quan đến khía cạnh thực tiễn của đời sống tinh thần, thì các địa chỉ ra nấc thang thành quả dần dần. Đó là đời sống lý tưởng trong Đại-thừa. Khi Bồ-tát từ từ tiến đến một lãnh vực của đức hạnh nào đó, trạng thái chuyển tiếp từ tầng bậc này đến tầng bậc khác tương ứng.

Trong kinh Thập-địa (Dasa-Bhūmika-sūtra, 十地經) đã nâng địa lên đến mười vì tương ứng với mười địa.665



"Yo’ asyām pratisṭhito bodhisattvo bhūyastvena jambudvīipeśvaro bhavati mahaisryādhipata pratilabdho dharmānupaksī krtī prabhuh satyvāh mahātyāgena sangrahītukuśalah sattvānūm mātsaryamalavinir-vrttay paryanto mahātyāgārambhaih. Tatasarvamavirahitam buddha manasikārairdharma manasikāraih, samghamanasikārairbodhisattva manasikārair-bodhisattva-caryā manisikāraih pāramitā manisikārairbhūmi manisikārair..."666

Khi Bồ-tát đạt được địa này là vị ấy siêu xuất khỏi cõi diêm-phù-đề (Jambudvīpa, 閻浮提). Những hạnh nghiệp của vị ấy là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Bố thí ba-la-mật là một trong những hoàn thành đầu tiên của địa này. Nhưng có thể rằng số của ba-la-mật và địa được tăng tới mười như kết quả sáng tác của hệ thống máy tính thập phân trong khoa học sách số học của thế kỷ thứ III-IV tây lịch.

Mối liên quan của Mười Ba-la-mật và Mười Địa được minh hoạ như sau:

Bảng XIII

MỐI LIÊN QUAN CỦA MƯỜI BA-LA-MẬT VÀ MƯỜI ĐỊA 667





TU TẬP

THÀNH TỰU

CHỨNG ĐẠT HIỆN HỮU

1

Bố thí Ba-la-mật

布施波羅密


(Dāna Pāramitā)

Hoan hỉ địa

歡 喜 地


(Pramuditā Bhūmi)

Có tri kiến Phật, mười lực giải thoát, diệt trừ được những pháp tướng phi mê, phi giác tức là trung đạo; bình đẳng với bất bình đẳng cũng đều bình đẳng, bản lai tự tính viên dung vô ngại hiện tiền; giác ngộ cùng tột với Như Lai, cùng tột với cảnh giới của Phật, pháp lạc hiện tiền.

2

Trì giới Ba-la-mật

持戒波羅密


(Śīla Pāramitā)

Ly cấu địa

離 垢 地


(Vimalā Bhūmi)

Mười Sở y (Āśaya) của vị Bồ Tát trở nên chân thật, nhu nhuyến, thanh tịnh, lìa các phiền não.Vị ấy được đầy đủ mười nhân lành. Những sai biệt đều là chung cùng, tánh chung cùng cũng không chung cùng, chỉ là giả danh hợp lại của các dị biệt.

3

Nhẫn nhục

Ba-la-mật

忍辱波羅密

(Kṣānti Pāramitā)



Pháp quang địa

法 光 地


(Prabhākarī Bhūmi)

Đạt được mười Tác ý (Manaskārā) trên mười Tâm sở (Cittāśaya). Bồ Tát quán sát các pháp hữu vi (Saṁskāra/Saṁskrita) là vô thường, khổ, xấu xa, không đáng tin và bị sanh diệt trong mỗi sát na. Hơn nữa, chúng không thể quay trở lại về quá khứ, không thể đi vào trạng thái khác ở tương lai và cũng không thể phân biệt trong hiện tại, vị ấy đạt được thanh tịnh cùng tột và tính sáng suốt phát sinh.

4

Tinh Tấn

Ba-la-mật

精進波羅密

(Vīrya Pāramitā)



Diệm tuệ địa

焰 慧 地


(Arciṣmatī Bhūmi)

Đạt được mười trụ, mười giới hạnh khiến tuệ phát sanh và tu tập Ba mươi bảy Phẩm trợ đạo (Bodhipākṣika Dharma) để mở đường đi đến giác ngộ. Trí tuệ được sáng suốt tột bậc và tuệ giác viên mãn.

5

Thiền định

Ba-la-mật

禪定波羅密

(Dhyāna Pāramitā)



Nan thắng địa

難 勝 地


(Sudurjayā Bhūmi)

Đạt mười Thanh tịnh tâm (Cittāśayavisuddhi-samatā), thông suốt lý tứ đế (Ārya-Satya), biết rõ các loại chân lý khác nhau và tất cả đồng, dị... không thể đến được. Chân đế và tục đế viên dung không hai. Thực chứng các pháp hữu vi là trống không, huyễn ảo, lòng từ bi trở nên vô hạn lượng đối với chúng sanh.

6

Trí tuệ Ba-la-mật

智慧波羅密


(Prajñā Pāramitā)

Hiện tiền địa

現 前 地


(Abhimukhī Bhūmi)

Quán chiếu mười tâm như như của các pháp, đạt được Nhu thuận nhẫn (Anulomikī-Kṣānti),668 tuy nhiên vẫn chưa đạt được Vô sanh pháp nhẫn (Anulomikī-Dharma-Kṣānti).669 Bản tánh thanh tịnh vô vi chân như không nhiễm, không tịnh, thường hiện tiền và tự tính chân như tỏ lộ.

7

Phương tiện

Ba-la-mật

方便波羅密

(Upāya Phậtāramitā)



Viễn hành địa

遠 行 地


(Dūraṇgamā Bhūmi)

Đạt được tri kiến, trí tuệ và phương tiện thiện xảo để bắt đầu đưa đến mười nhân của một giai đoạn mới. Tâm trở nên tinh tế quan sát tương tục ba pháp: Không (śūnyatā), vô tướng (animittatā), vô nguyện (apraṇihitatā) và chơn như hiển lộ, không gì không phải chơn như, cùng tột bờ bến chân như.

8

Nguyện Ba-la-mật

願波羅密


(Praṇdhāna Pāramitā)

Bất động địa

不 動 地


(Acalā Bhūmi)

Do đạt Vô-sanh Pháp nhẫn (Anulomikī-Dharma-Kṣānti) và Mười lực, nên vượt khỏi mọi sự hạn chế trói buộc, đạt được một tâm chân như, thường trụ không thay đổi.

9

Lực Ba-la-mật

力波羅密


(Bala Pāramitā)

Thiện tuệ địa

善 慧 地


(Sādhumatī Bhūm)

Phát ra diệu dụng của chân như, biết như thật tất cả các pháp hiện tượng và bản chất, hiện ra vô số thân hóa độ chúng sanh, đầy đủ bốn trí vô ngại (Pratisaṁvids) và được các Đà-la-ni (dhāraṇis) 670 bảo trì.

10

Trí Ba-la-mật

智波羅密


(Jñanā Pāramitā)

Pháp vân địa

法 云 地


(Dharmameghā Bhūmi)

Bước vào ngôi vị Điểm đạo (abhiṣeka) 671 và Nhất thiết trí (Sarvajñajñānaviśasābhiseka), các công hạnh tu tập đã được hòan mãn, công đức viên tròn; Từ bi trí tuệ phát sinh, đủ sức che chở vô lượng chúng sanh. Từ đây bóng từ, mây diệu, trùm khắp Niết Bàn. Sự giác ngộ được xuất hiện. Bồ tát được ngồi vào tòa Đại bảo vương (Mahāratnarājapadma). Chư phật xuất hiện trước vị ấy và tán thán là Bậc Chánh đẳng Chánh giác (Samyak-sambodhi).

---o0o---


ĐỨC PHẬT QUA KHÁI NIỆM PHẬT THÂN


Mục đích hướng đến cao nhất của khái niệm Tánh-không (空性) và bồ-tát (菩 薩) là Như-lai (如 來), bậc tượng trưng cho sự hoàn hảo của tất cả các đức hạnh và trí tuệ. Làm thế nào bồ-tát đạt được vị trí và sự chuyển hoá như thế là vấn đề cho chúng ta lưu tâm. Bậc Đại Bồ-tát (Bodhisattvas Mahasattvas,菩 薩 摩 訶 薩) là bậc thánh trong nhiều trường hợp cũng được kính trọng như bậc ‘Chánh đẳng giác’(Samyak-sambodhi, 正等覺). Như trong kinh Trang-nghiêm (Kāraṇḍavyūha Sūtra, 莊嚴經), bồ-tát Quan-thế-âm (Avalokiteśvara, 觀世音菩薩) được xưng tán là bậc Chánh đẳng giác. Thế nên, thật là lợi ích để bàn bạc về các tướng hảo (Lakṣaṇas, 好 相), tướng phụ (Anuvyañjanas) của Như-lai cũng như khái niệm Phật thân theo quan điểm của các trường phái Phật giáo như sau:

---o0o---


Khái niệm Phật Thân trong Kinh tạng Pāli


Nghiên cứu nguồn gốc và sự thăng hoa của khái niệm Phật thân (Buddha-kāya, 佛身), chúng ta sẽ thấy trong kinh điển Pali đề cập nhân cách của đức Phật Thích ca (Śākyamuni, 釋迦牟尼佛), vị đạt Phật quả (Buddhahood, 佛果) sau nhiều năm khổ hạnh. Phật Thích ca là một con người bình thường, con người lịch sử với chính nghiệp (karma, 業) của ngài như các chúng sanh khác, nhưng với nỗ lực và quyết tâm loại trừ nghiệp xấu, đau khổ, đạt được giải thoát tối hậu trở thành bậc giác ngộ khi tuổi vừa 35.672 Sau đó, Đức-Phật thành lập một hệ thống triết lý và đạo đức được gọi là Phật giáo.

Trong Trường-bộ kinh đã giải thích khái niệm Đức Phật như sau:



"Đức Phật được gọi là bậc A-la-hán, Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế-tôn. Ngài biết xuyên suốt các thế giới của trời, ma vương, ẩn sĩ, bà-la-môn và cõi người. Ngài thuyết pháp mà pháp đó siêu xuất ở chặng đầu, giữa và cuối."673

(Bhagavā arahaṁ sammasambuddho vijjācaraṇasampanno lokavidū anuttaro purisadhammasārathi satthā devamanussānam buddho bhagavā. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ sabrahmakaṁ sasamaṇa-brāhmaṇaṁ pajaṁ sadevaṁ sayaṁ abhiññā sacchi katvā pavedeti. So dhammseti adikalyāṇaṁ, etc) .

Sự mô tả như vậy thì không cho rằng Đức Phật vốn là hơn một con người. Trong vũ trụ học của Phật giáo, có các chư thiên ở các cõi trời khác nhau, cao nhất các cõi trời là Phạm thiên (Brahmaloka, 梵天)674là những chúng sanh có nhiều phước đức và năng lực, nhưng lại thấp trong năng lực chứng đạt các quả thánh hoặc A-la-hán (Arahata, 阿羅漢). Vì thế, các nhà Tiểu-thừa không gán bất cứ các yếu tố thần thánh hay trừu tượng nào vào Phật thân. Tất cả cho là Đức phật Thích ca là bậc tu tập tinh thần thanh tịnh và đơn giản trong chính đời này và như là kết quả kết tập công đức của những đời trước, đưa đến tiến trình cao nhất của hoàn hảo và đạt được không những chỉ trí tuệ và năng lực cao hơn bất cứ thiên, nhân nào mà còn đạt được trí tuệ và năng lực siêu việt nhất.

Trong Trung bộ, tôn giả A-nan giải thích tại sao Đức Phật được coi là cao hơn A-la-hán mặc dù cả hai có mục tiêu đạt đến cùng giống nhau. Tôn giả A-nan nói rằng không một tỳ-kheo nào được xem là có đầy đủ tất cả ưu tú trong các hình tướng của họ như Đức Phật. Hơn nữa, Đức Phật là người khởi đầu của con đường mà trước đó không có hoặc bị quên lãng, bậc thiện thệ hoặc bậc công bố về một đạo lộ mà các bậc Thanh-văn theo tu tập (Śrāvakas, 聲聞).675

Tại một nơi mà khuynh hướng thánh hoá quá mạnh khiến các nhà Tiểu-thừa thời kỳ đầu chỉ giữ nổi tánh cách con người của Đức Phật một hoặc hai thế kỷ sau khi Đức Phật tồn tại, khi các kinh điển được coi như thành hình rõ ràng. Nhưng thật ra, Đức Phật là một nhân cách lớn, trong lúc Đức Phật tại tiền, tăng chúng đã xem ngài như bậc siêu nhân:



"Những tỳ-kheo nói bậc thánh nhân có ba mươi hai tướng tốt và chỉ có bậc thánh mới sở hữu được hảo tướng và hai hạnh nghiệp."

(Dvāttimsimāni bhikkhave, mahāpurisassa mahāpurisa lakkhanāni yehi samannāgatassa mahāpurisassa dveca gatiyo bhavanti anaññā: sace kho pana agāpasma anagāriyam pabbajati, araham hoti sammāsambuddho loke vicattacchado. idha bhikkhave mahāpuriso suppatitthita pādo hoti...)676

Kinh Phật cũng nói rằng Đức Phật có ba mươi hai tướng của thánh nhân và thân Như-lai được làm bằng kim cương có mười lực và bốn vô uý. Vì vậy, đệ tử của ngài tin tưởng tuyệt đối vào Đức Phật Thích ca và vô cùng kính ngưỡng ngài.

Chính Đức Phật nói ngài là bậc Thế gian giải và Như lai và biết rằng tương lai bản chất siêu phàm của ngài sẽ được mở rộng và làm rộng lớn hơn. Mặc dù sự nhập niết bàn của ngài đã cho thấy sự giới hạn của con người bị chi phối bởi luật vô thường, nhưng các đệ tử của ngài cũng luôn luôn xem ngài là một nhân cách phi phàm. Đoạn văn dưới đây đã mô tả:

"Này A-nan nếu ngươi muốn, Như-lai có thể sống một kiếp hoặc hơn một kiếp."

(Ramaniyam Ānanda rājagaham ramaniyo gijjhakūto pabbato. yassa kassaci Ānanda cattāro iddhipādā bhāvitā bahulīkatā yānikatā vatthukatā anutthitā paricitā susamāraddhā, so ākankamano kappam vā tiṭṭheyya kappāvasesam vā tathāgatassa kho Ānanda cattāro idddhipādā bhāvitā bahulīkatā,… so Ākankhamāno Ānanda tathāgato kappam vā tiṭṭheyya kappāvasesam vā ti.) 677

Và kinh Đại Niết-bàn cũng tường thuật: "Đức Phật đã đưa chân ngài ra khỏi quan tài" (để chờ ngài Đại Ca-diếp về đảnh lễ) cũng là một yếu tố cho các đệ tử Phật tin rằng Đức Phật Thích ca là một siêu nhân, bất tử. Và bản chất siêu phàm của Đức Phật được truyền qua nhiều thế hệ sau này và được mở rộng ra với nhiều đoạn kinh cuối cùng đã tạo nên các truyền thuyết về Đức Phật như trong truyện Bổn sanh. Theo những kinh điển như vậy, sự giác ngộ Đức Phật đạt được không chỉ bằng phương pháp thực hành khổ hạnh, mà còn mang dấu vết của vô số hạnh nghiệp ngài đã làm trong những đời sống trước trong vô số kiếp không thể đếm được và Đức Phật Thích-ca được mô tả như một siêu nhân, người có ba mươi hai hảo tướng và tám mươi tướng phụ đặc thù khác.

Theo lý thuyết Tiểu-thừa sau này và Đại-thừa, những đệ tử Phật đã xem Đức-Phật như bậc thiên nhân sư và dĩ nhiên đã gán những phẩm chất phi phàm cho ngài, không chỉ sau khi ngài nhập niết-bàn mà ngay cả khi ngài còn sống. Những phẩm chất này gồm cả mặt trí tuệ và đạo đức và ngay cả thân vật lý cũng tạo cho ngài chuyển hoá từ vị trí con người đến vị trí của một thực thể tối hậu trong thế giới.

---o0o---


Quan điểm Phật Thân trong Thời kỳ Phân chia Bộ Phái


Quan điểm về Phật thân (Buddha-body, 佛身) như vậy là đặc tánh của thời kỳ truyền thống Phật giáo. Phái Thượng-toạ-bộ (Sthaviravādin, 上坐部) và Đại-chúng-bộ (Mahāsāṅghika, 大眾部) đã phát triển những quan điểm này.

Trong kinh Thánh-cầu (Ariyapariyesana Sutta) của Trung-bộ đã nói Đức Phật đạt được Nhất-thiết trí và ngài không tìm kiếm niết-bàn (涅槃), mà chỉ tìm Chánh đẳng giác (Samyak Sambuddhahood, 正等覺)678 và thuyết pháp thâm sâu, công bố một chân lý trước đó chưa biết hoặc bị bỏ quên. Đức Phật trở thành nhà tiên tri và thấy được chân lý thâm sâu. Lúc đầu, Đức Phật cũng ngần ngại để giảng pháp đó cho số đông sợ rằng chúng sanh chưa đủ căn cơ để hiểu thì sẽ không đem lại sự lợi ích hữu hiệu, chỉ làm nhọc lòng Như-lai thôi. Ngài tuyên bố như sau:



"Ta là bậc chiến thắng tất cả. Ta là bậc Nhất-thiết-trí. Ta không động bởi tất cả các pháp thế gian. Ta hoàn hảo trong thế giới này. Ta là bậc đạo sư vô song. Ta là bậc giác ngộ, an tĩnh và tịch diệt. "

(Sabbobibho sabbavido’hamasmi, sabbesu dhammesu anopalitto. ahaṁ hi arahā loke, ahaṁ satthā anuttaro, eko’mhi sammāsambuddho sitibhūto ’smi nibbuto).679

Những khái niệm Phật như vậy là căn bản của phái Đại-chúng-bộ. Sau khi hứa khả với Phạm thiên đã thỉnh Đức Phật vì lợi ích của chúng sanh mà thuyết pháp, Đức Phật đồng ý ban bố pháp thoại. Pháp được Đức Phật thuyết bao gồm Tứ-diệu-đế (Ariya saccas, 四妙諦), Bát-chánh-đạo (Aṭṭhāṅ-gikamagga, 八正道) và lý Duyên khởi (Paticca-samuppāda, 緣起). Những nhà Đại-thừa dựa vào quyết định trên của Đức Phật để thiết lập học thuyết của họ rằng chỉ có Đức Phật Nhất-thiết-trí có thể giác ngộ chân lý cao nhất và năm ẩn sĩ Kiều-trần-như nghe bài pháp đầu tiên ‘Kinh Chuyển pháp luân’ (Dhamma-cakkappavattana-sutta, 轉法輪經) được biết là Thanh-văn (Śrāvakas,聲聞), người có thể đạt quả A-la-hán (Arahathood, 阿羅漢果) chỉ bằng cách quán sát pháp thoại của Đức Phật, tu tập tuệ tri ngã không (anatta-pudgalanairātmya, 我空), pháp không (dharma-suñyatā, 法空) ở tất cả các chủ thể và khách thể hiện tượng.

Những nhà Nguyên-thuỷ và Thượng-toạ-bộ cùng với những phái chi nhánh khác đã xem Đức Phật như một con người, người đã đạt được Phật quả tại Bồ-đề-đạo-tràng (Bodhgayā), nhưng còn mang thân người nên ngài vẫn bị chi phối bởi sự mõng manh, ngắn ngủi vô thường như tất cả con người khác. Đại-chúng-bộ không tán thành quan điểm này làm thế nào một bậc thánh nhân giữa các thánh nhân có đầy đủ trí và hạnh trong đời này chỉ khi sanh như thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhārtha, 士達多) lại trở thành một con người bình thường? Thế nên, họ cho rằng sự xuất hiện của ngài trong thế giới trần gian chỉ là một sự thị hiện để chỉ ra con đường giải thoát cho thế giới (lokadhātu)680 này và ngài đã thành tựu đủ các ba-la-mật trong những kiếp trước khi còn là một vị bồ-tát.

Thế nên, Đại-chúng-bộ (大眾部) cho là Đức Phật không chỉ là một thực thể siêu phàm mà còn có tất cả sự hoàn hảo, nhất-thiết-trí từ khi kiếp thị hiện trong bào thai của hoàng hậu Ma-da, chớ không phải sau khi đạt giác ngộ dưới gốc cây bồ-đề. Cũng chú ý rằng Đại-thừa cho rằng không chỉ có một Đức Phật Cồ-đàm (瞿曇佛) của thế giới ta-bà (Saha lokadhātu, 娑婆世界) mà còn có vô số chư Phật từ nhiều vô số các thế giới khác nữa.

Các nhà Đại-thừa và các phái chi nhánh đề cập rằng:

Thân Phật là toàn thực thể siêu xuất thế gian (lokottara, 出世間). Tám mươi giới (dhātus, 界) biến mất sự bất tịnh. Âm thanh và thân thể không kết hợp với pháp bất tịnh. Thân thể không thuộc về trần gian (laukika), thanh tịnh, vô lậu (āsrava-visamyukta, 無漏) và không huỷ diệt được.

Sắc thân (tức là báo thân) (Rūpakāya, 色身) của Đức Phật là vô hạn như kết quả vô lượng công đức của ngài đã gieo. Chân đế (Paramārtha, 真諦) được giải thích là ‘vô tận’, ‘không đo lường’ và ‘không liệt kê’ được. Nó có thể hoặc lớn hoặc nhỏ và cũng có thể là của bất cứ số nào. Trong ứng thân (Nirmāṇa-kāya, 應身) của ngài, ngài có thể ứng hiện bất cứ nơi nào trong vũ trụ này.

Theo phái Vetulyakas trong Luận Biện-giải (Kathāvatthu, 論辯邂)681đã nói rõ hơn về quan điểm này rằng Đức Phật không chỉ sống trong thế giới của con người, cũng không an trụ ở bất cứ nơi nào mà đó chỉ là ứng thân thị hiện (abhinimmito jino) để thuyết pháp. Các nhà nguyên thuỷ cho rằng sự sai khác này là do diễn dịch sai nghĩa đen của đoạn kinh.682



"Đức Phật đản sanh và giác ngộ trong thế giới này, vượt qua thế giới này và không chấp thủ đối với các pháp thế gian."

(Bhagavā loke jāto loke sambuddho lokaṁ abhibhuyya viharati anūpalitto lokenā ti).683

Phái Navattabbam cũng bổ sung thêm như:



- "Không thể nói Đức Phật sống trong thế giới con người." (xviii. 1); (Buddho bhagava manussaloke aṭṭhāsī ti)

- "Đức Phật có thể tồn tại bất cứ chỗ nào trên thế giới này." (xi.6) (sabbā disā Buddhā tiṭṭhantā ti).

- "Những pháp thoại được giảng từ ứng thân của Đức Phật." (xviii.2) (abhinimmitena desito ti).

Điều này đã chỉ ra rằng theo các nhà Đại-thừa, Đức Phật là có mặt ở khắp nơi và như thế vượt khỏi phạm trù định cư ở bất cứ nơi chỗ hay hướng nào cụ thể, tất cả pháp thoại được thuyết từ ứng thân của ngài.

Với nhận xét vô tư, ngài Phật-âm (Buddhaghosa, 佛音) (đã hiểu phái Vetulyakās – thuộc Đại-chúng-bộ) khi khư khư cho rằng Đức Phật luôn luôn ở cõi trời Đâu-suất (Tuṣita, 兜率天) trước khi giáng xuống cõi ta-bà này. Trong luận Biện giải (Kathāvatthu, 論辯邂), tổ Hoà-tu-mật-đa (Vasu-mitra, 和須密多)684 không nghi ngờ Đại-chúng-bộ, đặc biệt các phái chi nhánh như Vetulyaka và Thuyết-Xuất-thế bộ (Lokottaravāda, 說出世部) đã xem Đức Phật là siêu việt như trong luận Biện-giải (Kāthāvatthu)685 chứng minh: "Liệu chư Phật có khác lẫn nhau." (atthi buddhanaṁ buddhehi hinātirekatā ti).

Phái Án-đạt-la (Andhakas, 按達羅,686 một chi nhánh khác của Đại-chúng-bộ) cho rằng Đức Phật Thích-ca mang báo thân (Sambhogakāya, 報身) chứ chưa đạt đến pháp thân (Dharmakāya, 法身).

Ngài Phật-âm nói rằng phái Án-đạt-la chủ trương chư Phật có các phẩm chất khác nhau như là việc đạt Tứ niệm xứ (Satipatthāna, 四念處) và Tứ chánh cần (Sammappadhāna, 四正勤) vv... Trường phái Chính thống (Nguyên-thủy, 佛教原始) cho rằng Đức Phật có thể khác về thân (sarīra,身), thọ mạng (āyu, 壽命) và phát quang (prabhāva, 發光). Trong luận Biện-giải (Kathāvatthu, 論辯邂)687 đã cho thấy phái Uttarāpathakas chủ trương chư Phật có thể không có từ bi (karunā,慈悲) và thân Phật được tạo từ những thành tố thanh tịnh (anāsrava dharma, 清淨法).688

Thọ mạng của Đức Phật (āyu) thì vô tận bởi công đức vô lượng từ nhiều kiếp quá khứ của ngài. Nhưng ngài thị hiện có thọ mạng như những chúng sanh khác.

Năng lực của Đức Phật (tejas, prabhāva, 能力) là vô tận. Ngài có thể thị hiện trong cùng một lúc ở nhiều thế giới trong vũ trụ này.

Đức Phật không bao giờ mệt mỏi trong việc giác ngộ chúng sanh và chỉ con đường tuệ giác (viśuddha-sraddhā) cho họ. Các luận giả Trung-hoa đã giải thích rằng lòng từ (karunā, 慈悲) của Đức Phật là vô hạn lượng và có thể vì độ hết tất cả chúng sanh mà trì hoãn việc nhập niết-bàn.

Tâm của Đức Phật luôn an trụ trong thiền định. Ngài không bao giờ ngủ hoặc mơ.

Đức Phật có thể chỉ trong một sát na (eka-ksaṇikacitt, 剎那) hiểu được tất cả các pháp. Tâm ngài như đài gương sáng. Ngài có thể trả lời tức khắc bất cứ câu hỏi nào mà không lưỡng lự. Trong luận Biện-giải (Kathāvatthu),689 phái Án-đạt-la (Andhakas, 按達羅) đã chủ trương rằng Đức Phật có trí tuệ đối với tất cả các pháp hiện tiền (sabbasmiṁ paccuppanne ñānam atthīti).

Đức Phật luôn luôn biết rằng nơi ngài không còn các tướng bất tịnh (kṣaya-jñāna,不淨諸相) và ngài không còn bị tái sanh (anutpādajñāna,無再生) nữa.

Những gì trình bày ở trên như được bổ sung làm vững thêm trong lời văn hoa mỹ của Phật-bản-hạnh Tập-kinh-dị-bản (Mahāvastu, 佛本行集經異本) như sau: Bồ-tát trong kiếp cuối cùng là thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhārtha Gautama) tự sanh (upapāduka, 自生) (bên hông mẹ chun ra) chứ không phải sinh ra từ cha mẹ như những chúng sanh khác. Ngài ngồi kiết già trong thai tạng, từ cõi trời ngài nhập vào thai, ngài hành động như bậc bảo hộ. Trong khi ở trong thai, ngài vẫn thanh tịnh không bị ô uế bởi đờm giải và những chất nhơ khác trong bụng mẹ và ngài bước ra khỏi thai mẹ từ hông bên phải, vì ngài không có nghiệp tham ái và con trai của thái tử Sĩ-đạt-đa là La-hầu-la (Rāhula, 羅候羅) cũng tự sanh như vậy.

Những thành tựu của Đức Phật là siêu xuất thế gian (lokottara, 出世間) và không thể so sánh với bất cứ pháp thế gian nào khác. Sự tu tập của ngài là xuất thế và vì thế, công đức và thân thể ngài ngay cả những hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi cũng là xuất thế. Ăn uống, đắp y và tất cả cử chỉ khác cũng là siêu việt. Chính vì chỉ tạm thị hiện theo cách thế gian như chân ngài vốn sạch, nhưng ngài vẫn rửa. Miệng ngài thơm ngát như hoa sen xanh, nhưng ngài vẫn đánh răng. Thân ngài không bị ảnh hưởng bởi mặt trời, gió và mưa, nhưng ngài vẫn đắp y và sống dưới mái che. Ngài vốn vô bịnh nhưng vẫn thị hiện uống thuốc.

A-tỳ-đạt-ma Câu-xá-luận tụng (Abhidharma-kośa, 阿毘曇俱舍論頌) và Vyākhyā nói rằng Đại-chúng-bộ chủ trương chư Phật có thể xuất hiện cùng một lúc trong nhiều thế giới và các ngài có nhất-thiết-trí biết tất cả các hiện tượng đồng thời. Trong luận Biện-giải và Câu-xá không nói gì đặc biệt về khái niệm bồ-tát như Đại-chúng-bộ.

Đức Phật thị hiện theo những cách của thế giới nhiều như sự tu tập theo những phương pháp xuất thế gian. Không có gì chung giữa ngài và chúng sanh trong thế giới. Nếu sự siêu việt của Đức Phật được chấp nhận, thì mạng sống của Đức Phật phải vô tận và ngài không bị chi phối bởi ngủ, mơ khi mà ngài đã không mệt mỏi. Khi ngài đã từng thức tỉnh thì làm sao có mơ?

Khái niệm xuất thế gian (lokottara) chỉ xuất hiện trong phần giới thiệu của Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản (Mahāvastu) và do thế bằng chứng bài kinh này là của các nhà Tiểu-thừa và theo dòng thời gian phái Thuyết-Xuất-thế-bộ (Lokottaravāda) đã thêm vào những chương giới thiệu. Những giáo lý chủ yếu được đề cập trong các tác phẩm Tiểu-thừa là Tứ-diệu-đế (Ariya saccas, 四 妙 諦), Bát-chánh-đạo (Āṭṭhāṅgika-magga, 八正道), lý Duyên-khởi (Pratītyasamutpāda, 緣起), các uẩn (蘊) cấu thành một ngã, vô ngã (Anātman, 無我), nghiệp (karma, 業), 37 Phẩm trợ đạo (Bodhipakṣīkadharmas, 三十七(助)道品)... Tại đây, không có đề cập đến sự không hiện hữu của các pháp hiện tượng tức Pháp không (Dharma-śūnyatā, 法空), tam thân (Trikāya, 三身) và hai chướng (āvaraṇas, 障) là phiền não chướng (kleśa, 煩 惱 障) và sở tri chướng (jñeyā, 所知障). Chỉ trong các học thuyết của Đại-thừa có bồ-tát hạnh (Bodhisattva-Caryās, 菩薩行), mười địa (Dasa Bhūmi, 十地), vô số chư Phật và vô số Phật sát (Ksetras, 佛 剎) được xem là những phần thêm vào sau này hơn là những phần trước đó.690 Nhất-thiết-hữu-bộ cùng với Thượng-toạ-bộ đồng ý rằng thân Phật có chứa những yếu tố bất tịnh trong khi Đại-chúng-bộ tranh luận rằng thân Phật thoát khỏi các tướng bất tịnh.

Theo Dị-bộ-tông-luân luận (Samayabhedopara-canacakra, 異部宗輪論) cho rằng quan điểm của Đại-chúng-bộ (Mahāsāṅghika, 大眾部), Nhất-thuyết-bộ (Ekavyāvahārika, 一說部), Thuyết Xuất-thế (Lokuttaravādin, 說出世部) và Kê-dẫn bộ (Kurukulaka, 計引部) cho rằng thân Phật là thanh tịnh với sự mô tả như sau:

1. Thân Như-lai là siêu việt trên tất cả thế giới

2. Như-lai không có thực thể của thế gian (Laukikadharma)

3. Tất cả lời của Như-lai là nhằm mục đích thuyết pháp

4. Như-lai giải thích rõ ràng hiện tượng của các pháp

5. Như-lai dạy tất cả các pháp như chúng đang là

6. Như-lai có sắc thân

7. Khả năng của Như-lai là vô tận

8. Thọ mạng của Như-lai là vô hạn

9. Như-lai không bao giờ mệt mỏi trong việc độ sanh

10. Như-lai không ngủ

11. Như-lai vượt lên khỏi nhu cầu nghi vấn

12. Như-lai thường thiền định không nói, tuy nhiên ngài chỉ dùng ngôn ngữ cho phương tiện thuyết pháp

13. Như-lai hiểu liền tất cả các vấn đề

14. Như-lai với trí tuệ hiểu liền hoàn toàn các pháp chỉ trong một sát na

15. Như-lai có tận trí (kṣaya-jñāna, 盡智) và vô sanh trí (anutpāda-jñāna,無生智) cho đến khi đạt được niết- bàn.691

Sự khẳng định của Đại-chúng-bộ rằng thân Phật là siêu nhân, không có phiền não và một đoạn văn trong Đại-tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra, 大毘婆沙論)692 rằng:



"Mặc dù Như-lai còn ở thế giới, nhưng ngài siêu việt và không bị ô nhiễm bởi các pháp phiền não."

Và một đoạn văn trong A-hàm ghi rằng:



"Dù sắc thân của Đức Phật bị huỷ diệt, nhưng mạng sống của ngài rất dài, bởi vì pháp thân (dharmakāya) của ngài vẫn tồn tại mãi."

Điều này cũng ủng hộ cho quan điểm của Đại-chúng-bộ. Theo quan điểm này, không phải thân Phật diệt lúc 80 tuổi, tánh cách phi phàm tức thân thật của Đức Phật, còn sắc thân chỉ là một sự biểu hiện diệu dụng thân thật của ngài. Quan điểm như vậy có thể coi như sự phát triển học thuyết của bản chất siêu nhân với ba mươi hai tướng hảo và tám mươi tướng phụ. Học thuyết về Phật thân này có thể xem là có trước khi Đại-thừa có mặt.

Theo Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản (Mahā-vastu) nói:

"Không có gì trên thế giới này có thể bằng với Đức Phật. Tất cả các tướng gắn liền với ngài đều siêu việt khỏi thế giới này."

(Na hi kimcit samyaksambuddhanam lokena samam. atha khalu sarvam eva mahesinam lokottaram.)

Theo như luận Biện giải và sớ giải của luận do ngài Phật-âm biên soạn cũng giống ý kiến với phái Án-đạt-la (Andhaka), Uttarāpathaka and Vetulyaka. Ngược lại với lý thuyết trên, phái Thượng-toạ-bộ (Sthaviravādins, 上座部) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins, 一切有部) nhấn mạnh thân Phật còn phiền não nghĩa là sắc thân của Đức Phật với phiền não kéo dài 80 năm là sắc thân thật và khi ngài đạt trạng thái Niết-bàn và giác ngộ pháp thân thì mới thoát khỏi phiền não.

Theo ý kiến của Nhất-thiết-hữu-bộ, mặc dù Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi tướng phụ, sắc thân ngài như thân của người bình thường do nghiệp (karma, 業) tạo thành. Theo như Dị-bộ-tông-luân luận (Samayabhedoparacanacakra, 異部 宗輪論), những nhà Nhất-thiết-hữu-bộ dạy rằng:

"Như-lai chưa từng thuyết pháp, Như-lai chưa từng giải thích rõ ràng các pháp như chúng đang là; tất cả các kinh điển chưa từng được diễn thuyết."

Nhất-thiết-hữu-bộ khẳng định rằng pháp thân là kết quả của sự thành tựu đạo đức, quán chiếu, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Pháp thân không gì ngoài một Đức Phật lý thuyết, tịch tĩnh và trừu tượng đã hình thành nền tảng cho sắc thân vật lý.

Trong Đại-chúng-bộ ủng hộ quan điểm không có phiền não trong sắc thân Phật, như một đoạn trong A-hàm đã diễn tả:

"Mặc dù Như-lai vẫn còn ở thế giới này, nhưng ngài phi phàm và không bị ô nhiễm bởi các pháp thế gian."

Nhưng Nhất-thiết-hữu-bộ trong Đại-tỳ-bà-sa-luận693 (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra, 大毘婆沙 論). đã dịch cùng đoạn kinh đó cho rằng bởi sắc thân Phật là Như-lai vẫn còn ở thế giới này và pháp thân ngài thì phi phàm và không bị ô nhiễm. Sự diễn dịch như vậy đã làm rõ quan điểm của Nhất-thiết-hữu-bộ nhận ra tính trừu tượng của Pháp thân trong sắc thân của Đức Phật. Quan điểm khác nhau về Phật thân giữa Đại-chúng-bộ và Nhất thiết hữu bộ dường như rút ra từ sự kiện rằng Đại-chúng-bộ nghiêng về duy tâm hoá sắc thân Phật trong khi Nhất-thiết-hữu-bộ nghiêng về thực tại hoá sắc thân Phật.694 Các trường phái Tiểu-thừa, Nhất-thiết-hữu-bộ ít nói về những khái niệm thân. Đối với họ, Đức Phật là một con người thật sự sống trong thế giới này như bất cứ con người nào khác và bị chi phối bởi những trạng thái yếu đuối của thân thể. Bằng phép ẩn dụ, thỉnh thoảng họ nói Đức Phật là đồng với pháp, không có bất cứ ám chỉ siêu hình nào nhưng những điểm này đã cho một cơ hội để Nhất-thiết-hữu-bộ và Đại-thừa phát triển lý thuyết về pháp thân (Dharmakāya, 法身) của Đức Phật.

Nhất-thiết-hữu-bộ bắt đầu bình luận về thân Phật, nhưng chính trường phái Đại-chúng-bộ đề cập đến vấn đề ‘thân’ trong thái độ nghiêm chỉnh và lót đường cho sự nghiên cứu của các nhà Đại-thừa.

Tại một nơi mà khuynh hướng thánh hoá quá mạnh khiến các nhà Tiểu-thừa thời kỳ đầu chỉ giữ nổi tánh cách con người của Đức Phật một hoặc hai thế kỷ sau khi Đức Phật tồn tại, khi các kinh điển được coi như thành hình rõ ràng.

Và khi đối diện với những mô tả về Đức Phật như đã nói trên, cũng thật khó cho những trường phái Tiểu-thừa sau này thăng hoa tánh cách người trong Đức Phật, không có những sự diễn tả chắc chắn của các tác phẩm trước kia để minh chứng cho những sự diễn dịch khác vay mượn chúng. Một số những diễn dịch này như:

1) "Đức Phật nói với tôn giả A-nan trước khi ngài nhập Đại niết-bàn (Parinibbāna): ‘Sau khi Như-lai nhập diệt, hãy lấy giới và luật làm thầy’."

(Yo vo Ānanda mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto so vo maṁ accayena satthā.)695

Pháp (Dhamma, 法) và luật (Vinaya, 律) rõ ràng là sự sưu tập về các pháp thoại và giới luật. Đây cũng là bằng chứng về cuộc đàm thoại giữa tôn giả A-nan (Ānanda) với Gopaka-Moggallāna trong kinh Gopaka-Moggallāna696 của Trung-bộ. Trong đó, tôn giả A-nan giải thích tại sao các tỳ kheo cảm thấy không nơi nương tựa (appatisarana, 無處歸依) sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. A-nan nói rằng các tỳ kheo nên nương tựa nơi pháp (dhammapatisarana, 歸依法) và tôn giả chỉ ra cái gì là pháp và luật của Đức Phật.



2) "Vì thế, Như-lai (Śākyaputtīyasamana) có thể nói ngài được sanh ra như bậc Thế-tôn (Bhagavā), từ kim khẩu, pháp được sanh, pháp được thành lập... Mặc dù trong đoạn kinh này, pháp (Dhamma) là đồng với Phạm thiên (Brahmā). Bối cảnh này chỉ ra không có ý nghĩa tâm lý trong đó, chỉ có sự cân bằng giữa Phạm thiên và Như-lai nghĩa là pháp thân đồng với thân Phạm thiên.

(Bhagavato’mhi putto oraso mukhato jāto dhammajo dhammanimmito dhammdāyādo iti. tam kissa hetu? tathāgatassa h’etam adhivacanam. dhammakayo iti pi brahmakāyo iti pi, dhammabhūto it pi ti.)

"Nhö moät Bà-la-moân noùi vò aáy sanh ra nhö moät Phaïm thieân, do mieäng Phaïm thieân sanh".

(Brāhmano putto oraso mukhato jāto brāhmajo brāhmanimmito brāhmadāyādo).697

3) Vakkali trên giường bịnh tha thiết muốn gặp Thế tôn, vì vậy Thế-tôn đến và nói:

Này Vakkali bằng chánh kiến ngươi hãy thấy rõ thân bất tịnh. Người nào thấy pháp thì người đó thấy Ta; người nào thấy Ta là người đó thấy pháp.

(Alam vakkali kim te pūtikāyena diṭṭhena. yo kho vakkali dhammaṁ passati so maṁ passati. yo maṁpassati so dhammaṁ passati).698Chỉ sau khi nói điều này, Đức Phật mới nói Pháp thoại vô thường (anicca, 無常). Có nhiều đoạn cùng nội dung này trong kinh tạng Pali có thể coi như là tiền thân của những khái niệm Đại-thừa sau này và có thể hình thành nền tảng nghiên cứu của họ. Nhưng có nhiều đoạn đọc, thấy không có biểu trưng hoặc mang bất cứ ý nghĩa tâm lý nào cả. Trong đoạn văn này, Đức Phật chỉ thân ngài như bất tịnh (pūtikāya, 不淨) và được nhấn mạnh trong pháp thoại của ngài. Ngoài ra, ngài còn dạy thêm nên kính trọng pháp thoại của ngài như chính bản thân ngài.

4) Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật nói ngài không phải là chư thiên, không phải là Càn-thát-bà, không phải con người... Điều này đã cho thấy có dấu vết của những khái niệm thân của Đại-thừa. Không thể không có ý nghĩa siêu hình trong những kinh này, mặc dù người biên soạn kinh này không có ý truyền đạt chúng. Bà-la-môn Drona thấy có dấu bánh xe (chuyển luân xa) dưới chân Đức Phật, liền hỏi Đức Phật liệu ngài là chư thiên, Càn-thát-bà (gandhabba, ), Dạ-xoa (yakkha, 夜叉) hoặc con người? Đức Phật trả lời ngài không phải là những hữu tình như đã nêu vì ngài đã thoát khỏi bất tịnh (āsavas) mà chư thiên, Càn-thát-bà, Dạ-xoa hoặc con người có. Giống như hoa sen trong nước, dù thân trong nước nhưng vươn lên khỏi bùn; cũng thế Đức Phật sanh trong thế giới này, trưởng thành trong thế giới này nhưng vượt lên khỏi nó (abhibhuyya) và sống mà không bị ô nhiễm. Vì thế, Đức Phật nói với vị bà-la-môn đừng xem ngài là gì hết ngoại trừ là một vị Phật.

Ngay cả có thể giả định rằng ý tưởng Đại-thừa tiềm ẩn trong lời diễn tả ở trên, mặc dù không diễn tả tương xứng, nhưng sự đàm luận trong luận Biện-giải (Kathāvatthu) đã thiết lập sự hiện hữu lịch sử của Đức Phật như đối lại với những người phủ nhận quan điểm này và tánh cách trong đó giới thiệu các dữ kiện đời của Đức Phật như đã được mô tả trong kinh tạng Pali rõ ràng ý kiến của những nhà nguyên thuỷ đề cập đến thân Phật.

Mặc dù từ sắc thân (Rūpakāya, 色身) và pháp thân (Dharmakāya, 法身) được tìm thấy trong các tác phẩm Pali sau này của Đại-thừa hoặc bán-Đại-thừa, nhưng những điều này không mang bất cứ ý nghĩa thực tiễn nào cả.

Ngài Phật-âm vào thế kỷ thứ V đã nói về thân Phật như sau:



"Thế-tôn, người sở hữu sắc thân sáng chói, được tô điểm với tám mươi tướng phụ và ba mươi hai tướng hảo của thánh nhân. Thế-tôn cũng sở hữu pháp thân thanh tịnh mọi mặt và được tô điểm với giới, định vv... đầy quang minh và đức hạnh, không thể so sánh được và hoàn thiện. "

(Yo pi so bhagavā asiti anuvyañjana-patimandita-dvattimsamahāpurisalakkhaṇa-vicitra-rūpakāyo sabbākāraparisuddha silakkhandhādigunaratana samiddha-dhammakāyo samahattapuññamahatta ... appatipuggalo araham sammāsambuddho).699

Mặc dù khái niệm của ngài Phật-âm là thực tiễn, Đức Phật đã thoát khỏi các thành trì tôn giáo gán cho ngài những năng lực siêu nhiên. Trong Luận Thù-thắng-nghĩa (Aṭṭhasālinī, 論殊勝義),700 ngài Phật-âm nói rằng suốt ba tháng Đức Phật vắng mặt ở thế giới ta-bà là Đức Phật đang giảng luận A-tỳ-đạt-ma cho mẫu hậu ở cung trời Đâu-suất (Tuṣita, 兜率), Đức Phật đã tạo một số tâm ảnh giống ngài y hệt. Những tâm ảnh này như thật, giống Đức Phật như đúc ngay cả âm thanh, lời nói hay vầng hào quang toả từ thân ngài. Tâm ảnh Phật này được chư thiên ở thượng giới bảo vệ, chứ không phải chỉ có cõi người và trời bình thường.

Tóm lại, những nhà Tiểu-thừa đã cho là sắc thân Phật (Rūpakāya, 色身) là giống như thân của chúng sanh và pháp thân (Dhammakāya, 法身) ngài là sự kết tập của pháp thoại, giới và luật.701

Kinh Thần-thông Du-hí (Lalitavistara, 神通遊戲 經) đã mô tả hình ảnh về Đức Phật siêu việt hơn bất cứ con người nào và ngược lại với khái niệm báo thân (Sambhogakāya, 報身) và pháp thân (Dhamma-kāya, 法身) của Đại-thừa, mặc dù hai chương cuối là nói về học thuyết chân như (Tathatā, 真如). Kinh Thần-thông Du-hí đã thần thánh hoá Đức Phật, nhưng không thấy có dấu vết khái niệm về Tam thân Phật (Trikāya, 三身). Nhiều đoạn trong kinh nói Đức Phật đã xuất hiện trong thế giới con người theo cách thức loài người (lokānuvartana) và nếu ngài muốn, ngài có thể không ở một trong các cõi trời và đạt giác ngộ trong trạng thái đó.702

Có đoạn, Đức Phật giải thích với tôn giả A-nan rằng không giống như loài người, Đức Phật không sống trong sự nhơ nhớp của thai mẹ mà an trụ trong một bảo tạng (ratnavyūha, 寶藏) đặt trong thai. Bảo tạng ấy cứng như kim cương nhưng mềm mại như phía dưới của con chim Ca-chiên-lân-đà (Kācilindika, 迦亶鄰陀)703 và chính đời sống này cũng như các sự kiện khác của đời này đều là tánh cách siêu phàm. Cùng lúc đó, Đức Phật tiên đoán tại nơi đây, trong tương lai con người không tu tập thân, khẩu và ý, vô minh, bất tín, kiêu hãnh, không tin vào sự giải thoát và nhân cách phi phàm của Đức Thế-tôn.

Qua những thơ ca tán dương của Thần-thông Du-hí kinh (神通遊戲經) cho là Đức Phật lịch sử được gán cho tướng hảo và tướng phụ, một con người trên tất cả con người, người mà kiếp trước làm nhạc sĩ trên cõi trời và nguyện sẽ thành Phật để cứu độ chúng sanh và đã từ bỏ thế giới để hoàn thành ước nguyện. Một câu chuyện khác, chư thiên đã cúng bảo tạng cho Bồ-tát để ngài có thể an trú trong đó khi ngài đương trong thai mẹ, ngài đã biến ra nhiều hình tướng từ Đại-trang-nghiêm định (Mahāvyūha Samādhi, 大莊嚴定). Điều này rõ ràng không phản ảnh bất cứ ý tưởng gì về ứng / hoá thân (Nirmāṇakāya, 應身/化身) mà chỉ giống như các phép lạ thần thông như đã đề cập trong kinh tạng Pali. Trong chương cuối của kinh Thần-thông Du-hí nói về các vật tượng trưng như Đức Phật được gọi là Trống lớn (mahādruma, 大鼓) bởi vì ngài sở hữu Pháp thân trí (Dharma-kāya-jñāna, 法身智).

Chương này có thể là sự thêm vào của Đại-thừa (大乘佛教), chúng ta có lý do để nói rằng kinh Thần-thông Du-hí trong hình thức nguyên thủy là luận của Nhất-thiết-hữu-bộ (Sarvāstivāda, 一切有部), chủ trương Đức Phật như một con người với các thuộc tính siêu nhiên.

---o0o---




tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương