BỒ TÁt và TÁnh không trong kinh tạng pali


Sự Thăng hoa Học thuyết Bồ-Tát



tải về 4.14 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích4.14 Mb.
#37847
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

Sự Thăng hoa Học thuyết Bồ-Tát


Thật khó để kết kuận chính xác niên đại của học thuyết Bồ-tát. Bách khoa Toàn thư Phật học210 đã có ý kiến rằng học thuyết Bồ-tát được thành hình khoảng thế kỷ I trước Tây lịch với những lời như sau:

"Khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch, thị hiếu tín ngưỡng của Ấn độ bắt đầu sáng tạo ra nhiều vị thần trong thơ ca Tiết-đà (ṛgveda)211 và các thần học Phật giáo cũng không ngoại lệ. Khi sự nhân cách hoá thần Śiva và Viṣṇu được thành hình trong đạo Hindu thì những hình ảnh của chư Bồ-tát cũng được thành lập trong Đại-thừa Phật giáo."

Theo ý kiến của Har Dayal,212 khái niệm Bồ-tát có thể xuất phát vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch:

"Chúng ta có thể xem thế kỷ thứ II trước Tây lịch như là một điểm bắt đầu biên niên xử cho sự phát triển Học thuyết Bồ-tát." N. Dutt213 quán sát cho rằng khoảng thế kỷ II hoặc I trước Tây lịch. Nakamura214 và A.K Warder215  đã cho rằng Bồ-tát thừa (Bodhisattvayāna, 菩 薩 乘) có thể hiện hữu khoảng bắt đầu kỷ nguyên Thiên chúa giáo. Bách khoa Toàn thư tôn giáo216 cho rằng khái niệm Bồ-tát rõ ràng bắt đầu khoảng giữa thế kỷ I trước Tây lịch và giữa thế kỷ I Tây lịch… Với nhiều ý kiến về niên đại học thuyết của Bồ-tát như vậy đã được nhiều học giả chấp nhận. Tuy nhiên, có thể kết luận rằng những quan điểm này thật sự đã chỉ ra sự bùng nổ của một phong trào kính thờ Lý tưởng Bồ-tát (菩 薩 理 想) đã đưa đến sự tiến triển Triết học Bồ-tát trong triết lý Đại-thừa Phật giáo (佛 教 大 乘).

Trong kinh Trung bộ cho rằng khái niệm Bồ-tát có thể được thành hình khoảng thế kỷ thứ III-IV trước Tây lịch217. Sự chấp nhận thái tử Sĩ-đạt-đa như là một Bồ-tát trước khi đạt giác ngộ như được chứng minh trong một lời tuyên bố đơn giản cho lý tưởng Bồ-tát trong Pāli Nikāya: "… Trước khi giác ngộ, khi ấy Ta chỉ là một vị Bồ-tát…"218.Tại đây, chúng ta sẽ thấy sự chuyển đổi lý tưởng A-la-hán thành lý tưởng Bồ-tát.

Theo Bimala Churn Law, niên đại của văn học kinh điển Pāli có thể được phân loại như sau:

1. Những pháp thoại đơn giản của Phật được thấy trong những đoạn văn hoặc câu kệ giống nhau luôn lập lại trong tất cả kinh điển.

2. Những đoạn giống nhau được thấy ở hai, hoặc nhiều tác phẩm hiện hữu.

3. Giới luật và nhóm cứu-cánh-vị (Pārāyaṇa) của 16 bài thơ.

4. Trường bộ kinh tập I, Trung bộ, Tương ưng và Tăng chi kinh.

5. Trường bộ kinh, tập II và III, … và sự sưu tập 500 truyện kinh Bổn sanh.219

Sự phân chia theo thứ tự biên niên sử này đã cho thấy Trường bộ kinh tập II và III được biên soạn sau Trung bộ kinh, thế thì do sức ép từ sự bùng nổ những trường phái Phật giáo mới, đặc biệt Đại-chúng-bộ (Mahāsānghika, 大 眾 部)220 với những tiến bộ triết lý (do bất đồng với sự bảo thủ của Nguyên-thuỷ Phật giáo về luật, kinh),221 ‘Bồ-tát’ bấy giờ có thể được thánh hoá với những tướng tốt và đặc điểm phi thường như khi "Bồ-tát giáng sanh từ cung trời Đâu suất bước vào thai mẹ."222 Đây là điểm nổi bật đầu tiên trong giai đoạn phát triển khái niệm Bồ-tát. Sự thánh hoá chân dung của bảy vị Phật bằng cách biểu hiện sự giáng sanh của Bồ-tát từ cung trời Đâu suất bước vào thai mẹ. Đây là điểm nổi bật thứ hai trong giai đoạn phát triển khái niệm Bồ-tát. Sự giáng sanh của Bồ-tát trên trái đất là giai đoạn thứ ba của sự phát triển. Những bức ảnh minh hoạ phong phú về Bồ-tát được tìm thấy trong các kinh Bổn sanh được giả định là giai đoạn thứ tư trong tiến trình triết học của học thuyết. Đây là khuynh hướng tôn giáo mạnh mẽ hướng về phạm vi thần thoại học của học thuyết Bồ-tát. Thật không dễ để phân tích sự thăng hoa trong Phật giáo vào thời đó mà thường được đánh dấu là có sự suy tàn rõ rệt trong tăng đoàn và sự thụ động của lý tưởng A-la-hán trong sứ mạng hoằng pháp. Có lẽ đó là lý do mà Isaline B. Horner trong tác phẩm ‘Bậc hoàn thiện trong Phật giáo Nguyên-thủy’ (The Early Buddhist Theory of Man Perfected)đã trình bày rằng: 223

"Lúc đầu, các A-la-hán cũng rất tích cực và nhiệt tình trong sự nghiệp lợi tha hướng dẫn chư tăng và Phật tử tu tập thiền định, nhưng sau đó, có sự tăng trưởng thiên về nhập thiền an tĩnh của các A-la-hán sau này là do bởi không có sự hiện diện và mẫu mực truyền cảm của Đức Thế tôn."

Sự biên soạn các kinh Bổn sanh là một đóng góp độc đáo trong lịch sử Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc trong tình cảm quần chúng và được tất cả phật tử trên thế giới tán thán. Chính do đó mà kinh Bổn sanh không giới hạn chỉ ở dân chúng Ấn độ. Trong nhiều thế kỷ, lý tưởng Bồ-tát đã biểu hiện năng lực của Đức Phật truyền niềm tin để phật tử sống theo lý tưởng Bồ-tát mang hoà bình, an lạc và hạnh phúc cho mọi người. Có thể nói rằng, suốt trong một giai đoạn khoảng bốn thế kỷ từ VI-III trước Tây lịch, Phật học (Buddhology) trong kinh điển Pāli với những khái niệm hiện thực của Đức Phật, khái niệm của Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada, 一 切 有 部) với hai loại Phật thân (Buddhakāya, 佛 身) là pháp thân (Dharmakāya, 法 身) và sắc thân (Rupakāya, 色 身) vẫn là điểm trung tâm và sự kính ngưỡng lý tưởng giác ngộ của Phật giáo và đã vận hành một cách êm ả trong Phật giáo mà không có sự biến đổi nhiều. Trong giai đoạn thứ năm của sự phổ biến học thuyết Bồ-tát, một khuynh hướng mạnh mẽ đã ảnh hưởng thế giới thúc đẩy khởi đầu một giai đoạn lâu dài của luận điểm triết học và sự phát triển rõ rệt khuynh hướng thiền định và tu tập dựa trên những hiển hiện của bậc thánh. Vì lợi ích đó của phật tử, các nhà Đại-thừa đã sáng tạo một tầng lớp các Bồ-tát mà quần chúng kính ngưỡng.

Hai đặc tính Tuệ giác và Từ bi được xem như là Trí tư (jñāna-sambhāra, 智 資) và Phước tư (puṅya-sambbhāra, 福 資) của Đức Phật thường đi đôi với nhau được thánh hoá qua hình tượng của Bồ-tát Văn-thù (Mañjuśri, 文 殊 師 利 菩 薩) và Bồ-tát Quan- thế-âm (Avalokiteśvara, 觀 世 音 菩 薩). Trong Phật giáo Đại-thừa, tuệ giác được coi là một cái gì đó quan trọng hơn từ bi và đã được dẫn chứng trong nhiều bài kinh luận và cũng được kinh Pháp hoa (Saddharma Puṇḍarīka, 妙 法 蓮 花 經) tán dương.

Sự tuyên dương trí tuệ đã đạt đến đỉnh cao trong những tác phẩm của Trung luận (中 論) do ngài Long thọ thành lập vào thế kỷ thứ II Tây lịch. Trí tuệ được ca tụng rất nhiều, trong khi từ bi (karūṇā, 慈 悲) lại không được bàn bạc chi tiết. Nhưng Đại-thừa Phật giáo sau này đã nhấn mạnh từ bi hơn tuệ giác. Chính tình cảm hơn lý trí.

Thỉnh thoảng dường như tuệ giác đã bị bỏ quên và lơ đi như khi tuyên bố từ bi là một điều cần thiết cho Bồ-tát. Khi ý tưởng này phổ biến như vậy thì Bồ-tát Quan-thế-âm trở nên quan trọng cho đến khi trở thành một Bồ-tát tối cao và độc nhất. Thế là Đại-thừa dần dần chuyển từ uy lực của Bồ-tát Văn thù đến sự ngự trị của Bồ-tát Quan-thế-âm được tán dương như Chúa tể của lòng từ (慈 悲 的 王).

Đại-thừa thời kỳ đầu dạy những hành động lợi tha là một trong những phương tiện để đạt tuệ giác, đây là mục đích. Nhưng Đại-thừa sau này dường như đã quên ngay cả mục đích xa xôi này và chỉ thích đi độ sanh giúp người. Bồ-tát không cần vội vã để đạt bồ đề và trở thành một vị Phật, khi ngài có thể giúp đỡ và cứu tất cả chúng sanh một cách hiệu quả hơn trong sự nghiệp trần gian như là một Bồ-tát. Ý tưởng này cũng dẫn đến không xem trọng tầm quan trọng của chư Phật đối với Bồ-tát. Ở đây có một khuynh hướng nổi bật coi lợi tha như là một mục đích tối cao. Bồ-tát Quan-thế-âm dường như không quan tâm việc trở thành một vị Phật.

Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Bồ-tát Quán-thế-âm và Bồ-tát Văn-thù Sư-lợi là nhân cách hóa của từ bi và trí tuệ. Cũng giống như vị thánh Amesha Spentas của đạo thờ lửa và những vị thánh khác trong Thiên Chúa giáo. Với sự phát triển như vậy, số lượng Bồ-tát trở nên vô số hầu như không thể đếm kể. Thật ra các kinh điển Đại-thừa quan trọng như: kinh Diệu-pháp Liên-hoa (Saddharma-puṇḍarīka Sūtra, 妙 法 蓮 花 經)kinh Hoa-nghiêm (Avataṁsaka Sūtra,華 嚴 經) và nhiều kinh khác đã đưa ra một danh sách rất dài tên các vị Bồ-tát như thế. Đứng về bản chất mà nói Bồ-tát không có tên và một hình tướng nào cố định; những tác giả biên soạn những kinh này chỉ đơn giản muốn nói rằng số lượng các vị Bồ-tát này khoảng hàng triệu, hơn là vô số.224

Ngoài hai vị Bồ-tát này ra, còn có những vị Bồ-tát khác quan trọng như A-tư-đà (Asita, vị đã được Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thọ ký sẽ thành Phật hiệu là Di-lặc (Maitreya彌 勒 佛) trong tương lai, Phổ-hiền (Samantabhadra,普 賢 菩 薩), Đại-thế-chí (Mahāsthāmaprāpta, 大 勢 至 菩 薩), Địa-tạng (Kṣitigarbha, 地 藏 菩 薩) v.v… trở nên phổ biến không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở các nước Viễn Đông. Sáu vị Bồ-tát này cùng với Bồ-tát Hư-không-tạng (Ākāsagarbha, 虛 空 藏 菩 薩) và Kim-cang-thủ Bồ-tát (Vajrapāṇī, 金 剛 手 菩 薩)… đã hình thành nhóm tám vị Bồ-tát nổi tiếng. Những vị Bồ-tát này và nhiều vị Bồ-tát khác đã được các Phật tử Đại-thừa kính thờ bằng hình tượng và bằng cả những phương pháp tu tập quán tưởng.

Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng các Bồ-tát trong Đại-thừa dù không phải là những con người lịch sử này nhưng là những bậc giác ngộ ở các hành tinh khác. Các ngài chỉ là biểu tượng những đức hạnh siêu vượt của Đức Phật. Một sự kiện không thể chối cải là tất cả những hệ thống tôn giáo đều có những biểu tượng riêng biệt để gia hộ, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và triết lý hành trì.

Trong Phật giáo Nguyên-thuỷ, Bồ-tát như người tu tập đoạn trừ kiết sử, thanh tịnh tâm để trở thành bậc hoàn thiện và giác ngộ. Chính những Bồ-tát như vậy xuất hiện trong kinh điển Pāli. Thành tựu được như vậy là Bồ-tát đã hoàn thành lý tưởng phạm hạnh của mình. Nhưng lý tưởng Đại-thừa đã đưa Bồ-tát đến những nỗ lực lớn hơn dựa trên những hoạt động tích cực để giúp tất cả chúng sanh đau khổ đạt được hạnh phúc tối hậu mà trước đó Bồ-tát không quan tâm. Không thoã mãn với những tu tập chỉ làm giảm tham sân si, tiêu trừ kiết sử và hoàn thành đời sống phạm hạnh cho chính mình, Bồ-tát chú tâm nỗ lực giúp tất cả chúng sanh vượt qua cuộc phấn đấu và tìm an lạc giải thoát cho họ. Còn một chúng sanh nào chưa giải thoát thì bồ tát chưa giải thoát. Đó là lý tưởng của bồ tát.



---o0o---

Ý nghĩa và Vị trí của Ma-Ha-Tát


Thật là thích hợp để nói thêm rằng trong các kinh Đại-thừa thường nói về ý nghĩa và vị trí của Ma-ha-tát (Mahāsattva, 摩 訶 薩)bởi vì từ Bồ-tát (Bodhisattva,菩 薩) thường đi kèm với Ma-ha-tát.

Mahā’ (大) có nghĩa là ‘lớn’ và ‘sattva’ (情) nghĩa là ‘chúng sanh’ hoặc ‘can đãm’, như vậy Mahāsattva có thể tạm hiểu là Đại Bồ-tát. Ngài Long-thọ (Nāgārjuna, 龍 樹) đã đưa ra một số những nguyên nhân vì sao Bồ-tát được gọi là Mahāsattva. Bởi vì đại Bồ-tát đã đạt được phạm hạnh cao cả, thượng thủ giữa những Bồ-tát đức hạnh khác. Các đại Bồ-tát rất hoan hỉ, từ bi và giúp vô số chúng sanh một cách tích cực không mệt mõi. Tây-tạng đã dịch Mahāsattvas (摩 訶 薩) như là ‘người hùng với tinh thần vĩ đại’ và những nguyện vọng của đại Bồ-tát thật sự là tối thượng cao cả, hy sinh vì việc lớn. Các đại Bồ-tát đi hoằng pháp ở mọi nơi, phụng sự chúng sanh như cúng dường chư Phật và biến ta bà thành cảnh tịnh độ. Các đại Bồ-tát luôn thực hành tất cả những lời dạy của chư Phật, quán chiếu tất cả cảnh giới tịnh độ, để hội tụ quần chúng ở mọi nơi về với Đức Phật bằng cách cảm hoá tư tưởng chúng sanh, loại bỏ phiền não và phát khởi những tiềm năng giải thoát của họ.225

Trong phần bắt đầu của kinh Bát-thiên-tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭasāhasrikā-Prajđā-pāramitā,八 天 頌 般 若 波 羅 密 經)Đức Phật đã giải thích về ý nghĩa của Ma-ha-tát (Mahāsattva, 摩 訶 薩), khi ngài Tu-bồ-đề (Subhūti, 須 菩 提) hỏi Đức Phật về điều này. Đức Phật trả lời rằng một Bồ-tát được gọi là Đại Bồ-tát trong ý nghĩa bởi vì vị Bồ-tát đã ban pháp thoại để chuyển hoá các chấp thủ – những quan điểm chấp thủ sai lầm như là ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, hiện hữu, không hiện hữu, đoạn diệt, thường hằng...226 Kinh Diệu-pháp Liên-hoa (Sad-dharmapuṇḍarika, 妙 法 蓮 花 經) và kinh Kim-cang Bát-nhã ba-la-mật (Vajracchedikā prajñā-pāramitā Sūtras, 金 剛 般 若 波 羅 密 經) đã nói rằng Mahāsattvas có những phẩm hạnh tốt và tu tập các ba-la-mật (pāramitā波 羅 密) như Bồ-tát và "… Bồ-tát đã trồng căn lành nơi hàng trăm ngàn chư Phật".227

Nói một cách khác, Mahāsattva là Đại Bồ-tát, phẩm hạnh và công đức hơn một bồ tát bình thường. Nhưng nói chung, Đại Bồ-tát hay Bồ-tát đều là những vị có thể chuyển hoá tất cả nghiệp (karmas, 業) xấu và đau khổ của chính mình và sẽ chỉ ra con đường giải thoát cho tất cả chúng sanh bằng lòng từ bi hỉ xả vô lượng. Tuy nhiên, trong kinh điển Pāli, chúng ta không thể tìm thấy từ Mahāsattva, nhưng trong các kinh điển Đại-thừa từ này dùng khá thường xuyên với thuật từ Bồ-tát. Hai từ này thường đi đôi với nhau như trong kinh Diệu-pháp Liên-hoa (Saddarmapuṇḍarika Sūtra, 妙 法 蓮 花 經)kinh Đại Niết-bàn (Mahāparinirvāṇa Sūtra, 大 般 涅 槃 經)… đã xưng tán như Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Mañjuśrī, 文 殊 師 利 菩 薩 摩 訶 薩), Quan-thế-âm Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Avalokiteśvara, 觀 世 音 菩 薩 摩 訶 薩), Đại-thế-chí Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Mahāsthāma-prāpta,大 勢 至 菩 薩 摩 訶 薩),Thường-tinh-tấn Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Nityodyukta, 常 精 進 菩 薩 摩 訶 薩), Thường-bất-khinh Bồ-tát Ma-ha-tát (Sadāparibhūta Bodhisattva, 常 不 輕 菩 薩 摩訶薩), Bất-hưu-tức Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Aniksiptadhura, 不 休 息 菩 薩 摩 訶 薩)Bảo-chưởng Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Ratnapāṇi, 寶 掌 菩 薩 摩 訶 薩), Dược-vương Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Bhaiṣajyarāja, 藥 王 菩 薩 摩 訶 薩), Dõng-thí Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Pralānaśūra, 勇 施 菩 薩 摩 訶 薩), Bảo-nguyệt Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Ratnacandra, 寶 月 菩 薩 摩 訶 薩), Bảo-quang Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Ratnaprabha, 寶光 菩 薩 摩 訶 薩), Mãn-nguyệt Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Pūrṇacandra, 滿 月 菩 薩 摩 訶 薩)Đại-lực Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Mahāvikrāmin, 大 力 菩 薩 摩 訶 薩)Vô-lượng-lực Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Anantavikrāmin,無 量 力 菩 薩 摩 訶 薩)Vượt-tam-giới Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Trailokyavikrāmin, 越 三 界 菩 薩 摩 訶 薩)Hiền-thủ Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Bhadrapāla, 賢 首 菩 薩 摩 訶 薩)Di-lặc Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Maitreya, 彌 勒 菩 薩 摩 訶 薩)Bảo-chưởng Bồ-tát Ma-ha-tát (Bodhisattva Mahāsattva Ratnākara, 寶 積 菩 薩 摩 訶 薩)…228

Kinh Pháp hoa đã chỉ ra những vị trí và phẩm hạnh đặc biệt của các đại Bồ-tát này và tán thán công đức không thể nghĩ bàn của các Bồ-tát đã không chỉ nỗ lực tìm cầu bồ đề cho chính mình mà còn tận tụy hết lòng cứu giúp người khác. Bởi vì lý do đó mà các Bồ-tát này được gọi là Đại Bồ-tát (Mahāsattvas).

---o0o---


KHÁI NIỆM ‘KHÔNG’ TRONG KINH TẠNG PĀLI


Theo kinh Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā-prajñā-pāramitā Sūtra, 金 剛 般 若 波 羅 密 經)có hai điều tối cần cho một vị Bồ-tát tu tập trí tuệ: "Không bao giờ từ bỏ tất cả chúng sanh và thấy như thật các pháp là không"229 là một trong những lý tưởng sâu sắc, tinh tế và ảnh hưởng nhất trong các kinh điển Đại-thừa (大 乘 經).

Śūnyatā (空性) nghĩa là ‘không có gì’, hoặc ‘trống rỗng’ tất cả hiện tượng nhưng lại không phải là ‘trống rỗng’, ‘không có gì’ như được nhấn mạnh trong nhiều kinh điển Đại-thừa, bắt đầu với kinh Bát nhã ba-la-mật (Prajñā-pāramitā Sūtras, 般 若 波 羅 密 經) và từ đó trở thành vô cùng quan trọng không chỉ trong các trường phái Trung luận (Mādhyamika, 中論)và Du-già (Yogācāra, 瑜 伽 論) ở Ấn độ (bao gồm các chi nhánh của các bộ phái này) mà còn cho tất cả các trường phái Đại-thừa ở nhiều vùng cổ và hiện đại. Tánh-không (Śūnyatā, 空 性) cũng đóng vai trò chủ chốt trong các trường phái Kim-cang thừa (Vajrayāna, 金 剛 乘). Do đó, cũng có lý để cho rằng khái niệm Tánh-không như là một sự đổi mới quan trọng nhất trong Đại-thừa. Tuy nhiên, cũng giống như khái niệm Bồ-tát, Tánh-không có hạt giống của nó ở các kinh tạng Pāli. Nói chung, qua tiếp cận các kinh tạng Pali, ta thấy khái niệm Không (Suññatā 空 có năm ý nghĩa như sau:

---o0o---

‘Không’ như Không Thật Thể


Đầu tiên, nhìn vào tự điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary230 đã định nghĩa ‘không’ như sau:

1. (a) Không có gì bên trong; (b) Không có ai bên trong

2. (a) Không có cái gì, trống rỗng hoặc thiếu (một chất lượng); (b) Vô nghĩa hoặc không mục đích: từ ngữ, lời hứa, giấc mơ...

3. Đói bụng

Và động từ của ‘không’ có nghĩa là:

1. Làm cho trống không

2. (a) Làm trống không cái gì (vào), dời cái gì đó và đặt nó ở nơi khác; (b) Dẹp (từ) cái gì (vào cái gì).

Đây là nghĩa căn bản hoặc đầu tiên của ‘không’ (空, Sanskrit Śūnya) đã diễn tả nghĩa đen (không triết lý) ‘không’, ‘bỏ không’, ‘vô dụng’… Theo những ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu ‘không’ (Suñña) là không tất cả hiện tượng, không thực thể ngược lại với thực thể, đầy tròn, vật chất, xuất hiện… Thật ra, ý nghĩa ‘không’ trong Phật giáo rất là sâu sắc, tinh tế và khó hiểu bởi vì không chỉ không có sắc, thanh, hương… mà cũng không có tất cả các chúng sanh luôn, các hiện tượng tồn tại là tuỳ theo nhân duyên (Pratītyasamutpāda, 緣 起, 因 緣 生 起) nên gọi là không. Ở đây ‘không’ nghĩa là thực tế chân thật rời bỏ những tư tưởng chấp thủ và tà kiến. Đó là lý do nhiều lần, Đức Phật đã khẳng địng rằng:



"Này A-nan, nhờ ta đã an trú ‘không’ nên nay ta được an trú viên mãn nhất." 231

(Suññatāvihārenāhaṁ, Ānanda, etarahi bahulaṁ viharāmīti)232

Tuy nhiên, sự thăng hoa khái niệm ‘không’ trong kinh điển Pāli, ý nghĩa đầu tiên của ‘không’- ‘không thực thể’ có thể được tìm thấy như sau:



"Vị ấy thấy một ngôi làng trống vắng và bước vào trong nhà, vị ấy thấy không có vật gì, trống rỗng và hoang vắng." 233

(So passeyya suññaṁ gāmam yaññad eve gharam paviseyya rittakaññeva paviseyya tucchakaññeva paviseyya suññakaññeva paviseyya).234

Hoặc trong Trường bộ kinh, Đức Phật cũng diễn tả giống ý trên:

Này các tỳ-kheo, vào một thời rất lâu, khi hệ thống thế giới này được tiến hoá. Khi thế giới này được tiến hoá, cung điện Phạm thiên hiện ra, nhưng tất cả đều trống rỗng. Lúc bấy giờ, một chúng sanh thọ mạng đã tận, phước báo đã hết, từ cõi trời Quang âm thiên mạng chung và tái sanh ở cung điện Phạm thiên. Những loài chúng sanh ở đấy cũng do ý mà sanh ra, được nuôi dưỡng trong hỷ lạc, toả ánh sáng rực, phi hành trên hư không, tiếp tục sống trong sự quang minh và như vậy, vị ấy sống trong một thời gian dài.’235

(Hoti kho so, bhikkhave, samayo yaṁ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena ayaṁ loko vivaṭṭati. Vivaṭṭamāne loke suññaṁ Brahma-vimānaṁ pātu-bhavati. Ath’ aññataro satto āyukkhayā vā puññakkhayā vā Ābhassarakāyā cavitvā suññaṁ Brahma-vimānaṁ upapajjati. So tattha hoti manomayo pīti-bhakkho sayaṁ-pabho antalikkha-caro subhaṭṭhāyī, cīraṁ dīghaṁ addhānaṁ tiṭṭhati).236

Và trong Kinh-tập (Sutta-nipāta) nói như sau:

Này Mogharaja, với chánh niệm hãy quán sát thế giới này như không có bản chất. Vị ấy sẽõ vượt qua sự chết bằng cách chuyển lòng tin trong thực thể. Chết sẽ không đến với vị ấy, người đã quán chiếu thế giới bằng cách này.’

(Sunnato lokam avekkhassu Mogharja sadd sato, attānudiṭṭhim uhacca evam maccutaro siyā evam lokam avekkhantam maccurājā na passati). 237

Khái niệm ‘Không’ (Suññatā 空) có nghĩa là ‘không’ thì thường được dùng trong ý nghĩa ‘không có’ (chất lượng này hoặc kia):



"Tôn giả Cồ đàm, sự việc như vậy, giới ngoại đạo này là trống không cho đến việc sanh thiên."

"Này Vacca, sự việc như vậy, giới ngoại đạo này là trống không cho đến việc sanh thiên." 238

(Evaṁ sante bho Gotama suññaṁ adun titthāyatanaṁ antamaso saggūpagena pīti.

Evam sante Vaccha suññam adun titthāyatanam antamaso saggupagena).239

Cũng trong Trung bộ kinh nhưng tập khác, Đức Phật đã dạy những giá trị tiếp theo như:

Và này hiền giả, thế nào là tâm giải thoát Vô tướng? Ở đây, này hiền giả, vị tỳ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và an trú vô tướng, như vậy gọi là tâm giải thoát Vô tướng. Đây gọi là có pháp môn mà theo đó những pháp ấy nghĩa và danh sai biệt.

Này hiền giả, thế nào là có pháp môn mà theo đó những pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt. Này hiền giả, tham, sân và si tạo ra sự hạn lượng. Đối với vị tỳ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này như cây tala bị chặt tận gốc, không thể mọc lại được nữa. Này hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là Vô lượng, thì bất động tâm giải thoát là cứu cánh đối với các tâm giải thoát ấy và bất động tâm giải thoát không có tham, sân, si.

Này hiền giả, tham, sân và si tạo ra tướng. Đối với vị ty økheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si như cây tala bị chặt tận gốc, không thể mọc được nữa. Này hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là Vô lượng, thì bất động tâm giải thoát là cứu cánh đối với các tâm giải thoát ấy và bất động tâm giải thoát không có tham, sân, si. Đây gọi là có pháp môn mà theo đó những pháp ấy đồng nghĩa nhưng danh sai biệt.’  240

(Ayaṁ vuccat’ āvuso suññatā cetovimutti. Katamā c’ āvuso animittā cetovimutti: Idh’ āviiso hhikkhu sabbanimittānaṁ amanasikārā animittaṁ cetosamādhiṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccat’ āvuso animittā cetovimutti. Ayaṁ kho āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā nānaṭṭhā c’ eva nānābyañjanā ca. Katamo c’ āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā ekaṭṭhā, byañjanam – evA-nanam: E,ago kho avuso pamanakarano, doso pamāṇakaraṇo, moho pamāṇakaraṇo; te khīṇāsavassa bhikkhuno pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvakatā āyatiṁ anuppādadhammā. Yāvatā kho āvuao appamāṇā cetovimuttiyo akuppā tāsaṁ cetovimutti aggam - akkhāyati, sā kho panakuppā cetovimutti suñña rāgena suññā dosena suññā mohena. Rāgo kho āvuso kiñcano,’ doso kiñcano. Moho kiñcano, te khīṇāsavassa bhikkhuno pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvakatā āyatiṁ anuppādadhammā. Yāvatā kho āvuso ākiñcaññā cetovrmuttiyo akuppā tāsaṁ cetovimutti aggam - akkhāyati, sā kho panakuppā cetovimutti suññā rāgena suññā dosena suññā mohena. Rāgo kho āvuso nimittakaraṇo, doso nimittakaraṇo, moho nimittakaraṇo. te khīṇāsavassa bhikkhuno pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvakatā āyatiṁ anuppādadhammā. Yāvatā kho āvuso animittā cetovimuttiyo akuppā tāsaṁ cetovimutti aggam akkhāyati, sā kho panakuppā cetovimutti suññā rāgena suññā dosena suññā mohena. Ayaṁ kho āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā ekaṭṭhā, byañjanam eva nānan ti.)241

Tương ứng với việc sử dụng này, từ (Suññatā) thường dùng để diễn tả sự kiện không thường hằng, thực thể sát kề ngay các hiện tượng của thế giới thực nghiệm:



"Suññam idam attena va attaniyena vā ti."242

Ý nghĩa triết học đặc biệt của từ ‘không’ được bắt đầu từ đây. Đầu tiên từ này được dùng trong nghĩa đen ‘trống không’ (vật chất hoặc bất cứ thực thể nào) như khi dùng với ‘atta’ (ngã) hoặc ‘attaniya’ (tự ngã). Sau đó, từ này được dùng để truyền đạt ý nghĩa của không thực thể. Như vậy từ một từ bình thường đã chuyển sang như một thuật từ có nội dung và ý nghĩa triết học.

Tóm lại, nghĩa đầu tiên của ‘không’ – ‘không thực thể’ trong ý nghĩa không triết lý, rất cụ thể, dễ dàng và không trừu tượng hoặc chung chung, rồi từ từ Đức Phật bắt đầu diễn tả ‘không’ trong ý nghĩa triết học.

---o0o---




tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương