Bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề


Hình 1.2. Túi khí an toàn



tải về 3.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/41
Chuyển đổi dữ liệu02.07.2023
Kích3.61 Mb.
#54932
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề Công nghệ ô tô) (download tai tailieutuoi.com)
Bài giảng Hệ thống lái điều khiển điện tử - CĐ Giao thông Vận tải (download tai tailieutuoi.com)
Hình 1.2. Túi khí an toàn 
Túi khí an toàn có hình dáng tương tự cây nấm được làm bằng nylon 
phủ neoprene, được xếp lại và đặc trong phần giữa của vành tay lái. Khi xe 
đâm thẳng vào một xe khác hoặc vật thể cứng, túi khí sẽ phồng lên trong 
khoảnh khắc để hình thành một chiếc đệm mềm giữa lái xe và vành tay lái.Túi 
khí an toàn chỉ được sử dụng một lần. Sau khi hoạt động túi khí phải được 
thay mới. 
 
 



b. Trục tay lái 
* Cấu tạo chung: 
 
Hình 1.3. Trục tay lái 
Trục lái có hai loại: loại cố định không thay đổi được góc nghiêng 
(hình 1.3.a) và loại thay đổi được góc nghiêng (hình 1.3.b) 
Đối với loại không thay đổi được góc nghiêng thì trục lái gồm một 
thanh thép hình trụ rỗng. Đầu trên của trục lái được lắp bằng then hoa với 
moayơ của vành lái (vô lăng) còn đầu dưới được lắp cũng bằng then hoa với 
khớp các đăng. Trục chính được đỡ trong ống trục lái bằng các ổ bi. Ống trục 
lái được cố định trên vỏ cabin bằng các giá đỡ. Vành lái có dạng một thanh 
thép hình tròn với một số nan hoa (hai hoặc ba) nối vành thép với moayơ 
vành lái cũng bằng kim loại. Moayơ có làm lỗ với các then hoa để ăn khớp 
then với đầu trên của trục lái. 
Đối với loại trục lái thay đổi được góc nghiêng thì ngoài những chi tiết 
kể trên, trục chính không phải là một thanh liên tục mà được chia thành hai 
phần có thể chuyển động tương đối với nhau trong một góc độ nhất định nhờ 
kết cấu đặc biệt của khớp nối. Tuỳ thuộc vào tư thế và khuôn khổ của người 
lái mà vánh lái có thể được điều chỉnh với góc nghiêng phù hợp. 
Giá đỡ dễ vỡ 
ống trục lái 
Cần nghiêng 
Trục lái chính
(phía dưới) 



Hình 1.4. Các chi tiết chính của trục lái 
 
* Cơ cấu hấp thụ va đập: 
Khi xe bị đâm, cơ cấu này giúp người lái tránh được thương tích 
do trục lái chính gây ra bằng 2 cách: gãy tại thời điểm xe bị đâm (va đập sơ 
cấp); và giảm va đập thứ cấp tác động lên cơ thể người lái khi cơ thể người lái 
bị xô vào vô lăng do quán tính.
Trục lái hấp thụ va đập được phân loại như sau:
+ Kiểu giá đỡ uốn
+ Kiểu bi
+ Kiểu cao su silicôn
+ Kiểu ăn khớp
+ Kiểu ống xếp
- Sau đây sẽ giải thích về kiểu giá đỡ uốn
(1) Cấu tạo: 
Cơ cấu hấp thụ va đập bao gồm một giá đỡ phía dưới, giá đỡ dễ vỡ,
trục trung gian và tấm hấp thụ va đập. Trục lái được lắp với thanh tăng cứng 
bảng táp lô thông qua giá đỡ phía dưới và giá đỡ dễ vỡ. Trục lái và hộp cơ cấu 
lái được nối với trục trung gian.




tải về 3.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương