Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
- Thứ ba, thiệt hại của người bị hại phải là hậu quả trực tiếp và có mối 
quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội. 
Người bị hại bị hành vi phạm tội gây thiệt hại nhưng không phải mọi 
trường hợp đều là người bị hại. Người bị hại phải là đối tượng tác động mà 
hành vi phạm tội hướng tới xâm hại, đồng thời hành vi phạm tội phải trực tiếp 
gây ra thiệt hại cho người bị hại, và các thiệt hại này có mối quan hệ nhân quả 
với hành vi phạm tội.
Nếu không phải là đối tượng tác động mà hành vi phạm tội hướng tới 
xâm hại thì người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại không phải là người bị hại. 
Chẳng hạn hành vi gây rối trật tự công cộng có tính chất phá phách, gây ra 
thiệt hại về tài sản (chưa đến mức cấu thành tội phạm độc lập) thì chủ sở hữu 
tài sản không phải là người bị hại trong vụ án “gây rối trật tự công cộng”.
Nếu bị thiệt hại nhưng là thiệt hại gián tiếp hoặc không có mối quan hệ 
nhân quả với hành vi phạm tội thì người bị thiệt hại cũng không phải là người 
bị hại, mà có thể là nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên 
quan đến vụ án, tùy theo tính chất và mức độ của sự thiệt hại. 
- Thứ tư, hành vi xâm hại đến người bị hại phải là hành vi phạm tội, 
được quy định trong BLHS.
Hiện nay hành vi xâm hại tới thể chất, tinh thần, tài sản, các quyền và 
lợi ích hợp pháp của con người được nhiều ngành luật điều chỉnh như Hình sự, 


37 
Hành chính, Dân sự, Lao động… Có thể cùng bị xâm hại với tính chất hành vi 
giống nhau như bị đánh gây thương tích, bị trộm cắp tài sản, bị mất tài sản 
thông qua một giao dịch dân sự vay mượn, bị chủ sử dụng lao động buộc thôi 
việc trái pháp luật nhưng không phải trong mọi trường hợp người bị xâm hại 
đều là người bị hại. Tuỳ theo tính chất và hậu quả, nếu hành vi xâm hại là 
hành vi phạm tội, được quy định trong BLHS thì người bị xâm hại mới là 
người bị hại, còn nếu hậu quả chưa đến mức xử lý hình sự hoặc người xâm hại 
chưa đủ (hoặc không có) năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi xâm hại là 
hành vi vi phạm hành chính, vi phạm nghĩa vụ dân sự, lao động… trong 
trường hợp này người bị xâm hại không phải là người bị hại. 
- Thứ năm, người bị hại tham gia tố tụng với địa vị pháp lý đặc biệt, bên 
cạnh vai trò cung cấp thông tin cho các chủ thể tiến hành tố tụng làm sáng tỏ 
sự thật khách quan của vụ án, người bị hại là người được Nhà nước bảo vệ các 
quyền và lợi ích hợp pháp bị hành vi phạm tội xâm hại, nên người bị hại tham 
gia tố tụng hình sự là đảm bảo pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và 
lợi ích hợp pháp của họ.
Người bị hại là người bị hành vi phạm tội tác động nên có thể họ biết rõ 
thông tin về người phạm tội và diễn biến hành vi phạm tội. Do vậy, khi tham 
gia tố tụng, người bị hại sẽ cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người 
tiến hành tố tụng những thông tin mà họ biết được về người phạm tội và hành 
vi phạm tội. Lời khai của người bị hại là chứng cứ rất quan trọng, giúp cho các 
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm sáng tỏ sự thật khách 
quan của vụ án.
Bên cạnh đó, người bị hại là người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại nên 
họ tham gia tố tụng với địa vị pháp lý là người được Nhà nước bảo vệ các 


38 
quyền và lợi ích hợp pháp bị hành vi phạm tội xâm hại. Chính vì vậy, khi 
tham gia tố tụng người bị hại có những quyền năng pháp lý nhất định
1
, thông 
qua việc thực hiện những quyền năng pháp lý này, người bị hại sẽ đưa ra 
những thông tin, lập luận, yêu cầu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp 
của mình bị hành vi phạm tội xâm hại.
Quyền “đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu” nhằm cung cấp cho cơ quan 
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng các tài liệu, đồ vật để chứng minh 
hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra, cũng như đưa ra 
những yêu cầu về xử lý người phạm tội, về bồi thường thiệt hại. 
Quyền “được thông báo về kết quả điều tra” là được cơ quan tiến hành 
tố tụng, người tiến hành tố tụng thông báo về nội dung vụ án liên quan đến 
người bị hại, làm cơ sở cho họ chuẩn bị lý lẽ, yêu cầu đối với người thực hiện 
hành vi có dấu hiệu tội phạm hoặc chứng minh thiệt hại mà người phạm tội 
gây ra cho mình;
Quyền “đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương