Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
- Thứ hai, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi nhận 
được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc 
bằng quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án 
hình sự đối với hành vi đó.
Thời gian dành cho giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được luật quy định 
chặt chẽ để hạn chế việc kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp 
của những người chịu tác động của hành vi phạm tội, đặc biệt là người bị hại, 
cũng như sớm lập lại trật tự kỷ cương pháp luật.
Thời gian dành cho giai đoạn khởi tố vụ án hình sự thông thường là hai 
mươi ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về 
tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về 
tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, 
xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết có thể dài hơn, nhưng 
không quá hai tháng. Kết thúc thời gian này, cơ quan có thẩm quyền phải ra 
quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu xác định có dấu hiệu tội phạm hoặc 
quyết định không khởi tố vụ án hình sự nếu không có dấu hiệu tội phạm. 
Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được thể hiện 
trên các bình diện chủ yếu như sau: 
- Thứ nhất, thông qua việc tiếp nhận thông tin về tội phạm và tiến hành 
xác minh trong một thời gian nhất định rồi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, 
điều đó thể hiện khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía 
Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện, điều tra và 
xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm 
tội. Khởi tố vụ án hình sự không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động 
tố tụng hình sự mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc 


29 
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức là tội phạm thì phải 
chịu trách nhiệm hình sự, không để bỏ lọt tội phạm.
- Thứ hai, thông qua xác minh thông tin về tội phạm trước khi ra quyết 
định khởi tố vụ án hình sự, điều đó thể hiện khởi tố vụ án hình sự đã góp phần 
loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, đó là ngăn chặn 
kịp thời việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, 
vội vàng, và do vậy có thể hạn chế một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong 
việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo sau 
như điều tra không có căn cứ đối với những hành vi không chứa đựng dấu 
hiệu của tội phạm hoặc khám xét, bắt, giam giữ, buộc tội, xét xử một cách vô 
căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội. 
- Thứ ba, khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản 
và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công 
dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp điều tra, cùng với các 
giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng 
và chống tội phạm trong toàn xã hội [20]. 
1.1.2 Khái niệm người bị hại 
Về mặt ngôn ngữ, có thể thấy thuật ngữ người bị hại ghép từ hai thuật 
ngữ là “người” và “bị hại”.
Thuật ngữ “người” dùng để chỉ một con người cụ thể đang tồn tại trong 
xã hội, người này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người 
không có quốc tịch nhưng phải là người đang sống và tồn tại vào thời điểm mà 
người đó bị thiệt hại. Thời điểm đó bắt đầu từ khi người đó sinh ra còn sống 
và kết thúc khi người đó chết đi, nghĩa là trước thời điểm sinh ra (giai đoạn 


30 
thai nhi) thì người đó chưa tồn tại cả về mặt thực thể và về mặt pháp lý, hoặc 
khi người đó chết đi thì sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình trên thực tế cũng như 
pháp lý, nên thai nhi và người đã chết (tử thi) không được gọi là người. Do đó, 
hành vi loại bỏ thai nhi hoặc xâm hại đến tử thi không được coi là xâm hại tới 
con người. Thuật ngữ “người” còn được hiểu là “cá nhân”, “thể nhân”, để 
phân biệt với cơ quan, tổ chức (pháp nhân).
Thuật ngữ “bị hại” dùng để chỉ một sự thiệt hại, mất mát mà con người 
phải gánh chịu, có thể là thiệt hại về thể chất như tính mạng (bị chết), sức 
khỏe (bị bệnh, bị thương tích); tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng, định đoạt 
của người đó (bị mất, chiếm đoạt, chiếm dụng, hư hỏng tài sản); có thể là thiệt 
hại về tinh thần (uy tín, danh dự, nhân phẩm) hoặc thiệt hại về các quyền và 
lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Với việc dùng thuật ngữ 
“bị” thể hiện những tác động gây ra thiệt hại phải mang tính tiêu cực từ bên 
ngoài mà con người không mong muốn tiếp nhận nó.
Tổng hợp các yếu tố trên, có thể hiểu một cách khái quát người bị hại là 
con người (cá nhân, thể nhân) cụ thể đang tồn tại trong xã hội, bị thiệt hại, mất 
mát về thể chất, tinh thần, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác được 
pháp luật quy định, do sự tác động tiêu cực của một sự kiện hoặc một hành vi 
nào đó ngoài ý muốn của họ.
Qua nghiên cứu quy định của luật thực định cho thấy trong các ngành 
luật ở Việt Nam hiện nay, chỉ có ngành Luật Hình sự mới đề cập đến thuật 
ngữ người bị hại. Thuật ngữ người bị hại luôn gắn liền và giới hạn bởi đối 
tượng tác động là hành vi phạm tội, chỉ có người bị hại trong các vụ án hình 
sự, không có người bị hại trong các trường hợp vi phạm pháp luật khác như vi 
phạm hành chính, dân sự, lao động.


31 
Khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm 2003 quy định: “Người bị hại là người 
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”, được xem như 
định nghĩa về người bị hại. Tuy nhiên, quy định này xét ở một số khía cạnh 
chưa đầy đủ và chưa rõ ràng nên trong khoa học pháp lý hiện nay, khái niệm 
người bị hại chưa có sự nhận thức thống nhất. 
GS.TS Võ Khánh Vinh đưa ra quan điểm: “Người bị hại là người bị 
thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Thiệt hại về 
thể chất là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại về tinh thần là thiệt hại về 
danh dự, nhân phẩm; thiệt hại về tài sản là tài sản bị mất, bị chiếm đoạt, bị hủy 
hoại hoặc bị làm hư hỏng. Thiệt hại nói trên phải do chính hành vi phạm tội 
của người phạm tội trực tiếp gây ra cho người bị hại. Người bị thiệt hại về thể 
chất, tinh thần, về tài sản do tội phạm gây ra chỉ được coi là người bị hại trong 
tố tụng hình sự khi được CQĐT, VKS, Tòa án công nhận”. [74, tr. 114, 115]
GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa đưa ra quan điểm: “Người bị hại là người bị 
thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị 
hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh 
thần hoặc về tài sản chứ không thể là pháp nhân”. [61, tr. 198] 
GS.TS Nguyễn Ngọc Anh đưa ra quan điểm “Người bị hại trong tố tụng 
hình sự chỉ có thể là một con người cụ thể, bị hành vi phạm tội gây thiệt hại về 
thể chất (tính mạng, sức khỏe), tinh thần (danh dự, nhân phẩm) hoặc tài sản. 
Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra không thể trở thành 
người bị hại trong tố tụng hình sự; nếu họ bị thiệt hại về vật chất và có đơn 
yêu cầu bồi thường thiệt hại họ sẽ được xác định là nguyên đơn dân sự [9]. 
Các tác giả ở Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp đưa ra quan điểm 
“Người bị hại là công dân đã bị hành vi phạm tội xâm phạm đến thể chất (bị 


32 
chết, bị thương tích), tinh thần (bị vu khống) hoặc tài sản (bị mất trộm, lừa 
đảo). Người bị thiệt hại trong các tội phạm đã hoàn thành cũng như tội phạm 
chưa đạt đều được coi là người bị hại” [71, tr. 92]. 
TS Lê Tiến Châu đưa ra quan điểm: “Người bị hại là cá nhân, cơ quan, 
tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” [23]. 
TS Lê Nguyên Thanh đưa ra quan điểm: “Người bị hại là cá nhân, tổ 
chức bị tội phạm trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về thể 
chất, tinh thần, tài sản. Người bị hại được các cơ quan có thẩm quyền tiến 
hành tố tụng công nhận khi xác định có dấu hiệu thiệt hại”. [57, tr. 38] 
Như vậy có nhiều quan điểm nhận thức khác nhau về vấn đề: Cơ quan, 
tổ chức bị thiệt hại có được xem là người bị hại không? Người bị hại phải là 
người bị thiệt hại hay chỉ cần hành vi hướng tới xâm hại mà chưa cần hậu quả 
xảy ra cũng được xem là người bị hại?
Về vấn đề cơ quan, tổ chức bị thiệt hại có được xem là người bị hại 
không? Tác giả cho rằng căn cứ vào lời văn điều luật tại khoản 1 Điều 51 và 
các điều luật có liên quan khác trong BLTTHS thì người bị hại chỉ có thể là cá 
nhân, không thể là cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức bị 
thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì họ tham gia tố tụng với tư cách là 
nguyên đơn dân sự nếu có đơn yêu cầu hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên 
quan đến vụ án nếu không có đơn yêu cầu. 
Về vấn đề người bị hại phải là người bị thiệt hại thực tế hay chỉ cần 
hành vi hướng tới xâm hại mà chưa cần hậu quả xảy ra cũng được xem là 
người bị hại? Tác giả cho rằng với việc dùng thuật ngữ “bị thiệt hại” thể hiện 
thiệt hại đã xảy ra, do vậy người bị hại phải là người đã bị thiệt hại, nếu thiệt 
hại chưa xảy ra thì không có người bị hại. 


33 
Tác giả đồng tình với quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh, GS.TS 
Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS Nguyễn Ngọc Anh. Tuy cách diễn đạt khác nhau 
nhưng các quan điểm trên đều có chung nội hàm: Thứ nhất, người bị hại là cá 
nhân; Thứ hai, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc 
về tài sản; Thứ ba, thiệt hại của người bị hại là do hành vi phạm tội gây ra một 
cách cố ý hoặc vô ý.
Riêng GS.TS Võ Khánh Vinh còn bổ sung thêm hai yếu tố là “thiệt hại 
của người bị hại phải do chính hành vi phạm tội trực tiếp gây ra” và “chỉ được 
coi là người bị hại trong tố tụng hình sự khi được CQĐT, VKS, Tòa án công 
nhận”. Đây là các yếu tố rất quan trọng, mặc dù không quy định trong luật 
nhưng các yếu tố trên thể hiện gián tiếp trong các quy định khác của luật. 
Trong đó yếu tố “thiệt hại của người bị hại phải do chính hành vi phạm tội 
trực tiếp gây ra” thuộc về đặc trưng của người bị hại, dùng để phân biệt với 
những người tham gia tố tụng khác như nguyên đơn dân sự hoặc người có 
quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Yếu tố “người bị hại phải được 
CQĐT, VKS, Tòa án công nhận” biểu hiện ở việc CQĐT, VKS, Tòa án triệu 
tập một người nào đó tham gia tố tụng hình sự với tư cách người bị hại, việc 
triệu tập này đã gián tiếp công nhận người đó là người bị hại.
Sau khi nghiên cứu các quan điểm khác nhau và nhận thức về người bị 
hại theo quy định của pháp luật hiện hành, tác giả rút ra khái niệm về người bị 
hại như sau: “Người bị hại là cá nhân bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động, 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương