Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
 
 
 
 
 



MỞ ĐẦU 
1. Lý do lựa chọn đề tài 
Trong bất kỳ mô hình tố tụng hình sự và ở bất kỳ quốc gia nào, việc 
thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời tôn trọng và 
bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự luôn phải được giải quyết hài 
hòa. Việc xử lý bằng biện pháp hình sự không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của 
Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, mà còn phải bảo vệ các quyền và lợi 
ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị hại, người 
là nạn nhân của tội phạm, bị hành vi phạm tội gây thiệt hại.
Về nguyên tắc chung, khi xảy ra vụ án hình sự, cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự nhằm xem xét, xử lý người thực hiện 
hành vi có dấu hiệu tội phạm theo trình tự tố tụng hình sự, không phụ thuộc 
vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Nhưng không phải mọi 
trường hợp việc khởi tố vụ án và xử lý bằng biện pháp hình sự đều mang lại 
lợi ích cho người bị hại. Mặc dù việc khởi tố vụ án sẽ góp phần giữ nghiêm 
trật tự, kỷ cương và mang lại lợi ích nhất định cho xã hội, nhưng có khi lại 
mang đến cho người bị hại những hậu quả không mong muốn.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại 
trong tố tụng hình sự, đối với một số trường hợp hành vi phạm tội xâm hại đến 
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền nhân thân của con người, nếu khởi tố vụ 
án, lợi ích về mặt xã hội thu được có thể không lớn mà còn có khả năng gây ra 
những hậu quả mà người bị hại không mong muốn. Vì vậy pháp luật cho phép 
người bị hại được lựa chọn cách thức xử lý thông qua quyền yêu cầu khởi tố 
hoặc không khởi tố vụ án hình sự, để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu 



cầu nhà nước xử lý người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho mình theo trình 
tự, thủ tục tố tụng hình sự hay không.
Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là một trong 
những vấn đề lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Quy định này được ghi nhận 
lần đầu tiên trong BLTTHS năm 1988 và tiếp tục bổ sung, phát triển trong 
BLTTHS năm 2003. Đây là quy định có tính chất đặc trưng, thông qua việc 
cho phép người bị hại được lựa chọn cách xử lý đối với người gây thiệt hại 
cho mình, quy định này trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và 
lợi ích hợp pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về 
quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Lý luận về người bị hại 
và quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại so với lý luận về 
người bị buộc tội và các vấn đề khác của tố tụng hình sự chưa phát triển. 
Nhiều vấn đề liên quan đến quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị 
hại chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa nhiều, chưa sâu, mảng tri 
thức về đề tài này hiện còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách 
toàn diện và chuyên sâu về quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị 
hại là yêu cầu khách quan và cần thiết, nhằm lý giải một cách khoa học những 
vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay.
Bên cạnh đó, trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, quy định khởi tố vụ 
án theo yêu cầu của người bị hại đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập nhất 
định do sự thay đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội; do quy định chưa hợp lý và 
thiếu đồng bộ, chưa dự liệu và điều chỉnh hết những trường hợp xảy ra trong 
thực tiễn tố tụng hình sự, nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con 
người trong tố tụng hình sự. Những vướng mắc, bất cập này gây không ít khó 



khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nhận thức và áp dụng. Cần 
phải được tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện nhằm hạn chế các 
sai lầm trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Mặt khác, Việt Nam đang trong tiến trình cải cách tư pháp và xây dựng 
nhà nước pháp quyền XHCN. Đảng và Nhà nước ta khẳng định quyết tâm 
chính trị mạnh mẽ của mình trong việc thực hiện chủ trương và triển khai các 
nhiệm vụ cải cách tư pháp. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ 
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đưa ra chủ trương hoàn 
thiện các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, 
công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Do vậy, cùng với 
tiến trình cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thực 
hiện các quy định của Hiến pháp năm 2013, thì việc hoàn thiện quy định khởi 
tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam là hết 
sức cần thiết nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền con người, quyền và lợi ích hợp 
pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự.
Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Khởi tố vụ án theo yêu 
cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm Luận án Tiến sĩ luật 
học là có tính cấp thiết.

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương