Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh


 Tình hình nghiên cứu trong nước



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu về người bị hại và quyền yêu cầu khởi tố vụ án của 
người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự các quốc gia trên thế giới được 
công bố tại Việt Nam có Thông tin khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp, số 
chuyên đề “Tư pháp hình sự so sánh” năm 1999 [16]; Thông tin khoa học 
kiểm sát của VKSND tối cao, số chuyên đề về Luật ố tụng hình sự Cộng hòa 
Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Hoa Kỳ năm 2007 [65, 66, 67]; Thông tin 
khoa học kiểm sát số chuyên đề “So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 
và một số nước trên thế giới” năm 2008 [68]; Thông tin khoa học kiểm sát số 
chuyên đề “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới” năm 2011 
[70]. Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát về tố tụng hình sự Pháp, 
Đức, Italia, Mỹ, Anh và xứ Wales, Australia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, 
trong đó đề cập đến vấn đề người bị hại và quyền tư tố ở các quốc gia này. 
Về quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng 
hình sự Việt Nam, tính đến thời điểm nghiên cứu mà tác giả tiếp cận, chưa có 
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về quy định khởi tố vụ 
án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam dưới hình 
thức Luận án Tiến sĩ Luật học.
Trong Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của các cơ sở đào tạo 
luật ở nước ta và các cuốn sách Bình luận khoa học BLTTHS của một số tác 
giả, khi đề cập đến quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong 
tố tụng hình sự Việt Nam chỉ nêu khái quát và ngắn gọn về cơ sở lý luận và 
thực tiễn của việc hình thành quy định này, phạm vi áp dụng, chủ thể có quyền 
yêu cầu khởi tố, hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và 
một số vấn đề khác có liên quan.


12 
Tài liệu nghiên cứu chủ yếu về đề tài này là các bài viết trên các tạp chí 
khoa học chuyên ngành luật như: “Một số vấn đề lí luận về khởi tố vụ án theo 
yêu cầu của người bị hại” của tác giả Trần Quang Tiệp (Tạp chí Kiểm sát số 
01/2006); “Người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội tại phiên toà 
theo trình tự, thủ tục nào” và “Cần sửa đổi các quy định liên quan đến quyền 
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong BLTTHS năm 2003” của tác giả 
Hoàng Thị Liên (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2006 và Tạp chí Kiểm sát 
số 2/2008); “Một số vướng mắc khi giải quyết vụ án được khởi tố theo yêu cầu 
của người bị hại” của tác giả Lê Văn Cân (Tạp chí Kiểm sát số 4/2008); 
Đình chỉ điều tra vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại khi họ rút đơn 
theo quy định tại khoản 2 điều 105 BLTTHS năm 2003” của tác giả Mai Thế 
Bày (Tạp chí Kiểm sát số 20 tháng 10/2009); “Vấn đề khởi tố vụ án hình sự 
theo yêu cầu người bị hại” của tác giả Nguyễn Hải Ninh (Tạp chí Luật học số 
6/2010); “Vấn đề người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên toà trong 
một số vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại” của tác giả Võ Hồng 
Sơn (Tạp chí Nghề Luật số 2/2012); “Bàn về một số vấn đề về khởi tố vụ án 
theo yêu cầu của người bị hại” của tác giả Phạm Thái (Tạp chí Khoa học pháp 
lý số 5/2012)... Những bài viết này chủ yếu đánh giá về vai trò và tính chất 
của quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, phân tích một số 
khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan đến quyền yêu cầu khởi tố và thủ tục 
giải quyết vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, trên cơ sở đó đưa ra 
kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Nghiên cứu sâu hơn về đề tài khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị 
hại trong tố tụng hình sự Việt Nam có 2 công trình nghiên cứu dưới hình thức 
Luận văn Thạc sĩ Luật học là: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị 


13 
hại, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của chính tác giả, bảo vệ năm 2009 tại 
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; và “Khởi tố vụ án hình sự theo 
yêu cầu người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Hoàng Lan 
Phương, bảo vệ năm 2009 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội.
Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực 
tiễn của việc thiết lập quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại; 
trình bày nội dung quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong 
tố tụng hình sự Việt Nam như phạm vi áp dụng, chủ thể có quyền yêu cầu, 
hình thức, thời điểm, hậu quả pháp lý của yêu cầu khởi tố và việc rút yêu cầu 
khởi tố vụ án hình sự. Đồng thời chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc, bất cập 
về nhận thức và áp dụng pháp luật: 
- Về phạm vi áp dụng: Các tác giả phân tích và chỉ ra những bất hợp lý 
về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Một số trường 
hợp hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội nhưng vì nhiều lý do 
nên người bị hại thường không dám đưa ra yêu cầu, nếu đưa vào trường hợp 
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại sẽ khó xử lý người thực hiện hành 
vi nguy hiểm cho xã hội, không mang tính răn đe và phòng ngừa chung. Bên 
cạnh đó các tác giả cũng phân tích và kiến nghị bổ sung một số tội vào trường 
hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. 
- Về chủ thể yêu cầu khởi tố: Các tác giả đã phân tích và cho rằng việc 
không quy định cơ quan, tổ chức là người bị hại đã tước bỏ quyền yêu cầu 
khởi tố của cơ quan, tổ chức khi hành vi gây thiệt hại đó thuộc trường hợp 
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Bên cạnh đó, Luật quy định chưa 
đầy đủ về trường hợp người bị hại chết trước khi yêu cầu thì người đại diện 
hợp pháp của họ có quyền yêu cầu không. 


14 
- Về việc người bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên toà: Các tác giả đã 
phân tích và chỉ ra quy định hiện hành bất hợp lý ở chỗ người bị hại phát biểu 
sau bị cáo và người bào chữa là trái với lôgic thông thường lời buộc tội phải 
có trước lời bào chữa.
- Về trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố: Các tác giả đã phân 
tích và chỉ ra thiếu sót của BLTTHS về việc chỉ quy định rút yêu cầu khởi tố 
trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, không quy định về trường hợp rút tại phiên 
tòa sơ thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, đã gây ra sự lúng túng cho các cơ 
quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn.
Gần đây có Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Nguyên Thanh với đề tài 
Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam”, bảo 
vệ năm 2013 tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đề 
cập đến quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại dưới góc độ 
quyền buộc tội của người bị hại trong tố tụng hình sự. [57, tr. 88] 
Nhìn chung, đề tài “Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong 
tố tụng hình sự Việt Nam” đã được một số nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu 
và những người làm công tác thực tiễn quan tâm. Tuy nhiên chưa có công 
trình nào nghiên cứu toàn diện về quy định có tính biệt lệ so với quan niệm 
thông thường ở Việt Nam về quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà 
nước và người phạm tội.

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương