Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
 
 
 



TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về quy định khởi 
tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam được 
công bố ở nước ngoài.
Các nghiên cứu gần với đề tài Luận án là nghiên cứu về người bị hại 
trong tố tụng hình sự và chế định tư tố ở các quốc gia trên thế giới. Tuy có 
một số công trình đã công bố, nhưng nhìn chung đề tài này chưa thực sự thu 
hút sự quan tâm của các nhà khoa học nên số lượng công trình còn ít so với 
các vấn đề khác của tố tụng hình sự. 
Tại Châu Âu, có thể kể đến một số công trình như “Criminal Procedure 
Systems in the European Community” (Hệ thống tố tụng hình sự Cộng đồng 
Châu Âu) của C. Van Den Wyngaert, NXB Bloomsbury Professional, Anh, 
xuất bản năm 1993 [79], nghiên cứu về hệ thống tố tụng hình sự của các nước 
Cộng đồng Châu Âu; công trình “Rights of crime victims under the Eropean 
convention on Human rights: invading defendants’s rights” (Quyền của nạn 
nhân của tội phạm trong Công ước Châu Âu về Nhân quyền: ảnh hưởng đối 
với quyền của bị cáo) của Ana Medarska ở Đại học Trung tâm Châu Âu, 
Hunggary, công bố năm 2009, nghiên cứu về quyền của người bị hại trong tố 
tụng hình sự các quốc gia Châu Âu [76]; công trình “Transition of criminal 
procedure systems” (Quá trình chuyển đổi của hệ thống tố tụng hình sự) của 
Pavisic Berislav, NXB Pravni fakultet Sveucilista, Croatia, xuất bản năm 2004 



[82], nghiên cứu về quá trình chuyển đổi của hệ thống tố tụng hình sự ở 
Belarus, Estonia, Grudia, Đức, Kosovo, Latvia, Lít va, Moldova, Ba Lan, 
Rumania, Nga, Ukraina. Các công trình trên có tính chất nghiên cứu tổng quát 
nhiều nước, theo nghiên cứu của các tác giả thì tại Phần Lan và Síp (Cyprus), 
người bị hại có quyền đưa ra yêu cầu truy tố tư nhân (tư tố) đối với bất kỳ 
hành vi phạm tội nào; tại Đức, Nga, Ba Lan, Áo, Đan Mạch và một số quốc 
gia khác, người bị hại chỉ được phép đưa ra yêu cầu truy tố tư nhân đối với 
một số hành vi phạm tội ít nghiêm trọng; tại Áo, Na Uy và Thụy Điển, người 
bị hại có quyền yêu cầu truy tố trong trường hợp Công tố viên không tiếp tục 
truy tố; ngoài ra tại Đức, Ba Lan, Áo, Thụy Điển và một số quốc gia khác, 
người bị hại còn là một bên truy tố phụ, thông qua việc hỗ trợ cho các công tố 
viên. Tuy có một số khác biệt về quyền của người bị hại trong pháp luật các 
quốc gia Châu Âu, tùy thuộc vào các quốc gia đó theo hệ thống pháp luật 
Châu Âu lục địa hay Thông luật của Anh - Mỹ, nhưng nhìn chung các quốc 
gia Châu Âu đang xây dựng mô hình tố tụng hình sự theo hướng cho phép 
người bị hại được tham gia nhiều hơn vào quá trình tố tụng hình sự.
Nghiên cứu sâu hơn về vai trò của người bị hại trong tố tụng hình sự 
Đức có công trình “The victim in criminal proceedings: A systematic 
portrayal of victim protection under German Criminal Procedure Law” (Nạn 
nhân trong tố tụng hình sự: mô tả hệ thống bảo vệ nạn nhân trong Luật tố tụng 
hình sự Đức) của Markus Loffelmann [81]. Tác giả mô tả người bị hại với vai 
trò người tố cáo tội phạm, một bên truy tố và là người làm chứng. Người bị 
hại có vai trò rất quan trọng, đối với một số tội phạm họ có thể đưa ra yêu cầu 
truy tố, sau đó vụ án được khởi tố và giải quyết theo thủ tục chung, hoặc họ có 
thể trực tiếp đưa yêu cầu tới Tòa án và vụ án giải quyết theo thủ tục tư tố.



Nghiên cứu về vai trò của người bị hại trong tố tụng hình sự Anh có 
công trình “The victim in criminal law and justice” (nạn nhân trong luật hình 
sự và tư pháp hình sự) của Tyrone Kirchengast [84]. Theo nghiên cứu của tác 
giả thì người bị hại tại Anh không có vai trò gì đáng kể, họ tham gia tố tụng 
với vai trò như một nhân chứng.
Tại Mỹ, có thể kể đến một số công trình như “Criminal procedure: a 
world study” (Tố tụng hình sự: nghiên cứu toàn cầu) của Craig M. Bradley 
Giáo sư Luật Đại học Indiana, Mỹ, NXB Carolina Academic Press xuất bản 
năm 2007 [78], nghiên cứu về thủ tục tố tụng 13 nước điển hình trên thế giới 
Argentina, Canada, Trung Quốc, Ai Cập, Anh và xứ Wales, Pháp, Đức, 
Israel, Italia, Mexico, Nga, Nam Phi, Mỹ, tuy có đề cập đến quyền của người 
bị hại trong tố tụng hình sự nhưng còn hạn chế. Công trình đề cập khá nhiều 
đến tư tố là “Criminal Prosecution and the Rationalization of Criminal 
Justice” (Những lý giải về khởi tố hình sự trong tư pháp) của William F. 
McDonald ở Học viện Tư pháp, Bộ tư pháp Mỹ [87], nghiên cứu về sự phát 
triển của hệ thống truy tố ở một số quốc gia, trong đó có tư tố, theo cách tiếp 
cận các kiểu tố tụng trong lịch sử. Công trình viết về người bị hại thường được 
nhắc đến là “Victims in Criminal Procedure” (nạn nhân trong tố tụng hình sự) 
của các tác giả Douglas E. Beloof , Paul G. Cassell, Steven J. Twist, NXB 
Carolina Academic Press xuất bản năm 2010 [80], nội dung đáng chú ý nhất 
mà các tác giả đưa ra là “mô hình thứ ba của tố tụng hình sự: mô hình tham 
gia của nạn nhân”. Ngoài ra còn có công trình “The victim in the criminal 
justice system” của Hiệp hội Luật sư Mỹ (American Bar Association) xuất bản 
năm 2006 [77]. Theo các công trình nghiên cứu trên thì vai trò của người bị 
hại (nạn nhân) trong tố tụng hình sự Mỹ không đáng kể, họ tham gia tố tụng 


10 
với tư cách như một nhân chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp nạn nhân 
không tìm cách khởi kiện, không hợp tác với cảnh sát trong việc khởi tố một 
vụ án, chẳng hạn trong trường hợp xâm phạm tài sản không đáng kể và được 
bồi thường thỏa đáng thì nạn nhân sẽ không ra làm chứng trước tòa và như 
vậy người phạm tội sẽ không bị xử lý. 
Tại Châu Á, TS. Ngũ Quang Hồng ở Đại học Dân tộc Quảng Tây, 
Trung Quốc có công trình “Tư tố trong tố tụng hình sự của Trung Quốc” [43]. 
Có thể nói đây là công trình đề cập tương đối cụ thể và toàn diện về thủ tục tư 
tố trong tố tụng hình sự của Trung Quốc, là một hình thức truy tố do người bị 
hại hoặc người đại diện hợp pháp tự truy tố bị cáo ra tòa, với những phân tích 
cụ thể về phạm vi vụ án tư tố, những vấn đề đưa ra tư tố và thủ tục xét xử vụ 
án tư tố của Trung Quốc. Tại Nhật bản, Giáo sư Toshihiro Kawaide ở Đại học 
Tokyo có công trình nghiên cứu “Victim’s participation in the criminal trial in 
Japan” (Sự tham gia của nạn nhân trong phiên toà hình sự tại Nhật Bản) [83]. 
Theo đó vai trò của người bị hại đã được tăng lên nhanh chóng từ nửa cuối 
những năm 1990 cho đến nay, đã mở rộng cơ hội tham gia của nạn nhân trong 
tố tụng hình sự. Tuy nạn nhân được tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến 
nhưng nạn nhân hệ thống tư pháp Nhật bản không chấp nhận việc truy tố tư 
nhân, nên họ không thể tự mình khởi tố vụ án và cũng không có quyền buộc 
công tố viên phải khởi tố, truy tố.
Nhìn chung, đề tài khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại 
đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu ở những khía 
cạnh khác nhau, phần lớn đều đưa ra quan điểm mở rộng quyền của người bị 
hại trong tố tụng hình sự. Đây cũng là xu thế chung của quá trình cải cách luật 
tố tụng hình sự ở nhiều nước. 


11 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương