Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh


 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1 Mục đích nghiên cứu 
Luận án xác định mục đích nghiên cứu là đề ra các giải pháp hoàn thiện 
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu 
cầu của người bị hại, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn giải 
quyết các vụ án hình sự. 



2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án đặt ra nhiệm vụ 
nghiên cứu như sau: 
- Phân tích, đánh giá bản chất pháp lý, cơ sở lý luận và thực tiễn của 
việc hình thành quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố 
tụng hình sự Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành 
về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại; những khó khăn, vướng mắc, 
bất cập trong thực tiễn áp dụng?
- Phân tích, đánh giá pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia trên thế 
giới, rút ra những điểm khác biệt và kinh nghiệm cho Việt Nam về quy định 
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. 
- Trên cơ sở đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp 
dụng; tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đưa ra các 
giải pháp hoàn thiện pháp luật. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1 Đối tượng nghiên cứu 
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả xác định đối 
tượng nghiên cứu là: 
- Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật 
tố tụng hình sự Việt Nam, kinh nghiệm của một số nước thế giới.
- Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định 
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.



3.2 Phạm vi nghiên cứu 
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu 
của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên 
thế giới, thực tiễn áp dụng quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của 
người bị hại tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian là các văn bản pháp luật có liên quan 
đến quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, chủ yếu là văn bản 
pháp luật tố tụng hình sự ban hành từ năm 1988 đến nay; số liệu giải quyết án 
được phân tích và đánh giá từ năm 2008 đến 2013.

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương