Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
gây ra các thiệt hại cụ thể và xác định được về thể chất, tinh thần, tài sản, các 
quyền và lợi ích hợp pháp khác được pháp luật quy định”.
Từ nội hàm khái niệm người bị hại, có thể rút ra những đặc điểm cơ 
bản của người bị hại như sau:


34 
- Thứ nhất, người bị hại là cá nhân, đang tồn tại vào thời điểm bị thiệt 
hại, không phải là cơ quan, tổ chức.
Tuy có quan điểm cho rằng trong trường hợp tổ chức, pháp nhân bị tội 
phạm trực tiếp gây thiệt hại thì phải xem tổ chức hoặc pháp nhân đó là người 
bị hại, với lập luận “Người bị hại đơn giản là thuật ngữ có tính đại diện để chỉ 
một địa vị tố tụng và bên trong nó cần được giải thích gồm những ai? trong 
điều kiện nào. Cũng giống như nguyên đơn dân sự được BLTTHS giải thích 
bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức. Không nên hiểu máy móc từ người trong 
nghĩa Tiếng Việt mà làm hẹp phạm vi chủ thể được coi là người bị hại chỉ là 
cá nhân. Trong tố tụng hình sự, không chỉ có người bị hại mà còn có người có 
quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Thực tế người có quyền, nghĩa vụ liên 
quan không chỉ là cá nhân mà còn có tổ chức, pháp nhân” [57, tr. 27].
Nhưng theo quy định của luật thực định thì người bị hại là một con 
người cụ thể, không phải là cơ quan, tổ chức, pháp nhân. Giáo trình Luật tố 
tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội và một số cơ sở đào 
tạo Luật khác ở Việt Nam đã phân tích: “Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi 
người bị hại là công dân; pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi là 
người bị hại” [64, tr. 126].
Người bị hại là cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, 
và phải là người đang sống và tồn tại vào thời điểm mà người đó bị thiệt hại, 
nghĩa là trước thời điểm sinh ra (thai nhi) và khi người đã chết (tử thi) không 
được gọi là người. Hành vi loại bỏ thai nhi hoặc xâm hại đến tử thi thì thai nhi 
và tử thi đó không phải là người bị hại.
Người bị hại là cá nhân là đặc điểm cơ bản nhất của người bị hại trong 
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ trước đến nay. Trong lịch sử tố tụng 


35 
hình sự Việt Nam, người bị hại là cá nhân đã được quy định từ trước khi 
BLTTHS năm 1988 ban hành, tại Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của 
TAND tối cao quy định “người bị hại là công dân đã bị kẻ phạm tội trực tiếp 
xâm phạm đến thể chất, tài sản hoặc xâm hại về tinh thần (lăng nhục, đánh, 
giết, trộm cắp, lừa đảo...)” [53, tr. 46] 
- Thứ hai, thiệt hại của người bị hại phải là những thiệt hại cụ thể về thể 
chất, tinh thần, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác, nếu hành vi phạm 
tội chưa gây thiệt hại thì không có người bị hại. 
Tuy có quan điểm cho rằng “không chỉ trong trường hợp tội phạm đã 
hoàn thành, mà cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt, khi chưa gây ra thiệt 
hại gì do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của kẻ phạm tội, 
người có nguy cơ bị xâm hại cũng được gọi là người bị hại, người bị hại phải 
được coi là bất kỳ người nào khi mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ là 
khách thể của tội phạm cho dù tội phạm đó chưa hoàn thành do những nguyên 
nhân khách quan, ngoài ý muốn của họ” [23].
Nhưng theo quy định của luật thực định thì người bị hại là người bị thiệt 
hại về thể chất, tinh thần, tài sản, nghĩa là đã có người bị thiệt hại và hậu quả 
đã xảy ra, do vậy trong trường hợp thiệt hại thực tế chưa xảy ra thì sẽ không 
có người bị hại. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học 
Luật Hà Nội và một số cơ sở đào tạo Luật khác ở Việt Nam đã phân tích: 
“thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu là thiệt hại thực tế, nếu thể chất, tinh 
thần, tài sản của một người chưa bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì 
người đó không được coi là người bị hại” [64, tr. 126].
Người bị hại phải bị thiệt hại là đặc điểm cơ bản thứ hai của người bị 
hại theo luật định. Đó là các thiệt hại về thể chất như bị chết, bị thương tích; 


36 
thiệt hại về tài sản như bị mất mát, hư hỏng hoặc chiếm đoạt tài sản; thiệt hại 
về tinh thần như bị xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc thiệt hại các 
quyền và lợi ích hợp pháp khác. Trong trường hợp hành vi phạm tội chưa gây 
ra thiệt hại thì không có người bị hại. 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương