Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang16/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
vụ án hình sự, khi người bị hại có quyền quyết định việc khởi tố đối với một số 
hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại cho họ, cơ quan có thẩm quyền sau 
khi xác định hành vi có dấu hiệu của tội phạm chỉ được khởi tố vụ án hình sự 
khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại và phải đình chỉ vụ án khi người bị hại 
rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa sơ thẩm


43 
Khái niệm trên đã thể hiện một số đặc trưng cơ bản của khởi tố vụ án 
theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam như sau: 
- Thứ nhất, khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là một quy định 
biệt lệ so với quan niệm chung về quan hệ pháp luật hình sự.
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại giống như các trường hợp 
khởi tố vụ án hình sự thông thường khác, đó là một giai đoạn của tố tụng hình 
sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố 
tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không có) dấu hiệu của tội phạm 
trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, làm cơ sở để ban hành 
quyết định về việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó. Điểm khác 
biệt là phải có yêu cầu khởi tố của người bị hại trước khi ban hành quyết định 
khởi tố vụ án hình sự. Quy định này có tính biệt lệ so với quan niệm chung về 
quan hệ pháp luật hình sự.
Quan hệ pháp luật hình sự được hiểu là “quan hệ xã hội phát sinh do 
việc thực hiện tội phạm, trong quan hệ pháp luật hình sự có hai chủ thể là Nhà 
nước và người phạm tội. Nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự 
với tư cách là người bảo vệ luật pháp, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, 
Nhà nước có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải 
chịu hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà 
họ đã gây ra” [64, tr.11, 12].
Trong quan hệ pháp luật hình sự thì Nhà nước mới là chủ thể có thẩm 
quyền quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện 
hành vi có dấu hiệu tội phạm. Thể hiện ở nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và 
xử lý vụ án hình sự, với yêu cầu đặt ra “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì 
CQĐT, VKS, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách 


44 
nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để xác 
định tội phạm và xử lý người phạm tội”
2
.
Nguyên tắc chung là như vậy, nhưng trong các vụ án khởi tố theo yêu 
cầu của người bị hại thì việc khởi tố vụ án phụ thuộc vào ý chí người bị hại. 
Cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc 
của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người 
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Nghĩa là nếu người bị hại không yêu 
cầu thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án. Vấn đề đặt ra là quy 
định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại có mâu thuẫn với quan 
niệm chung về quan hệ pháp luật hình sự thể hiện ở nguyên tắc về trách nhiệm 
khởi tố và xử lý vụ án hay không.
Tác giả cho rằng quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị 
hại không mâu thuẫn với nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án. Đây 
là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người bị 
hại, khi lợi ích của người bị hại không mâu thuẫn với lợi ích chung. Trong đó, 
nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án nhằm bảo vệ lợi ích chung của 
toàn xã hội vì nó bắt buộc mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm 
trước Nhà nước. Nhà nước cam kết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của 
mọi công dân, thể hiện ở việc khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan 
có thẩm quyền phải khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp cần thiết để xác 
định tội phạm và xử lý người phạm tội, mọi hành vi phạm tội xâm hại đến các 
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại sẽ bị Nhà nước xử lý theo trình tự, 
thủ tục tố tụng hình sự. Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại 
nhằm đáp ứng lợi ích của người bị hại nhưng không đặt lợi ích người bị hại 
2
Điều 13 BLTTHS [8] 


45 
cao hơn lợi ích chung toàn xã hội. Trong nhiều trường hợp việc người bị hại 
không yêu cầu khởi tố người phạm tội là cần thiết, không chỉ đáp ứng lợi ích 
người bị hại mà còn đảm bảo lợi ích chung. Bởi lẽ, đưa người phạm tội ra xử 
lý sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai của người bị hại và người phạm 
tội, hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ đặc biệt vốn có giữa người bị hại và 
người phạm tội, không có lợi cho lợi ích chung của toàn xã hội.
Do vậy việc dành cho người bị hại quyền yêu cầu hay không yêu cầu 
khởi tố người phạm tội không mâu thuẫn với nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc 
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Quy định này vừa đạt mục tiêu 
ổn định xã hội, vừa bảo vệ và thỏa mãn lợi ích của người bị hại. Đây là sự kết 
hợp giữa lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người bị hại. 
- Thứ hai, quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp 
dụng đối với một số tội phạm nhất định. 
Đó là các tội phạm mà tính chất của sự xâm hại không nghiêm trọng, 
khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến 
bản thân người bị hại như sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền sở hữu trí 
tuệ, hoặc tội phạm nghiêm trọng nhưng việc xử lý bằng biện pháp hình sự có 
thể mang lại những hậu quả không mong muốn cho người bị hại.
Tùy tình hình thực tế trong mỗi giai đoạn mà các tội danh khởi tố vụ án 
theo yêu cầu của người bị hại thay đổi cho phù hợp, trước đây BLTTHS năm 
1988 quy định 6 tội khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng 
BLTTHS năm 2003 đã nâng lên 11 tội. Các tội danh thuộc trường hợp khởi tố 
vụ án theo yêu cầu của người bị hại sẽ luôn cập nhật, thay đổi, bổ sung, tùy 
theo các điều kiện kinh tế xã hội và sự phát triển của đất nước, cũng như 
những thay đổi về nhận thức trong quá trình xây dựng pháp luật. 


46 
- Thứ ba, ý chí của người bị hại có vai trò quan trọng, là điều kiện để 
khởi tố vụ án hình sự, cũng như chấm dứt việc giải quyết vụ án.
Ý chí của người bị hại được thể hiện ở yêu cầu khởi tố vụ án, đây là 
điều kiện bắt buộc phải có trước khi khởi tố vụ án hình sự. Chỉ khi nào người 
bị hại có yêu cầu thì vụ án mới được khởi tố, còn nếu người bị hại không có 
yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định khởi tố vụ án. 
Đồng thời khi người bị hại rút yêu cầu thì đó là cơ sở để chấm dứt việc truy 
cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, 
nhưng giới hạn ở một số giai đoạn tố tụng nhất định.
Như vậy có thể nói ý chí của người bị hại thể hiện ở hành vi yêu cầu 
khởi tố vụ án hình sự và rút yêu cầu khởi tố là điều kiện pháp lý làm phát sinh 
việc khởi tố vụ án hình sự, cũng là cơ sở để chấm dứt việc giải quyết vụ án ở 
một số giai đoạn tố tụng nhất định.

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương