Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh


Cơ sở của việc thiết lập quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
1.2 Cơ sở của việc thiết lập quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của 
người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam 
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, trước khi ban hành BLTTHS năm 
1988, người bị hại tham gia vào quá trình tố tụng hình sự chỉ mang tính chất 
cung cấp thông tin về tội phạm và người phạm tội cho Nhà nước. Quan hệ 
pháp luật hình sự trong giai đoạn này là quan hệ giữa Nhà nước và người 
phạm tội, trong đó với tư cách là người bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, Nhà 
nước có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người 
phạm tội phải chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm 
của tội phạm mà họ đã gây ra, không chấp nhận việc khởi tố vụ án hình sự 
theo yêu cầu của người bị hại.


47 
Tuy nhiên, giai đoạn sau này, theo xu hướng chung của các hệ thống 
pháp luật trên thế giới, quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại 
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng được chấp nhận khi nằm trong 
giới hạn nhất định và không làm ảnh hưởng đến quyền công tố của Nhà nước. 
Do đó, BLTTHS năm 1988 đã chính thức ghi nhận quy định khởi tố vụ án hình 
sự theo yêu cầu người bị hại, quy định này tiếp tục được bổ sung, phát triển 
trong BLTTHS năm 2003, cho thấy sự cần thiết của quy định này trong hệ 
thống pháp luật tố tụng hình sự của nước ta.
Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình 
sự Việt Nam được thiết lập trên cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây: 
1.2.1. Cơ sở lý luận 
Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của bất cứ quốc gia nào cũng đều 
hướng đến mục tiêu phòng ngừa tội phạm, phát hiện và xử lý kịp thời mọi 
hành vi phạm tội, nhằm bảo vệ chế độ chính trị, lợi ích của Nhà nước, quyền 
và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Trong đó bảo vệ người bị hại là 
một trong những mục tiêu và nhiệm vụ mà pháp luật hướng tới. Bảo vệ người 
bị hại không chỉ đơn thuần là trừng trị người phạm tội tương xứng với tính 
chất, mức độ, hậu quả mà họ đã gây ra cho người bị hại, mà trong một số 
trường hợp còn phải xem xét đến nguyện vọng của người bị hại mong muốn 
xử lý người phạm tội như thế nào. 
Ở nước ta, tố tụng hình sự vận hành chủ yếu theo nguyên tắc công tố, 
nghĩa là Nhà nước toàn quyền quyết định việc buộc tội. Buộc tội, với tư cách 
là một chức năng tố tụng, luôn nhằm chống lại một cá nhân cụ thể và thực 
chất đó chính là hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực 
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. Nhà nước quyết định việc 


48 
buộc tội, nhưng vẫn dành cho người bị hại quyền yêu cầu khởi tố hay không 
khởi tố vụ án hình sự đối với một số tội phạm. Yêu cầu khởi tố của người bị 
hại là điều kiện để khởi tố vụ án hình sự, khởi phát hoạt động truy cứu trách 
nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội 
phạm. Đây là quyền buộc tội của người bị hại, có tính chất “tư tố”, là điều 
kiện phát sinh quyền công tố của Nhà nước nhưng nằm trong giới hạn của 
quyền công tố, vì người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, sau 
đó vụ án được giải quyết theo thủ tục chung. Nghĩa là quyền tư tố nằm trong 
giới hạn và không làm mất đi quyền công tố của Nhà nước. Hay nói cách khác, 
cơ sở lý luận của việc hình thành quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu 
người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam chính là sự kết hợp giữa quyền 
công tố và quyền tư tố trong tố tụng hình sự.
Công tố và tư tố những hiện tượng cùng tồn tại và phát triển không tách 
rời nhau trong xã hội có Nhà nước và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khái 
niệm “công tố” và “tư tố” giống nhau ở nội dung đều là hoạt động buộc tội 
nhưng khác nhau ở chủ thể thực hiện là Nhà nước (buộc tội nhân danh công 
quyền) hay cá nhân (buộc tội nhân danh cá nhân). 
Quyền công tố là một bộ phận của quyền lực Nhà nước, đây là quyền 
lực nhà nước trong lĩnh vực hình sự, gắn liền với sự buộc tội nhân danh Nhà 
nước (nhân danh công quyền). Hiện nay có một số quan điểm về quyền công 
tố, tác giả đồng tình với quan điểm: “Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà 
nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện 
hành vi có dấu hiệu tội phạm. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước 
giao cho một cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện để phát hiện tội phạm và 
truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội” [60, tr 40].


49 
Song song với hình thức buộc tội nhân danh Nhà nước (quyền lực công) 
với quyền công tố do Nhà nước thực hiện. Trong tố tụng hình sự còn có hình 
thức buộc tội nhân danh cá nhân, với quyền tư tố do tư nhân thực hiện. Quyền 
tư tố là thuật ngữ phổ biến trên thế giới, nhưng ít được bàn luận tại Việt Nam 
vì luật thực định ở Việt Nam không quy định quyền tư tố.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, có thể thấy “tư tố” là từ Hán - Việt, thuật 
ngữ tư tố được ghép bởi hai từ “tư” và “tố”, trong đó tư là tư nhân (cá nhân), 
tố có nhiều nghĩa là tố cáo, khởi tố, truy tố, tố tụng. Như vậy tư tố có thể hiểu 
theo nhiều nghĩa “tư nhân (cá nhân) tố cáo”, “tư nhân (cá nhân) khởi tố”, “tư 
nhân (cá nhân) truy tố”, “hoạt động tố tụng của tư nhân (cá nhân)”. Cho dù có 
nhiều nghĩa khác nhau nhưng chúng đều là các hoạt động mang tính chất tố 
tụng của tư nhân (cá nhân).
Dưới góc độ pháp lý, pháp luật thực định ở Việt Nam không sử dụng 
thuật ngữ tư tố. Trong khoa học pháp lý, rất ít tác giả đi sâu phân tích về vấn 
đề tư tố và quyền tư tố, có tác giả nêu ra khái niệm “tư tố là quyền của người 
bị hại khởi tố người đã có hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình” 
[33, tr. 231], nhưng khái niệm này chưa phản ảnh đúng bản chất của quy định 
tư tố trong tố tụng hình sự. 
Khái niệm “tư tố” khác với khái niệm “công tố” ở chủ thể thực hiện là 
cá nhân (tính chất tư) hay Nhà nước (tính chất công), còn thuật ngữ “tố” trong 
tư tố và công tố là như nhau. Do vậy có thể dựa vào nội hàm khái niệm công 
tố để rút ra khái niệm về tư tố. 
Từ nội hàm khái niệm “quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước 
thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự (buộc tội) đối với người thực hiện 
hành vi có dấu hiệu tội phạm” đã nêu trên, có thể thấy tư tố chính là hoạt động 


50 
buộc tội do cá nhân (tư nhân) thực hiện, và quyền tư tố là quyền của cá nhân 
được Nhà nước cho phép nhằm thực hiện việc buộc tội đối với người thực 
hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Tư tố có thể hiểu dưới hai góc độ là hình thức thực hiện chức năng buộc 
tội và quyền buộc tội.
Dưới góc độ là hình thức thực hiện chức năng buộc tội thì tư tố là hình 
thức buộc tội do cá nhân thực hiện đối với người thực hiện hành vi có dấu 
hiệu tội phạm theo trình tự, thủ tục được pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Dưới góc độ là quyền buộc tội thì quyền tư tố là quyền của cá nhân 
được nhà nước cho phép nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực 
hiện hành vi phạm tội. Thông thường quyền này do chính người bị hại thực 
hiện, trong một số trường hợp có thể do người đại diện hợp pháp hoặc người 
khác thay mặt người bị hại thực hiện. Quyền buộc tội do cá nhân thực hiện 
nên được gọi là quyền tư tố, với nghĩa “tư” là tư nhân.
Xét về nguồn gốc, tư tố là quy định pháp lý thuộc loại cổ xưa nhất của 
xã hội loài người, sự ra đời của quy định tư tố trong pháp luật cổ đại mang dấu 
ấn của thời kỳ chuyển từ xã hội cộng sản nguyên thủy sang chế độ nhà nước 
chiếm hữu nô lệ với sự hình thành kiểu tố tụng tố cáo. Nghiên cứu về thời cổ 
đại cho thấy vào thời nguyên thủy, sự trả thù là biện pháp duy nhất để giải 
quyết tranh chấp giữa con người với con người và giữa các tộc đoàn với nhau, 
đây chính là công lý trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Sự phục thù tư được 
coi là một bảo đảm của trật tự xã hội trong sự tương quan giữa các tộc đoàn, 
giữa con người với con người, chính vì sự e ngại báo thù nên người ta không 
dám xâm phạm đến nhau, đây chính là nguồn gốc hình thành kiểu tố tụng tố 
cáo và quy định tư tố sau này.


51 
Kiểu tố tụng tố cáo là kiểu tố tụng đầu tiên trong lịch sử, được hình 
thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhưng tồn tại và phát triển mạnh trong thời 
kỳ đầu của xã hội phong kiến. Nguyên tắc cơ bản của thủ tục tố cáo là mọi 
công dân đều có quyền tố cáo, không có vụ kiện nào mà không có người tố 
cáo, do vậy nếu không có ai tố cáo thì tội phạm sẽ không bị trừng trị. Nét đặc 
trưng của tố tụng tố cáo là sự công nhận vị trí đặc biệt của người buộc tội, 
thường là người bị tội phạm xâm hại hay còn gọi là người bị hại. Bởi lẽ, theo 
quy luật tự nhiên, muốn xử lý ai đó bắt buộc phải có sự buộc tội, trong giai 
đoạn sơ khai khi Nhà nước mới hình thành, pháp luật chưa rành mạch, chưa 
hình thành cơ quan buộc tội chuyên biệt của Nhà nước thì việc buộc tội một 
người nào đó sẽ do cá nhân đảm nhiệm, đó chính là người bị hành vi phạm tội 
xâm hại trực tiếp hoặc người thân thích của họ thực hiện, Nhà nước không can 
thiệp vào việc buộc tội mà đóng vai trò là trọng tài đứng ra phân xử. Khi 
người bị hại hoặc người thân thích của họ được khởi kiện, khởi tố nhằm chống 
lại người đã thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích 
hợp pháp của cá nhân, thì quyền này của người bị hại hoặc người thân thích 
của họ được gọi là quyền tư tố [16, tr. 171].
Trong thời kỳ sơ khai của Nhà nước và pháp luật, tư tố chiếm ưu thế 
tuyệt đối với việc người bị hại hoặc đại diện bị hại có vai trò rất lớn trong việc 
đưa người phạm tội ra xử lý. Việc khởi tố hay chấm dứt các hoạt động tố tụng 
phụ thuộc vào ý chí của người bị hại. Thuật ngữ tư tố xuất phát từ tính chất 
“tư” của việc buộc tội (nhân danh cá nhân buộc tội) nên quyền buộc tội của 
người bị hại hoặc người thân thích của họ được gọi là quyền tư tố.
Sự ra đời của quy định tư tố trong pháp luật cổ đại do quan niệm cho 
rằng việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân bị người khác xâm hại là việc riêng 


52 
tư của mỗi người, Nhà nước không cần thiết và không có trách nhiệm phải can 
thiệp vào những việc riêng tư như vậy.
Sau này, thực tiễn cho thấy hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến lợi 
ích cá nhân người bị hại, mà còn gây thiệt hại cho cả xã hội và nhà nước. 
Quan niệm về quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người 
phạm tội đã hình thành, dẫn đến sự thừa nhận tính chất công của quan hệ pháp 
luật hình sự và công tố ra đời. Ban đầu, quyền công tố chỉ sử dụng trong phạm 
vi hẹp nhằm bảo vệ các lợi ích có tính chất công như các lợi ích của Nhà nước 
(của giai cấp thống trị) và của cộng đồng (xã hội). Càng về sau, do sự tác động 
của nhiều yếu tố nên tư tố đã bộc lộ những mặt hạn chế. Bởi lẽ để tiến hành 
một vụ án hình sự, phải mất nhiều thời gian, tiền của, công sức cho quá trình 
thu thập chứng cứ và buộc tội tại Tòa án, không phải ai cũng có đủ điều kiện 
và khả năng làm được những việc trên, mà thuê luật sư thì tốn kém. Mặt khác 
việc dành cho người bị hại quyền tư tố có thể dẫn tới hai khả năng: hoặc là lợi 
dụng quyền tư tố để gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân 
phẩm, tài sản của người khác; hoặc là người bị hại hòa giải, thỏa thuận với 
người phạm tội, dẫn đến các vụ án nghiêm trọng (xét ở góc độ trật tự xã hội) 
không bị xử lý, người phạm tội không bị trừng trị, làm cho pháp luật không 
được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, công bằng xã hội không được bảo đảm. 
Từ thực tế này, Nhà nước thấy cần thiết phải can thiệp vào quá trình giải quyết 
các vụ án tư tố, dần dần chủ thể buộc tội được chuyển giao từ cá nhân (người 
bị hại) cho người đại diện lợi ích của nhà nước nhằm bảo vệ các lợi ích công, 
vai trò của tư tố ngày càng bị thu hẹp so với công tố. Cùng với sự vận động, 
phát triển của xã hội, của nhà nước và pháp luật, cơ chế vận hành của tố tụng 
hình sự đã chuyển dần từ tư tố sang công tố [60, tr 19, 20].


53 
Cho đến nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tư tố vẫn tồn tại song 
song với công tố, nhưng vai trò và phạm vi áp dụng của nó dần thu hẹp lại, 
hiện nay tố tụng hình sự vận hành chủ yếu dựa vào công tố, tư tố chỉ còn giữ 
vai trò thứ yếu. Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia mà quyền tư tố 
được ghi nhận ở những mức độ khác nhau. Tại một số quốc gia người bị hại 
vẫn còn giữ vai trò quyết định trong giải quyết một số loại án tư tố, chỉ có họ 
mới có quyền khởi tố và thực hiện việc buộc tội bị cáo trước Tòa án và hoàn 
toàn độc lập với Công tố viên. Ở một số quốc gia khác, vai trò của người bị 
hại hạn chế hơn, tuy vẫn có quyền quyết định trong việc khởi tố và truy tố 
người phạm tội nhưng chỉ được đưa ra yêu cầu chứ không trực tiếp thực hiện 
việc khởi tố, truy tố, nhưng xét về bản chất đó vẫn là quyền tư tố. 
Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, cơ chế vận hành của quyền 
công tố và quyền tư tố đã có sự thay đổi rất cơ bản. Tư tố, từ vị trí chiếm ưu 
thế trong hoạt động truy tố, theo đà phát triển của xã hội đã dần dần bị công tố 
vượt qua. Ngày nay công tố chiếm vị trí chủ yếu trong việc truy tố, nhưng tư 
tố có vai trò và giá trị riêng trong tố tụng hình sự nên vẫn tiếp tục tồn tại với tư 
cách là một hình thức truy tố bổ sung. Thực tế hiện nay cho thấy cần thiết phải 
tiếp tục duy trì, phát triển quyền tư tố trong tố tụng hình sự, nhưng cần tránh 
cả hai khuynh hướng, hoặc quá đề cao quyền tư tố, hoặc chỉ chú trọng công tố 
mà coi nhẹ tư tố.
Đề cao quyền tư tố là khuynh hướng mở rộng phạm vi các loại án tư tố, 
mở rộng quyền hạn và nâng cao vai trò của người bị hại trong giải quyết các 
vụ án tư tố. Khuynh hướng này có mặt hạn chế là giảm tính chất “công” của 
quan hệ pháp luật hình sự vốn được xác định là quan hệ giữa Nhà nước và 
người phạm tội.


54 
Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng coi nhẹ quyền tư tố, 
đó là việc thu hẹp phạm vi các loại án tư tố, hoặc giảm bớt vai trò của người bị 
hại khi tham gia giải quyết các vụ án. Mặt hạn chế của khuynh hướng này là ít 
quan tâm và thỏa mãn nguyện vọng của người bị hại, bởi vì tuy hành vi phạm 
tội đã được Công tố viên đại diện cho công quyền và thay mặt người bị hại 
buộc tội bị cáo, nhưng đôi khi việc buộc tội đó không phù hợp với ý chí 
nguyện vọng của người bị hại, còn làm cho người bị hại đau khổ hơn, gây 
thêm thiệt hại về tinh thần cho họ.
Ở Việt Nam, pháp luật thực định không đề cập đến tư tố, nhưng quy 
định “khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại”, với việc trao cho người bị 
hại quyền yêu cầu khởi tố vụ án, là điều kiện để phát sinh hoạt động công tố 
của nhà nước, đây được xem là quyền buộc tội của người bị hại. Mặc dù có 
tính chất “tư tố”, nhưng không phải là quyền tư tố, mà là sự kết hợp giữa 
quyền tư tố và quyền công tố trong tố tụng hình sự. Quy định khởi tố vụ án 
theo yêu cầu của người bị hại được hình thành từ BLTTHS năm 1988 và tiếp 
tục được bổ sung, phát triển trong BLTTHS năm 2003.
Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối 
với hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, thuộc nhóm tội 
xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và một số quyền nhân thân của con 
người. Người bị hại tuy vẫn giữ vai trò quan trọng, có tính chất quyết định 
trong việc xử lý người phạm tội bằng biện pháp hình sự nhưng chỉ được đưa 
ra yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Quy định này có sự kế thừa những điểm tiến 
bộ trong quy định về quyền tư tố trên thế giới, đã dung hòa và tránh được cả 
hai khuynh hướng đề cao hoặc hạ thấp quyền tư tố, phù hợp với điều kiện 
hoàn cảnh Việt Nam.


55 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương