Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
người phiên dịch” là được đề nghị thay đổi Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng 
CQĐT, ĐTV, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, KSV, Chánh án, Phó 
Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký TAND, người giám định, người 
phiên dịch nếu có lý do để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện 
nhiệm vụ của mình;
Quyền “đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường” 
là đưa ra mức bồi thường cụ thể và đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm bồi 
thường như kê biên tài sản, khấu trừ thu nhập của người phạm tội;
1
Nội dung các quyền của người bị hại được quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTHS [8] 


39 
Quyền “tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để 
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” là được triệu tập tham dự phiên 
tòa xét xử, được trình bày ý kiến về sự việc phạm tội, về xử lý người phạm tội 
và bồi thường thiệt hại, cũng như tranh luận với KSV, bị cáo, người bào chữa 
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
Quyền “khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có 
thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về 
phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo” là được khiếu nại 
quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, hành vi tố tụng của người 
tiến hành tố tụng nếu thấy quyết định tố tụng, hành vi tố tụng đó trái pháp luật, 
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời sau khi xét xử 
sơ thẩm nếu thấy bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như 
về hình phạt đối với bị cáo chưa thỏa đáng thì người bị hại có quyền kháng 
cáo để yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử lại.
Việc thực hiện các quyền năng tố tụng trên là đảm bảo pháp lý quan 
trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trước sự 
xâm hại của hành vi phạm tội.
Ngoài ra người bị hại còn có quyền năng pháp lý đặc biệt là quyền yêu 
cầu khởi tố đối với một số vụ án quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS, các 
vụ án này chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện 
hợp pháp của họ. Người yêu cầu khởi tố có quyền trình bày lời buộc tội tại 
phiên toà, chỉ có trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà các 
vụ án thông thường khác không có.
Trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì yêu cầu của 
người bị hại là điều kiện pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 


40 
người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thuộc khoản 1 của các tội này, 
nếu không có yêu cầu của người bị hại thì Cơ quan có thẩm quyền không thể 
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự được. Ý chí của người bị hại cũng là căn 
cứ để chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người bị hại 
rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa, nếu việc rút yêu cầu đó không phải 
do ép buộc. Do vậy trong các vụ án hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu 
cầu của người bị hại thì người bị hại tham gia tố tụng hình sự với vai trò chủ 
thể thực hiện chức năng buộc tội. 
1.1.3 Khái niệm khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại 
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là một trong những quy 
định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong tố tụng 
hình sự. Hiện nay chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm khởi tố vụ án theo yêu 
cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam là gì. Các công trình 
nghiên cứu về quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ nêu 
một cách khái quát và ngắn gọn về cơ sở hình thành, phạm vi áp dụng, chủ 
thể, nội dung, hậu quả pháp lý, vai trò và tính chất của khởi tố vụ án theo yêu 
cầu của người bị hại. Do vậy việc làm rõ khái niệm khởi tố vụ án theo yêu cầu 
của người bị hại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng.
Qua nghiên cứu về khởi tố vụ án, có thể thấy “khởi tố vụ án hình sự” là 
giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền sau khi 
nhận được thông tin về một sự việc có dấu hiệu tội phạm đã tiến hành xác 
minh và ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thể hiện sự phản ứng của 
Nhà nước đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội có dấu hiệu tội phạm, nhằm 
điều tra, xử lý người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội theo trình tự, thủ 
tục tố tụng hình sự và buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự.


41 
Nghiên cứu về người bị hại cho thấy, người bị hại là người bị hành vi 
phạm tội trực tiếp tác động, gây ra các thiệt hại cụ thể về thể chất, tinh thần, 
tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác được pháp luật quy định, đây là 
người tham gia tố tụng có địa vị pháp lý đặc biệt, được Nhà nước bảo vệ các 
quyền và lợi ích hợp pháp bị hành vi phạm tội xâm hại.
Xuất phát từ vị trí pháp lý đặc biệt là người bị hành vi phạm tội gây 
thiệt hại và được Nhà nước bảo vệ, nên người bị hại có nhiều quyền năng 
pháp lý giúp cho họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chống lại hành vi 
phạm tội đã gây thiệt hại cho mình và người thực hiện hành vi phạm tội đó. 
Trong đó quyền đặc biệt nhất của người bị hại là quyền yêu cầu khởi tố đối 
với một số tội phạm, trong những trường hợp này chỉ được vụ án hình sự theo 
yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại chưa thành 
niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần.
Có thể thấy, khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp 
đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự. Khác với quan niệm chung về quan hệ 
pháp luật hình sự, trong đó Nhà nước với tư cách là người bảo vệ lợi ích 
chung, có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bất kỳ người phạm tội 
nào. Quy định này chỉ áp dụng đối với một số tội phạm nhất định có khách thể 
xâm hại là những quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp người bị hại. Những tội 
phạm này việc giải quyết theo tố tụng hình sự có thể dẫn đến những hậu quả 
ngoài mong muốn đối với người bị hại nên cần xem xét ý chí và nguyện vọng 
của họ. Chính vì vậy cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu 
cầu của người bị hại. Nếu người bị hại yêu cầu khởi tố thì người phạm tội mới 
bị đưa ra xử lý, còn người bị hại không yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền 
được khởi tố vụ án và người phạm tội sẽ không bị xử lý.


42 
Như vậy, khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại có sự khác biệt so 
với các trường hợp khởi tố vụ án hình sự thông thường, đây là trường hợp 
khởi tố vụ án có điều kiện.
Điều kiện cần là phải có dấu hiệu của tội phạm mà theo quy định của 
pháp luật loại tội này chỉ được khởi tố khi người bị hại yêu cầu. Trong đó, có 
dấu hiệu tội phạm là có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hành vi đó có 
dấu hiệu của tội phạm được quy định trong luật hình sự. Tội phạm chỉ được 
khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại là một số tội phạm do BLTTHS quy 
định chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, tùy từng giai đoạn mà các 
tội phạm này có thể thay đổi nhưng thông thường đây là những tội ít nghiêm 
trọng, tính chất nguy hiểm cho xã hội không cao, hoặc các tội nghiêm trọng 
nhưng việc giải quyết theo tố tụng hình sự có thể dẫn đến những hậu quả 
không mong muốn đối với người bị hại.
Điều kiện đủ là phải có yêu cầu khởi tố của người bị hại, đây là yếu tố 
quan trọng, làm phát sinh việc khởi tố vụ án và là cơ sở để chấm dứt việc truy 
cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp nhất định. 
Từ nhận thức về khởi tố vụ án và nhận thức chung về người bị hại, cũng 
như vai trò của người bị hại trong tố tụng hình sự, tác giả rút ra khái niệm về 
khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự như sau: 
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp biệt lệ của khởi tố 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương