Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh



tải về 1.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/61
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích1.95 Mb.
#54792
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   61
LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề cương anh Lộc, Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
 
 


69 
CHƯƠNG 2 
QUY ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN THEO YÊU CẦU CỦA 
NGƯỜI BỊ HẠI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 
2.1 Quá trình hình thành và phát triển quy định khởi tố vụ án theo 
yêu cầu của người bị hại trong pháp luật Việt Nam 
2.1.1 Giai đoạn trước khi pháp điển hóa luật tố tụng hình sự
Trước khi ban hành BLTTHS năm 1988, lịch sử lập pháp Việt Nam trải 
qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đặc điểm chung của thời kỳ này là chưa có sự 
phân tách thành luật nội dung (luật hình sự) và luật hình thức (luật tố tụng 
hình sự) nên quy định về người bị hại và vai trò của người bị hại trong quá 
trình giải quyết vụ án hình sự nằm ở nhiều nhiều điều luật khác nhau, kể cả 
trong các điều luật về các tội phạm cụ thể.
Những quy định về người bị hại và sự tham gia của người bị hại trong 
tố tụng hình sự chưa cụ thể, chưa phân tách rõ những trường hợp nào thì 
người bị hại có quyền yêu cầu và giá trị của quyền yêu cầu đó như thế nào, có 
tính chất quyết định trong xử lý người phạm tội hay chỉ mang tính chất cung 
cấp thông tin về tội phạm. Có thể khái quát quy định về người bị hại và vai trò 
của người bị hại trong lịch sử tố tụng hình sự như sau: 
- Pháp luật thời kỳ phong kiến
Nghiên cứu pháp luật thời kỳ phong kiến tiêu biểu là thời Hậu Lê và 
thời Nguyễn, có thể thấy nhiều quy định về việc người bị hại có quyền khởi 
kiện vụ án hình sự.


70 
Trong Quốc triều Hình luật, còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, một trong 
những bộ luật nổi tiếng nhất trong lịch sử Phong kiến Việt Nam, ban hành vào 
thời vua Lê Thánh Tông, có một số quy định thể hiện quyền khởi kiện, tố cáo 
hành vi phạm tội của người khác và “người khởi kiện, tố cáo còn được thưởng 
nếu tố cáo việc công, việc cấm”
3
. Việc xác minh, điều tra vụ án được bắt đầu 
từ khi có đơn kiện, đơn tố cáo, hoặc lời tố giác tội phạm, đơn phải do đương 
sự làm và nộp tại nha môn có thẩm quyền phân xử loại vụ việc đó. Tuy không 
có quy định nào nói về tính chất của việc khởi kiện, tố cáo như thế nào nhưng 
dựa vào hai quy định dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của người bị hại, đó 
là: “Nếu nguyên cáo (tức người tố cáo) không đến hầu kiện, quá một tháng 
rồi, thì bỏ việc ấy không xét nữa”
4
; hoặc: “Người cáo giác việc công không 
được hòa lưu với bị cáo”
5
(hòa lưu tức là điều đình với bị cáo để thôi không 
phát giác nữa hoặc nếu đã phát giác thì rút đơn). Những quy định trên cho 
thấy mặc dù có hành vi xâm hại xảy ra nhưng nếu nguyên cáo không tố cáo thì 
Nhà nước sẽ không xem xét xử lý, trường hợp đã tố cáo rồi mà quá một tháng 
không đến hầu kiện thì được coi như không còn tố cáo và Nhà nước sẽ không 
xét hành vi tố cáo nữa, trường hợp tố cáo việc công thì người tố cáo không 
được điều đình với bị cáo để rút đơn, điều đó chứng tỏ khi người tố cáo rút 
đơn thì việc tố cáo sẽ không đưa ra xử lý nữa nên Nhà nước mới cấm không 
cho điều đình với bị cáo để rút đơn.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, ngoài Quốc triều Hình luật, còn có 
Hoàng Việt Luật lệ, còn gọi là Bộ luật Gia long, ban hành vào thời Nguyễn, 
đây là Bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật, là bộ luật lớn nhất 
3
Điều 25 Chương Danh Lệ [46, tr. 41].
4
Điều 14 Chương Đoán Ngục [46, tr. 241] 
5
Điều 61 Chương Đoán Ngục [46, tr. 258].


71 
của chế độ phong kiến Việt Nam, gồm có 22 quyển, 398 điều. Một trong 
những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Gia long là nguyên tắc truy cứu trách 
nhiệm hình sự, theo đó “bất kỳ một hành vi nào xâm hại các quan hệ xã hội đã 
được Bộ luật bảo vệ đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự” [63, tr. 322]. Nghĩa 
là việc truy cứu trách nhiệm hình sự không phụ thuộc vào ý muốn của người 
bị hại. Cũng giống như Quốc triều Hình luật, trong Hoàng Việt Luật lệ quy 
định việc xác minh, điều tra vụ án được bắt đầu từ khi có đơn kiện, đơn tố cáo. 
Việc kiện phải có liên hệ trực tiếp đến người kiện và phải có bằng chứng, 
không được gửi đơn thư nặc danh. Việc thưa kiện phải theo từ cấp cơ sở là cấp 
Huyện, cấp Châu, nếu ở đó không thụ lý hoặc làm mất, làm sai lệch thì mới 
trình lên cấp cao hơn là Thượng ty, nghiêm cấm việc kiện vượt cấp. Trách 
nhiệm của các quan khi nhận đơn thưa kiện phải làm rõ vụ việc, nhanh chóng 
thụ lý, nếu bỏ qua sẽ bị trừng phạt. Như vậy vai trò của người bị hại khi tham 
gia vào quá trình giải quyết các vụ án hình sự chỉ là cung cấp thông tin về tội 
phạm. Trong quá trình cung cấp thông tin mà không chính xác (vu cáo, vu 
khống) thì tùy tính chất mức độ sẽ bị xử tội roi, trượng, đồ, lưu đày. Người xúi 
giục, lập mưu kế, thuê người kiện, dạy thưa kiện cũng bị xử lý. [58, tr. 49] 
Qua hai bộ luật thành văn tiêu biểu của thời kỳ phong kiến là Quốc triều 
Hình luật và Hoàng Việt Luật lệ, có thể thấy quyền của người bị hại trong quá 
trình xử lý vụ án hình sự đã được đề cập khá rõ nét. Tuy chưa hoàn chỉnh 
nhưng các quy định này cho thấy quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của 
người bị hại trong pháp luật Việt Nam đã có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. 

tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương