BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP


Khả năng sinh sản ở cừu và các yếu tố ảnh hưởng



tải về 1.46 Mb.
trang5/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

2.3. Khả năng sinh sản ở cừu và các yếu tố ảnh hưởng


Khả năng sinh sản là một trong những tính trạng quan trọng trong chăn nuôi cừu, số cừu con/lần đẻ hay số cừu con/năm/cừu cái là một chỉ số tốt và theo Petrović, (2000) đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó chính là hiệu quả sinh học của cừu. Số lượng thịt, sữa và len sản xuất ra/năm do khả năng sinh sản qui định (Notter và cs., 2000).

Cũng giống như khả năng sinh trưởng, những nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản trước hết là di truyền và ngoại cảnh bao gồm khí hậu, thời tiết, mùa vụ sinh sản, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc, quản lý, trong đó dinh dưỡng, thức ăn và chăm sóc giữ vai trò quan trọng nhất, còn quản lý là yếu tố không thể thiếu.


2.3.1. Di truyền và khả năng sinh sản ở cừu


Tính trạng sinh sản ở cừu có hệ số di truyền thấp, biểu hiện kiểu hình rời rạc nên khó áp dụng các biện pháp chọn lọc. Hệ số di truyền (h2) cho số con trên lứa thấp 0,17; 0,11 và 0,06 (Abegaz và cs., 2002) còn hệ số di truyền (h2) của tuổi dậy thì cũng rất thấp và giao động 0,1 đến 0,26 (Petrović, 2000). Thành công trong chọn lọc về sinh sản ở cừu liên quan đến khả năng sinh sản và phụ thuộc rất nhiều vào đa dạng di truyền của các thành phần sinh sản (Petroviće và cs., 1997, 2001, 2002, 2007).

Tuy vậy, áp dụng chọn lọc theo giá trị giống ước tính (Estimated breeding value-EBV) về số con sinh ra/mùa ở cừu cũng đã được tác giả (Al-Shorepy và Notter, 1997) thực hiện và đã cho ra những kết quả bước đầu. Kết quả này cho thấy tăng số cừu sinh ra/lứa đẻ có thể được cải thiện bằng chọn lọc.

Gần đây, bằng công nghệ sinh học phân tử, một số nhóm nghiên cứu (Mulsant và cs., 2001; Souza và cs., 2001; Wilson và cs., 1986) đồng thời phát hiện ra rằng sự di truyền về khả năng sinh sản cao quan sát thấy ở cừu Booroola Merinos là kết quả của một đột biến ở gen 1B receptor (BMPR- 1B). Một đột biến khác ở gen BMP15 hay gen (DF9B) chịu trách nhiệm cho khả năng sinh sản cao ở cừu Inverdale cũng đã được Galloway và cs., 2000 phát hiện. Tiếp sau các nghiên cứu trên, gen chính chịu trách nhiệm về khả năng sinh sản cao ở cừu được phát hiện ở nhiều địa điểm và trên các giống cừu khác (Davis và cs., 2001).

Bảng 2.3: Hai gen chính qui định khả năng sinh sản cao ở cừu (Davis, 2004)



Gen

Địa điểm

Allele

Nhiễm sắc thể

Giống cừu

BMPR-1B


Booroola



FecBB

6

Merino

BMP15

Inverdale

FecXI

X

Romney

BMP15

Hanna

FecXH

X

Romney

BMP15

Belclare

FecXB

X

Belclare

BMP15

Galway

FecXG

X

Belclare và Cambridge





Woodlands

FecX2W

X

Coopworth




Lacaune

FecLL

11

Lacaune

Các kết quả này đã mở ra một hướng đi mới trong chọn lọc về khả năng sinh sản ở cừu, đó là chọn lọc với trợ giúp của các marker (Marker assisted selection). Có thể nói một chương mới trong dự đoán và kiểm soát khả năng sinh sản của cừu đã bắt đầu.

Dù chọn lọc về khả năng sinh sản là khá khó khăn, ảnh hưởng của di truyền từ những con đực là khá rõ. Theo Štolc và cs. (2011) cừu đực đã có ảnh hưởng đến số con cai sữa, khối lượng sơ sinh (P< 0,05 và 0,001). Riêng số con sơ sinh không bị ảnh hưởng của con đực. Cũng theo Štolc và cs. (2011) sai khác về số con cai sữa do ảnh hưởng của con đực là 14,2%.

Để khắc phục việc hệ số di truyền về khả năng sinh sản thấp ở cừu, lai giữa các giống cũng là một giải pháp khả thi. Theo (Devendra, 1975) cho cừu địa phương Malaysia lai với cừu Dorset Horn đã làm tăng số con lên 1,5 con/lứa và khối lượng sơ sinh lên đến 2,1-2,3 kg/con. Tuy nhiên, do khả năng chịu nhiệt kém và thích ứng kém của cừu Dorset nên con lai không phát triển được (Devendra, 1975). Theo (Natasasmita, 1968) đã cho thấy thời gian mang thai là 147,5 và 149,9 ngày ở cừu Priangan, 150,3 ngày ở cừu đuôi béo và 149,0 ngày ở con lai của chúng.

Sự khác biệt về sinh sản tồn tại giữa các giống và kiểu gen ở cừu. Theo (Petrovic và cs., 2012) cừu Romanov thường có tỷ lệ đẻ rất cao so với cừu Pramenka (250% so với 110%). Còn theo (Djajanega và Rangkuti, 1989) khoảng cách lứa đẻ của cừu Java Garut mỏng đuôi, cừu Bogor và cừu đuôi béo tương ứng là 198 và 199 ngày và 250 ngày. Tuổi đẻ đầu tiên của cừu Java Garut mỏng đuôi, cừu Bogor và cừu đuôi béo tương ứng là khoảng 12 tháng, 11 tháng và 14 tháng (Djajanega và Rangkuti, 1989). Theo (Turner, 1977) cừu cái Merino Úc, ở Booroola đã cho 2,1 cừu con sinh ra/năm và ở Peppin đã cho 1,36 cừu con sinh ra/năm. Trong khi đó cừu cái Landraceewe Phần Lan sinh sản rất tốt ở Anh, đã sinh 2,0; 3,0 và 3,3 cừu con sinh ra/năm lúc một, hai và ba tuổi (Donald và Read, 1976).

2.3.2. Dinh dưỡng và khả năng sinh sản ở cừu


Dinh dưỡng của cừu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cừu. Mặc dù còn nhiều tranh cãi làm thế nào để chuẩn bị cừu tốt nhất trước khi phối giống, kỹ thuật Flushing - bổ xung chất dinh dưỡng cho cừu cái trước khi phối giống đã làm tăng đáng kể tỷ lệ rụng trứng (Branca và cs., 2000). Theo (Lassoued và cs., 2004) cho thấy có tương tác quan trọng giữa kiểu gen và mức độ dinh dưỡng. Trong ý nghĩa này, ở cừu rất sung mãn như giống D'Man, mức độ cao hơn dinh dưỡng trước và trong khi giao phối có liên quan đến cải thiện hiệu suất sinh sản, nhưng những giống năng suất thấp như Queue Fine de l'Ouest, khẩu phần ăn không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ rụng trứng cũng như tỷ lệ đẻ (Branca và cs., 2000; Lassoued và cs., 2004).

Các ảnh hưởng có lợi về dinh dưỡng đối với khả năng sinh sản ở cừu đã được biết rõ (Forcada và Abecia, 2006). Trong đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng trứng. Thông thường, cừu được chăn thả một nửa năm, trong mùa đông và khi đẻ chúng được nhốt tại chuồng hoặc chăn thả cộng với thức ăn bổ xung. Điều quan trọng là cừu phải nhận được dinh dưỡng đầy đủ để tránh giảm điểm thể trạng hoặc có vấn đề khi sinh, dinh dưỡng kém là nguyên nhân gây động dục không đều đặn ở cừu cái, giảm rụng trứng, con sinh ra yếu, ngộ độc khi chửa và giảm tỷ lệ sinh đôi; ở cừu đực dinh dưỡng kém làm giảm số lượng và chất lượng tinh (Petrovic và cs., 2012).

Theo (Abadjieva và cs., 2011) cho biết khả năng sinh sản được xác định bởi một hiệu ứng đa nội tiết tố, bao gồm không chỉ quan hệ tình dục và gonadotropin hocmon mà cả các hocmon giúp trao đổi chất mạnh hơn cũng rất quan trọng. Một chức năng bị khiếm khuyết trong bất kỳ thành phần phức tạp của hiệu ứng đa nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản. Tác giả còn nhận thấy sinh sản có sự phụ thuộc chặt chẽ vào các nguồn năng lượng và trạng thái trao đổi chất.

Lượng thức ăn dành cho cừu ăn ngay trước khi thụ tinh cũng có tầm quan trọng đáng kể. Thí nghiệm đã chỉ ra rằng, nếu ở giai đoạn đó, cho cừu ăn mức ăn đầy đủ lượng dinh dưỡng cừu có thể rụng nhiều trứng hơn so với bình thường (Abadjieva và cs., 2011). Kết quả là tỷ lệ phần trăm cừu đẻ cao hơn do tăng số lượng các cặp sinh đôi. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ rụng trứng sẽ rõ hơn khi các biện pháp dinh dưỡng được tiến hành trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ không động dục (do mùa vụ hay do nuôi con) và ở thời kỳ phối giống (Petrovic và cs., 2012).

Điểm thể trạng (Body condition score - BCS) chính là một phản ánh tình trạng dinh dưỡng của con vật. Ảnh hưởng của điểm thể trạng (BCS), khối lượng sống (hiệu ứng tĩnh) và thay đổi trong BCS và khối lượng sống (hiệu ứng động) của cừu trước khi giao phối, trong khi giao phối và sau thời kỳ phối giống đến hiệu quả sinh sản của các giống cừu khác nhau trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau đã được nghiên cứu (Cam và cs., 2010; Aliyari và cs., 2012).

Hầu hết các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng BCS và khối lượng sống có tác động lớn đến hiệu quả sinh sản của cừu, ở đây giống và tương tác giữa giống với các điều kiện dinh dưỡng và sinh lý rất quan trọng (Gunn, 1983; Koycegiz và cs., 2009; Oregui và cs., 1997). Người ta đã tìm thấy một tương quan tồn tại giữa BCS, khối lượng sống và số lượng chất béo dự trữ của cơ thể (Oregui và cs., 1997). Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thấy khả năng sinh sản bị ảnh hưởng bởi BCS (Doney và cs., 1982; Guerra và cs., 1972; Gunn, 1983; Koyuncu, 2005; Madani và cs., 2009; Aliyari và cs., 2012).



Dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của khả năng sinh sản ở cừu, ví dụ như tuổi dậy thì ở cả hai giới tính, khả năng sinh sản, tỷ lệ rụng trứng, sự sống của phôi thai, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, sự phát triển tinh hoàn và sản xuất tinh trùng (Smith, 1991; Clarke và Tilbrook, 1992; Rhind, 1992; Robinson, 1996).

Bất cập dinh dưỡng có thể hiển thị các hiệu ứng của chúng ở ngắn, trung và dài hạn. Vì vậy, một số nghiên cứu (Robinson, 1981) chỉ ra rằng cừu cái có thể bị mất khối lượng cơ thể mà không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi ngay lập tức nào về khả năng sinh sản. Mức dinh dưỡng cừu nhận được trong mùa đông và mùa xuân có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm cừu động dục vào mùa thu sau (Smith, 1976) nhưng bổ sung thêm dinh dưỡng trước khi bắt đầu mùa phối giống không làm chậm mùa sinh sản trừ cừu tơ và cừu già (Hafez, 1952). Thimonier và cs., 1986 báo cáo rằng các rối loạn sinh sản xuất hiện trong vùng có lượng mưa rất khác nhau có thể được giải thích bởi sự thay đổi trong thức ăn sẵn có.

Ngược lại (Gordon, 1997) kết luận rằng cả hai loại cừu ôn đới và nhiệt đới, mức dinh dưỡng dường như có ít ảnh hưởng đến sự khởi đầu và thời gian của mùa sinh sản. Ở cừu đực, những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng dẫn đến phản ứng trong kích thước tinh hoàn và chức năng sinh tinh (Matin và Walkden-Brown, 1995).

Ngoài ra, bổ xung Vitamin A và cung ấp đủ thức ăn, tăng tỷ lệ đực: cái cho cừu cái đã đẻ từ một lứa trở lên cũng làm tăng khả năng sinh sản của cừu Awassi chăn thả (Lafi và cs., 2009).


2.3.3. Mùa vụ, môi trường và khả năng sinh sản


Stress nhiệt ảnh hưởng đáng kể đến thời gian động dục lại (Naqvi và cs., 2004) lý do trì hoãn động dục có thể do hocmon LH thay đổi nhịp tiết và giảm tiết oestrogen và GnRH (Dobson và Smith, 2000).

Mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh sản ở cừu. Hoạt động sinh dục của cừu cao vào cuối mùa hè và mùa thu, thấp vào cuối mùa đông và mùa xuân (Lincoln và Short, 1980; Haynes và Schanbacher, 1983; Pelletier và Almeida, 1987). Sự nhạy cảm của cừu đực đến chiếu sáng là khác nhau. Hoạt động tình dục thường được kích thích 1-1,5 tháng trước đó đối với cừu đực, cho phép khi chu kỳ của con cái bắt đầu, con đực đã đạt được một mức độ cao của hoạt động tình dục (Lincoln và Davidson, 1977).

Cừu đực biểu hiện sự biến động theo mùa trong hành vi tình dục, hoạt động nội tiết, giao tử và cũng như khối lượng tinh hoàn và lượng tinh trùng (Schanbacher và Lunstra, 1976, Lincoln và Davidson, 1977; Ortavant và cs., 1985). Tuy nhiên, sự thay đổi hành vi và sinh lý ít rõ ràng hơn ở cừu. Ở cừu đực giống Soay, LH và FSH bắt đầu tăng lên từ 2-4 tuần sau khi giảm chiếu sáng, và gần như ngay lập tức nồng độ testosterone trong huyết tương tăng lên cùng với sự phát triển mạnh của tinh hoàn (Lincoln và Davidson, 1977).

Trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, cừu bản địa bị hạn chế hoạt động tình dục trong những tháng mùa hè (Marai và cs., 2004, 2007). Nhiệt độ môi trường cao gây suy giảm chức năng sinh sản ở cừu. Hiệu ứng nhiệt là trầm trọng hơn khi stress nhiệt đi kèm với độ ẩm môi trường cao (Marai và cs., 2000, 2004, 2006, 2007). Stress nhiệt gây ra một loạt các thay đổi mạnh mẽ trong chức năng sinh học ở động vật, bao gồm giảm lượng thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn, rối loạn trong chuyển hóa nước, protein, năng lượng và khoáng, rối loạn trong tiết xuất hocmon và chất chuyển hóa trong máu (Shelton, 2000; Marai và cs., 2006). Động dục ở cừu chủ yếu đặc trưng theo mùa, điều này là liên quan đến nhiều yếu tố di truyền và bên ngoài (Petrović, 2000).

Thời gian chiếu sáng hàng ngày và các chu kỳ nhiệt độ môi trường là những ví dụ nổi bật nhất trong khu vực ôn đới, trong khi chu kỳ hàng năm về lượng mưa, với hậu quả là số và lượng thức ăn sẵn có, là các biến quan trọng trong khu vực nhiệt đới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cừu (Vivien-Roels và Pévet, 1983). Khi những thay đổi này đạt đến mức độ cao, cừu và các loài động vật có thể phản ứng bằng cách phát triển một loạt các vấn đề khác nhau (Vivien-Roels và Pévet, 1983), ví dụ như thay đổi thói quen ăn uống, dự trữ năng lượng dưới dạng các mô mỡ, làm giảm sự trao đổi chất, sự thay lông, chế độ ngủ đông và di cư.

Cơ chế khác là một chiến lược sinh sản liên quan đến một "biện pháp tránh thai tự nhiên" (Lincoln và Short, 1980) trong đó hạn chế các hoạt động sinh sản đến thời gian tốt nhất của năm để đảm bảo rằng sinh đẻ xảy ra tại một thời điểm thích hợp (Wayne và cs., 1989). Ở các vùng lạnh và ôn đới, khoảng thời gian này tương ứng với mùa xuân hoặc đầu mùa hè trong khi ở vùng khí hậu khô cằn nóng nó trùng với mùa mưa.

Trên cơ sở các báo cáo của (Hafez, 1952); Goot, 1969); Dyrmundsson và Robinson, 1981) lập luận rằng các giống có nguồn gốc nằm giữa 350 N và 350 S có xu hướng sinh sản ở tất cả các thời điểm trong năm trong khi ở các vĩ độ lớn hơn 350 tình hình không phải bao giờ cũng như vậy. Giống cừu từ các vĩ độ trung gian, chẳng hạn như các giống Merino Úc và các giống cừu ở Địa Trung Hải, có một thời gian yên lặng ngắn trong đó có một tỷ lệ cừu rụng một trứng tự nhiên (Martin và cs., 1986).

Giữa các giống cừu cũng có sự biến động lớn. Một số con cừu cái của giống Préalpes-du-Sud có một mùa sinh sản rất ngắn trong khi những cừu khác hầu như theo mùa (Thimonier cs., 1986). Mùa sinh sản bắt đầu trong hầu hết các giống cừu trong mùa hè hoặc đầu mùa thu (Chemineau và cs., 2008).

Theo (Abegaz và cs., 2002) cho biết tỷ lệ thụ thai, số con sinh ra thay đổi theo mùa. Tuy nhiên khi so sánh ảnh hưởng của mùa vụ đẻ của các giống cừu khác nhau đến khả năng sinh sản thì theo (Štolc và cs., 2011) lại thấy mùa vụ đẻ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh (P < 0,05) và số con cai sữa (P<0,01) nhưng không ảnh hưởng đến số con sinh ra.

Tuổi đẻ lứa đầu cũng bị ảnh hưởng bởi năm và mùa sinh (p < 0,001) (Gbangboche và cs., 2006). Khoảng cách hai lứa đẻ bị ảnh hưởng bởi năm đẻ, lứa đẻ (p < 0,001), số con trên lứa cũng bị ảnh hưởng bởi năm đẻ (p < 0,001) (Gbangboche và cs., 2006). Theo (Abegaz và cs., 2002) năm phối giống có ảnh hưởng đáng tin cậy về mặt thống kê (P<0,01) đối với tỷ lệ chửa và tỷ lệ đẻ; năm đẻ, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ đến số con/lứa (P<0,01).

Môi trường, đặc biệt là chế độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ đến tính mùa vụ trong sinh sản ở cừu cái vùng Địa Trung Hải (Forcada và Abecia, 2006). Tuy nhiên có thể khắc phục ảnh hưởng này bằng việc điều khiển về chế độ chiếu sáng tự nhiên ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong sinh sản ở cừu cái nếu chúng có mỡ dự trữ trong cơ thể ở mức khá cao. Theo (Forcada và Abecia, 2006) cho thấy có sự giảm đáng kể (P < 0,05) độ dài thời kỳ không động dục ở cừu cái được nuôi duy trì từ tháng 11 đến tháng 9 năm sau nếu chúng có điểm thể trạng ổn định là 2,9 trong khi đó những cừu cùng lứa tuổi có điểm thể trạng thấp 2,7 thì có thời kỳ không động dục dài hơn.

2.3.4. Quản lý và khả năng sinh sản


Ảnh hưởng đáng kể của việc quản lý trang trại đã được mô tả trong một số nghiên cứu của (Anel và cs., 2005; Paulenz và cs., 2002). Lập kế hoạch khoảng cách giữa hai lứa đẻ, lựa chọn cừu cái phù hợp để thụ tinh có thể cải thiện kết quả sinh sản (David và cs., 2008). Nhu cầu có một thời gian nghỉ ngơi cho cừu sau khi đẻ cho phép phục hồi tử cung là cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi áp lực tăng khả năng sinh sản ở các hệ thống sản xuất đòi hỏi liên quan thời gian nghỉ ngơi ngắn từ sau khi đẻ đến khi làm thụ tinh nhân tạo đã làm giảm khả năng sinh sản.

Theo (Bodin và cs., 1999) rút ngắn khoảng thời gian từ khi đẻ đến khi làm thụ tinh nhân tạo xuống dưới 40-50 ngày làm giảm đáng kể đến khả năng sinh sản, thậm chí ngay cả khi cho cừu giao phối tự nhiên và (Anel và cs., 2005) đề nghị không được thụ tinh cho bất kỳ cừu cái nào sớm hơn 50 ngày sau khi sinh.

Nhiệt độ cơ thể cao ở cừu đực vào mùa hè nhiệt độ cao là một nguyên nhân làm tinh trùng kém chất lượng. Nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến khả năng giao phối, giảm hoạt động tình dục, giảm tỷ lệ thụ thai. Kết quả là số lượng con sinh ra giảm. Lập kế hoạch sinh sản (khoảng cách lứa đẻ, mùa vụ, tuổi giao phối đầu tiên, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, v.v.) chuẩn bị tốt các điều kiện (thức ăn, sức khỏe cừu...) có ảnh hưởng tích cực đến kết quả sinh sản (Anel và cs., 2005).

Theo (David và cs., 2008) sử dụng một mô hình tổng hợp quản lý tốt cả con đực và con cái cho thấy yếu tố chính làm cho thụ tinh nhân tạo cừu thành công là chuẩn bị tốt cho cừu cái. Các tác giả kết luận việc lựa chọn con cái cẩn thận để thụ tinh nhân tạo có thể cải thiện kết quả thụ tinh nhân tạo rất nhiều.



Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương