BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP


Khả năng sinh trưởng của cừu và các yếu tố ảnh hưởng



tải về 1.46 Mb.
trang4/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

2.2. Khả năng sinh trưởng của cừu và các yếu tố ảnh hưởng


Tăng trưởng ở động vật được xác định bởi sự gia tăng các tế bào cơ thể, sự phát triển và biệt hóa của các tế bào cơ thể (Bathaei và Leroy, 1996; Orr, 1982). Tăng tỷ lệ và kích thước cơ thể cùng với những thay đổi trong thành phần cơ thể có tầm quan trọng kinh tế rất lớn trong chăn nuôi gia súc lấy thịt. Theo (Bathaei và Leroy, 1996) thì tăng trưởng ở vật nuôi được thể hiện việc tăng khối lượng cơ thể theo thời gian nuôi.

Trong một nghiên cứu khác (Gatenby, 1986) cho rằng tăng trưởng ở động vật chủ yếu được đo bằng sự gia tăng khối lượng sống dẫn đến những thay đổi về hình dáng cơ và thành phần cơ thể. Theo (Orr, 1982) tăng khối lượng sống trong chăn nuôi là biểu hiện tổng hợp của những thay đổi trong các mô thịt, các cơ quan, nội tạng. Sự gia tăng khối lượng cơ thể của vật nuôi chủ yếu là sự phát triển của các mô thịt, xương và chất béo.

Khả năng sinh trưởng của cừu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một cách tổng quát nhất có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính là: Di truyền và ngoại cảnh, được diễn tả trong công thức sau:

P = G + E

Trong đó:

P là kiểu hình,

G là kiểu gen,

E là ngoại cảnh.

Có thể diễn đạt các thành phần của công thức trên theo cách khác như khả năng sinh trưởng sẽ tạo nên khối lượng của cơ thể và khối lượng cơ thể là một yếu tố tạo nên kiểu hình (P), vai trò của yếu tố di truyền trong việc tạo nên kiểu hình chính là nhờ hoạt động của các gen (G) và yếu tố tương tác với các gen trong việc tạo nên kiểu hình chính là ngoại cảnh (E).

2.2.1. Yếu tố di truyền và khả năng sinh trưởng của cừu


Theo (Gonzalez, 1972); (Valencia và cs.,1975) cho rằng: Khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau thì có khối lượng sơ sinh khác nhau, khối lượng sơ sinh cao thường thấy ở những giống cừu cao sản. Theo (Devendra và Faylon, 1989) giống cừu địa phương Philipine có khối lượng sơ sinh 2,5 và 2,0 kg đối với đực và cái. Còn (Pradhan, 1989) công bố khối lượng sơ sinh của các giống cừu Nepan là Tibetian, Barwal, Kage, Lampuchhre lần lượt: 2,2; 2,4; 2,6 và 1,6 - 2,0kg.

Nhiều nghiên cứu về tăng trọng và khối lượng cai sữa ở cừu của (Langlands, 1973) và (Rattray và cs.,1975) có kết luận là tăng trọng và khối lượng cai sữa của cừu nhiệt đới thấp hơn cừu ôn đới.

Tốc độ tăng trưởng của những con cừu con, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự phát triển thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giống (kiểu gen) (Bathaei và Leroy, 1996; Burfening và Kress, 1993; Gatenby, 1986; Stobart và cs., 1986; Movarogenis và cs., 1986; Notter và Copenhaver, 1980; Dzakuma và cs., 1978).

(Devendra, 1975) thấy rằng việc chọn lọc đã cải thiện về tầm vóc, năng suất của cừu, trong 20 năm qua (1955 -1975) khối lượng trưởng thành của cừu tăng 4-5 kg, chất lượng len cũng đã tăng lên ở cừu Indonesia. Khi cho lai giữa cừu Suffolk ở Bỉ với cừu Rideau Arcott, khối lượng cừu lai lúc sơ sinh, 21 và 91 ngày tuổi đã tăng đáng kể so với cừu mẹ (Shrestha và Heaney, 2004).

Những quan sát được về sự khác biệt trong khối lượng và tăng trọng giữa các kiểu gen khác nhau trong đáp ứng với thức ăn bổ xung có thể là do sự khác biệt về đáp ứng của các kiểu gen khác nhau đối với thức ăn tinh. Tương tác giữa kiểu gen và mức dinh dưỡng đã được nghiên cứu do các tác giả khác như: (Hohenboken và cs.,1976 Alderson và cs.,1982; Brown và cs.,1997).

2.2.2. Tuổi, khối lượng và khả năng sinh trưởng của cừu


Cường độ sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào tuổi và khối lượng gia súc, thể chất và giới tính. Mỗi giống cừu có khối lượng trưởng thành khác nhau. Khối lượng sơ sinh chịu ảnh hưởng của số con sinh ra trên một lứa đẻ (Gonzalez, 1972; Valencia và cs., 1975) và bị ảnh hưởng bởi khối lượng mẹ lúc đẻ (Gonzalez, 1972; Combellas và cs., 1979).

Khối lượng lúc sơ sinh là một trong những yếu tố rất quan trọng, cừu sơ sinh nặng cân hơn thường sinh trưởng sau cai sữa cao hơn cừu có khối lượng sơ sinh nhẹ cân, cừu con sơ sinh có khối lượng lớn hơn sẽ có khối lượng cao hơn và có khả năng tăng trưởng nhanh hơn (Gatenby, 1986). Cải thiện khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng tích cực lên các thông số năng suất khác. Ảnh hưởng đáng kể của khối lượng sơ sinh đến khối lượng khi cai sữa, khối lượng sáu tháng, tốc độ tăng trưởng và khối lượng lúc giết mổ đã được (Khan và Bhat, 1981) báo cáo trên cừu Muzaffarnagris và con lai với cừu Corriedales.

(Martinez, 1983) cho rằng có mối tương quan giữa cân nặng khi sinh và sự phát triển khối lượng cơ thể của cừu ở giai đoạn tiếp theo. Trong một nghiên cứu khác (Gatenby, 1986) nhận định rằng những con cừu có khối lượng nặng hơn lúc sinh tăng trưởng nhanh hơn so với những con cừu có khối lượng sơ sinh nhẹ hơn. Những con cừu có khối lượng nặng hơn khi sinh thường là cừu đẻ đơn hoặc con của những cừu cái có kích thước cơ thể lớn hơn với điều kiện nuôi dưỡng tốt.

Theo (Laes-Fettback và Peters, 1995) những cừu sinh ra có khối lượng nặng hơn trong đàn cừu con sinh ra có cơ hội sống tốt hơn để tồn tại, đồng thời sinh trưởng trước cai sữa cũng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng sơ sinh.


2.2.3. Tính biệt và khả năng sinh trưởng của cừu


Giới tính cũng ảnh hưởng đến cường độ sinh trưởng. Theo (Valencia và cs.,(1974b) as follows: 1974b) những nghiên cứu trên cừu Tabasco của Mêhico cho thấy cừu đực lớn nhanh hơn cừu cái nhiều, khối lượng sơ sinh của cừu đực thường cao hơn 0,2 kg so với cừu cái. Cũng tác giả trên cho rằng sinh đơn và sinh đôi cũng có sự khác nhau về khối lượng, lúc 120 ngày tuổi cừu sinh đơn nặng 18,1 kg còn cừu sinh đôi nặng 12,9 kg, đến 12 tháng tuổi cừu sinh đơn nặng 29,2 kg, cừu sinh đôi nặng 23,7 kg.(

Theo (Bouix và Kadiri, 1975) cừu đực Katahdin trưởng thành nặng 68-90 kg, trong khi cừu cái trưởng thành chỉ nặng 55-73 kg, còn cừu Marốc, con cái trưởng thành nặng 30–40 kg và cừu đực nặng 50–60 kg. Giống cừu Hu-yang của Trung Quốc là giống cừu cho lông, lúc trưởng thành con đực nặng 35-60 kg, con cái nặng 30-45 kg. Khối lượng 90 ngày tuổi của cừu con/cừu cái và khối lượng 90 ngày tuổi của cừu con/cừu cái/năm bị ảnh hưởng đáng kể của giới tính của cừu con (p < 0.01) (Gbangboche và cs., 2006).

Mặc dù cừu thiến thường có tỷ lệ thịt xẻ (%) cao hơn so với cừu khác, thiến cừu tại bốn tuần tuổi đã dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng ở cừu (Silva và cs., 1980; Gatenby, 1986).

2.2.4. Dinh dưỡng và khả năng sinh trưởng của cừu


Khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng mạnh mẽ của cừu mẹ, điều kiện ăn, mùa sinh và hệ thống sản xuất (Gatenby và cs., 1997; Rastogi và cs., 1993; Gatenby, 1986; Tuah và Baah, 1985; Dickerson và cs., 1972). Theo Notter và cs. (1991) khối lượng sơ sinh của cừu con chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cừu mẹ và tương tác giữa cừu mẹ với mùa vụ.

Tốc độ tăng trưởng của những con cừu con, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự phát triển, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sản lượng sữa của cừu mẹ hay dinh dưỡng từ mẹ, sự sẵn có của nguồn thức ăn cả về số lượng và chất lượng (Bathaei và Leroy, 1996; Burfening và Kress, 1993; Gatenby, 1986; Notter và Copenhaver, 1980).

Một nghiên cứu trên giống cừu Caribbean của Rastogi và cs. (1993) cho biết tăng cân trung bình hàng ngày và khối lượng cai sữa bị ảnh hưởng đáng kể bởi khả năng làm mẹ của cừu mẹ, số lượng thức ăn mà cừu ăn vào lúc đang chửa ảnh hưởng đến khối lượng con sơ sinh của cừu con. Petroviće và cs. (2012) thì thấy rằng khối lượng sơ sinh càng lớn thì cừu con càng có nhiều cơ hội sống hơn.

Tốc độ phát triển của thịt và mỡ ở cừu cho ăn thức ăn tinh lớn hơn ở cừu chăn thả (P < 0.001), tỷ lệ nạc/mỡ ở cừu chăn thả cao hơn ở cừu cho ăn thức ăn tinh, tuy nhiên vỗ béo cừu bằng chăn thả (chỉ ăn cỏ) làm giảm tốc độ phát triển của tất cả các mô so với vỗ béo cừu bằng thức ăn tinh nên cừu vỗ béo bằng cỏ nhẹ cân hơn lúc kết thúc (Borton và cs., 2005). Thức ăn tinh có ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, tăng trọng cao hơn, khối lượng thịt xẻ cao hơn, tuy nhiên cừu đực vỗ béo bằng cỏ nhiều thịt nạc hơn (Kate Phillips và Karen Wheeler, 2008). Nghiên cứu của (Kochapakdee và cs., 1994) cho thấy bổ xung thức ăn tinh đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cừu, tuy nhiên chỉ chăn thả không không đủ cho sinh trưởng ở mức cao nhất, chăn thả cộng với bổ xung một lượng tối thiểu thức ăn protein sẽ làm tăng năng suất cừu và giảm chi phí sản xuất.

Cừu ăn khẩu phần bổ xung protein cao đã tăng lượng thức ăn ăn vào và khối lượng so với nhóm ăn khẩu phần bổ xung protein thấp (Kabir và cs., 2004). Như vậy trong điều kiện chăn thả, việc bổ xung protein sẽ làm tăng tăng trọng và tăng lượng chất khô thức ăn ăn vào.

Tại các vùng có thức ăn dinh dưỡng kém, tiềm năng sinh trưởng của những giống cừu có khối lượng lớn hơn sẽ không có lợi thế so với các giống nhỏ con, các giống nhỏ con có thể phát triển bằng hoặc thậm chí tốt hơn so với các giống lớn (Gatenby, 1986).


2.2.5. Mùa vụ và khả năng sinh trưởng của cừu


Mùa sinh có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh, tỷ lệ chết, số con/lứa và tăng trọng của cừu con (Susic và cs., 2005; Yılmaz và cs., 2007). Nghiên cứu gần đây của (Ugur Sen và cs., 2013) cho thấy cừu cái Karayaka sinh vào mùa đông và mùa thu sinh trưởng khác nhau lúc cai sữa và sau cai sữa mặc dù chúng có khối lượng sơ sinh tương tự nhau. Khối lượng lúc cai sữa của cừu sinh vào mùa thu nặng hơn, thịt xẻ, phổi, lách, cơ đường tiêu hóa cừu sinh mùa thu thấp hơn, nhưng khối lượng gan, thận, ruột non...cao hơn ( Ugur Sen và cs., 2013).

Cừu sinh vào các mùa khác nhau khuynh hướng có khối lượng sơ sinh khác nhau (Susic và cs., 2005). Theo (Yılmaz và cs., 2007) cho rằng cừu sinh vào mùa đông có khối lượng lúc sơ sinh và cai sữa cao hơn so với cừu sinh vào mùa thu và mùa hè. (Susic và cs., 2005) lại báo cáo rằng cừu sinh vào mùa xuân có khối lượng lúc sơ sinh và cai sữa cao hơn cừu sinh vào mùa thu hoặc đông.

Khối lượng 90 ngày tuổi của cừu con/cừu cái và khối lượng 90 ngày tuổi của cừu con/cừu cái/năm bị ảnh hưởng đáng kể của năm đẻ, lứa đẻ (p < 0.01) (Gbangboche và cs., 2006).

Sự khác biệt về môi trường dẫn đến các thay đổi về thời tiết, đặc biệt là lượng mưa đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng cỏ do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, số lượng và chất lượng thịt cừu (Unal và cs., 2006). Rất nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng có nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của cừu (Kuran và cs., 1999; Cam và cs., 2002; Cam và Kuran, 2004a, 2004b; Ocak và cs., 2006). Điều kiện nuôi dưỡng có thể đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của bào thai, kết quả là các ảnh hưởng này đã làm thay đổi sinh trưởng của cừu con sau khi sinh (Munoz và cs., 2009). Sự khác biệt của môi trường ở các mùa chửa khác nhau vì thế có thể đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của bào thai lúc chửa ở các mùa vụ khác nhau.



Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương