BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP


Lai giống, ưu thế lai trong chăn nuôi cừu và hiệu quả



tải về 1.46 Mb.
trang9/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26

2.7. Lai giống, ưu thế lai trong chăn nuôi cừu và hiệu quả


Có hai phương pháp căn bản trong chăn nuôi cừu hiện đang tồn tại nhằm nâng cao năng suất là sử dụng các kiến thức về di truyền (chọn lọc các giống địa phương và lai các giống địa phương với các giống ngoại) và cải thiện các điều kiện môi trường (quản lý dinh dưỡng và chất lượng thức ăn) ( David và Thomas, 2006).

Lai (crossbreeding) đã được áp dụng từ rất lâu nhằm khai thác tối đa đa dạng di truyền ở cừu, kết hợp các tính trạng mong muốn trong con lai, khắc phục các điểm yếu về một tính trạng nào đó ở giống mẹ hay giống bố.

Lai đã trở thành một một công cụ hữu hiệu trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi cừu nói riêng, nhiều số liệu về thị trường cho thấy hầu hết thịt cừu bán ra trên thị trường là thịt cừu từ các con cừu lai (Flocks David, 2006). Lai giống được sử dụng để lợi dụng các điểm ưu thế, các ảnh hưởng bổ sung của hai hay nhiều giống và để sử dụng ưu thế lai có được.

Theo (Birutė Zapasnikienė và Rasa Nainienė, 2012) thì nhu cầu của thị trường về thịt cừu ngày càng tăng mở ra một tương lai tốt đẹp cho chăn nuôi cừu thịt. Vì thế các nhà chăn nuôi cừu hiện nay chọn các giống cừu cho nhiều thịt hơn là cho nhiều lông và sử dụng lai như là một công cụ nhanh, mạnh và hữu hiệu để sản xuất các con lai đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Theo (Flocks David, 2006) để có thể có một chương trình lai tốt cần phải có được một hệ thống lai tốt với các đặc điểm sau:

1. Dễ thực hiện và có thể duy trì. Nếu một hệ thống lai đòi hỏi quá nhiều việc ghi chép chúng sẽ gây tăng chi phí lao động, tăng giá thành nên sẽ không bền vững và không tăng được thu nhập.

2. Sử dụng hợp lý nhất các điểm mạnh của các giống khác nhau. Các giống cừu khác nhau có thể tốt về các tính trạng kinh tế khác nhau. Một chương trình lai được thiết kế tốt sẽ cho phép sử dụng các giống khác nhau một cách tốt nhất để cải tiến hiệu quả sản xuất thịt, lông trong chăn nuôi cừu.

3. Tối ưu hóa được ưu thế lai (Heterosis hay hybrid vigor) và duy trì được ưu thế lai cao.

Thông thường các con lai có năng suất cao hơn các con thuần tạo nên các con lai đó, sự tăng năng suất của các con lai là do kết quả của ưu thế lai. Theo (Flocks David, 2006) ưu thế lai được tính như sau:

HV = Trung bình của con lai về một tính trạng nào đó – trung bình của bố mẹ chúng về tính trạng đó.

Ví dụ: chúng ta cho lai cừu Suffolk và Dorset với nhau, chúng ta sẽ có hai loại con lai F1 là Suffolk x Dorset và Dorset x Suffolk. Nếu khối lượng hiệu chỉnh sau cai sữa lúc 60 ngày của cừu là: Suffolk = 62 lb; Dorset = 52 lb; Suffolk x Dorset = 61 lb và Dorset x Suffolk = 59 lb. Như vây HV ở đây sẽ là:HV = (61+59)/2 - (62+52)/2 = 60 - 57 = 3 lb. và % HV = (Trung bình của con lai về một tính trạng nào đó – trung bình của bố mẹ chúng về tính trạng đó/trung bình của bố mẹ chúng về tính trạng đó) * 100 hay % HV ở đây = (3/57) * 100 = 5,3 %.

Trong ví dụ trên HV về khối lượng sau cai sữa lúc 60 là 3 lb, nghĩa là trung bình con lai nặng hơn con thuần 3 lb hay nặng hơn 5,3%. Ưu thế lai vừa tính ở trên là ưu thế lai cá thể (Individual Hybrid Vigor - HVI). Một cá thể lai có thể còn có một ưu thế lai nữa nếu con mẹ là cá thể lai. Loại ưu thế lai này được gọi là ưu thế lai từ mẹ (Maternal Hybrid Vigor (HVM) (Flocks David, 2006). Cả HVI và HVM đều đã ảnh hưởng và làm cho năng suất của con lai tăng lên. Ưu thế lai cả HVI, HVM và ảnh hưởng bổ xung của giống là những công cụ mạnh để tăng năng suất trong chăn nuôi cừu. Các ví dụ thực tế và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lai là một giải pháp giúp cải thiện năng suất thịt, khả năng sinh sản và len ở cừu.

Các giống cừu Dorset, Wiltshire Horn, Romney và Southdown đã được đưa vào châu Á từ khá sớm. Các con lai của chúng với cừu các giống địa phương thường sinh trưởng nhanh hơn con thuần các giống địa phương (Goonewardene và cs., 1983). Thậm chí cừu lai chỉ có 25% máu Dorset hay Wiltshire cũng đã tăng khối lượng lên 10% lúc sáu tháng tuổi so với cừu giống địa phương cùng tuổi (Goonewardene và cs., 1983). Cừu có 50% máu Rambouillet hay Merino Úc đã cải thiện số lượng và chất lượng lông so với cừu địa phương rất nhiều (Malik, 1980). Kết quả ở Malaysia trên diện rộng cho thấy con lai giữa cừu Dorset x cái địa phương có khối lượng lúc cai sữa lớn hơn (Wan Mohamed, 1987).

Khi đánh giá cừu cái về khả năng sản xuất thịt và lông trên 1 kg khối lượng cơ thể, cừu lai Columbia × Southdown × Corriedale có các giá trị này cao nhất sau đó là cừu thuần Targhees và Suffolks (Sidwell và Miller, 1971).

Theo (Osikowski và Borys, 1976) con lai F1 của cừu đực các giống thịt với cừu cái Merino như Merino × Ile de France, Merino × German Blackheaded và Merino × Texel cho tăng trọng tốt hơn cừu Merino thuần. Kết quả tương tự cũng được (Brostowski và Tanski, 2006; Brzostowski và cs., 2004) ghi nhận.

Còn (Cloete và cs., 2003) cũng có được các kết quả tương tự trên con lai các giống cừu Merino, Dormer và Suffolk. Trong các giống sử dụng Charollais là giống chuyên thịt (Dawson và cs., 2002; Farid và Fahmy, 1996). Romanov là giống cừu sinh sản tốt (Fahmy, 1996) còn Awassi là giống kiêm dụng (Epstein, 1996). Lai kết hợp giữa chúng với cừu địa phương cho kết quả rất tốt. Kết quả tương tự cũng đã được (Farid và Fahmy,1996; Dawson và cs.,2002; Momani Shaker và cs., 2002; 2003) tìm ra và họ cho rằng con lai có khả năng sinh trưởng nhanh hơn và có khối lượng lúc 140 ngày tuổi cao hơn so với con thuần.

Cừu cái lai giống Phần lan (Finnsheep) cho nhiều thịt hơn nếu được quản lý tốt (Dickerson, 1977). Gần đây năm giống cừu đực Dorset, Finnsheep, Romanov, Texel và Montadale và hai giống cừu cái Composite III and Northwestern Whiteface đã được đánh giá ở cả quần thể thuần và lai. Ảnh hưởng của giống đực đến sinh sản của con lai F1 ở mùa thu và mùa xuân (Casas và cs., 2005), còn tỷ lệ chết, sinh trưởng và các đặc tính của thịt xẻ của con lai F1 đã được nghiên cứu và kết luận là sản xuất thịt cừu thương mại có thể được cải thiện đáng kể nếu sử dụng con cái lai Romanov là con mẹ trong hệ thống lai luân chuyển (Lupton, 2008).

Còn theo (Ceyhan và cs., 2008) thì con lai giữa cừu Kivircik với cừu German Black-Headed (GBM) tăng trọng cao hơn và tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị tăng trọng thấp hơn trong thời kỳ vỗ béo.

(Pajor và cs., 2009) đã sử dụng cừu Merino Hungary (đực n = 30, cái n = 30), con lai F1 (Merino Hungary × Ile de France) và F1 (Merino Hungary × Suffolk) (đực n = 15, cái n = 15) để đánh giá hiệu quả của lai đến các đặc tính và thành phần của thịt xẻ. Kết quả vỗ béo tốt nhất là ở cừu lai F1 (Merino Hungary × Ile de France) tăng trọng 358 g/ngày. Lai giống không có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thịt xẻ và và khối lượng thịt xẻ. Tỷ lệ mỡ dưới da ở thịt xẻ của con lai F1 (Merino Hungary × Suffolk) thấp nhất. Tóm lại cừu Suffolk và Ile de France đã cải thiện năng suất vỗ béo của cừu Merino Hungary, chứng tỏ cả hai giống là cơ sở tốt để lai với cừu Merino Hungary.

(Mohammed và cs., 2009) đã kết luận con lai Naeemi x Border Leicester Merino (BLM) cho khối lượng thịt xẻ nặng hơn nhưng cũng có nhiều mỡ trong thịt xẻ hơn so với mỡ trong thịt xẻ của cừu thuần Naeemi. Theo (Rafat và Shodja, 2010) khi lai các giống cừu địa phương với cừu Arkhar-Merino đã có ảnh hưởng tích cực đến các đặc tính của lông.

Theo Momanishaker và cs., 2010 thì kiểu gen đã ảnh hưởng đến tăng trọng, khối lượng con lai lúc sơ sinh, 15, 30, 45 và 60 ngày tuổi (P<0,001). Con lai Charolais x Awassi và Romanov x Awassi sinh trưởng tốt hơn con thuần giống Awassi, đây có thể là hiệu ứng của ưu thế lai và khác biệt về địa lý.

Maria Sauer và cs., 2011 đã tiến hành so sánh năng suất của cừu Turcana thuần và các con lai F1 (Lacaune x Turcana). Kết quả cho thấy khối lượng cừu đực lúc 3 tháng tuổi của cừu thuần Turcana và con lai F1 tương ứng là 22,47 và 23,46 kg. Tương tự như vậy khối lượng cừu cái của cừu thuần Turcana và con lai F1 tương ứng là 20,66 và 21,41 kg. Năng suất sữa chu kỳ một của cừu cái thuần Turcana và cừu cái lai tương ứng là 116, 80 và 116.80 lít (p<0.001). Như vậy, tốc độ sinh trưởng và năng suất sữa của cừu lai đã được cải thiện rất nhiều so với cừu thuần Turcana.

(Esmailizadeh và cs., 2011) đã tiến hành một nghiên cứu lai bốn giống cừu Iran Kurdi (K), Chaal (C), Afshari (A) và Sanjabi (S) với các giống cừu ngoại. Kết quả cho thấy khối lượng lúc 160 ngày tuổi ở cừu lai cao hơn một cách đáng kể so với cừu thuần (P< 0,05). Khối lượng lông cừu ở lần cắt đầu tiên của cừu chịu ảnh hưởng rất rõ của giống đực sử dụng trong con lai. Trong số các con lai, con lai với cừu Chaal có năng suất tốt nhất.

Cừu giống Romanov mặc dù sinh sản rất tốt 3 đến 5 cừu con một lần đẻ nhưng cừu con lại sinh trưởng chậm, thịt xẻ thấp cho nên không còn đáp ứng được nhu cầu của người nuôi và thị trường (Birutė Zapasnikienė và Rasa Nainienė, 2012). Để đáp ứng nhu cầu về thịt cừu, lai cừu Romanov với cừu đực giống thịt Wiltshire Horn đã được tiến hành tại Lithuania từ năm 2009. Kết quả cho thấy cừu Romanov lai với cừu đực Wiltshire Horn đã có ảnh hưởng tích cực đến khối lượng (cừu lai nặng hơn 1,04-1,25 kg), tốc độ sinh trưởng tăng (tăng thêm 36,55-50,85 g/ngày) và tỷ lệ thịt xẻ ở con lai tăng, mặc dù số cừu con sinh ra bị giảm đi 26,50% (Birutė Zapasnikienė và Rasa Nainienė, 2012).

Theo (Maria Sauer và cs., 2012) thì vào lúc 28 ngày tuổi cừu lai F1 (German Blackheaded x Turcana) có khối lượng: 10,1±0,21 kg, trong khi đó Turcana thuần cùng tuổi có khối lượng thấp hơn 8,0±0,147 kg, sai khác về khối lượng giữa chúng là sai khác đáng kể (p<0,001). Tỷ lệ nuôi sống không bị ảnh hưởng bởi kiểu gen (p<0.05). Thông qua lai tạo với cừu German Blackheaded, năng suất thịt của cừu Turcana trong điều liện chăn nuôi hữu cơ đã được cải thiện đáng kể. Theo (Gökdal và cs., 2004) mặc dù hiệu quả sử dụng thức ăn và các đặc tính của thịt xẻ không có khác biệt đáng kể giữa con lai (Ile de France x Akkaraman) và con thuần Karakas, cừu lai Ile de France x Akkaraman (IDFAG1) trong thịt xẻ có nhiều mỡ xen kẽ hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Còn theo (Doina Popa và cs., 2013) thì khối lượng cừu lai (Suffolk x Turcana) ở cả hai giới tính lúc sơ sinh, 20, 60 và 90 ngày tuổi đều cao hơn khối lượng này ở cừu Turcana (p<0.001). Cừu lai (Suffolk x Turcana) cai sữa lúc 90 ngày tuổi nặng 25,52 kg ở con đực, 23,87 kg ở con cái; trong khi đó số liệu tương đương ở cừu thuần Turcana cùng tuổi chỉ là 18,58 kg và 16,69 kg.

(Romedi Çelik và Alper Yilmaz, 2010) cho rằng cừu thuần Awassi và cừu lai Turkish Merino × Awassi (F1) có pH của thịt lúc 24 h là 5,84 và 5,80, độ dai là 3,42 kg và 2,63 kg. Kết quả trên cho thấy thịt cừu lai Turkish Merino × Awassi (F1) mềm hơn thịt cừu thuần Wassi.

Để tăng khả năng sinh sản của cừu, bằng phương pháp là cho lai các giống địa phương với các giống cừu ngoại sinh sản tốt, cho thịt nhiều như các giống cừu: Romanov, Finish, Charollais, Suffolk, Texel ... (Margetín và cs., 1988; El Fadili cs., 1999; Horák và cs., 2002). Ở Malaysia theo (Wan Mohamed, 1986) cho thấy kết quả con lai giữa cừu đực Dorset với cừu cái địa phương có tỷ lệ đẻ cao hơn và khối lượng lúc cai sữa lớn hơn.

Lai cũng là biện pháp khả thi để cải thiện hệ số di truyền về khả năng sinh sản thấp ở cừu. Cho cừu địa phương Malaysia lai với cừu Dorset Horn đã làm tăng số con lên 1,5/lứa và khối lượng sơ sinh lên đến 2,1-2,3 kg/con (Devendra, 1975). Theo (Ambar Rusyad, 1977) đã cho thấy thời gian mang thai là 147,5 và 149,9 ngày ở cừu Priangan, 150,3 ngày ở cừu đuôi béo và 149,0 ngày ở con lai của chúng.

Ảnh hưởng của lai đến chất lượng lông cừu như khối lượng sợi lông, độ dài, đường kính cũng đã được (Malik và Singh, 2006). Số liệu dùng phân tích gồm 15 nhóm di truyền: giống Nali, F1 của lai hai hoặc ba giống, F2 của ba giống do lai Nali (N) với Merino (M) và Corriedale (C). Giống Nali và Corriedale có ảnh hưởng di truyền cộng gộp âm tính không đáng kể đến (Dickerson’s model) khối lượng sợi lông, trong khi giống Corriedale có ảnh hưởng tiêu cực đến độ dài sợi lông. Nhìn chung ảnh hưởng di truyền cộng gộp đến các tính trạng về chất lượng lông là không đáng tin cậy cho cả ba. Cũng không thấy có ảnh hưởng tái tổ hợp và ưu thế lai ở đây. Khi so sánh số trung bình bình phương nhỏ nhất thấy rằng con lai hai hoặc ba giống có chất lượng len tốt hơn chất lượng lông của con thuần Nali. Lai các giống cừu bản địa với các giống ngoại đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để cải tiến nhanh số lượng và chất lượng lông ở cừu.



Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương