BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP


Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu này



tải về 1.46 Mb.
trang10/26
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.46 Mb.
#5133
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26

2.8. Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu này


Như đã thảo luận trong các phần trước, sinh trưởng, sinh sản và khả năng cho thịt cũng như chất lượng thịt ở cừu phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố. Để có thể chăn nuôi cừu có hiệu quả việc nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh trưởng, sinh sản, khả năng cho thịt cũng như chất lượng thịt ở cừu để có các hiểu biết tổng quát nhất về cừu, làm cơ sở cho các biện pháp cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của chăn nuôi cừu là bước đi đầu tiên, cơ bản và rất cấp thiết.

Mặc dù cừu Phan rang đã có một lịch sử khá dài ở Việt nam, các nghiên cứu về cừu từ trước đến nay, dù không ít, nhưng thường khá dàn trải nên việc tiến hành nghiên cứu này là một đòi hỏi vừa cấp thiết vừa lâu dài, có ý nghĩa về thực tiễn sản xuất và khoa học. Các kết quả nghiên cứu của đề tài về sinh trưởng, sinh sản, khả năng cho thịt, chất lượng thịt ở cừu cũng như kết quả bước đầu về lai và vỗ béo, hy vọng sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn cho những nghiên cứu định hướng chiến lược tiếp theo về cừu Phan Rang nhằm khai thác có hiệu quả một nguồn gen quí báu của đất nước.



CHƯƠNG III:
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỪU PHAN RANG NUÔI TẠI BA VÌ VÀ NINH THUẬN

3.1. Đặt vấn đề


Cừu Phan Rang là giống cừu có số lượng lớn nhất trong tổng số đàn cừu của nước ta. Chăn nuôi cừu tập trung chủ yếu ở Nam Trung Bộ nhất là tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Cừu Phan Rang là giống cừu thịt, nhỏ con, năng suất thấp nhưng có chất lượng thịt ngon, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, dễ nuôi, thích nghi với khí hậu nắng nóng quanh năm. Chính vì vậy số lượng cừu ngày càng phát triển với số lượng tăng lên; 2010 (68.550 con), 2011 (82.485 con), 2012 (85.337 con). Ở Bình Thuận cũng có số lượng cừu tăng từ 5000 con (2010) đến 7000 con (2012) báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận năm 2012.

Cừu Phan Rang bắt đầu được nuôi tại Ba Vì – Hà Nội năm 1998 theo chương trình bảo tồn quỹ gen vật nuôi, từ 65 con chuyển từ Ninh Thuận ra đến nay đàn cừu được nuôi thử nghiệm tại các tỉnh: Hà Tây (cũ), Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Ninh có số lượng 310 con và sau 10 năm tăng 1057 con (Đinh Văn Bình và cs., 2007). Tuy nhiên đến nay cừu không dễ dàng phát triển nhanh ở phía Bắc theo thống kê hiện tại vẫn có trên 920 con ở Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ… theo các tác giả: (Mai và cs., 2005; Lê Viết Ly và cs, 1994; Đinh Văn Bình và cs., 2007; Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) cho thấy cừu Phan Rang có khả năng thích nghi và phát triển tốt ở nhiều địa phương. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách hệ thống về khả năng sinh trưởng, phát triển của cừu Phan Rang tại Ninh Thuận và Ba Vì. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận” với mục tiêu đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu Phan Rang được nuôi ở hai địa điểm có điều kiện môi trường tương đối khác nhau.


3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu


3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

Tổng số 320; 301; 276; 252; 226 cừu nuôi tại trại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Ba Vì và 258; 216; 201; 176; 153 cừu nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi Ninh Thuận được tiến hành nghiên cứu lần lượt từ sơ sinh; 3; 6; 9 và 12 tháng tuổi



Thời gian

Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2012



Địa điểm

Nghiên cứu được tiến hành tại Ba Vì và Ninh Thuận là nơi có đặc điểm khí hậu khác nhau rõ rệt được tóm tắt như sau:

- Vùng Ba Vì

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C, thấp nhất ở tháng 1 (15,80C); lượng mưa biến động từ 15,0 - 64,4 mm, tháng 12 mưa ít nhất chỉ đạt 15mm. Độ ẩm không khí biến động rất lớn, khi thời tiết khô hanh độ ẩm đạt 35-55% nhưng lúc mưa dầm, gió bấc độ ẩm khá cao từ 75 -92%.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60C. Tổng lượng mưa 1832,2 mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt >100 mm với 104 ngày mưa và tháng 8 mưa lớn nhất (339,6mm).

- Vùng Ninh Thuận

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

+ Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8) thời gian này vẫn có mưa, nhưng lượng mưa trung bình thấp từ 15-20% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi rất cao từ 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Bức xạ mặt trời cao làm tăng quá trình bốc hơi nước làm cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước. Nhiệt độ trung bình từ 28-360C

+ Mùa mưa kéo dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11), mưa lớn và tập trung từ 80-85% lượng mưa trong cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 21-250C. Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong cả nước.



Chăm sóc quản lý nuôi dưỡng đàn cừu nghiên cứu

  • Cừu được quản lý cá thể theo dõi các thông tin: ngày, tháng, năm sinh, giới tính, con bố, con mẹ của cừu.

* Ở Ninh Thuận:

  • Cừu con giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi: sau 10 ngày cừu đi theo mẹ tự do bú sữa, cho ăn thức ăn thô xanh 0,5kg và 0,05 cám hỗn hợp.

  • Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả theo đàn, tối về được nhốt riêng theo nhóm tương đồng về lứa tuổi, được cho ăn từ 0,5kg cỏ và 0,1kg cám hỗn hợp.

  • Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả theo đàn hàng ngày được bổ sung tại chuồng 0,1kg cán hỗn hợp và 1 kg cỏ xanh.

  • Cừu sinh sản chủ yếu được nuôi chăn thả 6-7 giờ/ngày và được bổ sung cho ăn thức ăn tại chuồng gồm: 0,15 kg cám C40/ngày và 0,5-1 kg cỏ/ngày.

* Ở Ba Vì: Cừu con giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi: cừu con sau khi sinh được được nhốt chung với mẹ sau 10 ngày tách ra nhốt riêng cùng nhóm tuổi và kiểm soát cho bú theo giờ, ngày 4 lần thả cừu con với mẹ để bú sữa mỗi lần khoảng 15-20 phút, hàng ngày bổ sung 0,5 kg cỏ và 0,05kg cám.

  • Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: chăn thả kết hợp cho ăn bổ sung tại chuồng theo nhóm tương đồng về lứa tuổi, được cho ăn từ 1 -1,5kg cỏ và 0,1kg cám hỗn hợp.

  • Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả kết hợp cho ăn tại chuồng theo nhóm hàng ngày được bổ sung tại chuồng 0,1kg cán hỗn hợp và 2 kg cỏ xanh ( cỏ sử dụng cho các giai đoạn nuôi là cỏ ghi nê hoặc cỏ voi)

  • Cừu sinh sản được nuôi chăn thả 2-3 giờ/ngày nên kết hợp với bổ sung 2-2,5 kg cỏ ghinê hoặc cỏ voi/ngày và 0,15 kg/cám C40/ngày tại chuồng.

Trong trường hợp mưa gió cừu được nuôi nhốt hoàn hoàn tại chuồng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng áp dụng cho cho hai cơ sở chăn nuôi (cho cừu hậu bị và cừu sinh sản) như sau:

  • Thức ăn thô xanh: 5 kg thức ăn thô xanh được chia thành 3 bữa: sáng từ 7:00 đến 8:00, trưa từ 10:00 đến 11:00 và chiều từ 15:00 đến 17:30.

  • Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,2 kg/ngày/ được chia đều hai lần và cho ăn cùng thức ăn thô xanh.

Tảng đá liếm treo trên thành chuồng, nước uống được cung cấp tự do hàng ngày. (áp dụng cho cả quá trình nuôi dưỡng).

Công tác thú y: cừu được tẩy giun sán định kỳ 4 tháng/lần (3 lần/năm) và được định kỳ tiêm phòng một số loại vaccin: lở mồm long móng, viêm ruột hoại tử, tụ huyết trùng…



Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng

  • Các chỉ tiêu về (i) vòng ngực; (ii) dài thân chéo; (iii) cao vây và (iv) khối lượng của cừu tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi được đo bằng thước gậy, thước dây và cân đồng hồ để cân khối lượng.

Khối lượng sơ sinh được xác định bằng cân đồng hồ 10 kg hãng Nhơn Hòa có độ sai số tối đa: ± 50g; tối thiểu : ± 20g.

Khối lượng tích lũy qua các tháng tuổi được xác định bằng cách cân cừu vào buổi sáng trước khi ăn bằng cân đồng hồ 120kg hãng Nhơn Hòa với Sai số tối đa: ±300g; tối thiểu : ± 100g.



  • Vòng ngực được đo bằng thước dây; dài thân chéo và cao vây được đo bằng thước gậy.

  • Tính các chỉ số thể hình:

+ CSDT (chỉ số dài thân) = 100% * (DTC/CV)

+ CSTM (chỉ số tròn mình) = 100% * (VN/DTC)

+ CSKL (chỉ số khối lượng) = 100% * (VN/CV)


  • Tăng khối lượng tuyệt đối được xác định bằng công thức

P2 - P1

A(g/ngày) = __________________

T2 - T1

Trong đó: P2 Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)

P1 Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

T1 ; T2 thời gian nuôi dưỡng tương ứng với P1,P2



  • Tăng trưởng tương đối xác định bằng công thức

P2 - P1

R% = ________________ X 100

(P2 + P1)/2

Trong đó: R%: Tốc độ tăng trưởng (%)

P1: Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

P2: Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)


3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu thô được tính toán sơ bộ bằng phần mềm Excel, sau đó được tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê mô tả (Basic statistics) và so sánh các chỉ tiêu của hai vùng bằng phép thử so sánh 2 số trung bình mẫu (2-sample test), của phần mềm bằng phần mềm Minitab 16.0 (2010).

Каталог: uploads -> files -> Luan%20van
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương