BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA



tải về 0.81 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.81 Mb.
#29049
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

Phân đoạn Kerosen


Phân đoạn này còn gọi là dầu lửa: có nhiệt độ sôi từ 180 đến 2500C, bao gồm các hydrocacbon có số cacbon từ C11 đến C16.
      1. Thành phần hóa học


Trong phân đoạn này, hầu hết là các parafin, rất ít izo – parafin. Các hydrocacbon naphtenic và thơm một vòng nhiều nhánh phụ ngoài ra còn có mặt các hợp chất hai hoặc ba vòng, đặc biệt loại naphten và thơm hai vòng chiếm đa số.
      1. Ứng dụng


Phân đoạn kerosen sử dụng chủ yếu cho hai mục đích: làm nhiên liệu phản lực và dầu hỏa dân dụng, trong đó nhiên liệu phản lực là ứng dụng chính.

  • Kerosen làm nhiên liệu phản lực

Động cơ phản lực (Hình 3.2).

Tuabin chính chỉ sử dụng một phần động năng của sản phẩm cháy ở buồng đốt nhằm làm quay tuabin máy nén, phần động năng quan trọng còn lại sẽ được giản nở qua tuy-e ra ngoài với tốc độ rất lớn, tạo nên một phản lực tác động lên động cơ, đẩy động cơ tiến lên phía trước. Đây là động cơ phản lực tuabin.




Hình 3.2. Động cơ phản lực

Chú thích:

1. Tuabin – máy nén không khí đưa vào buồng đốt.

2. Tuabin chính, để biến một phần động năng của dòng khí thành chuyển động quay, làm quay tuabin – máy nén.

3. Buồng đốt chính

4. Buồng đốt phụ

Ảnh hưởng của bản chất nhiên liệu đến quá trình cháy: nhiên liệu dùng trong động cơ phản lực được chế tạo từ kerosen hoặc từ hỗn hợp giữa phân đoạn kerosen với phân đoạn xăng.

Yêu cầu của nhiên liệu phản lực là dễ cháy ở bất kỳ điều kiện áp suất và nhiệt độ nào, cháy điều hòa, không bị tắt trong dòng không khí có tốc độ xoáy lớn.

Để đảm bảo có nhiệt trị cao, nhiên liệu không chứa nhiều thành phần aromatic mà chủ yếu là parafinic và naphtenic.

Nhưng để an toàn cho máy bay hoạt động ở độ cao lớn, nhiệt độ thấp cần hạn chế thành phần parafinic dễ bị kết tinh và tăng cường thành phần naphtenic nhiều vòng. Cần phải chú ý đến khả năng tạo cặn, tạo cốc của nhiên liệu gây ảnh hưởng xấu đến tính năng hoạt động của động cơ. Khả năng đó được xếp theo chiều giảm dần như sau:

Aromatic > olefin > izo-parafin, naphten > n-parafin

Để đánh giá khả năng tạo cặn cacbon, người ta dùng đại lượng “chiều cao ngọn lửa không khói”, đó là chiều cao tối đa của ngọn lửa không có khói tính bằng mm, khi đốt nhiên liệu trong đèn dầu tiêu chuẩn. Chiều cao ngọn lửa không khói càng cao chứng tỏ nhiên liệu cháy càng hoàn toàn. Chiều cao càng thấp, khả năng tạo cặn cacbon càng lớn. Những thành phần không phải hydrocacbon chứa trong nhiên liệu đều có ảnh hưởng xấu đến tính chất sử dụng của nhiên liệu. Các hợp chất lưu huỳnh khi cháy tạo ra các chất có tính axit gây ăn mòn ở nhiệt độ thấp. Các hợp chất cacbon còn gây ra cặn cacbon trong buồng đốt. Các hợp chất oxy, như axit naphtenic, phenol đều làm tăng khả năng ăn mòn các thùng chứa, ống dẫn nhiên liệu và các sản phẩm tạo ra do ăn mòn (các muối kim loại của axit naphtenic) lại góp phần tạo cặn tạo tro khi cháy bám vào buồng đốt, chủ yếu là nến điện, vòi phun, tuy-e thoát sản phẩm gây trở ngại cho quá trình.

Các hợp chất Nitơ làm nhiên liệu kém ổn định, biến màu của nhiên liệu. các kim loại nhất là Vanadi, Natri nằm trong sản phẩm cháy ở nhiệt độ cao 6500C đến 8500C khi đập vào các tuabin sẽ gây ăn mòn hợp kim hoặc gây phá hoại các chi tiết tuabin, vì vậy hàm lượng kim loại và tro trong nhiên liệu phải rất nhỏ, khoảng vài phần triệu.


  • Kerosen làm dầu hỏa dân dụng.

Từ phân đoạn kerosen, với khoảng sôi 200 đến 3100C có thể sản xuất dầu hỏa, sử dụng làm dầu hỏa dân dụng như thắp sáng, đun nấu. Đặc tính quan trọng của dầu hỏa là chiều cao ngọn lửa không khói. Để đảm bảo ngọn lửa sáng, đẹp, rõ, đều, chiều cao này phải lớn hơn 20 mm.

Thành phần hóa học của dầu hỏa ảnh hưởng căn bản đến sự cháy. Dầu hỏa có chứa nhiều thành phần hydrocacbon thơm trong khi cháy sẽ tạo nhiều muội khói. Chất keo và axit naphten làm tắc bất trong muống đèn, làm giảm ánh sáng khi đốt cháy. Trong thành phần của dầu hỏa dân dụng chỉ có parafinic và naphten có số nguyên tử cacbon trong phân tử từ 10 đến 14. Đây là các chất cháy tốt cho ngọn lửa xanh, nhiệt trị cao.

Nếu trong nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh, không những gây độc hại trực tiếp cho người sử dụng mà còn làm cho bóng đèn mờ đi, không đảm bảo cường độ chiếu sáng của ngọn lửa. Chỉ tiêu về dầu hỏa dân dụng của Việt Nam xem ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Chỉ tiêu dầu hỏa dân dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam



Các chỉ tiêu

Phương pháp thử

Mức quy định

Màu Saybolt

ASTM D156

Min 20

Axit tổng, mg KOH/g

ASTM D3242

Max 0,002

Chiều cao ngọn lửa không khói, mm

ASTM D1322

Min 19

Thành phần cất phân đoạn, 0C

  • Điểm sôi đầu

  • Điểm cất 50%

  • Điểm sôi cuối

  • Cặn trung bình



Min 144


Min 200

Min 277


Max 1,00

Hàm lượng lưu huỳnh, %Kl

ASTM D1266

Max 0,1

Điểm chớp cháy cốc kín, 0C

ASTM D93

Min 36

Lượng nhựa thực tế, mg/100ml

ASTM D381

Max 1,0

Độ nhớt ở 200C, cSt

ASTM D445

Max 3,5

Ăn mòn tấm đồng, 2h/1000C

ASTM D130

1,0

Khối lượng riêng ở 150C, g/cm3

ASTM D1298

Max 0,83

    1. Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
      123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
      123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
      123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
      123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
      123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
      123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
      123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
      123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

      tải về 0.81 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương