BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA


Các đặc tính của dầu thô và sản phẩm dầu mỏ



tải về 0.81 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.81 Mb.
#29049
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Các đặc tính của dầu thô và sản phẩm dầu mỏ

  1. Tính bay hơi


Tính bay hơi đặc trưng cho khả năng chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi của một sản phẩm.

Tùy thuộc vào nhiệt độ, áp suất một chất có thể tồn tại dạng này hay dạng khác, hay các dạng nằm cân bằng với nhau. Đối với các nguyên chất, ở áp suất xác định sự hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ không đổi. Khi áp suất tăng thì nhiệt độ hóa hơi tăng. Áp suất do pha hơi gây ra nằm cân bằng với pha lỏng ở nhiệt độ xác định gọi là áp suất hơi.

Đối với cấu tử nhẹ dễ bay hơi thì áp suất hơi càng cao và nhiệt độ sôi càng thấp. Ngược lại cấu tử càng nặng càng khó bay hơi thì áp suất hơi càng thấp và nhiệt độ sôi càng cao.

Nhưng đối với các sản phẩm dầu khí được đặc trưng bởi khoảng nhiệt độ sôi. Ví dụ phân đoạn xăng, khoảng nhiệt độ sôi từ 300C đến 1800C.

Trong quá trình sử dụng các sản phẩm năng lượng phải chuyển từ dạng lỏng khi tồn trữ sang dạng hơi khi sử dụng. Vì vậy nó đòi hỏi phải có giai đoạn hóa hơi, đối với các sản phẩm dầu khí, sự hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ tăng dần trong quá trình hóa hơi. Mặt khác, một đặc điểm rất quan trọng có liên quan đến quá trình hóa hơi đó là sự hóa hơi tiêu thụ năng lượng. Ngược lại quá trình ngưng tụ là quá trình tỏa nhiệt. Đây là các đặc tính cần phải chú ý khi sử dụng các sản phẩm dầu khí, vì nó dẫn đến vấn đề như: làm hạ nhiệt độ môi trường, khó khởi động động cơ ở điều kiện lạnh…

      1. Tính bắt cháy


Cháy là quá trình oxi hóa một chất diễn ra rất nhanh và kèm theo tỏa nhiều nhiệt, đây là quá trình phức tạp, trong đó phản ứng oxy hóa là cơ sở của quá trình đốt cháy các sản phẩm dầu khí bằng oxi (không khí) thì sẽ tạo thành các sản phẩm cháy CO2, H2O, SO2…Nhiệt trị của các chất có thể tham khảo ở bảng 3.1

(C, H, S) + O2 CO2 + H2O + SO2 + Q

Các sản phẩm dầu khí có nhiệt trị cao, tỷ lệ H/C càng cao và hàm lượng lưu huỳnh càng thấp thì nhiệt trị càng cao. Nhưng để quá trình cháy xảy ra hoàn toàn nhất thiết phải hội tụ đủ các điều kiện sau:


  • Cần thiết phải đưa sản phẩm sang dạng hơi.

  • Sử dụng lượng thích hợp không khí và sản phẩm: để quá trình cháy xảy ra thì tỷ lệ nhiên liệu và không khí phải nằm trong khoảng giữa giới hạn cháy dưới và giới hạn cháy trên.



  • Cần có năng lượng khơi mào: tia lửa điện của buri, ngọn lửa mồi hoặc nhiệt độ cao.

Bảng 3.1. Nhiệt cháy của một số chất

Chất đốt

Sản phẩm cháy

Nhiệt trị (kcal/ kg)

C

Khí CO2

8133

H

Hơi H2O

29100

S

Khí SO2

2322
      1. Tính lưu chuyển


Sự lưu chuyển của các sản phẩm dầu khí thông qua hai thông số: tỷ trọng và độ nhớt, đó là hai thông số thay đổi theo nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng tỷ trọng và độ nhớt giảm, ảnh hưởng này là đáng kể.
      1. Tỷ trọng


Tỷ trọng là tỷ số giữa trọng lượng riêng của một vật ở một nhiệt độ nhất định và trọng lượng riêng của một vật khác được chọn là chuẩn, xác định ở cùng vị trí. Đối với các loại sản phẩm dầu lỏng đều lấy nước cất ở nhiệt độ 40C và áp suất 760 mmHg làm chuẩn.

Tỷ trọng của dầu mỏ, hoặc một phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ “t” trên trọng lượng riêng của nước ở 40C, ta có thể ghi dt4, và trong hệ CGS biểu thị bằng g/cm3­. Để dễ so sánh, tỷ trọng được biểu thị ở cùng một nhiệt độ, phần lớn các nước đều lấy ở 200C (d204) hoặc 15,60C (tương ứng với 600F) so với nước ở cùng nhiệt độ.

Ở một số nước còn biểu thị tỷ trọng bằng độ 0API. Công thức chuyển đổi tỷ trọng sang độ 0API như sau:

Tỷ trọng của sản phẩm dầu mỏ thay đổi rất nhiều khi nhiệt độ thay đổi, nhưng không phụ thuộc vào áp suất. Tuy nhiên nếu áp suất cao thì có ảnh hưởng chút ít.


      1. Độ nhớt


Độ nhớt là tính chất của một chất lỏng, được xem là ma sát nội của chất lỏng và cản trở sự chảy của chất lỏng. Nguyên nhân có độ nhớt là do ái lực cơ học giữa các hạt cấu tạo nên chất lỏng.

Độ nhớt của dầu mỏ có liên quan đến quá trình bơm vận chuyển, sự bôi trơn, sự phun nhiên liệu trong các động cơ. Độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng độ nhớt giảm.

Độ nhớt động lực (hoặc ): Độ nhớt động lực biểu thị cho các chất lỏng dòng không có gia tốc, được tính bằng công thức:

 = C


Trong đó:  là thời gian chảy của chất lỏng

C là hằng số nhớt kế, không phụ thuộc vào nhiệt độ mà chỉ phụ thuộc vào kích thước hình học của nhớt kế.

Nếu độ nhớt lớn phải dùng nhớt kế có đường kính mao quản lớn; còn độ nhớt của chất lỏng cần đo nhỏ, thì dùng nhớt kế có đường kính mao quản nhỏ; sao cho thời gian chảy của chất lỏng không quá 200 giây.

Độ nhớt động lực được tính bằng poazơ (P) hay centipoazơ (cP).

1 P = 100 cP = 0,1 N.s/ m2 = 1 dyn.s/ cm2 = 1 g/cm.s

Độ nhớt động học (): Độ nhớt động học là tỷ số giữa độ nhớt động lực học và khối lượng riêng của nó (cả hai đều xác định ở cùng nhiệt độ và áp suất):



Trong đó:  là độ nhớt động học, tính bằng stôc (St) hoặc centistôc (cSt)

là độ nhớt động lực

d là khối lượng riêng, g/cm3

1 St = 1 cm2/s = 100 cSt

Các sản phẩm dầu khí có độ nhớt càng cao thì tính lưu động càng thấp. Độ nhớt còn ảnh hưởng đến khả năng bơm, khả năng phun sương và khả năng bôi trơn.


      1. Tính lưu chuyển trong điều kiện lạnh


Khi nhiệt độ của sản phẩm dầu khí giảm, độ nhớt tăng dẫn đến tính lưu chuyển giảm. Nếu tiếp tục giảm nhiệt độ, bắt đầu xuất hiện các vi tinh thể rắn, các tinh thể này to dần đến một lúc nào đó lưu chất sẽ đặc lại và đóng khối làm cản trở quá trình lưu chuyển. Khả năng kết tinh phụ thuộc vào các hydrocacbon có mặt trong sản phẩm và được xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

Aromatic < Naphtenic < iso-parafinic < n-parafinic

Như vậy khả năng kết tinh chủ yếu là do n-parafinic và tăng dần khi số nguyên tử cacbon tăng. Ví dụ nhiệt độ kết tinh của một số n-parafinic được cho trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Nhiệt độ kết tinh của n-parafinic



n-parafinic

n-C4H10

n-C8H18

n-C16H34

n-C26H54

n-C4490

T0kt (0C)

-138

-57

+18

+56

+86
      1. Tính ăn mòn và sự độc hại của các sản phẩm dầu mỏ


Khi đốt cháy các sản phẩm dầu khí sẽ sinh ra một lượng lớn khí thải gồm: CO2, CO, SO2, NOx …và muội than gây ô nhiểm bầu khí quyển, độc hại đối với con người và thực vật.

Ngoài ra trong khói thải còn có một lượng chì gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các hợp chất chì hữu cơ đi vào cơ thể người qua phổi và ruột thậm chí có thể hấp thụ qua da. Ảnh hưởng độc hại của chì hầu hết là đối với hệ thần kinh. Các triệu chứng nhiễm độc rõ ràng là mất ngủ, có những giấc mơ kinh hoàng, mất tập trung, kém ăn, buồn nôn, rối loạn cảm xúc…

Các hợp chất SOx sinh ra trong khói thải khi gặp hơi nước trong không khí tạo thành axit gây ăn mòn động cơ.

SO2 + 1/2O2 SO3

SO3 + H2O H2SO4

Ngoài ra trong các sản phẩm dầu khí có thể chứa các hợp chất axít mà chúng có mặt như các phụ gia hoặc các sản phẩm biến chất tạo thành trong quá trình tồn trữ, các hợp chất lưu huỳnh mà chủ yếu là các hợp chất mercaptan (RSH), các hợp chất oxi, các axit hữu cơ (RCOOH). Sự có mặt của chúng sẽ gây nên quá trình ăn mòn đường ống và các thiết bị tồn trữ.



Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương