BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA



tải về 0.81 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.81 Mb.
#29049
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

2.4.Phân loại dầu mỏ

2.4.1.Dựa vào bản chất hóa học


Phân loại theo bản chất hóa học có nghĩa là dựa vào thành phần các loại hydrocacbon có trong dầu. Nếu trong dầu, họ hydrocacbon nào chiếm phần chủ yếu thì dầu mỏ sẽ mang tên loại đó. Ví dụ, dầu parafinic thì hàm lượng hydrocacbon parafinic trong đó phải chiếm 75% trở lên. Tuy nhiên trong thực tế, không có bất kể mỏ dầu nào lại có thuần chủng một loại hydrocacbon như vậy, như vậy thường chỉ có dầu trung gian; ví dụ, một loại dầu nào đó có: hơn 50% parafinic, lớn hơn 25% naphtenic và còn lại là các loại khác thì được gọi là dầu napteno - parafinic

Có nhiều phương pháp khác nhau để phân loại theo bản chất hóa học:

Phân loại theo Nelson, Waston và Murphy: theo các tác giả này, dầu mỏ được đặc trưng bởi các hệ số K, là một hằng số vật lý quan trọng, đặc trưng cho bản chất hóa học của dầu mỏ, được tính theo công thức:

T: nhiệt độ sôi trung bình của dầu thô, tính bằng độ Reomuya (0R), 10R = 1,250C.

d: tỷ trọng của dầu thô, xác định ở 15,60C (600F) so với mức ở cùng nhiệt độ.

Giới hạn hệ số K đặc trưng để phân chia dầu mỏ như sau:

Bảng 2.1. Hệ số K đặc trưng của các họ dầu mỏ khác nhau


  • Dầu mỏ họ parafinic

  • Dầu mỏ họ trung gian

  • Dầu mỏ họ naphtenic

  • Dầu mỏ họ aromatic

  • K = 13 12,15

  • K = 12,10 11,5

  • K = 11,45 10,5

  • K = 10

2.4.2.Phân loại dầu mỏ theo bản chất vật lý


Cách phân loại này dựa theo tỷ trọng, biết tỷ trọng có thể chia dầu thô theo ba cấp.

  1. Dầu nhẹ:

  2. Dầu trung bình:

  3. Dầu nặng:







Hoặc có thể phân dầu theo 5 cấp sau:

  1. Dầu rất nhẹ:

  2. Dầu nhẹ vừa

  3. Dầu hơi nặng:

  4. Dầu nặng:

  5. Dầu rất nặng











Ngoài ra trên thị trường thế giới còn sử dụng 0API thay cho tỷ trọng và 0API được tính như sau:

Dầu mỏ có 0API càng nhỏ thì dầu càng nặng.


2.5.Thành phần và phân loại khí

2.5.1.Phân loại


Khí hydrocacbon trong tự nhiên được phân loại theo nguồn gốc như dưới đây:

Khí thiên nhiên: Là các khí chứa trong các mỏ khí riêng biệt. Trong khí này thành phần chủ yếu là metan (chiếm từ 70 – 99%) còn lại các khí khác như etan, propan và rất ít butan.

Khí đồng hành: là khí nằm lẫn trong dầu mỏ, được hình thành cùng với dầu, thành phần chủ yếu là các khí propan, butan, pentan…

Khí ngưng tụ (Condensate): Thực chất là dạng trung gian giữa dầu và khí (phần cuối của khí và phần đầu của dầu), bao gồm các hydrocacbon như propan, butan và một số hydrocacbon lỏng khác như pentan, hexan, thậm chí hydrocacbon naphtenic và aromatic đơn giản. Ở điều kiện thường, khí ngưng tụ ở dạng lỏng. Khí ngưng tụ là nguyên liệu quý để sản xuất LPG và sử dụng trong tổng hợp hóa dầu.


2.5.2.Thành phần


Đặc trưng chủ yếu của khí thiên nhiên và khí dầu mỏ bao gồm hai phần: phần hydrocacbon và phi hydrocacbon.

Các hợp chất hydrocacbon: Chủ yếu là các khí metan và đồng đẳng của nó như: etan, propan, n – butan, izo – butan, ngoài ra còn một ít các hợp chất C5, C6. Hàm lượng các cấu tử trên thay đổi tùy theo nguồn gốc của khí. Ví dụ, trong khí thiên nhiên chứa chủ yếu là metan, các khí nặng C3 đến C4 rất ít; còn trong khí đồng hành, hàm lượng các khí C3, C4 cao hơn.

Các hợp chất phi hydrocacbon: Ngoài thành phần chính là hydrocacbon, trong khí thiên nhiên và khí dầu mỏ còn chứa các hợp chất khác như: CO2, N2, H2S, H2, He, Ar, Ne…Trong các loại khí kể trên, thường khí N2 chiếm phần lớn. Đặc biệt, có những mỏ khí chứa He với hàm lượng khá cao như các mỏ khí tự nhiên ở Mỹ.

Người ta có thể sử dụng các mỏ khí đó làm nguồn nguyên liệu để sản xuất các khí trơ, thu hồi H2S để phục vụ cho công nghiệp.




CHƯƠNG 3

CÁC PHÂN ĐOẠN DẦU MỎ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÁC

PHÂN ĐOẠN DẦU MỎ

Giới thiệu:


Dầu mỏ muốn sử dụng được thì phải tiến hành phân chia thành từng phân đoạn nhỏ. Quá trình phân chia dựa vào phương pháp chưng cất để thu được các khoảng nhiệt độ sôi khác nhau. Đầu tiên, khi khai thác do có sự giảm áp suất nên phân đoạn khí bị tách ra, thường từ C1 đến C4 và một lượng rất ít C5, C6. Sau đó, tùy thuộc vào giới hạn nhiệt độ sôi mà ta thu được các phân đoạn sau:

  • Phân đoạn xăng: nhiệt độ sôi nhỏ hơn 1800C, bao gồm các thành phần từ C5 - C11.

  • Phân đoạn kerosen: nhiệt độ sôi từ 180 đến 2500C, chứa các hydrocacbon từ C11 - C16.

  • Phân đoạn gasoil nhẹ (còn gọi là phân đoạn diesel): nhiệt độ sôi từ 250 - 3500C chứa các thành phần từ C16 - C21.

  • Phân đoạn gasoil nặng (còn gọi là phân đoạn dầu nhờn), nhiệt độ sôi từ 350 đến 5000C, bao gồm C21 đến C25, thậm chí đến C40.

  • Phân đoạn cặn gudron ở nhiệt độ sôi trên 5000C, gồm các thành phần có số nguyên tử cacbon từ C41 trở lên, giới hạn cuối cùng có thể đến C80.

Các phân đoạn kể trên được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu hoặc tạo các sản phẩm hóa học. Để có thể sử dụng với hiệu quả cao nhất các sản phẩm dầu mỏ, cần phải nắm vững các đặc điểm, tính chất của từng phân đoạn.

    1. Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
      123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
      123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
      123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
      123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
      123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
      123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
      123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
      123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

      tải về 0.81 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương