BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA


CHƯƠNG 7: SƠ LƯỢC DẦU MỎ VÀ KHÍ CỦA VIỆT NAM



tải về 0.81 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.81 Mb.
#29049
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

CHƯƠNG 7: SƠ LƯỢC DẦU MỎ VÀ KHÍ CỦA VIỆT NAM

    1. Vài nét về ngành dầu khí ở Việt Nam

      1. Quá trình phát triển chung của ngành dầu khí


Quá trình phát triển chung của ngành dầu khí có thể chia ra làm các giai đoạn như sau:

  • Trước năm 1975

Phía Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), trong những năm đầu của thập kỷ 60, Tổng cục Địa Chất đã tiến hành thăm dò dầu khí tại đồng bằng Sông Hồng. Giếng khoan đầu tiên được khoan năm 1969 sâu 3000m tại Thái Bình. Đến năm 1975, phát hiện một mỏ khí nhỏ tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với trữ lượng 1.3 tỷ m3.

Phía Nam dưới chế độ ngụy quyền, các công ty nước ngoài đã tiến hành khảo sát Địa vật lý tại thềm lục địa phía Nam. Trong những năm 1974-1975 các công ty nước ngoài đã khoan 6 giếng tại các bể trầm tích Nam Côn Sơn và Cửu Long tuy nhiên các hợp đồng đều kết thúc khi đất nước thống nhất.



  • Từ năm 1975-1980

Trong giai đoạn này, Petrovietnam đã ký 3 hợp đồng phân chia dầu khí về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía nam với Deminex (Tây Đức), Agip (Italy), Bow Valley (Canada). Các công ty đó đã tiến hành khoan một số giếng nhưng chưa tiến hành thẩm lượng và do lệnh cấm vận của Mỹ cho nên các hợp đồng này đã kết thúc vào những năm 1980.

  • Từ năm 1981-1988

Năm 1981, Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã được thành lập và đi vào hoạt động. Tại mỏ Bạch Hổ, Vietsovpetro đã phát hiện được dầu thô trong các liên kết Oligoxen và móng phong hóa nứt nẻ vào ngày 26-6-1986. Đây là một phát hiện quan trọng mở ra một thời kỳ mới cho nền công nghiệp dầu khí nước ta đồng thời giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm về thăm dò, tìm kiếm và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam.

  • Từ năm 1988 đến nay

Kể từ khi có chính sách mở cửa và đặc biệt là sau khi chính phủ ban hành “Luật đầu tư nước ngoài“ và “Luật dầu khí Việt Nam“ các công ty nước ngoài đã đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo kiểu hợp đồng phân chia sản phẩm với công ty hoặc tập đoàn dầu khí quốc tế. Trong giai đoạn này các hoạt động khai thác dầu khí cũng được xúc tiến mạnh mẽ, Vietsovpetro ngoài việc mở rộng khai thác tại mỏ Bạch Hổ với sản lượng tăng nhanh theo thời gian, mỏ Đại Hùng và Rồng cũng được đưa vào khai thác với năng suất khá lớn. Năm 1994, chúng ta đã khai thác được 6,7 triệu tấn dầu; năm 1995 đã khai thác được 7,5 triệu tấn dầu; năm 1997 chúng ta đã khai thác tới 10,1 triệu tấn dầu không kể khí và dự kiến năm 2000, sản lượng dầu khí của chúng ta có thể đạt 25 đến 30 triệu tấn dầu quy đổi (kể cả khí).
      1. Một số lĩnh vực cần quan tâm

Phần chế biến khí


Trong tháng 12-1993, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Huyndai Heavy Industries Co. Ltd. thực hiện việc xây dựng hệ thống thu gom khí đồng hành từ các giếng khai thác dầu của mỏ Bạch Hổ đưa vào đất liền bằng hệ thống đường ống ngầm dưới biển. Nguồn khí này sẽ được cung cấp cho nhà máy chế biến khí Dinh Cố đặt tại Long Hải, các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ (dự án GUP).
Dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn: dẫn khí thiên nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ dài khoảng 400km cũng đã được PetroVietnam, BP và Statoil xây dựng. Luợng khí đưa vào bờ theo hệ thống này sẽ ở vào khoảng 5 tỷ m3 một năm. Trong đó 70% sản lượng khí nói trên sẽ dùng để cung cấp cho các nhà máy điện, phần còn lại sẽ dùng để sản xuất phân bón và các hoá chất hữu cơ khác.

Phần lọc dầu


Hiện nay chúng ta đã có một nhà máy chế biến dầu khí của Công ty chế biến dầu khí TP.HCM (SaigonPetro) với nguyên liệu là dầu thô ở mỏ Bach Hổ. Nhà máy này cung cấp cho thị trường các sản phẩm xăng ôtô, dầu hoả dân dụng, dầu DO, FO. Hiện nay năng lực của nhà máy vào khoảng 350.000 tấn/năm với nguyên liệu là Condensate và sản phẩm chủ yếu là xăng, dầu hoả, DO, LPG.

Song song với việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí chính phủ nước ta hiện nay đang tiến hành xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 năng suất 6,5 triệu tấn/năm tại Dung quất, Quảng Ngãi. Các sản phẩm của nhà máy là: Xăng ôtô, dầu hỏa dân dụng, nhiên liệu máy bay, DO, FO, Bitum. Các sản phẩm này sẽ cung cấp cho thị trường nội địa và một phần dùng để xuất khẩu ra các nước khác. Ngoài ra PetroVietnam đang xúc tiến chuẩn bị gọi thầu nhà máy lọc dầu số 2 với năng suất 6-7 triệu tấn/năm.


Phần hoá dầu


Do nền kinh tế phát triển chưa cao cùng với trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, hiện nay chúng ta chưa đủ khả năng để xây dựng một khu liên hợp lọc hoá dầu hoàn chỉnh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay, nhà nước ta chủ trương phát triển công nghiệp hoá dầu theo hướng sau: nhập nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất sau đó từ từ phát triển công nghệ và tiến tới sử dụng nguyên liệu trong nước tạo thành 1 tổ hợp khép kín hoàn chỉnh.
    1. Tiềm năng của dầu thô Việt Nam

Vùng trũng Sông Hồng


Trữ lượng tiềm năng thu hồi là từ 550 đến 700 triệu m3 qui dầu trong đó chủ yếu là khí, chiếm 14% trữ lượng dầu khí Việt Nam, đến nay phát triển được 250 tỉ m3 khí có hàm lượng CO2 cao (60 - 90%).

Vùng bể Phú Khánh


Tiềm năng là 300 đến 700 triệu m3 qui dầu, chiếm 10% trữ lượng dầu khí Việt Nam.

Vùng bể Cửu Long


Tiềm năng là 700 đến 800 triệu m3 qui dầu, chiếm 20% trữ lượng dầu khí Việt Nam, trong đó: 270 tr m3 dầu, 56 tỉ m3 khí đồng hành, không đáng kể khí không đồng hành.

Hiện nay đang có các mỏ được khai thác như: mỏ Bạch Hổ năm 1986, mỏ Rồng năm 1994, mỏ Rạng Đông năm 1998, mỏ Rubi năm 1998. Như vậy tính đến năm 1999 đã khai thác được 78,3 triệu tấn dầu và 3,5 tỉ m3 khí.


Bể Nam Côn Sơn


Tiềm năng là 650 đến 750 triệu m3 qui dầu, chiếm 17% trữ lượng dầu khí Việt Nam, trong đó khí chiếm 35 – 38%, với 74 tr m3 dầu, 159 tỉ m3 khí đồng hành, 15 m3 khí không đồng hành, 23 triệu m3 condensat với hàm lượng CO2 không đáng kể. Hiện nay giếng khoan Đại Hùng đang được khai thác từ 1994 đến nay được 3 triệu tấn dầu.

Bể Malay – Thổ Chu


Tiềm năng là 250 đến 300 triệu m3 qui dầu, chiếm 5% trữ lượng dầu khí Việt Nam, trong đó 12 tr m3 dầu, 3 tỉ m3 khí đồng hành, 15 m3 khí không đồng hành, 2 triệu m3 condensat với hàm lượng CO2 tương đối cao.

Bể Vũng Mây


Chủ yếu là khí, trữ lượng từ 1 đến 1,5 tỉ m3 qui dầu, chiếm 30% trữ lượng khí Việt Nam.
    1. Dầu thô đại diện cho các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu


Bảng 7.2. Thông số cơ bản của 3 loại dầu thô

Các thông số

Bể Cửu Long

(Bạch Hổ)



Bể Nam Côn Sơn

(Đại Hùng)



Bể Malay – Thổ Chu

(PM – 3)


Tỷ trọng 0API

40.20

30.25

38

Khối lượng riêng 150C (g/ml)

0.8236

0.8742

0.8344

Điểm chảy

+36

+22

+36

Hằng số đặc trưng K

12.39

12.01

12.08

Độ nhớt (cSt) 500C

700C



5.29

3.43


6.89

4.51


5.49

3.32


Phân tử lượng

240

259

252

Hàm lượng paraffine (% KL)

27

15

28

Hàm lượng lưu huỳnh (% KL)

0.04

0.09

0.035

Hàm lượng nitơ (% KL)

0.03

0.05

0.035

Hàm lượng carbon (% KL)

86.19

86.90

84.44

Hàm lượng hydro (% KL)

13.73

12.08

14.56

Chỉ số acid (mg KOH / g)

0.037

0.62

0.084

Chỉ số conradson (% KL)

0.82

3.83

0.55

Hàm lượng nhựa (% KL)

1.88

7.4

1.35

Hàm lượng asphalten (% KL)

0.5

2.56

0.12

Hàm lượng nicken (% KL)

1

5

<1

Hàm lượng vanadi (% KL)

<1

<1

<1

Thành phần chưng cất:

2000C (% KL)

3500C (% KL)

5000C (% KL)


20.11


49.19

78.25

14.58

45.32


74.42

10.47


53.43

88.95


Dầu thô các bể trầm tích Việt Nam có những đặc tính chung của dầu thô vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên dầu thô ở mỗi bể trầm tích, mỗi mỏ, thậm chí ở mỗi tầng vỉa của một giếng khoan cũng có những đặc tính riêng. Việc đánh giá tổng quát tính chất dầu thô ở mỗi bể trầm tích có ý nghĩa quan trọng không những trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò mà còn rất quan trọng trong lĩnh vực chế biến dầu thô.

Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2003, được thiết kế trên cơ sở nguyên liệu là dầu thô Bạch Hổ. Những tính chất chi tiết của từng loại dầu sẽ quyết định đến hiệu suất, chất lượng sản phẩm của nhà máy, do đó việc nắm rõ tính chất nguyên liệu dầu thô sẽ giúp ích cho quá trình vận hành nhà máy.

Ta thấy 3 loại dầu trong bảng 5-1 có những đặc tính chung và đồng thời mỗi loại dầu có những đặc tính riêng đặc trưng.


      1. Đặc tính chung


Cả 3 loại dầu đều có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp nên được xếp vào loại dầu ngọt. Với hàm lượng lưu huỳnh thấp đã tạo được ưu thế cho dầu thô Việt Nam trên thị trường thế giới và là nguyên liệu tốt cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam.

Dầu thô Việt Nam có hàm lượng paraffine khá cao nên điểm chảy của dầu rất cao. Điều đó gây khó khăn trong vấn đề khai thác, vận chuyển và tồn trữ dầu thô.

Dầu có hàm lượng kim loại nặng như nicken, vanadi … rất thấp. Điều này tạo điều kiện thuận lọi cho việc nghiên cứu, sử dụng xúc tác trong quá trình chế biến dầu thô.

      1. Đặc tính riêng của từng loại dầu thô ở từng bể


Dầu thô Bạch Hổ và PM – 3 là loại dầu nhẹ có tỷ trọng tương ứng là 40.2 0API và 38 0API, trong khi đó dầu thô Đại Hùng là loại dầu trung bình nặng (có tỷ trọng là 30.25 0API).



  • Hàm lượng lưu huỳnh của dầu thô Bạch Hổ và dầu PM – 3 thấp, chỉ bằng ½ so với dầu Đại Hùng.

  • Điểm chảy và hàm lượng paraffine trong dầu Bạch Hổ và dầu PM – 3 cao hơn trong dầu Đại Hùng.

  • Độ nhớt dầu Đại Hùng cao hơn so với dầu Bạch Hổ và dầu PM – 3.

  • Hàm lượng các chất gây đầu độc xúc tác như nicken, vanadi … trong dầu Đại Hùng cao hơn so với dầu Bạch Hổ và dầu PM – 3.

Những tính chất khác như chỉ số acid, hàm lượng cặn conradson, hàm lượng nhựa, hàm lượng asphaltene … của cả 3 loại dầu đều rất thấp, nhưng trong đó dầu Đại Hùng cao nhất.

Dầu Bạch Hổ có hàm lượng thành phần nhẹ (có nhiệt độ sôi đến 2000C) cao nhất. Các phân tích sâu vào từng phân đoạn cho thấy: hiệu suất phân đoạn naphtha trong dầu thô Bạch Hổ là cao nhất, trong khi đối với dầu thô PM – 3 là thấp nhất; dầu thô Bạch Hổ có thành phần paraffine chiếm ưu thế, đối với dầu thô Đại Hùng và PM – 3 thì naphtene và aromatique chiếm ưu thế; dầu thô Bạch Hổ và PM – 3 không thuận lợi cho sản xuất nhiên liệu phản lực, trong khi dầu thô Đại Hùng lại rất phù hợp; phân đoạn gas – oil từ dầu thô Đại Hùng có hiệu suất cao, đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng của diesel, trong khi dầu thô Bạch Hổ và PM – 3 không đạt chỉ tiêu chất lượng về điểm chảy.

Như vậy đánh giá tổng quát dựa trên những tính chất chung của dầu thô thì 3 loại dầu thô ở 3 bể trầm tích đều thuộc loại dầu ngọt có chất lượng cao. Trong 3 loại dầu trên thì dầu Bạch Hổ và PM – 3 có tính chất gần giống nhau và có chất lượng cao hơn so với dầu thô Đại Hùng.

      1. Đặc điểm chung của dầu thô Việt Nam


Qua việc phân tích tính chất cơ bản của dầu thô ở trên, ta có thể rút ra một số tính chất của dầu thô Việt Nam

Bảng 7.3. Hiệu suất các sản phẩm cất trực tiếp từ dầu thô Việt Nam

Các phân đoạn

Hiệu suất, % thể tích từ dầu thô

Bạch Hổ

Đại Hùng

Naphtha

17,81

22,65

Kerozen

13,91

14,70

DO

19,15

27,15

Cặn khí quyển(>3450C)

48,27

39,45

Cặn chân không (>3500C)

14,20

5,00

- Dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ vừa phải, có tỷ trọng từ 30.25 đến 40.2o API. Đặc tính nặng nhẹ của dầu thô quyết định đến hiệu suất của sản phẩm sáng, sản phẩm có giá trị nhất trong dầu thô. Tổng hiệu suất các sản phẩm sáng chiếm khoảng 50 – 60% trọng lượng dầu thô.

- Dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu rất ngọt, với hàm lượng lưu huỳnh và các chất độc hại rất thấp có thể không cần xử lý trong quá trình chế biến. Dầu thô Việt Nam có thể liệt vào hàng dầu thô ít lưu huỳnh nhất thế giới, các mỏ dầu như vậy rất hiếm, đây là một đặc điểm giá trị cho dầu thô Việt Nam.

- Dầu thô Việt Nam có hằng số đặc trưng K = 12.01 – 12.39 là loại dầu có tính paraffine thuần khiết. Với hàm lượng paraffine cao nên dầu có điểm chảy rất cao, điều này làm cho dầu mất hẳn tính linh động ở điều kiện nhiệt độ thấp thậm chí ngay cả ở điều kiện bình thường. Điều đó đã gây nhiều khó khăn trong quá trình khai thác, vận chuyển và tồn trữ dầu thô. Có thể nói đây là nhược điểm lớn nhất của dầu thô Việt Nam.

Tóm lại, dựa vào những đặc điểm trên, nếu đem dầu thô Việt Nam nói chung và dầu thô Bạch Hổ nói riêng đi chế biến sẽ có những đặc điểm sau:



  • Các phân đoạn dầu hỏa (KO) có tính chất tốt.

  • Các phân đoạn Diesel có chỉ số Cetan cao

  • Sản xuất FO có chất lượng tốt

  • Các phân đoạn dầu nhờn có chỉ số độ nhớt cao

  • Cặn khí quyển là nguyên liệu tốt cho các quá trình chế biến sâu.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm còn có những nhược điểm:

  • Phân đoạn Naphtha có chỉ số Octan thấp

  • Hiệu suất phân đoạn Kerozen/Jet thấp và có nhiệt độ kết tinh cao. Do vậy, để sản xuất nhiên liệu phản lực cần phải tách parafin.

  • Phân đoạn Diesel có độ vẩn đục cao, gây bất lợi khi sử dụng ở vùng lạnh.

  • Các phân đoạn cặn có hiệu suất dầu nhờ thấp và chỉ số độ nhớt không cao.

Bảng 7.4. Một số tính chất của dầu thô Bạch Hổ và Đại Hùng

Tính chất

Dầu thô Bạch Hổ

Dầu thô Đại Hùng

Tỷ trọng, 0API

40,20

30,25

Khối lượng riêng ở 15 0C

0,823

0,874

Hàm lượng parafin rắn, %kl

27

15

Hàm lượng lưu huỳnh, %kl

0,04

0,09

Hàm lượng Nitơ, %kl

0,03

0,05

Cacbon, %kl

86,19

86,90

Hydro, %kl

13,73

12,80

Chỉ số axit, mgKOH/g

0,037

0,62

Chỉ số COK conradson,%kl

0,82

3,83

Hàm lượng nhựa, %kl

1,88

7,40

Hàm lượng asphalten,ppm

0,50

2,56

Hàm lượng niken, ppm

1

5

Hàm lượng vanadi,ppm

<1

<1

TÀI LIỆU THAM KHẢO




    1. Đinh Thị Ngọ - Hóa học dầu mỏ và khí - Nhà xuất bản KHKT Hà Nội - 2008.

    2. Lưu Cẩm Lộc - Hóa dầu từ khí - Viện công nghệ hóa học và dầu khí -2002.

    3. Kiều Đình Kiểm - Các sản phẩm dầu mỏ & hóa dầu - Nhà xuất bản KHKT - Hà Nội 2005.

    4. Lê Văn Hiếu - Công nghệ chế biến dầu mỏ - Nhà xuất bản KHKT Hà Nội - 2008.

    5. Trần Mạnh Trí - Dầu mỏ và dầu khí ở Việt Nam - Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh - 1996.




Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương