BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA


Các thông số công nghệ ảnh hưởng đến quá trình



tải về 0.81 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.81 Mb.
#29049
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

Các thông số công nghệ ảnh hưởng đến quá trình


Các thông số công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất và chất lượng của quá trình chưng cất là: nhiệt độ, áp suất, phương pháp chưng cất

Chế độ nhiệt của tháp chưng luyện

Chế độ nhiệ của tháp gồm: nhiệt độ của nguyên liệu vào tháp, nhiệt độ đỉnh tháp, nhiệt độ trong tháp và đáy tháp.

Nhiệt độ của nguyên liệu (dầu thô) vào tháp chưng được khống chế tùy theo bản chất củ aloại dầu thô, mức độ cần phân chia sản phẩm, áp suất trong tháp và lượng hơi nước đưa vào đáy tháp; nhưng chủ yếu là phải tránh được sự phân hủy nhiệt của nguyên liệu ở nhiệt độ cao. Do vậy, nhiệt độ lò ống đốt nóng phải được khống chế chặt chẽ.

Nhiệt độ đáy tháp chưng luyện phụ thuộc vào phương pháp bay hơi và phần hồi lưu đáy. Nếu bay hơi phần hồi lưu đáy bằng một thiết bị đốt nóng riêng biệt (reboiler), thì nhiệt độ đáy tháp sẽ ứng với nhiệt độ bốc hơi cân bằng ở áp suất tại đáy tháp. Nếu bốc hơi bằng cách dùng hơi nước quá nhiệt thì nhiệt độ đáy tháp sẽ thấp hơn nhiệt độ vùng nạp liệu. Nhiệt độ đáy tháp phải chọn tối ưu, tránh sự phân hủy các cấu tử nặng nhưng phải đủ để tách hết hơi nhẹ khỏi phần cặn đáy.

Nhiệt độ đỉnh tháp được khống chế nhằm đảm bảo được sự bay hơi hoàn toàn sản phẩm đỉnh mà không gây ra sự cuốn theo các phần nặng khác. Muốn vậy người ta phải dùng hồi lưu đỉnh tháp. Để tách xăng khỏi các phân đoạn khí, nhiệt độ đỉnh tháp khi chưng cất ở áp suất khí quyển cần giữ trong khoảng 100 – 1200C, còn với tháp chưng chân không khi áp suất chưng là 10 – 70mmHg thường không quá 1200C để tách hết phần gasoil nhẹ còn lẫn trong nguyên liệu

Dùng hồi lưu sẽ tạo điều kiện phân chia tốt hơn. Hồi lưu đỉnh tháp có 2 dạng: hồi lưu nóng và hồi lưu nguội.

Ngoài hồi lưu đỉnh và đáy, người ta còn sử dụng hồi lưu trung gian để tăng chất lượng các sản phẩm cạnh sườn và điều chỉnh nhiệt độ trong tháp.

Áp suất của tháp chưng

Khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất khí quyển, áp suất tuyệt đối trong tháp thường cao hơn một chút so với áp suất khí quyển, và ở mỗi phần lấy sản phẩm ra, áp suất cũng có khác nhau, phụ thuộc vào việc tăng hay giảm nhiệt độ sản phẩm lấy ra khỏi tháp. Áp suất trong tháp chưng cất được khống chế bằng một bộ phận điều chỉnh áp suất đặt ở thiết bị ngưng tụ.

Khi chưng ở áp suất chân không, áp suất được khống chế trong khoảng từ 10 – 70mmHg. Độ chân không càng sâu, càng cho phép chưng sâu hơn, song nếu áp suất quá thấp sẽ khó cho chế tạo thiết bị với năng suất lớn.

Sự làm việc ổn định của tháp chưng phụ thuộc vào áp suất trong tháp. Điều này thấy rõ trong phần dưới đây.



Điều khiển, khống chế chế độ làm việc của tháp chưng cất:

Để điều hành sự làm việc ổn định của tháp chưng cất, chúng ta cần phải nắm vững các nguyên tắc sau:



  1. Điều chỉnh áp suất trong tháp làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng

  2. Nếu áp suất tăng lên, chất lỏng sôi ở nhiệt độ cao hơn, nếu áp suất tăgn cao quá , lượng chất lỏng trong tháp nhiều và như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng sặc làm giảm hiệu quả phân chia.

  3. Nếu các điều kiện khác trong tháp là cố định, thì sản phẩm đỉnh, sản phẩm cạnh sườn và sản phẩm đáy trở nên nhẹ hơn nếu áp suất trong tháp tăng lên.

  4. Nếu nhiệt độ đáy quá thấp, sản phẩm đáy sẽ chứa nhiều phần nhẹ.

  5. Nếu nhiệt độ cấp liệu vào tháp quá thấp, lượng hơi trên các khay chứa đĩa sẽ nhỏ, vậy phần lỏng sẽ nhiều và chúng chảy xuống phía dưới vào bộ phận chưng sẽ càng nhiều.

  6. Nếu nhiệt độ của reboiler quá thấp (với sơ đồ chưng cất có reboiler) sẽ không tách hết phần nhẹ trong cặn và làm tăng phần cặn.

  7. Nếu nhiệt độ đỉnh quá cao, sản phẩm đỉnh sẽ quá nặng và có nhiều sản phẩm hơn so với thiết kế và ngược lại, nếu nhiệt độ đỉnh quá thấp, sản phẩm đỉnh sẽ quá nhẹ và có ít sản phẩm hơn.

  8. Nhiệt độ cần thiết để tách phân đoạn dầu thô nặng sẽ cao hơn so với dầu thô loại nhẹ.

  9. Chú ý nhất là nhiệt độ đỉnh tháp, tránh nhiệt độ quá cao mà nguyên nhân có thể là do làm lạnh không đủ, dẫn đến thay đổi chế độ hồi lưu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Chương 5

CÁC QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA HÓA HỌC DƯỚI TÁC DỤNG NHIỆT

    1. Sự biến đổi của các hyđrocacbon dưới tác dụng nhiệt

      1. Sự biến đổi của RH parafinic


Các RH parafinic là hyđrocacbon no, trong phân tử chỉ có 2 liên kết chính: đó là liên kết C-C và C-H. Liên kết C-C kém bền nhiệt hơn liên kết C-H, nên dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ xảy ra sự phân hủy đức mạch liên kết C-C trước. Khi đó tạo thành RH có trọng lượng phân tử thấp hơn.

Nếu phân tử parafin mới tạo thành còn có mạch đủ dài, nó lại bị phân hủy tiếp. Chỉ khi số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 4, lúc này parafin kah1 bền và khó bị đứa liên kết C-C, nên khi đó xảy ra sự đứt liên kết C-H, tạo thành hyđro.

Vị trí đứt mạch C-C phụ thuộc nhiều vào điều kiện tiến hành quá trình như nhiệt độ, áp suất và thời gian lưu của hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ đó. Nếu ở nhiệt độ càng cao và áp suất càng htấp, vị trí đứt mạch có xác suất lớn hơn ở đầu mạch, do vậy mà ở điều kiện này sẽ cho sản phẩm khí nhiều hơn. Nhưng nếu ở nhiệt độ vừa phải (450 – 5300C) và áp suất cao thì vị trí đứt mạch lại có xác suất lớn ở vị trí giữa mạch. Do đó ở điều này dẽ tạo điều kiện thuận lợi để tăng hiệu suất sản phẩm lỏng. Đó là cơ sở quyết định điều kiện công nghệ khác nahu giữa cracking nhiệt và Pyrolise.

Cơ chế của các phản ứng được đề nghị là chuỗi gốc và xảy ra qua các giai đoạn sau:



  • Tạo gốc tự do (khơi mào)

  • Phát triển chuỗi trên cơ sở gốc tự do

  • Dừng phản ứng (tắt mạch chuỗi)
      1. Sự biến đổi của các hợp chất olefin


Trong dầu thô ban đầu, hàm lượng olefin không đáng kể. Nhưnh dưới tác dụng của nhiệt đ6ọ cao, các hợp chất olefin sẽ được tạo thành. Chúng có khả năng phản ứng coa hơn so với parafin và khả năng biến đổi đa dạng cũng phụ thuộc vào điều kiện tiến hành phản ứng (áp suất, nhiệt độ).

Ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suât cao, olefin có trọng lượng phân tử thấp dễ bị trùng hợp, phản ứng trùng hợp càng mạnh nếu áp suất càng tăng cao. Nhưng nếu tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng trùng hợp lại giảm xuống nhường chỗ cho phản ứng phân hủy, và nếu thời gian lưu trong vùng phản ứng cao lâu, thì sự phân hủy phản ứng càng xảy ra mãnh liệt.

Cơ chế phân hủy olefin cũng giống như parafin, nhưng phản ứng thuận lợi là đứt mạch liên kết C-C ở vị trí ß so với nối đôi.

Ngoài phản ứng trùng hợp, phân hủy, olefin còn tham gia các phản ứng ngưng tụ, ankyl hóa với các RH naphten hay hyđrocacbon thơm tạo ra các hợp chất cao phân tử và cuối cùng là tạo thành nhựa và cốc.


5.1.3. Sự biến đổi của RH naphten


RH naphten có độ bền nhiệt cao hơn so với parafin có cùng số nguyên tử cacbon trong mạch. Các biến đổi đặc trưng của RH naphten ở nhiệt độ cao là thường xảy ra cá cphản ứng ưu tiên theo thứ tự sau:

  • Khử nhánh ankyl

  • Khử hyđro tạo olefin vòng và sau đó tiếp tục tạo thành RH thơm

  • Khử naphten đơn vòng thàn hparafin và olefin hay diolefin

Như vậy rõ ràng là các naphten khi tham gia phản ứng phân hủy nhiệt, sản phẩm taọ thành có đặc trưng no hơn so với parafin, và có xu hướng tạo thành nhiều các phân tử có trọng lượng trung bình, nghĩa là cho phép tạo nhiều sản phẩm lỏng hơn so với nguyên liệu là parafin
      1. Sự biến đổi của RH thơm


Ở nhiệt độ cao, sư biến đổi RH thơm xảy ra theo quy luật sau:

  • Khử nhánh ankyl

  • Các gốc thơm ngưng tụ với nhau, khử hđro tạo thành gốc

mới có phân tử lượng lớn hơn và nhiều vòng thơm hơn.

Cuối cùng phát triển thành hợp chất cao phân tử gọi là cacboit hay gọi là cốc. Như vậy cốc dầu mỏ khác với cacbon nuyên tố ở chỗ chúng là hệ vòng thơm có độ ngưng tụ cao. Cốc tạo ra thường lắng đọng, bám vào thành ống phản ứng hay thiết bị trao đổi nhiệt, làm giảm tốc độ truyền nhiệt cũng như giảm năng suất của bơm, tăng chi phí vận hành. Nếu như quá trình của chúng ta không nhằm mục đích sản xuất cốc thì sự có mặt của RH thơm đa vòng là hoàn toàn không có lợi cho quá trình



    1. Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
      123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
      123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
      123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
      123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
      123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
      123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
      123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
      123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

      tải về 0.81 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương