BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.23 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.23 Mb.
#19558
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Điều 470.

Khu hành chính-sinh hoạt phải có phòng đợi, phòng để quần áo sạch, phòng tắm, phòng để quần áo bảo hộ lao động, phòng vệ sinh (nam, nữ), phòng sấy quần áo lao động ướt, phòng khử độc và bụi quần áo lao động, phòng uống nước, căng tin, kho để dụng cụ dọn dẹp, phòng giặt, xưởng sửa chữa ủng và quần áo lao động, trạm y tế.



Điều 471.

Nhà tắm phải đảm bảo cho số công nhân tối đa của một ca tắm trong thời gian 45 phút, cung cấp nước nóng-lạnh 500 lít/giờ cho mỗi vòi (125 lít cho mỗi người tắm với nhiệt độ nước 370) và trang bị các cơ cấu hoà nước, có van điều chỉnh nước nóng-lạnh. Van điều chỉnh phải sơn màu khác nhau hoặc ghi chữ.



Mục 4

CÔNG TÁC Y TẾ

Điều 472.

Mọi người lao động trong hầm lò phải học cách sơ cứu và phải qua huấn luyện sơ bộ về công tác y tế. Mỗi người đều phải có các cuộn băng y tế cá nhân bọc trong túi không thấm nước.



Điều 473.

Người lao động tiếp xúc với thiết bị rung phải có găng tay chuyên dùng làm bằng vật liệu giảm rung.



Điều 474.

Mỏ phải có tủ thuốc sơ cứu đặt ở tất cả các phân xưởng trên mặt đất, trong nhà gửi quần áo, trong nhà trên giếng, ở sân ga, ở tất cả các khu khai thác và ở gương những đường lò chuẩn bị cơ bản.



Điều 475.

1. Mỏ phải có xe cứu thương trực 24/24h để kịp thời đưa bệnh nhân hay người bị tai nạn đến bệnh viện.

2. Cấm sử dụng xe cứu thương phục vụ cho mục đích khác.

Điều 476.

1. Mọi người làm việc và phục vụ trong mỏ bắt buộc phải được kiểm tra sức khoẻ và chiếu điện phổi theo định kỳ theo lịch sau:

a) Một lần trong một năm đối với những người làm việc trong lò chợ và đào lò chuẩn bị;

b) Một lần trong hai năm đối với những những người phục vụ khác;

2. Không cho phép những người không qua kiểm tra sức khoẻ định kỳ vào làm việc trong mỏ.

Chương XXII



BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mục 1

BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

Điều 477.

Để giảm lượng nước bẩn chảy ra từ mỏ, phải có những biện pháp giảm những dòng nước chảy vào mỏ trước khi khai thác và trong thời kỳ khai thác.



Điều 478.

1. Không ít hơn một lần trong 10 ngày, phải kiểm tra chất lượng của nước mỏ dùng cho nhu cầu kỹ thuật.

2. Không ít hơn một lần trong 3 tháng, phải kiểm tra chất lượng nước mỏ trong bể chứa và trong các dòng chảy từ mỏ ra. Nước mỏ sau khi làm sạch phải được tận dụng tối đa cho nhu cầu sản xuất của mỏ hay cho những xí nghiệp khác ở gần.

Điều 479.

Phụ thuộc vào số lượng, thành phần nước thải và tình trạng vệ sinh của bể chứa, điều kiện thải nước vào bể chứa trong từng trường hợp cụ thể phải căn cứ theo "Quy phạm bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn bởi các dòng nước thải".



Điều 480.

1. Theo các chỉ số làm bẩn, nước thải mỏ được chia ra làm 3 loại: Nước có những vật thể lơ lửng, nước khoáng và nước axit.

2. Các loại nước thải mỏ có thể được làm sạch bằng phương pháp đoạn nhiệt và điện phân cũng như bằng cách chưng cất tự nhiên hay làm loãng trong thời kỳ có mưa lũ.

3. Nước mỏ axit có chứa sắt phải trung hoà bằng cách dùng các chất phản ứng kiềm, các chất hấp thụ hay bằng phương pháp bơm không khí.

4. Những chất lắng đọng sau khi làm sạch nước mỏ bằng các phương pháp trên có thể được sử dụng, vùi lấp hoặc chất đống.

Điều 481.

Nước mỏ làm sạch, trước khi sử dụng phải khử hết các chất hữu cơ, các chất phóng xạ và các sản phẩm dầu mỏ vượt quá hàm lượng cho phép bằng Clo lỏng, hoặc bằng clorua canxi.



Mục 2

BẢO VỆ KHÍ QUYỂN

Điều 482.

1. Các dây chuyền công nghệ mỏ phải được trang bị hệ thống làm sạch không khí.

2. Các biện pháp bảo vệ bầu khí quyển phải đảm bảo hạ thấp nồng độ các khí độc hại và bụi theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

Điều 483.

Khi lắp ráp hay vận hành các thiết bị làm sạch khí và bụi, phải thực hiện đúng các quy định kỹ thuật an toàn.



Điều 484.

Để phòng ngừa không khí bị nhiễm bẩn bởi các khí độc hại của các bãi thải có khả năng tự cháy, phải có các biện pháp phòng ngừa tự cháy và dập cháy theo quy phạm an toàn.



Mục 3.

BẢO VỆ ĐẤT

Điều 485.

Chỉ được phép bố trí toàn bộ mặt bằng công nghiệp mỏ sao cho chiếm một diện tích nhỏ nhất có thể và tránh làm ảnh hưởng đến các vùng đất lân cận do bụi, nước thải và các sản phẩm thải khác.



Điều 486.

Đất đai bị phá hoại do quá trình khai thác mỏ phải được khôi phục lại nguyên trạng trước khi chuyển giao cho người sử dụng.

Chương XXIII

CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT

Mục 1

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KHAI THÁC

Điều 487.

Để đảm bảo công tác mỏ phát triển đúng hướng, phù hợp với nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, mỏ phải định kỳ xây dựng kế hoạch khai thác dài hạn (5 năm), kế hoạch ngắn hạn (năm) và kế hoạch tác nghiệp (quý, tháng).



Điều 488.

1. Cơ sở lập kế hoạch khai thác 5 năm của mỏ là bản thiết kế mỏ đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Khi lập kế hoạch khai thác phải căn cứ vào nhiệm vụ do cơ quan quản lý có thẩm quyền giao từng năm.

3. Trường hợp thay đổi công nghệ hoặc mở thêm khu khai thác mới để tăng sản lượng khai thác, trước khi lập kế hoạch khai thác nhất thiết phải có thiết kế điều chỉnh được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 489.

Kế hoạch khai thác 5 năm bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Xác định phương hướng khai thác đảm bảo sản lượng quy định trong thiết kế;

2. Kế hoạch đầu tư, nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm;

3. Kế hoạch thăm dò nâng cấp trữ lượng;

4. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn bị sản xuất;

5. Kế hoạch trang thiết bị, năng lượng, vận tải;

6. Kế hoạch lao động kỹ thuật.



Điều 490.

1. Kế hoạch khai thác hàng năm của mỏ phải đảm bảo năng lực sản xuất cao nhất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và lợi nhuận của mỏ.

2. Quá trình xây dựng kế hoạch khai thác hàng năm phải thực hiện theo những bước sau đây:

a) Xác định năng lực các khâu sản xuất chủ yếu của mỏ: vận tải, trục tải, thông gió, khả năng thông qua của dây truyền công nghệ mặt bằng;

b) Xây dựng các biện pháp công nghệ, kỹ thuật và tổ chức trên cơ sở phân tích năng lực sản xuất ở tất cả các công đoạn khai thác;

c) Xây dựng kế hoạch sản lượng than và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.



Điều 491.

Các biện pháp kỹ thuật-tổ chức chủ yếu phải hướng vào việc khắc phục những “khâu yếu” trong sản xuất, áp dụng những hệ thống khai thác tiên tiến, cơ giới hoá và tự động hoá các quá trình sản xuất, các phương pháp khoan nổ mìn tiên tiến, chuyển mỏ sang chế độ làm việc hợp lý, áp dụng các phương pháp tổ chức lao động khoa học và cải tiến công tác cung ứng vật tư.



Điều 492.

Kế hoạch khai thác (ngắn hạn) mỏ phải xây dựng xuất phát từ các điều kiện kinh tế của mỏ và phải căn cứ vào kế hoạch khai thác 5 năm đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 493.

Giám đốc mỏ phải trình cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt những chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của kế hoạch sản xuất (sản lượng than, khối lượng đường lò chuẩn bị, số lượng tuyến gương lò chợ và mức độ triển khai các tuyến gương đó, khối lượng duy trì và bảo quản đường lò, mức độ cơ giới hoá các quá trình sản xuất than chủ yếu, mức độ áp dụng vì chống mới, hệ thống khai thác và phương pháp điều khiển đá vách).



Điều 494.

Căn cứ vào kế hoạch khai thác năm đã được duyệt, Giám đốc mỏ lập kế hoạch quý, tháng (kế hoạch tác nghiệp) và phải chuẩn xác thêm trên cơ sở những tài liệu trắc địa địa chất mới nhất.



Điều 495.

Kế hoạch khai thác dài hạn cũng như ngắn hạn đều phải có thuyết minh giải trình, phụ lục các bản vẽ khai thác được quy định thống nhất trong Ngành.



Mục 2

XÂY DỰNG CƠ SỞ QUẢN LÝ KỸ THUẬT

Điều 496.

Giám đốc mỏ có trách nhiệm tổ chức bộ máy quản lý kỹ thuật hoàn chỉnh để thực hiện tốt những nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý kỹ thuật.



Điều 497.

Giám đốc mỏ phải quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong mỏ, quy định lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các bộ phận đó.



Điều 498.

Mỗi bộ phận kỹ thuật mỏ có trách nhiệm:

1. Nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực của mình đảm nhiệm, như: nghiên cứu phân tích và cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn sản xuất và cải thiện điều kiện lao động;

2. Xây dựng các nội quy an toàn, quy trình vận hành thiết bị, các hộ chiếu mẫu, các quy định hướng dẫn tính toán kỹ thuật, xây dựng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật đảm bảo cho công tác sản xuất an toàn và hiệu quả;

3. Phải thu thập những số liệu kỹ thuật cơ bản trong thực tế sản xuất, khảo sát thường xuyên điều kiện địa chất mỏ và xử lý thống kê xác xuất thông tin cập nhật.

Mục 3

BÁO CÁO THỐNG KÊ KỸ THUẬT

Điều 499.

Công tác thống kê có nhiệm vụ đánh giá quá trình phát triển của mỏ: tốc độ tăng sản lượng, nhịp độ đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào áp dụng, trình độ sử dụng thiết bị, nhịp độ tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.



Điều 500.

Những nhiệm vụ cụ thể của công tác thống kê là tính toán tất cả các điều kiện, yếu tố đảm bảo thực hiện sản lượng kế hoạch, xác định vai trò cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất.



Điều 501.

Giám đốc mỏ phải tổ chức thực hiện tốt các hình thức báo cáo: báo cáo sau ca của lò trưởng, đội trưởng, sổ báo cáo hàng tháng của trắc địa mỏ, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu để làm cơ sở xác định chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành kế hoạch cho từng công trường.



Điều 502.

Giám đốc mỏ phải tổ chức thống kê (trong đó có thống kê kỹ thuật) cho các quá trình sản xuất và phải nộp báo cáo thống kê lên cơ quan quản lý có thẩm quyền theo đúng biểu mẫu và thời gian quy định.



Mục 4

XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ KỸ THUẬT

Điều 503.

1. Giám đốc mỏ phải có trách nhiệm xây dựng, quản lý và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật của mỏ.

2. Mỗi bộ phận kỹ thuật của mỏ phải có trách nhiệm xây dựng các hồ sơ kỹ thuật của lĩnh vực mình quản lý để làm căn cứ theo dõi quá trình phát triển của sản xuất và kịp thời đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất phát triển hiệu quả nhất.

Điều 504.

1. Giám đốc mỏ phải thực hiện theo những quy định cụ thể của từng lĩnh vực quản lý về nội dung, chế độ bảo quản và lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật.

2. Các hồ sơ kỹ thuật phải được đánh số ký hiệu và phân loại hồ sơ gốc, chuyên dùng, mật và tuyệt mật.

3. Những hồ sơ gốc, hồ sơ mật và tuyệt mật phải được bảo quản chặt chẽ do người có trách nhiệm phụ trách.



Mục 5

QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH MỎ

Điều 505.

Các công trình mỏ (khai thác, cơ điện, kiến trúc xây dựng) được thi công trong quá trình xây dựng cơ bản, cải tạo hay mở rộng sản xuất có thời gian tồn tại từ 1 năm trở lên đều phải đăng ký trong tài sản của doanh nghiệp.



Điều 506.

Giám đốc mỏ phải có quy định về hồ sơ lý lịch bảo quản, sữa chữa và huỷ bỏ các công trình theo quy định bao gồm:

1. Các hệ thống đường lò thi công trong thời gian xây dựng cơ bản;

2. Các trạm bơm thoát nước, hệ thống mương rãnh, đê đập, cống thoát nước;

3. Các trạm bơm, bể chứa và đường ống cung cấp nước;

4. Các trạm nén khí cố định và hệ thống đường ống cung cấp khí nén;

5. Các trạm biến thế và các đường dây tải điện trong lò cũng như ngoài mặt bằng;

6. Các trạm quạt thông gió;

7. Các tuyến băng tải, các trục tải;

8. Các kho chứa vật liệu nổ;

9. Các phân xưởng sửa chữa cơ điện, nhà đèn;

10. Các tuyến đường sá và cầu cống phục vụ vận chuyển than, vật liệu và giao thông liên lạc;

11. Các công trình tuyển than và bến cảng do mỏ quản lý;

12. Các máng rót than và ga đường sắt do mỏ quản lý.



Điều 507.

1. Hàng năm, Giám đốc mỏ phải lập kế hoạch bảo quản, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay phục hồi các công trình để đảm bảo tình trạng kỹ thuật và chất lượng công trình.

2. Khi có nguy cơ đe doạ hư hỏng công trình, Giám đốc mỏ phải chỉ đạo lập kế hoạch đề phòng và thủ tiêu sự cố cho công trình.

Điều 508.

1. Các công trình mỏ đã hoặc chưa hết thời gian sử dụng, đã hoặc chưa hết thời gian khấu hao nhưng xét tình trạng kỹ thuật không còn khả năng tiếp tục phục vụ nữa thì được phép huỷ bỏ.

2. Khi huỷ bỏ công trình phải tiến hành đầy đủ các thủ tục quy định về thanh lý tài sản.

Điều 509.

Các công trình đã hết thời gian khấu hao, nhưng sau khi được hội đồng kỹ thuật đánh giá khả năng còn có thể tiếp tục sử dụng được thì vẫn phải tận dụng và phải có chế độ quản lý, bảo quản và sửa chữa.



Mục 6

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CẢI TIẾN VÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT

Điều 510.

Hàng năm các mỏ phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, bao gồm:

1. Cải tiến công nghệ;

2. áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thiết bị tiên tiến đẩy mạnh cơ giới hoá và tự động hoá;

3. Sử dụng tốt các thiết bị, nâng cao năng suất và thời gian sử dụng thiết bị;

4. Giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu;

5. Tổ chức lao động khoa học;

6. Đảm bảo an toàn trong sản xuất.



Điều 511.

Kế hoạch nghiên cứu khoa học phải xây dựng cùng với kế hoạch sản xuất hàng năm hoặc dài hạn.



Điều 512.

Trong kế hoạch nghiên cứu khoa học phải nêu rõ nội dụng cần nghiên cứu cải tiến áp dụng, tổ chức và thời gian thực hiện, dự kiến hiệu quả sẽ đạt được do áp dụng tiến bộ kỹ thuật.



Điều 513.

Các đề tài nghiên cứu khoa học sau khi đã thực hiện có kết quả công nhận phải được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, đồng thời phải thay đổi các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cho phù hợp.



Chương XXIV

TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ LAO ĐỘNG

Điều 514.

1. Nguyên tắc và hình thức tổ chức sản xuất và lao động trong mỏ hầm lò là phải tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao;

b) Đạt được công suất thiết kế theo thời hạn quy định;

c) Cải thiện công tác an toàn và điều kiện vệ sinh lao động;

d) Lập được mối quan hệ hợp lý giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất theo đúng sơ đồ tổ chức lao động đã được duyệt;

đ) Cơ giới hoá và tự động hoá các quá trình sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới, thực hiện các định mức kỹ thuật và tận dụng công suất thiết bị;

e) Không ngừng nâng cao năng suất lao động, lợi nhuận sản xuất và hạ giá thành sản phẩm;

g) áp dụng các phương pháp tổ chức lao động tiến bộ, phối hợp thực hiện nhịp nhàng giữa các khâu công nghệ chủ yếu, giữa các khâu sửa chữa-chuẩn bị, nâng cao giờ hoạt động hữu ích của thiết bị và hạn chế tổn thất thời gian làm việc;

h) Phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, phát triển phong trào thi đua phát triển sản xuất;

i) Nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động;

k) Tôn trọng pháp luật của Nhà nước, ngăn ngừa và đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế của Nhà nước;

h) Bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh chính trị, tham gia tích cực vào việc tăng cường nền quốc phòng toàn dân.

2. Tổ chức lao động ở từng vị trí làm việc trong mỏ phải dựa trên cơ sở đồ án tổ chức lao động khoa học và sơ đồ hướng dẫn thực hiện đối với các quá trình và công đoạn riêng lẻ, thiết lập cho từng gương lò chợ và gương lò chuẩn bị theo “Sơ đồ công nghệ khấu than và đào lò chuẩn bị trong các mỏ than hầm lò”.



Điều 515.

1. Căn cứ Quy hoạch và chiến lược phát triển ngành Than, mỏ phải chủ động xây dựng kế hoạch dài hạn (5 năm) và kế hoạch thường kỳ (năm, quý, tháng) về mở rộng mỏ, phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

2. Kế hoạch thường kỳ của mỏ phải xuất phát từ nhiệm vụ kế hoạch dài hạn theo từng năm tương ứng.

3. Cơ sở lập kế hoạch là những tiêu chuẩn, định mức hiện hành có tính đến khả năng áp dụng kỹ thuật mới và tổ chức lao động khoa học dự kiến trong quá trình tái sản xuất phát triển mỏ.

4. Kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và tài chính của mỏ cũng như của các khu vực, phân xưởng phải được thảo luận trong tập thể cán bộ công nhân viên chức. Trước khi đưa vào thực hiện, kế hoạch của các khu vực, phân xưởng phải được Giám đốc mỏ duyệt; kế hoạch của mỏ do cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 516.

1. Căn cứ kế hoạch năm đã được duyệt, Giám đốc mỏ phải phân định kế hoạch ra từng quý, tháng và giao các chỉ tiêu kế hoạch cho từng khu vực, phân xưởng chậm nhất 5 ngày trước khi bắt đầu quý, tháng sau.

2. Căn cứ kế hoạch được giao, Quản đốc các khu vực, phân xưởng chậm nhất 3 ngày trước khi bắt đầu tháng sau phải lập xong biểu đồ tổ chức công việc cho từng tổ ở các gương lò chợ và gương lò chuẩn bị thuộc khu vực mình đảm nhiệm.

Điều 517.

Chế độ làm việc của mỏ, của các công trường phân xưởng khai thác và các bộ phận phục vụ khai thác khác phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.



Điều 518.

1. Mỗi mỏ phải quy định thời gian cho người lên xuống giếng và giờ các phương tiện vận chuyển người lao động ở trong lò.

2. Việc giao ca làm việc phải được thực hiện liên tục tại văn phòng Phân xưởng. Giám đốc mỏ quy định yêu cầu nội dung giao ca của Phân xưởng.

Điều 519.

Mỏ phải lập sơ đồ công nghệ chung toàn mỏ để đảm bảo chế độ làm việc đồng bộ trong các khâu sản xuất của mỏ.



Điều 520.

1. Mỏ phải tổ chức hệ thống điều hành sản xuất hoạt động theo quy định được duyệt.

2. Đối với mỏ sản lượng dưới 2000 tấn/ngày và có sơ đồ vận tải đơn giản, bố trí 1 điều độ viên thường trực hàng ca chung cho cả hai khâu khai thác và vận tải

3. Đối với các mỏ sản lượng lớn hơn 2000 tấn/ngày và có sơ đồ vận tải phức tạp, phải bố trí thường xuyên 2 điều độ viên thường trực: 1 điều độ viên khai thác và 1 điều độ viên vận tải.



Điều 521.

1. Đối với hệ thống điều hành sản xuất 1 cấp, công việc kiểm tra và chỉ huy sản xuất do điều độ viên khai thác chịu trách nhiệm chính.

2. Đối với hệ thống điều hành sản xuất 2 cấp, việc chỉ huy công tác vận tải do điều độ viên vận tải thực hiện. Kiểm tra công việc ở các gương khấu than, gương chuẩn bị và các công việc còn lại khác do điều độ viên khai thác thực hiện.

Điều 522.

1. Biểu đồ tổ chức công việc ở các gương khấu than và gương chuẩn bị phải đảm bảo thời gian gián đoạn công nghệ trong ca sản xuất nhỏ nhất, khả năng tối đa phối hợp thực hiện đồng thời các công việc để nâng cao sản lượng và năng suất của người lao động.

2. Biểu đồ tổ chức công việc phân xưởng do Quản đốc phân xưởng lập và Giám đốc mỏ duyệt. Khi thay đổi điều kiện làm việc, Quản đốc phân xưởng phải đưa vào biểu đồ những thay đổi cần thiết đó và trình Giám đốc mỏ duyệt. Người lao động của phân xưởng phải được giới thiệu về biểu đồ tổ chức công việc của phân xưởng mình. Ngoài ra, biểu đồ này phải được treo ở vị trí thích hợp để mọi người dễ xem.

Điều 523.

Việc lập kế hoạch sản lượng của các gương khấu than, tiến độ các gương lò chuẩn bị phải dựa trên cơ sở "Sơ đồ công nghệ công tác khấu than và chuẩn bị trong các mỏ than hầm lò".



Điều 524.

1. Trước khi bắt đầu ca sản xuất, Quản đốc phân xưởng hay người thay thế phải nắm được tình hình công việc của ca trước do Phó quản đốc đi ca đó báo cáo, đồng thời phải nắm được tình trạng thông gió và chế độ bụi, khí do Tổ trưởng thông gió an toàn báo cáo.

2. Sau khi kết thúc ca, Phó quản đốc đi ca nhất thiết phải báo cáo với Quản đốc hay người thay thế về những công việc thực hiện trong ca.

Điều 525.

1. Trước khi bắt đầu ca, Phó quản đốc đi ca và Lò trưởng phải nhận lệnh của Quản đốc phân xưởng hoặc người thay thế.

2. Trước lúc bắt đầu công việc, Phó quản đốc đi ca và Lò trưởng phải giao nhiệm vụ cho tất cả người lao động trong ca và chỉ dẫn từng vị trí làm việc, tính chất và khối lượng công việc.

3. Trước khi vào lò, Lò trưởng nhất thiết phải kiểm tra những dụng cụ và vật liệu cần thiết đảm bảo công việc hoạt động bình thường trong ca.

4. Lò trưởng nhất thiết phải theo đúng biểu đồ tổ chức công việc để bố trí việc, kiểm tra từng vị trí làm việc của người lao động cũng như tình trạng kỹ thuật an toàn trong ca.

Điều 526.

Hàng ca, Quản đốc phân xưởng hoặc người thay thế sau khi nhận được báo cáo của Phó quản đốc đi ca về việc thực hiện nhiệm vụ trong ca, phải báo cáo với Phó giám đốc sản xuất hay cán bộ chỉ huy điều hành sản xuất trực ca của mỏ về kết quả công việc của phân xưởng mình trong ca vừa qua và nhiệm vụ ca tiếp sau.



Điều 527.

1. Lò trưởng do Giám đốc mỏ chỉ định từ những người lao động có kinh nghiệm theo giới thiệu của Quản đốc phân xưởng. Lò trưởng vào lò cùng với những người lao động của tổ mình và làm việc với họ trong suốt ca. Lò trưởng là người tổ chức công việc của tổ, hướng dẫn và giúp đỡ những công nhân ít kinh nghiệm, đặc biệt là những người lao động trẻ mới được đưa vào lò làm việc.

2. Lò trưởng phải báo cáo với với Phó quản đốc đi ca về việc thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Điều 528.

Trên cơ sở định mức lao động thống nhất chung cho mỏ hầm lò, mỗi mỏ xây dựng định mức lao động riêng cho mình có tính đến điều kiện thực tế của đơn vị và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 529.

Việc sửa đổi định mức lao động (hoặc kiến nghị sửa đổi) chỉ được thực hiện khi có những thay đổi về điều kiện sản xuất, về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc khi áp dụng kỹ thuật mới.



Điều 530.

1. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Giám đốc mỏ phải hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc đề nghị cơ quan quản lý có thẩm quyền phê chuẩn và công bố hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chính thức cho mọi người trong mỏ biết. Việc nâng bậc cho người lao động phải được tiến hành qua sát hạch kết hợp với theo dõi thường xuyên về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của từng người.

2. Với sự tham gia của Công đoàn, hàng năm mỏ phải xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lành nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, tiến bộ kỹ thuật.

Điều 531.

Giám đốc mỏ phải thường xuyên cùng với Công đoàn đẩy mạnh phong trào thi đua, phát động quần chúng lao động tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, những hợp đồng và giao ước thi đua của cá nhân và tập thể, áp dụng và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm thi đua, giúp đỡ những người chậm tiến.



Điều 532.

Quản đốc phân xưởng hoặc người thay thế hàng ngày phải kiểm tra chất lượng công việc ở từng vị trí làm việc. Khối lượng công việc được thanh toán đo đạc phải được hội đồng nghiệm thu của mỏ xác nhận sau mỗi tháng hay khi kết thúc công việc. Thành phần của hội đồng nghiệm thu, nguyên tắc nghiệm thu và tiêu chuẩn chất lượng trong khi nghiệm thu phải theo đúng những văn bản quy định của mỏ và của cơ quan quản lý có thẩm quyền.



Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương