BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


HỆ THỐNG ĐƯỜNG RAY VÀ CÁC TRẠM CHẤT TẢI



tải về 1.23 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.23 Mb.
#19558
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

HỆ THỐNG ĐƯỜNG RAY VÀ CÁC TRẠM CHẤT TẢI

Điều 271.

Khổ đường ray trong mỏ được chọn phải phù hợp với thiết bị vận tải trên đường ray, năng suất vận tải và công suất mỏ.



Điều 272.

Đối với hệ thống đường ray trong những đường lò có tuổi thọ trên 5 năm, phải sử dụng tà vẹt bêtông cốt thép chiều dài 1,7m cho đường 900mm hoặc tà vẹt gỗ được ngâm tẩm kỹ chiều dài 1,2m cho đường 600mm.



Điều 273.

ở những đoạn lò có độ dốc lớn hơn 100 và có nước, tà vẹt phải đặt sâu trong rãnh không nhỏ hơn 2/3 chiều dầy của nó.



Điều 274.

1. ở những đường lò có thời hạn sử dụng lớn hơn 2 năm và có hiện tượng bùng nền, phải rải đá balát với chiều dày không nhỏ hơn 90mm.

2. Cỡ hạt đá balát: 20 x 40mm nếu là đá dăm, 20 x 30mm nếu là đá sỏi. ở những đoạn lò khô, cho phép sử dụng đá tại gương lò có độ cứng không nhỏ hơn 5 và cỡ hạt không lớn hơn 70 x 80mm để làm đá balát.

Điều 275.

Trên những đường lò vận chuyển chính dùng tà vẹt gỗ, ray đặt trên tà vẹt phải có tấm lót điều chỉnh, liên kết ray bằng bu lông và lắc lít. Đối với tà vẹt bê tông, tấm lót được chọn tuỳ thuộc loại tà vẹt.



Điều 276.

Giữa hai đầu ray tại mối nối, phải để khe hở không lớn hơn 5mm; Khoảng cách từ đầu ray đến thanh tà vẹt đầu tiên không quá 200mm; Khoảng cách giữa hai tà vẹt không lớn hơn 700 mm.



Điều 277.

Trên những đoạn thẳng, hai thanh ray phải có cùng độ cao với sai số cho phép không lớn hơn 4mm, khổ rộng của đường ray không được lớn hơn 4mm và nhỏ hơn 2mm so với cương cự quy định. Trên những đoạn đường cong phải bố trí siêu cao theo thiết kế (đỉnh ray ngoài phải cao hơn đỉnh ray trong) nhưng không được nhỏ hơn 15mm đối với đường 900mm và 10mm đối với đường 600mm.



Điều 278.

Những đoạn đường cong trên đường lò chính và trên sân ga, nếu góc quay bằng hoặc nhỏ hơn 900 phải có thanh giằng giữa hai ray, khoảng cách giữa hai thanh giằng không nhỏ hơn 3m.



Điều 279.

Khi vận tải bằng cáp theo lò nghiêng, ở đoạn đường cong phải đặt ray bảo vệ ở phía trong cho ray ngoài và phía ngoài cho ray trong. Ray bảo vệ phải cao hơn ray chính 40mm. Liên kết giữa ray chính và ray bảo vệ bằng tấm lót và bulông.



Điều 280.

1. Khi chở người trong lò nghiêng bằng toa xe, ray phải đặt trên tà vẹt gỗ và phải phù hợp với cơ cấu hãm của toa xe.

2. Nếu toa xe trang bị cơ cấu hãm tác động lên đường ray, thì không được dùng tấm lót ray bằng kim loại.

Điều 281.

Dung tích các loại goòng phải được chọn theo thiết kế phù hợp với năng suất vận tải và công suất mỏ. Khi tính toán số lượng goòng lấy hệ số dự phòng là 1,1.



Điều 282.

1. Goòng dùng trong mỏ hầm lò phải được đánh số và phải sửa chữa định kỳ ít nhất hai lần trong 1 năm. Nội dung sửa chữa phải ghi vào sổ theo dõi.

2. Mỏ phải có 1 trạm làm sạch goòng bố trí ở trong lò hoặc ở ngoài mặt bằng. Tại vị trí kiểm tra và tra dầu mỡ, phải trang bị khung dưỡng có kích thước chuẩn để kiểm tra kích thước goòng.

Điều 283.

1. Các trạm chất tải phải được cơ giới hoá. Công tác dồn goòng ở trạm chất tải phải thực hiện bằng máy đẩy goòng.

2. Các trạm chất tải phải có biện pháp chống bụi.

Điều 284.

Trạm chất tải phải có phương tiện liên lạc, thiết bị tín hiệu liên lạc giữa người lái tầu và người vận hành trạm.

Chương XIV

THIẾT BỊ TRỤC TẢI MỎ

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 285.

Khi thiết kế trục tải giếng đứng, nên chọn máy trục một cáp. Trường hợp sức căng cực đại của cáp và độ chênh lệch sức căng máy trục một cáp lớn thì phải sử dụng máy trục nhiều cáp.



Điều 286.

Điều khiển trục tải được thực hiện theo các phương pháp sau:

1. Điều khiển tự động đối với thiết bị trục tải skip;

2. Điều khiển từ xa, tự động có phát tín hiệu từ vị trí chất, dỡ tải đối với thiết bị thùng cũi chở vật liệu;

3. Điều khiển bằng tay hoặc từ xa tại phòng đặt máy đối với thiết bị thùng cũi chở người.

Điều 287.

1. Phải sử dụng kiểu skip, thùng cũi và goòng đã được tiêu chuẩn hoá.

2. Đối với máy trục kiểu tang quấn 1 cáp, thùng trục phải nhẹ và được chế tạo bằng thép chất lượng cao có lớp phủ chống gỉ.

Điều 288.

1. Khi sử dụng thiết bị trục tải skip để vận chuyển than, để giảm mức độ vỡ của than, phải:

a) Bố trí phanh hãm tự động chuyên dụng trong bộ phận chất tải để rót than vào skip đều đặn, than ít va đập vào skip;

b) Có biện pháp làm giảm vỡ than;

c) Tại bunke chất tải than, phải có máng rót than lên cấp liệu và băng tải để tránh than bị va đập mạnh.

2. Thiết bị trục tải skip phải có cơ cấu rót tự động vào skip và loại trừ khả năng than vương vãi xuống đáy giếng.Cơ cấu rót than phải được chế tạo bằng thép chịu mòn và không gỉ.



Điều 289.

Thời gian chở người lên hoặc xuống trong một ca không được vượt quá 60 phút.



Điều 290.

1. Hệ số làm việc không đồng đều của thiết bị trục tải chính và phụ lấy bằng 1,5 đối với tầng thiết kế cuối cùng.

2. Khi tính biểu đồ thời gian hoạt động trong ngày của trục tải phụ, lấy hệ số không đồng đều bằng 1,0. Trường hợp đưa vật liệu có kích thước dài vào trong thùng cũi cũng như khi chở người lên và xuống không đồng thời, phải tính riêng thời gian nâng hoặc hạ sau đó cộng lại.

Điều 291.

Phải tính thời gian dừng để chất và dỡ tải của thùng trục, cũng như để người ra và vào thùng cũi sao cho phù hợp với yêu cầu thông tải qua giếng.



Điều 292.

Khi thiết kế trục tải phải tính đến cơ giới hoá việc đưa vào và ra khỏi thùng cũi những vật liệu có kích thước dài (ống, ray).



Điều 293.

Các biện pháp tăng khả năng thông qua của thiết bị trục tải đang hoạt động mà không cần thay thế máy trục được thực hiện như sau:

1. Tăng tải trọng nâng có ích trong giới hạn cho phép;

2. Tăng tốc độ trục tải lên đến giá trị cho phép theo thiết kế của máy trục và kết cấu khung giếng;

3. Tự động hoá điều khiển trục tải skip và điều khiển từ xa trục tải thùng cũi chở vật liệu, người;

4. Tổ chức chất, dỡ tải đồng thời ở các tầng khi trục tải có nhiều tầng;

5. Cơ giới hoá và tự động hoá việc trao đổi goòng trong thùng cũi, trên mặt giếng cũng như trong sân ga;

6. Không dùng trục tải thùng cũi để vận chuyển đất, đá;

7. Nâng cao khả năng thông tải qua các khâu trung gian;

8. Loại trừ tình trạng đưa than không theo sơ đồ điều vận từ các khu khai thác tới giếng.



Điều 294.

Mỗi thiết bị trục tải phải có dự phòng:

1. Một sợi cáp nâng hoặc một bộ cáp đối với trục nhiều cáp đã được thử nghiệm có kết quả tốt;

2. Một thùng trục có đủ cơ cấu móc nối;

3. Một động cơ điện, một nguồn điện một chiều;

4. Một máy nén khí với động cơ điện trong trường hợp không được cung cấp từ lưới khí nén chung toàn mỏ;

5. Trọn bộ má phanh;

6. Trọn bộ má lót đối với trục tải skip kiểu ma sát;

7. Các chi tiết mau mòn, chóng hỏng theo quy định của nhà chế tạo.

Điều 295.

1. Góc lệch của cáp đối với thiết bị trục tải giếng đứng và nghiêng khi lắp đặt lại (không phụ thuộc vào góc nghiêng của đường lò) ở trên puli định hướng và tang của máy trục một cáp không được vượt quá 1030'. Đối với tang kép hình trụ, cho phép tăng góc lệch đến 20 về phía trục nhỏ khi trên bề mặt tang có rãnh.

2. Góc lệch của cáp tại puli định hướng và tang của thiết bị trục tải lò nghiêng dưới 300 đang hoạt động không được lớn hơn 2030'.

3. Khi lắp đặt lại trục tải một cáp có puli ma sát, các puli định hướng trên tháp phải được đặt trong cùng một mặt phẳng đứng với các puli ma sát.

4. Đối với thiết bị trục tải giếng đứng, góc nghiêng của cáp so với mặt phẳng nằm ngang không được nhỏ hơn 300 khi chiều dài của cáp trên 45m. Trường hợp đặc biệt, có thể giảm bớt góc đó nếu có luận chứng khi thiết kế.

5. Chiều dài của cáp khi không có con lăn đỡ không được lớn hơn 65m. Khi góc nghiêng của cáp so với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 450, cho phép tăng chiều dài cáp đến 75m.



Điều 296.

1. Đối với thiết bị trục tải nhiều cáp có đường dẫn hướng cứng, độ lệch tới hạn của các cáp đầu (trên cả hai nhánh) so với đường thẳng đứng không được vượt quá:

a) 1030'- Khi đường dẫn hướng bằng gỗ hình hộp có bạc dẫn hướng dạng hình hộp trên thùng trục, hoặc khi đường dẫn hướng bằng ray (nếu lực nằm ngang phát sinh do cáp bị lệch làm cho áp lực của thùng trục tác động vào mặt chính của đường dẫn hướng);

b) 10- Đối với đường dẫn hướng bằng ray, nếu lực nằm ngang phát sinh do cáp bị lệch làm cho áp lực của thùng trục tác động vào sườn đường dẫn hướng;

2. Tại vị trí làm việc phía trên của thùng trục, góc lệch tới hạn của các cáp đầu từ mặt các rãnh của puli nghiêng và của puli dẫn hướng không được vượt quá 1030'.

Điều 297.

1. Đối với thiết bị trục tải một cáp trong giếng đứng và giếng nghiêng (góc nghiêng trên 300), chiều cao quá nâng không được nhỏ hơn:

a) 6m đối với thiết bị trục tải có tốc độ nâng lớn hơn 3m/s;

b) 4m đối với thiết bị trục tải có tốc độ nâng nhỏ hơn 3m/s;

c) 2,5m đối với thiết bị trục tải vật liệu bằng skip và thùng cũi lật;

d) 4m khi nâng, hạ người lên xuống bằng thùng trục (trong thời gian đào giếng);

đ) 6m đối với thiết bị trục tải skip, thùng cũi không phụ thuộc vào hành trình đều.

2. Hành trình chiều cao quá nâng được quy định như sau :

a) Đối với thùng cũi không lật: là chiều cao có thể nâng tự do thùng cũi lên từ vị trí dỡ tải bình thường ở sàn tiếp nhận trên cùng đến vị trí kẹp cáp trên cùng chạm vào vành puli định hướng hoặc phần riêng biệt nào đó của thùng cũi chạm vào kết cấu tháp;

b) Đối với trường hợp nâng tải vật liệu trong skip và thùng cũi lật: là chiều cao có thể nâng tự do skip hoặc thùng cũi lật lên từ vị trí dỡ tải bình thường đến vị trí kẹp cáp trên cùng chạm vào vành puli định hướng hoặc phần riêng biệt nào đó của skip hoặc thùng cũi lật chạm vào kết cấu tháp;

c) Đối với thùng trục để nâng và hạ người (trong quá trình đào): là chiều cao có thể nâng tự do thùng đào lò lên từ mức không của mặt bằng (sân giếng) đến vị trí kẹp cáp trên cùng hoặc cạnh trên của khung dẫn hướng chạm vào vành puli định hướng hoặc chạm vào phần lồi ra sàn kim loại phía dưới puli, nhưng không được nhỏ hơn 2,5m.

Điều 298.

Chiều cao quá nâng đối với các loại trục tải nhiều cáp và trục tải một cáp có puli ma sát không được nhỏ hơn 7m, bao gồm: chiều cao nâng tự do không nhỏ hơn 3m và chiều cao cần thiết để đặt các cơ cấu bảo hiểm.



Điều 299.

1. Đối với thiết bị trục tải giếng nghiêng (góc dốc nhỏ hơn 300), chiều cao quá nâng không được nhỏ hơn:

a) 6m đối với thiết bị trục tải hai đầu;

b) 2,5m đối với thiết bị trục tải một đầu chở vật liệu đang hoạt động và 4m khi thiết kế mới;

c) 4m đối với thiết bị trục tải một đầu chở vật liệu, chở người.

2. Đoạn đường quá nâng khi vận chuyển vật liệu và người bằng goòng là khoảng cách mà goòng có thể đi qua tính từ mặt bằng trên tới vị trí kẹp cáp trên chạm vào puli hoặc vào tang, goòng đầu tiên chạm vào các bộ phận của vì chống, cửa gió, bộ quay đường goòng rẽ ngang làm tăng góc lệch của cáp đến giá trị goòng có thể trật bánh.



Điều 300.

Kiểm tra độ thẳng đứng, độ chính xác lắp đặt các puli định hướng đối với tâm giếng và tâm trục tải, cũng như độ thẳng đứng bề mặt puli so với tâm giếng và độ nằm ngang tâm quay của puli được thực hiện bằng các dụng cụ đo chuyên dụng dưới sự chỉ đạo của Trắc địa trưởng mỏ. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ theo dõi.



Điều 301.

Việc kiểm tra và sửa chữa nhỏ thiết bị trục tải phải được tiến hành theo đúng biểu đồ được Giám đốc mỏ duyệt:

1. Kiểm tra từ 15 đến 20 phút đầu hàng ca do người vận hành, người trực tín hiệu và thợ trực cơ điện thực hiện;

2. Kiểm tra hàng ngày do tổ kiểm tra và sửa chữa thiết bị trục tải (dưới sự chỉ đạo của Quản đốc phân xưởng quản lý trục tải) tiến hành trong 2h 30 phút (có thể lâu hơn tuỳ theo độ sâu của giếng trên cơ sở quan sát bấm giờ);

3. Sửa chữa nhỏ do tổ kiểm tra và sửa chữa trục tải (dưới sự chỉ đạo của Quản đốc phân xưởng quản lý trục tải) thực hiện 2 giờ trong tuần và 3 giờ trong tháng, thời gian này chưa tính tới thời gian kiểm tra hàng ngày.

Điều 302.

1. Đối với giếng có độ sâu nhỏ hơn 100m, cho phép sử dụng tời quay tay, còn với độ sâu lớn hơn phải sử dụng tời có truyền động điện để phục vụ công tác sửa chữa và xử lý sự cố trang thiết bị trục tải trong giếng.

2. Trong giếng có thể sử dụng các ngăn hiện có của trục chính hoặc dự tính trước các ngăn riêng phục vụ sửa chữa và xử lý sự cố tại. Khi đó, cho phép sử dụng các đường dẫn hướng của trục chính.

3. Tời dùng cho sửa chữa, xử lý sự cố phải có:

a) Chiều dài cáp phù hợp với độ sâu của giếng;

b) Thùng trục chứa được ít nhất hai người;

c) Các puli định hướng;

d) Các thiết bị phát tín hiệu (cơ khí hoặc điện) cho phép phát tín hiệu từ trong thùng trục;

đ) Phanh công tác và phanh bảo hiểm.

4. Cho phép nâng hạ người trong các thùng trục của tời dùng cho sửa chữa, xử lý sự cố không có phanh dù và quấn nhiều lớp cáp trên tang. Trong trường hợp này, chiều cao mép tang phải cao hơn lớp cáp quấn trên cùng không nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cáp.



Điều 303.

1. Trong thiết kế xây dựng và cải tạo các mỏ đang hoạt động sâu trên 100m, phải dự tính trang bị trục tải cho một trong các giếng thông gió và được sử dụng là lối thoát dự phòng khi mỏ có sự cố. Tại trục tải này phải luôn có người vận hành.

2. Không được phép sử dụng trục tải trên để đưa người lên xuống thường xuyên, trừ các trường hợp sự cố hoặc kiểm tra, sửa chữa giếng.

3. Khi trang bị trục tải này, cho phép:

a) Quấn 3 lớp trên tang;

b) Tời không có phanh dù;

c) Trang bị tín hiệu (cơ khí hoặc điện) phát đi từ thùng trục giếng như từ các mức có người ra vào;

d) Hệ số an toàn (dự trữ độ bền) của cáp không được nhỏ hơn 9 lần. Ngoài ra trục tải phải thoả mãn những yêu cầu như đối với trục tải chở người.

4. Việc xem xét và kiểm tra các thiết bị trục tải tại giếng kể trên phải do:

a) Quản đốc phân xưởng quản lý trục tải hoặc người được uỷ quyền tiến hành ít nhất 1 lần trong tuần;

b) Người phụ trách cơ điện mỏ hoặc người được uỷ quyền tiến hành ít nhất 1 lần trong tháng.

Điều 304.

1. Phải trang bị tời trục di động cho đội cấp cứu mỏ chuyên trách để cấp cứu và xử lý sự cố trong các trường hợp đặc biệt khó khăn (khi có sự cố trong giếng chỉ được trang bị một trục tải, hoặc hỏng đồng thời cả hai trục tải).

2. Thiết bị tời trục di động có thể làm việc trong các ngăn hiện có của trục tải chính hoặc ngăn riêng. Khi đó, được phép sử dụng các đường dẫn hướng của trục tải chính.

3. Thiết bị trục tải di động phải có:

a) Cáp có chiều dài phù hợp với chiều sâu của giếng;

b) Thùng trục chứa ít nhất hai người;

c) Puli định hướng;

d) Thiết bị phát tín hiệu;

đ) Phanh công tác và phanh bảo hiểm.

4. Cho phép tiến hành nâng hạ người trong thùng cũi của tời trục di động với xích treo đơn không cần phanh dù và quấn nhiều lớp cáp trên tang, khi đó mép tang phải cao hơn lớp cáp quấn trên cùng không ít hơn 2,5 lần đường kính cáp.



Điều 305.

1. Trong các nhà máy trục tang hình trụ một cáp đang xây dựng hoặc cải tạo, phải bố trí:

a) Dầm cầu trục khi đường kính tang hình trụ đến 4m;

b) Cẩu trục khi đường kính tang hình trụ lớn hơn 4m.

2. Cẩu trục trên tháp giếng của máy trục nhiều cáp phải có khả năng nâng được trọn bộ cụm nặng nhất từ dưới đất đến vị trí lắp đặt.

Điều 306.

1. Đối với trục tải giếng đứng và nghiêng (trên 300) dùng để nâng hạ người, giá trị gia tốc tính toán không được quá 1m/s2, còn đối với trục tải giếng nghiêng đến 300 không được vượt quá 0,7m/s2 giá trị gia tốc đối với trục tải vật liệu được xác định qua thiết kế.

2. Giá trị gia tốc tính toán đối với tất cả các loại trục tải không được lớn hơn 0,5m/s2 khi đặt trong lò nghiêng đến 300, và không lớn hơn 0,75m/s2 khi góc nghiêng trên 300. Cho phép tăng giá trị giảm tốc tính toán (làm việc) với điều kiện: Giá trị giảm tốc trung bình khi thực hiện phanh bảo hiểm trong chế độ hạ vật liệu lớn hơn giá trị giảm tốc tính toán ít nhất hai lần.

3. Khi đào giếng, tại những đoạn không có dẫn hướng và khi dỡ tải thùng trục, giá trị gia tốc và giảm tốc chuyển động thùng trục không được quá 0,3m/s2 còn khi nâng và hạ thùng trục trên gương không được quá 0,1m/s2.



Mục 2

MÁY TRỤC VÀ TỜI

Điều 307.

Cáp phải được bắt chặt vào tang bằng cơ cấu chuyên dụng sao cho khi chạy trong rãnh trên tang trụ, cáp không bị biến dạng bởi các mép sắc của rãnh.



Điều 308.

1. Các tấm lót puli dẫn động của trục tải có puli ma sát và của puli tháp giếng phải được bắt chặt sao cho, tại mép ngoài của rãnh tấm lót không có các phần nối, đề phòng trường hợp các phần nối hư hỏng có thể rơi vào rãnh puli bị cáp quấn lên. Các tấm lót phải được kiểm tra siết chặt hàng tuần.

2. Gờ của puli dẫn động và puli ma sát phải được chế tạo cao hơn phần trên của cáp và không nhỏ hơn 1,5 đường kính cáp.

3. Các tấm lót phải được thay mới khi bị mòn sâu xuống bằng đường kính cáp (không tính chiều sâu ban đầu) và mòn về một bên bằng 0,5 đường kính cáp cũng như trong trường hợp nếu chiều dày còn lại của tấm lót sau khi bị mòn bằng 0,75 đường kính cáp.



Điều 309.

1. Phanh bảo hiểm máy nâng phải được thực hiện bằng lực của tải trọng hoặc lò xo. Số lượng lò xo phải đảm bảo sao cho khi gãy một lò xo nhưng lực hãm tạo nên bởi bộ truyền động này bị giảm đi không quá 15%.

2. Đối với trục tải chở người hoặc vật liệu, nhất thiết phải có 2 bộ truyền động phanh lò xo.

3. Phanh của tất cả các máy trục và tời trục phải có hai bộ truyền động độc lập.

4. Bộ phận thừa hành của phanh bảo hiểm phải là kiểu guốc. Chỉ cho phép đặt puli hãm trên trục động cơ hoặc trên trục trung gian đối với phanh công tác. Trường hợp bộ phận thừa hành kiểu băng, thì bộ phận thừa hành phải tác động lên các puli hãm hoặc lên các đĩa hãm được bắt chặt với vành của tang quấn.

5. Phanh bảo hiểm được thực hiện bằng tay hoặc tự động. Khi đóng phanh bảo hiểm phải đồng thời cắt điện động cơ máy trục. Không phụ thuộc vào thời gian mỗi lần cắt mạch bảo vệ, người vận hành hoặc sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật máy trục phải tác động phanh bảo hiểm.



Điều 310.

Phanh công tác phải được điều chỉnh được bằng truyền động cơ khí, tải trọng hãm của phanh công tác phải đảm bảo mômen hãm lớn hơn 1,5 lần mômen tĩnh cực đại.



Điều 311.

1. Để điều chỉnh vị trí tang hoặc sửa chữa hệ thống phanh, ngoài hệ thống phanh, máy trục phải có chốt hãm tang quấn cáp.

2. Để điều khiển từ xa việc tách tang ra khỏi trục tang khi điều chỉnh vị trí của các thùng trục, phải có khoá liên động để đảm bảo tang được tách ra không quay tự do.

Điều 312.

1. Giá trị giảm tốc trung bình của trục tải không được nhỏ hơn 0,75m/s2 trong quá trình phanh bảo hiểm khi hạ tải trọng tính toán với góc nghiêng của đường lò đến 300 và không nhỏ hơn 1,5m/s2 với góc nghiêng trên 300.

2. Đối với trục tải trong đường lò có góc nghiêng thay đổi, giá trị giảm tốc đối với từng đoạn có tiết diện cố định không được lớn hơn các giá trị cho trong Bảng XIV-1.

Bảng XIV-1


Góc nghiêng, độ

5

10

15

20

25

30

40

50 và trên 50

Giá trị giảm tốc, m/s2

0,8

1,2

1,8

2,5

3,0

3,5

4,5

5,0

3. Các giá trị giảm tốc đối với những góc nghiêng trung gian của đường lò không nêu trong Bảng XIV-1, được xác định bằng phép nội suy tuyến tính.

4. Thiết bị trục tải có puli ma sát, sự giảm tốc khi phanh công tác cũng như khi phanh bảo hiểm không được vượt quá giá trị có thể gây nên trượt cáp trên puli. Chỉ được phép của nhà chế tạo thiết bị đó mới được thay đổi những giá trị giảm tốc trên.



Điều 313.

1. Khi máy trục (tời) trong trạng thái hãm, mômen hãm không được nhỏ hơn 3 lần mômen tải trọng tĩnh. Trường hợp cần thiết, phanh công tác cũng phải đạt được mômen hãm có giá trị như trên.

2. Hệ số k giữa mômen hãm và mômen cản tĩnh của phanh bảo hiểm trong trạng thái hãm không được nhỏ hơn các giá trị cho trong Bảng XIV-2.

3. Hệ số k đối với các độ dốc trung gian không cho trong Bảng XIV-2 được xác định theo phép nội suy tuyến tính.



Bảng XIV-2.

Góc nghiêng, độ

Đến 15

20

25

30 và lớn hơn

K = Mhãm/Mtĩnh

1,8

2,0

2,6

3,0

4. Đối với các đường lò có độ dốc thay đổi, giá trị mômen hãm được xác định theo đoạn lò có độ dốc lớn nhất.

5. Khi tách tang, phanh phải tạo ra trên puli mômen hãm ít nhất bằng 1,2 lần mômen tĩnh do trọng lượng của thùng trục và một nhánh cáp gây ra.

6. Mômen hãm của tời chạy chậm có tốc độ đến 1m/s không được nhỏ hơn 2 lần mômen tải trọng tĩnh cực đại của loại tời đã cho.

7. Đối với các tời đào lò dùng để treo sàn, thiết bị, mômen hãm không được nhỏ hơn 3 lần mômen tĩnh tương ứng với tải trọng lớn nhất khi tời làm việc.



Điều 314.

Khi tính chọn phanh, hệ số ma sát của má phanh lên puli phanh trong quá trình hãm phải lấy bằng 0,35 đối với má phanh bằng gỗ và 0,30 đối với má phanh bằng vật liệu ép.



Điều 315.

Sau khi nghỉ làm việc dài hạn (ốm, đau) cũng như chuyển sang trục tải khác, người vận hành phải được hướng dẫn và thực hành lại và chỉ được phép điều khiển máy trục sau khi sát hạch đạt yêu cầu và có quyết định của Giám đốc mỏ.



Mục 3

CÁP MÁY TRỤC VÀ TỜI

Điều 316.

Khi chọn cáp cho các trục tải thiết kế mới hoặc đang hoạt động, phải sử dụng cáp trục bện tròn có các sợi tiếp xúc theo đường thẳng và điểm-đường thẳng, hoặc cáp bện ba cạnh kết cấu kín. Trong môi trường ăn mòn phải sử dụng cáp tráng kẽm.



Điều 317.

Trong thời gian bảo quản, ít nhất 1 lần trong năm phải xem xét và bôi mỡ cho cáp. Mỡ phải là loại chống mòn và chống han gỉ cho cáp.



Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương