BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.23 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.23 Mb.
#19558
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

BỘ CÔNG NGHIỆP

Số: 35/2006/QĐ-BCN



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than
và diệp thạch 18 - TCN - 5 - 2006




BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006”.

Điều 2. Quy phạm này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 141/MT/KT2 ngày 21 tháng 03 năm 1985 của Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than về việc ban hành “Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.





KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


(Đã ký)

Đỗ Hữu Hào

* Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2006
Đăng Công báo số 61+62+63 (31/10/2006)


QUY PHẠM

Kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006

Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2006/QĐ-BCNngày 13 tháng 10 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp



Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006 được ban hành nhằm áp dụng rộng rãi kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào khai thác hầm lò than và diệp thạch, đảm bảo sản xuất an toàn, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam.



Điều 2.

Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch được áp dụng bắt buộc đối với những đối tượng:

1. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác hầm lò than và diệp thạch được thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạt động khai thác hầm lò than và diệp thạch theo quy định của pháp luật;

3. Người làm nghề mỏ trong các lĩnh vực: nghiên cứu, thiết kế, thẩm định thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu và làm nhiệm vụ đào tạo, học tập, thanh kiểm tra trong các mỏ hầm lò than và diệp thạch;

4. Sử dụng để lập báo cáo đầu tư, xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công các mỏ mới, cải tạo và mở rộng hoạt động các mỏ hầm lò than và diệp thạch.



Điều 3.

Trong quy phạm này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:



1. Khoáng sàng là sự tích tụ tự nhiên của than hay diệp thạch với khối lượng lớn ở dạng vỉa hoặc ổ mà có sự khác biệt về tính chất và không gian so với đất đá xung quanh.

2. Mỏ hầm lò là khu vực khai thác than hay diệp thạch bằng phương pháp hầm lò.

Mỏ hầm lò bao gồm các bộ phận khai thác, đào chống lò, thông gió, cơ điện, vận tải và các bộ phận phục vụ khai thác khác.



3. Công tác mỏ hầm lò là công tác trực tiếp hay gián tiếp phục vụ khai thác than hay diệp thạch ở mỏ hầm lò.

Tuỳ thuộc vào mục đích và ý nghĩa, công tác mỏ hầm lò được chia thành các công tác chính sau:



a) Công tác mở vỉa là công việc đào các đường lò từ mặt đất tới khoáng sàng. Các đường lò được đào phục vụ cho mục đích này gọi là các đường lò mở vỉa.

b) Công tác đào lò chuẩn bị là công việc đào các đường lò từ mở vỉa với mục đích phân chia khoáng sàng thành các khu khai thác. Các đường lò đào phục vụ cho mục đích này gọi là các đường lò chuẩn bị.

c) Công tác khai thác là những công việc liên quan trực tiếp đến khai thác, bao gồm những công việc khấu, vận chuyển, chống giữ khoảng không gian đã khai thác.

4. Giếng mỏ là đường lò đào theo phương thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng từ mặt đất tới khoáng sàng phục vụ cho công tác mở vỉa.

Một mỏ hầm lò thường có giếng chính, giếng phụ và giếng thông gió.



a) Giếng chính là giếng phục vụ cho công tác thoát nước, vận tải than hay diệp thạch khai thác được từ hầm lò lên mặt đất.

b) Giếng phụ là giếng phục vụ cho công tác thông gió, vận chuyển người, vật liệu, thiết bị ra vào trong hầm lò.

5. Sân ga giếng là toàn bộ các đường lò bằng tiếp giáp xung quanh giếng, phục vụ cho công tác nâng hạ người, vật liệu, than hay diệp thạch qua giếng.

6. Ruộng mỏ là toàn bộ hoặc một phần khoáng sàng dành cho một mỏ khai thác hầm lò.

7. Điều khiển đá vách là tổ hợp các công việc thực hiện nhằm cân bằng áp lực mỏ xuất hiện trong những khoảng rỗng do khai thác gây nên để đảm bảo khai thác an toàn và chống sụt lún bề mặt địa hình.

Phụ thuộc vào tính chất cơ lý đất đá bao quanh vỉa hoặc ổ than hay diệp thạch và điều kiện sản xuất, có các phương pháp điều khiển đá vách sau:



a) Phương pháp phá sập toàn bộ đá vách: Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng cách phá sập đá vách, thường gọi là phương pháp điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần.

b) Phương pháp điều khiển hạ từ từ đá vách: Khoảng rỗng trong lòng đất sau một thời gian khai thác nhất định được lấp đầy do đá vách có tính chất uốn võng hạ từ từ dưới tác động của áp lực mỏ.

c) Phương pháp điều khiển đá vách bằng chèn lò: Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng vật liệu đưa từ ngoài mặt đất vào trong hầm lò.

8. áp lực mỏ là lực xuất hiện trong địa khối do khai thác tạo ra những khoảng rỗng, gây nên sự biến dạng đất đá xung quang những khoảng rỗng đó.

9. Cú đấm mỏ là hiện tượng khối lượng lớn đất đá sập đổ đột ngột xuống khu vực đang hoạt động khai thác, có liên quan đến khoảng không gian khai thác, gây thiệt hại cho người, thiết bị và công trình mỏ.

10. Công trình mỏ là toàn bộ hệ thống đường lò, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, hệ thống thông gió trong hầm lò và các công trình khác ngoài mặt bằng phục vụ cho công tác khai thác than hay diệp thạch.

11. Hệ thống khai thác là trình tự tiến hành công tác chuẩn bị, khai thác có quan hệ với nhau về không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địa chất mỏ của khoáng sàng và trình độ phát triển của khoa học, công nghệ.

12. Gương lò là nơi tiến hành trực tiếp công tác khai thác than hay diệp thạch; tại vị trí khấu than hay diệp thạch gọi là gương lò chợ, còn tại vị trí đào lò chuẩn bị gọi là gương lò chuẩn bị.

13. Thùng trục là cơ cấu dùng để nâng hạ người hoặc goòng chất tải trong giếng đứng.

14. Skip là cơ cấu tự dỡ tải dùng để nâng hạ than, đá, vật liệu rời trong đường lò nghiêng hoặc đường lò đứng.

15. Phanh dù là cơ cấu tự động phanh hãm thùng cũi giếng mỏ trong trường hợp cáp nâng thùng cũi trùng hoặc đứt.

Điều 4.

Báo cáo đầu tư, báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công các mỏ mới, cải tạo và mở rộng mỏ đang hoạt động không những phải thực hiện theo các quy định của quy phạm này, mà còn phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành bắt buộc có liên quan của Nhà nước.



Điều 5.

Mỗi mỏ than hầm lò trước khi được đưa vào hoạt động, phải có:

1. Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;

2. Đủ hồ sơ thiết kế do đơn vị có chức năng thiết kế lập và được cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt;

3. Lý lịch mỏ và hồ sơ kỹ thuật các công trình chủ yếu;

4. Sơ đồ đường lò, bản đồ các tài liệu trắc địa, địa chất;

5. Sơ đồ thông gió, cung cấp điện, khí nén, cấp thoát nước, sơ đồ vận tải;

6. Kế hoạch thủ tiêu sự cố;

7. Các công trình đường lò mở vỉa và chuẩn bị khai thác, các công trình trục tải, vận tải, thông gió, thoát nước và các công trình mỏ phục vụ liên quan khác;

8. Các công trình mỏ và thiết bị ở mặt bằng công nghiệp phù hợp với công suất mỏ;

9. Đường ô tô, đường sắt và các phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển vật liệu, thiết bị, người cũng như đưa than hay diệp thạch ra ngoài mỏ;

10. Các thiết bị cung cấp điện và khí nén;

12. Các công trình, phương tiện kỹ thuật thông tin liên lạc và điều độ sản xuất;

13. Các nhà hành chính sinh hoạt;

14. Các thiết bị chống cháy và vệ sinh công nghiệp, các phương tiện thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh lao động;

15. Các công trình làm sạch, bảo vệ môi trường và nguồn nước.



Điều 6.

Những người làm công tác quản lý kỹ thuật mỏ phải có trình độ đại học hoặc trung học kỹ thuật theo ngành chuyên môn.



Điều 7.

Việc thiết kế mỏ mới, cải tạo và mở rộng mỏ đang hoạt động phải theo quy hoạch được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 8.

1. Trước khi bàn giao đưa một mỏ hay một khu vực của mỏ vào sản xuất, các công trình mỏ xây dựng xong phải được Hội đồng nghiệm thu theo thiết kế và có đủ hồ sơ hoàn công theo những quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch ".

2. Trường hợp chưa đủ điều kiện nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu phải lập văn bản báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền, trong đó ghi các nhận xét của Hội đồng nghiệm thu gửi cho đơn vị thi công và đơn vị quản lý công trình.

Điều 9.

Việc đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn một mỏ hay một khu vực của mỏ phải dựa trên cơ sở báo cáo luận giải tính hợp lý của việc đóng cửa mỏ được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 10.

Khi đóng cửa mỏ vĩnh viễn hoặc tạm thời có thời hạn lớn hơn 5 năm, đơn vị khai thác mỏ phải gửi lên cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt các văn bản sau:

1. Giấy phép khai thác khoáng sản và các văn bản có liên quan;

2. Báo cáo chi tiết của việc đóng cửa mỏ vĩnh viễn hoặc tạm thời;

3. Các tài liệu địa chất, trắc địa liên quan đến đóng cửa mỏ vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Chương II



TRỮ LƯỢNG, CÔNG SUẤT THIẾT KẾ VÀ TUỔI THỌ MỎ

Điều 11.

1. Báo cáo đầu tư, báo cáo đầu tư xây dựng công trình và thiết kế sơ bộ phải căn cứ vào trữ lượng trong Báo cáo thăm dò và điều tra tỉ mỉ địa chất mỏ để tính toán: Trữ lượng địa chất, trữ lượng địa chất huy động vào thiết kế và trữ lượng công nghiệp.

2. Khi tính toán trữ lượng địa chất huy động phải lấy trữ lượng địa chất mỏ trừ đi: Trữ lượng ở các trụ than bảo vệ chống bục nước, trụ để lại ở biên giới mỏ, trụ để lại dưới các công trình xây dựng trên bề mặt, trụ bảo vệ không được phép khai thác do các yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường và các trụ bảo vệ khác.

3. Khi tính toán trữ lượng công nghiệp, phải lấy trữ lượng địa chất huy động trừ đi các tổn thất do: Để lại ở các trụ bảo vệ sân công nghiệp, trụ bảo vệ các giếng, các đường lò chủ yếu của mỏ và các tổn thất khác.



Điều 12. Công suất thiết kế mỏ phải được xác định trên cơ sở:

  1. Trữ lượng tài nguyên;

  2. Điều kiện địa chất mỏ tài nguyên;

  3. Điều kiện xây dựng trên mặt mỏ;

  4. Hiệu quả kinh tế.

Điều 13.

1. Công suất thiết kế của mỏ được đảm bảo bằng khối lượng khai thác ở một tầng.

2. Khi cần thiết, cho phép xác định công suất mỏ bằng khối lượng khai thác đồng thời ở 2 tầng.

Điều 14.

Công suất thiết kế mỏ được phân ra 3 loại:

1. Loại lớn: Từ 1.000.000T/năm trở lên;

2. Loại trung bình: Từ 500.000-1.000.000T/năm;

3. Loại nhỏ: Dưới 500.000T/năm.

Điều 15.

Tuổi thọ thiết kế mỏ được xác định tối thiểu như sau:



  1. Loại lớn: 20 năm;

  2. Loại trung bình: 15 năm;

3. Loại nhỏ: 7 năm.

Chương III



MỞ VỈA, CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ KHAI THÁC MỎ

Điều 16.

Việc mở vỉa và chuẩn bị khai trường những mỏ mới, mỏ cải tạo mở rộng cũng như tầng mới của mỏ đang hoạt động phải theo thiết kế do đơn vị có chức năng thiết kế lập và được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 17.

Phụ thuộc vào điều kiện địa chất mỏ, địa hình, kỹ thuật khai thác và công suất thiết kế, cơ quan thiết kế phải chọn ra phương án khả thi về kỹ thuật và kinh tế đối với từng mỏ cụ thể.



Điều 18.

Số lượng và chức năng các giếng phải phù hợp với các quy định sau:

1. Đối với phương pháp mở vỉa bằng giếng nghiêng hoặc giếng đứng, phải mở ít nhất 2 giếng (một giếng chính và một giếng phụ);

2. Khi bố trí giếng nghiêng đặt băng tải hoặc trục tải kiêm chức năng thông gió, phải thực hiện theo các quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch".



Điều 19.

Phụ thuộc vào điều kiện địa hình, vị trí miệng giếng chính được xác định theo các nguyên tắc sau:

1. Thuận lợi cho tầng khai thác thứ nhất và các tầng tiếp theo;

2. Thuận lợi cho việc bố trí sân ga giếng và các đường lò vận tải chính;

3. Thuận lợi cho việc bố trí khu khai thác đầu tiên;

4. Không hoặc ít phải di dời dân cư;

5. Tài nguyên trữ lượng ở các khu khai thác của mỏ phải tương đối cân bằng nhau;

6. Tránh bố trí giếng mỏ vào khu vực tầng chứa nước, đới phay phá hoặc đất đá mềm yếu;

7. Không đào qua các khu vực đã kết thúc khai thác;

8. Sân công nghiệp phải có điều kiện địa chất công trình ổn định, ít phải sử dụng đất canh tác, ít phải để lại trụ bảo vệ, tránh các khu có nguy cơ ngập úng, trượt lở đất đá;

9. Tương đối gần nguồn nước, nguồn điện, hướng vận chuyển than thông suốt, gần tuyến đường sắt chuyên dụng, bố trí đường ra vào mặt bằng công nghiệp hợp lý;

10. Đảm bảo môi trường sinh thái.



Điều 20.

Vị trí miệng giếng phụ phải được lựa chọn sao cho đáp ứng yêu cầu thông gió an toàn và rút ngắn được thời gian xây dựng.



Điều 21.

Giếng chính và giếng phụ được bố trí trong cùng một mặt bằng sân công nghiệp, trường hợp đặc biệt có thể phải bố trí giếng chính và giếng phụ ở những sân công nghiệp riêng biệt.



Điều 22.

Khi khai thác các vỉa than xếp loại III theo khí Mêtan, phải chuẩn bị khai trường thành các khối và mỗi khối có sơ đồ thông gió phân nhánh riêng biệt.



Điều 23.

1. Khi khai thác các vỉa thoải, phải chuẩn bị khai trường theo phương pháp chia ra các tầng.

2. Phương pháp chia khoảnh chỉ được thực hiện khi không thể áp dụng phương pháp chia ra tầng.

Điều 24.

Trình tự khai thác các tầng phải tiến hành theo hướng từ trên xuống; trường hợp khai thác theo hướng từ dưới lên, phải có thiết kế riêng được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 25.

Khi khai thác cụm vỉa, cho phép đào đường lò chuẩn bị cho từng nhóm vỉa trong đá hoặc trong than với điều kiện than không có tính tự cháy và vỉa than không nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ.



Điều 26.

Sản lượng, chiều dài và tiến độ lò chợ phải phù hợp với thiết kế kỹ thuật được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 27.

1. Trên cơ sở định mức tỷ lệ tổn thất khai thác quy định cho từng mỏ, hàng năm mỏ phải xác định tỷ lệ tổn thất than cho phép trong năm kế hoạch được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Giám đốc mỏ chịu trách nhiệm về tỷ lệ tổn thất than vượt quá quy định trong kỳ kế hoạch.

Điều 28.

Căn cứ công nghệ vận tải, sân ga giếng được thiết kế như sau:

1. Phụ thuộc vào công dụng của giếng, chiều dài đoạn lò chứa goòng không tải và goòng có tải ở sân ga giếng lấy bằng 1,5 lần chiều dài đoàn tầu.

2. Khi xác định khả năng thông qua của sân ga giếng, phải tính đến hệ số không điều hoà trong vận tải là 1,5.

3. Biểu đồ chạy tầu được lập như sau:

a) Vận tốc đầu tàu kéo đoàn goòng không tải: 1,5 m/s;

b) Vận tốc đầu tàu kéo đoàn goòng có tải: 1,25 m/s;

c) Vận tốc đầu tầu đẩy đoàn goòng: 1 m/s;

d) Vận tốc đầu tầu không kéo goòng: 2 m/s;

đ) Thời gian nối đầu tàu với đoàn goòng hay thời gian đổi hướng chạy: 10s;

e) Thời gian chuyển ghi chính và chuẩn bị hành trình cho đầu tàu: 10s.

Điều 29.

Trước khi đưa mức khai thác mới vào sản xuất, nhất thiết phải đào xong tất cả các đường lò và những hầm trạm chính trong phạm vi sân ga giếng.



Điều 30.

Kích thước lò nối sân ga với giếng phụ (cả hai phía có tải cũng như không tải) được chọn như sau:

1. Chiều cao không nhỏ hơn 4,5m tính từ đỉnh ray và giảm dần đến chiều cao thiết kế của đường lò;

2. Chiều dài đoạn lò thay đổi chiều cao không nhỏ hơn 5m;

3. Chiều rộng đoạn lò thay đổi chiều cao được xác định trên cơ sở chiều rộng thùng cũi và chiều rộng lối người đi 1m (ở chiều cao đứng không nhỏ hơn 1,8m) tính từ mép ngoài của thùng trục đến những phần nhô ra của vì chống hoặc đường ống, thiết bị đặt trong đường lò.

Điều 31.

Góc dốc đoạn lò nghiêng nối hầm bơm chính với giếng đứng (ở độ cao 7m tính từ nền trạm bơm) không được lớn hơn 30o. Trong đoạn đường lò này phải đặt đường ray và ống dẫn nước.



Điều 32.

1. Tại đoạn lò nối sân ga với giếng, cốt nền trạm biến thế trung tâm và hầm bơm chính phải cao hơn đỉnh ray sân ga ít nhất là 0,5m. Vị trí lắp đặt thiết bị điện phải có cốt nền cao hơn đỉnh ray sân ga ít nhất là 1m để tránh nước tràn vào các bộ phận dẫn điện.

2. Vị trí đặt bơm nước, các thiết bị điện và thiết bị khởi động phải đảm bảo khi có sự cố nước hoặc bùn từ trong ống xả tràn ra không làm chúng bị ngập.

3. Những yêu cầu trên không áp dụng đối với những mỏ thoát nước tự nhiên.



Điều 33.

1. Vị trí mỏ có lưu lượng nước lớn, đất đá bền vững và không nứt nẻ, cho phép thi công cốt nền hầm bơm chính thấp hơn mức đỉnh ray của sân ga khi có những biện pháp đảm bảo thoát nước liên tục và an toàn.

2. Lò nối hầm chứa nước với sân ga giếng phải bố trí ở độ cao tuyệt đối thấp nhất so với nền các đường lò sân ga giếng.

3. Phụ thuộc vào tính chất hoá lý của nước mỏ, hầm chứa nước có thể chống giữ bằng bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc vì neo.



Điều 34.

1. Khi lắp đặt bơm kiểu nằm ngang để thoát nước ở rốn giếng có độ sâu đến 7m, phải làm khám đặt bơm tại vị trí nối sân ga với giếng hoặc tại mức dưới bậc thứ nhất của thang trong giếng.

2. Trong thiết kế mỏ mới hoặc mức khai thác mới, phải dự tính trước việc làm sạch bùn nước rốn giếng bằng thiết bị nâng chuyên dùng.

Điều 35.

1. Các hầm đặt thiết bị điện phải có cửa bằng kim loại mở ra phía ngoài và không cản trở việc giao thông đi lại trong đường lò.

2. Đối với hầm đặt tời mà ở lối ra có cáp, không nhất thiết phải làm cửa.

3. Trường hợp cửa chống cháy bằng kim loại, trên cánh cửa phải bố trí ô cửa gió đóng bằng tay hoặc tự động để thông gió vào hầm.

4. Trường hợp cửa chống cháy phụ đóng tự động hoặc bằng tay khi có cháy trong hầm, cho phép làm cửa chắn song bằng kim loại.

5. Cửa sổ thông gió của các hầm trạm phải có cấu tạo sao cho có thể đóng tự động hoặc đóng bằng tay.



Điều 36.

1. Dung tích bunke chứa được xác định theo thiết kế, nhưng phải đảm bảo góc nghiêng phễu chứa không được nhỏ hơn 60o.

2. Hầm đặt thiết bị chất tải phải cách biệt với giếng bằng tường bê tông cốt thép có chiều dày không nhỏ hơn 30cm.

Điều 37.

1. Hầm đề pô tầu điện phải có ba khu vực liên hoàn:

a) Khu vực nạp điện;

b) Khu vực đổi dòng (chỉnh lưu);

c) Khu vực sửa chữa.

2. Riêng đối với đầu tầu cần vẹt chỉ cần khu vực sửa chữa.



Điều 38.

Phụ thuộc vào số lượng đầu tầu sử dụng, hầm trạm đề-pô tầu phải có:

1. Một đường xe rẽ vào và 1 lối người đi khi tổng số đầu tàu nhỏ hơn hoặc bằng 3;

2. Hai đường rẽ vào khi tổng số lượng đầu tầu từ 3 đến 10;

3. Ba đường rẽ vào (2 vào bộ phận nạp và 1 vào bộ phận sửa chữa) khi tổng số đầu tầu lớn hơn 10.

Điều 39.

1. Khoảng cách giữa thiết bị và tường trong khu vực nạp điện (theo chiều rộng) không nhỏ hơn:

a) Từ vì chống của hầm đến bộ ắc-qui trên bàn nạp điện: 600mm;

b) Từ bộ ắc-qui trên bàn nạp đến đầu tầu: 260mm;

c) Từ đầu tầu đến vì chống về phía lối người đi: 700mm;

2. Chiều cao khu vực nạp điện phải đảm bảo thuận lợi cho việc cơ giới hoá quá trình nâng hạ bộ ắc-qui trên bàn nạp điện cũng như trên đầu tầu lên độ cao không nhỏ hơn 150mm.



Điều 40.

Trong khu vực sửa chữa đầu tầu phải bố trí:

1. Thiết bị nâng ở độ cao không nhỏ hơn 3m;

2. Hố kiểm tra có chiều rộng không lớn hơn 1m, chiều sâu 1,65m và chiều dài bằng chiều dài một đầu tầu khi tổng số đầu tầu ít hơn 10; Khi tổng số đầu tầu nhiều hơn 10, chiều dài hố kiểm tra không nhỏ hơn chiều dài 2 đầu tầu.



Điều 41.

Đối với mỏ sử dụng thùng cũi trục tải để vận chuyển than và đất đá, phải bố trí hầm trạm trong lò phục vụ việc sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng goòng.



Điều 42.

Thiết kế các kho ngầm, kho chứa và phân phát vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện theo "Quy định an toàn trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp".



Điều 43.

Phải bố trí hầm chứa thiết bị, dụng cụ và vật liệu chống cháy ở luồng lò gió sạch. Xếp đặt thiết bị trong hầm phải phù hợp với quy định tại “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch ”.



Chương IV

ĐÀO VÀ CHỐNG GIỮ ĐƯỜNG LÒ

Mục 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 44.

1. Đào mới hoặc sửa chữa lớn các giếng đứng, giếng nghiêng, lò thượng, lò ngầm phải theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đào và sửa chữa lớn các đường lò khác phải theo hộ chiếu được Giám đốc mỏ phê duyệt.

Mục 2

ĐÀO, CHỐNG GIỮ CÁC ĐƯỜNG LÒ BẰNG VÀ NGHIÊNG

Điều 45.

Các đường lò chuẩn bị được đào bằng phương pháp gương hẹp. Phương pháp gương rộng áp dụng để đào các đường lò ở vỉa thoải, đất đá bao quanh có tính chất bùng nền mạnh, khi đó phải bảo vệ đường lò bằng các dải đá chèn.



Điều 46.

Tuỳ theo công dụng, thời gian sử dụng và điều kiện địa chất mỏ, đường lò có thể được chống giữ bằng những loại vì chống sau đây: vì thép, bê tông cốt thép lắp ghép, vì neo, bê tông liền khối và bê tông cốt thép đổ tại chỗ, gạch bê tông, gạch nung, đá tạo hình, gỗ.



Điều 47.

Tiết diện các đường lò phải thực hiện theo quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch ".



Điều 48.

Khi chống lò bằng bê tông đổ tại chỗ, những khoảng rỗng sau vì chống phải được chèn chặt bằng các vật liệu không cháy để loại trừ hiện tượng áp lực mỏ tập trung lên khung chống.



Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương