BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.23 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.23 Mb.
#19558
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chương VI

CƠ GIỚI HOÁ KHẤU THAN

Điều 104.

Phụ thuộc vào điều kiện địa chất mỏ, các thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá được áp dụng phải theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 105.

Khi sử dụng các thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá phải có các tài liệu sau:

1. Hồ sơ thiết bị bao gồm cả các biên bản giao nhận;

2. Quyết định cho phép sử dụng của cơ quan quản lý có thẩm quyền;

3. Bản vẽ chung tổ hợp cơ giới hoá đồng bộ và từng cụm máy kèm theo bản liệt kê toàn bộ các chi tiết;

4. Quy trình vận hành, bảo quản, vận chuyển, lắp ráp và tháo dỡ tổ hợp cơ giới hoá;

5. Tài liệu định mức, trong đó có định mức tiêu hao các phụ tùng thay thế.

Điều 106.

Phụ trách cơ điện mỏ phải kiểm tra nội dung bản liệt kê toàn bộ các chi tiết máy cùng các thiết bị phụ kèm theo và lập biên bản giao nhận trước khi đưa chúng vào làm việc.



Điều 107.

1. Trước khi đưa vào mỏ, toàn bộ các thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá cùng các thiết bị phụ kèm theo phải được kiểm tra lắp ráp chạy thử ngoài mặt bằng.

2. Đội vận hành các thiết bị cơ giới hoá đồng bộ phải được đào tạo đạt yêu cầu qua lớp huấn luyện chuyên môn. Ngoài ra, đội này phải được thực tập vận hành ở các mỏ khác có các thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá tương tự.

3. Trước khi đưa vào lò, các cụm máy và thiết bị lắp ráp ngoài mặt bằng phải được kiểm định phòng nổ, các thiết bị thuỷ lực và hệ thống dẫn phải đảm bảo độ kín khít không rò rỉ.



Điều 108.

1. Khu khai thác được trang bị các thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá phải có dự trữ đủ các phụ tùng, dụng cụ sau:

a) Những phụ tùng thay thế các bộ phận và chi tiết nhanh bào mòn;

b) Những dụng cụ và phương tiện cần thiết khác theo bản liệt kê do Phụ trách cơ điện mỏ lập.

2. Những phụ tùng thay thế phải được bảo quản trong hòm để ở kho khu khai thác. Ngoài ra, các thiết bị điện phải được bảo đảm độ cách điện trong giới hạn định mức cho phép và khi cần thiết có thể sấy khô trước khi sử dụng.

Điều 109.

1. Nội dung thiết kế chuẩn bị và khai thác khai trường áp dụng cơ giới hoá đồng bộ hoặc tổ hợp cơ giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 71 của Quy phạm này.

2. Ngoài việc thực hiện theo quy định của khoản 1 Điều này, nội dung thiết kế phải bổ sung các tài liệu sau:

a) Đánh giá sự phù hợp về đặc tính kỹ thuật cũng như khả năng sử dụng hiệu quả các thiết bị cơ giới hoá theo các điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ;

b) Hướng dẫn riêng về tháo, lắp cho điều kiện cụ thể nơi áp dụng;

c) Lịch bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế dự phòng định kỳ các thiết bị lò chợ trong thời gian khai thác một cột than.



Điều 110.

Để áp dụng cơ giới đồng bộ có hiệu quả, hình dạng, kích thước tiết diện, vị trí cũng như vì chống các đường lò chuẩn bị được lựa chọn phải đảm bảo giảm khối lượng công việc ở ngã ba giao nhau với lò chợ.



Điều 111.

1. Phải đưa vào sử dụng các thiết bị cơ giới hoá đồng bộ sau khi chúng được chuyển đến mỏ.

2. Trước khi đưa vào lò, tất cả các chi tiết của tổ hợp cơ giới phải được kiểm tra kỹ và hiệu chỉnh toàn bộ.

Điều 112.

Chiều dài cột khấu, chiều dài và sản lượng lò chợ cơ giới hoá phải phù hợp với thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 113.

Khi xác định chế độ làm việc trong một ngày-đêm của lò chợ cơ giới, phải bố trí một ca chuẩn bị sửa chữa (không ít hơn 6 giờ) để thực hiện công việc sửa chữa thường xuyên và bảo dưỡng kỹ thuật.



Điều 114.

Các bộ phận của combai, động cơ điện và các bộ phận thuộc hệ thống thuỷ lực của dàn chống tự hành sau khi sửa chữa và thử nghiệm ở nhà máy phải được kiểm định khả năng làm việc của các bộ phận đó.



Điều 115.

Khi lựa chọn kiểu máy khấu, ngoài việc đảm bảo điều kiện áp dụng cần chú ý tới chất lượng của than khai thác.



Điều 116.

Đối với các vỉa dốc nghiêng và dốc đứng, khi khấu than và hạ combai phải thực hiện các yêu cầu sau:

1. Trước khi bắt đầu khấu, đoạn lò chợ sau combai ở đầu và chân lò chợ phải được củng cố toàn bộ.

2. ở các vỉa nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ, không cho phép người có mặt trong vùng hoạt động của combai và việc điều khiển combai phải được thực hiện từ trạm đặt ở lò thông gió.



Điều 117.

Để sử dụng các máy bào than đạt hiệu quả cao, phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Sử dụng các cột chống thuỷ lực đơn và xà kim loại khớp mềm chiều dài từ 1 đến 1,25m (cho phép sử dụng cột chống ma sát có tải trọng không đổi khi khai thác các vỉa có chiều dầy nhỏ hơn 0,8m);

2. Chiều dài gương khấu không được nhỏ hơn 150m;

3. Đảm bảo gương lò chợ thẳng;

4. Phụ thuộc vào điều kiện địa chất mỏ (độ nứt nẻ, độ ngậm nước, độ thoát khí), bố trí tuyến gương lò chợ theo phương hoặc theo độ dốc của vỉa.



Điều 118.

Trong lò chợ khấu bằng máy bào, khi kết thúc ca khấu than (trước ca chuẩn bị sửa chữa) phải dựng xong vì chống đảm bảo chiều rộng tối thiểu khoảng không gian cận gương.



Điều 119.

Máy bào than phải ngừng làm việc trong các trường hợp sau:



  1. Gương lò bị cong hơn 1,5m trên 100m chiều dài lò chợ;

  2. Hỏng khoá ngắt cuối và các phương tiện tự động khác;

  3. Hỏng các bộ phận tín hiệu;

  4. Hỏng các cơ cấu giữ thiết bị;

  5. Hỏng phương tiện chống bụi.

Điều 120.

1. Trạm bơm và thiết bị điện của lò chợ phải được bố trí trên các sàn riêng có thể dịch chuyển theo hướng tiến của gương lò chợ.

2. Cho phép bố trí các thiết bị trên trong các khám riêng hoặc tại vị trí mở rộng của lò vận tải được chống phù hợp với yêu cầu quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch ".

Chương VII

KHAI THÁC THAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUỶ LỰC

Điều 121.

Công tác mở vỉa và chuẩn bị khai thác bằng phương pháp thuỷ lực phải thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản được quy định tại chương III của Quy phạm này.



Điều 122.

Khi áp dụng phương pháp khai thác bằng thuỷ lực, việc lựa chọn hệ thống khai thác bằng gương lò chợ dài hoặc ngắn phải dựa trên cơ sở thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 123.

1. Trong những mỏ khai thác bằng thuỷ lực, thông thường áp dụng máy khấu cơ thuỷ lực và máy đào lò hoặc combai có bộ phận phun nước và vận tải than bằng thuỷ lực. Đối với vỉa có chiều dày và góc dốc bất kỳ, độ kiên cố (f) của than nhỏ hơn 1,3 (theo thang chia của GS. Prôtôdiakinốp), than ít dính kết và nứt nẻ nhiều thì sử dụng súng bắn nước áp lực nhỏ hơn 120Kg/cm2 để phá than.

2. Những vỉa than cứng, ít nứt nẻ, áp lực luồng nước phun phá than phải lớn hơn 120KG/cm2.

Điều 124.

Súng bắn nước có áp lực lớn hơn 30KG/cm2 phải được trang bị hệ thống tự động điều khiển từ xa và có cơ cấu phòng ngừa súng bị ngập nước.



Điều 125.

Súng bắn nước, máy cơ thuỷ lực, bộ phận van chặn phải có văn bản xác nhận của nhà máy sản xuất. Chỉ được phép đưa các thiết bị trên vào mỏ sau khi tiến hành kiểm tra thử áp lực ở ngoài mặt bằng. Những đường ống cao áp, những chỗ nối và van chặn sau khi kiểm tra lắp ráp phải được thử áp lực.



Điều 126.

Vận tải than bằng thuỷ lực từ gương lò chuẩn bị và gương khấu trong phạm vi của một khai trường phải được thực hiện bằng tự chảy.



Điều 127.

1. Công tác vận tải trong các gương khấu và lò cắt có góc dốc đến 200 được thực hiện bằng tự chảy theo rãnh hoặc máng hở, còn trong những đường lò cơ bản theo máng kín. Khi góc dốc lớn hơn 200 vận chuyển than tự chảy phải theo đường ống.

2. Độ nghiêng của đường lò vận chuyển tự chảy phải được tính toán nhưng không nhỏ hơn 0,05.

Điều 128.

Trạm bơm cao áp khu vực phục vụ vận tải thuỷ lực phải được bố trí trong hầm riêng hoặc trong khám (nếu thời gian phục vụ của trạm dưới một năm). Trạm phải có hầm bơm than, hố tiếp nhận than-nước có dung tích hữu ích không nhỏ hơn năng suất của máy bơm than trong vòng 10 phút, hố chứa than-nước sự cố được trang bị phương tiện làm sạch bằng cơ giới hoặc tự làm sạch. Hoạt động của trạm khu vực phải được tự động hoá.



Điều 129.

Khi cần đập những khối than đá lớn, trạm bơm cao áp vận tải thuỷ lực phải được trang bị máy đập làm việc và dự phòng. Trước lối vào hố tiếp nhận phải đặt lưới chắn để ngăn dòng than-nước khi máy nghiền có sự cố và cho phép lấy ra những cỡ hạt than lớn. Lưới chắn được điều khiển tự động hoặc từ xa.



Điều 130.

1. Trong những đường lò chuẩn bị vận tải thuỷ lực tự chảy, để vận chuyển vật liệu và thiết bị phải áp dụng phương thức vận tải bằng mono-ray.

2. Cho phép áp dụng phương thức vận tải bằng đường ray hay không đường ray theo những đường lò chính (giếng nghiêng, sân ga) để chuyển những thiết bị nặng đến trạm bơm than cũng như đến trạm vận tải khu vực.

Điều 131.

1. Dung tích hố tiếp nhận than-nước của giếng trục tải không được nhỏ hơn 10% tổng công suất của các tổ máy làm việc trong một giờ.

2. Dung tích hố tiếp nhận sự cố phải phù hợp với quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch ".

Điều 132.

Vận tải than thuỷ lực trên mặt đất theo hệ thống độc lập. Để xả bùn-nước, phải có bể chứa trang bị bộ phận làm sạch bằng cơ giới, đường ống dẫn phải đảm bảo khả năng tự chảy tháo cạn dọc theo toàn tuyến. Sử dụng nước kỹ thuật hoặc nước theo đường dẫn nước riêng để rửa sạch đường ống dẫn.



Điều 133.

Thông thường, cung cấp nước được thực hiện theo sơ đồ tuần hoàn khép kín. Việc làm sạch nước tuần hoàn phải được thực hiện sao cho hàm lượng những hạt cứng không quá 20g/lít. Nguồn nước ngầm trong mỏ được tính đến để bổ sung cho chu kỳ tuần hoàn.



Điều 134.

1. Trạm bơm nước vào mỏ phải có hệ thống điều khiển tự động từ Bộ phận điều hành chỉ huy sản xuất mỏ hoặc từ người điều phối tổ hợp thiết bị thuỷ lực.

2. Những đường ống dẫn nước ở trạm bơm phải được phân nhánh sao cho đảm bảo khả năng đấu nối mỗi máy bơm với bất kỳ đường ống dẫn nước vào.

Điều 135.

Trên tuyến đẩy của các máy bơm cao áp có công suất động cơ lớn hơn 1500kW phải có hệ thống dự phòng xả nước vào bể chứa để đảm bảo sự tuần hoàn nước cho máy bơm trong trường hợp bể nhận tạm ngừng hoạt động (không quá 10 phút). Trên đường ống đẩy của bơm pittông phải có van xả áp đề phòng khi áp lực làm việc tăng cao.



Điều 136.

Việc xử lý hiện tượng ống bị tắc qua lỗ thăm dò chỉ được tiến hành khi có mặt của kiểm tra viên trực ca.



Điều 137.

Cấm người điều khiển súng bắn nước và những người khác đi vào những gương lò đã khai thác chưa được chống giữ, trừ trường hợp phải vào để dựng vì chống.



Điều 138.

Phải khoá van nước trước khi xử lý sự cố, di chuyển đường ống và súng bắn nước cũng như tiến hành những công việc khác liên quan.

Chương VIII

KHAI THÁC CÁC VỈA THAN TRONG ĐIỀU KIỆN MỎ - ĐỊA CHẤT PHỨC TẠP

Mục 1

KHAI THÁC CÁC VỈA THAN NGUY HIỂM VỀ PHỤT THAN (ĐÁ)
VÀ KHÍ BẤT NGỜ


Điều 139.

Mở vỉa và chuẩn bị khai thác các vỉa than nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ phải theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch ".



Điều 140.

Mức độ nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ được xác định trên cơ sở dự báo khu vực khi thăm dò địa chất khoáng sàng và dữ liệu được cập nhật trong quá trình khai thác.



Điều 141.

Các biện pháp cơ bản đảm bảo an toàn khi khai thác các vỉa than nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ là:

1. Khai thác trước các vỉa bảo vệ;

2. áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tháo khí hoặc làm ẩm vỉa than bằng cách bơm nước vào vỉa;

3. áp dụng các hệ thống khai thác chia cột, hệ thống khai thác bằng dàn chống, máy bào, combai luồng hẹp;

4. Điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần ở các vỉa thoải và chèn lò toàn phần ở các vỉa dốc đứng;

5. Đào lò chuẩn bị bằng combai;

6. Đưa nước áp lực vào vỉa qua các khe nứt tự nhiên hoặc qua các lỗ khoan tiến trước để làm yếu vỉa than;

7. Nổ mìn tạo hốc, tạo rạch để thoát khí;

8. áp dụng các biện pháp và phương tiện bảo vệ người lao động như: điều khiển từ xa các cửa chắn, các hầm ẩn nấp, bình tự cứu, các đường ống phân nhánh dẫn khí nén, các lối thoát dự phòng, các phương tiện thông tin tín hiệu liên lạc và bổ sung nguồn gió sạch vào luồng thông gió.



Điều 142.

áp dụng phương pháp khai thác tiến trước một tầng của vỉa bảo vệ để tránh hoàn toàn sự cố phụt than và khí bất ngờ. Khi đó, khai thác vỉa nguy hiểm phụt than và khí bất ngờ sẽ không cần các biện pháp phòng ngừa khác.



Mục 2

KHAI THÁC CÁC VỈA THAN NGUY HIỂM VỀ "CÚ ĐẤM MỎ"

Điều 143.

1. Khi khai thác các vỉa than nguy hiểm về "Cú đấm mỏ", ngoài việc thực hiện các quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch", công tác khai thác vỉa nguy hiểm về "Cú đấm mỏ" phải được thực hiện ngoài vùng áp lực tựa của lò chợ vỉa bảo vệ.

2. Khoảng cách tiến trước của gương lò chợ vỉa bảo vệ so với gương lò chợ vỉa nguy hiểm không được nhỏ hơn 0,6 lần khoảng cách giữa 2 vỉa khi khai thác ở phía trên và không được nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 vỉa khi khai thác ở phía dưới vỉa nguy hiểm.

Điều 144.

1. Những vỉa nguy hiểm đơn độc có chiều dày mỏng và trung bình, cũng như những lớp đầu của vỉa dầy nguy hiểm phải được khai thác bằng lò chợ dài không để lại trụ bảo vệ.

2. Khi khai thác lớp trên phải tính đến việc bảo vệ các lò dọc vỉa cho những lớp dưới.

3. Không cho phép khai thác các lớp cũng như các cánh của tầng và của khu vực theo kiểu đối hướng hoặc gương đuổi nhau. Chỉ được phép mở hai diện khai thác của một tầng khi các gương lò chợ tiến về hai phía.



Điều 145.

1. Gương lò chợ ở những vỉa nguy hiểm phải thẳng, điều khiển đá vách phải bằng phá hoả toàn phần.

2. Khấu than trong lò chợ bằng combai luồng hẹp hoặc máy bào than.

Mục 3

KHAI THÁC CÁC VỈA THAN DƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CHỨA NƯỚC

Điều 146.

1. Trong thiết kế mỏ mới hoặc cải tạo mỏ đang hoạt động phải bao gồm các biện pháp bảo vệ chống sự xâm nhập của nước mặt, nước ngầm cũng như nước tàng trữ trong các lò cũ. Các biện pháp bảo vệ phải được thực hiện ngay trong thời gian xây dựng và khai thác có tính đến sự phát triển của các mỏ lân cận.

2. Phụ thuộc vào điều kiện địa chất thủy văn của khoáng sàng, công tác phòng ngừa nước xâm nhập phải được tiến hành từ 1 đến 2 năm trước khi xây dựng mỏ. Trước khi đưa mỏ vào sản xuất và bắt đầu khấu than, ở khu vực khai thác, nước trong các lò cũ và tầng chứa nước nằm trên vỉa than phải được tháo khô đến mức độ an toàn, còn mức nước ở tầng chứa dưới trụ vỉa than phải được hạ thấp từ 2 đến 3m so với mức cao khai thác, trừ những khu vực trụ vỉa than có lớp đá cách nước.

Điều 147.

Căn cứ vào thiết kế, mỏ phải lập kế hoạch thoát nước hàng quý, hàng năm trình cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 148.

1. Khi lập biện pháp ngăn ngừa nước mặt, đặc biệt phải chú ý tới biện pháp ngăn ngừa nước chảy vào lò qua các vùng sụt lún do ảnh hưởng của khai thác.

2. Biện pháp phải đề cập đến các yêu cầu sau:

a) Lấp kín chỗ sụt lún, đổ bùn sét vào các khe nứt, đặt các máng hoặc ống dẫn nước qua chỗ sụt lún;

b) Ngăn chặn nước mưa, nước lũ chảy vào chỗ sụt lún bằng cách xây các đập chắn, tạo các mương rãnh thoát nước ở trên mặt địa hình;

c) Tiêu nước khỏi chỗ sụt lún ở những khu vực đất đá ngậm nước bằng cách khoan các lỗ khoan từ lò chuẩn bị;

d) Đào các hồ chứa nước lũ trên các đường nước chảy đến chỗ sụt lún và cho tiêu thoát ra thành các dòng chảy đều.

Điều 149.

Phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và điều kiện địa chất thuỷ văn của khoáng sàng, để bảo vệ các đường lò và từng khu vực khai thác khỏi ảnh hưởng của nước ngầm phải áp dụng các quy định sau:

1. Các lỗ khoan trang bị bơm sâu để hạ mức nước;

2. Các lỗ khoan thu nước cho các tầng chứa nước;

3. Các giếng và các lỗ khoan hạ mức nước;

4. Các lỗ khoan tiến trước;

5. Các mương rãnh thoát nước.

Điều 150.

1. Cấu trúc các lỗ khoan hạ thấp mức nước và các lỗ khoan dẫn nước được xác định phụ thuộc vào số lượng tầng chứa nước, thành phần thạch học đá mỏ và lưu lượng dòng nước chảy vào lò thoát nước.

2. Để tăng cường lượng nước chảy vào các đường lò thoát nước, phải áp dụng các biện pháp làm sạch lỗ khoan.

Điều 151.

Hàng tháng bộ phận địa chất của mỏ phải tiến hành kiểm tra mức nước ngầm ở các giếng hạ thấp mức nước và các lỗ khoan quan sát. Vị trí và số lượng các lỗ khoan này được xác định theo thiết kế thoát nước của mỏ. Phân bố các lỗ khoan phải đảm bảo sao cho hàng quý có thể lập được bản đồ đồng mức nước cho mỗi tầng chứa nước.



Điều 152.

1. Giám đốc mỏ duyệt thiết kế sơ đồ bố trí các lỗ khoan thoát nước.

2. Khoảng cách giữa các lỗ khoan thoát nước được xác định trên cơ sở chiều dày của tầng chứa nước và chiều dày của lớp cách nước trên nóc lò nhưng không được lớn hơn từ 5 đến 10m khi chiều dày của lớp cách nước ở trên nóc lò nhỏ hơn 10m và không lớn hơn từ 30 đến 50m khi chiều dày của lớp cách nước trên nóc lò lớn hơn 10m. Trong các lỗ khoan vào đất đá không bền vững phải đặt ống chống thành lỗ khoan và trang bị phin lọc.

3. Trường hợp trụ vỉa than có tầng chứa nước áp thì phải khoan các lỗ khoan giảm áp.



Điều 153.

Hàng tháng bộ phận địa chất phải kiểm tra hiệu quả làm việc của các công trình thoát nước bằng cách đo áp lực, lưu lượng và nhiệt độ của nước. Tất cả các trạm thoát nước, hạ thấp mức nước cũng như các vị trí xuất hiện nước ở trong mỏ phải đưa vào bản đồ khai thác. ít nhất một lần trong một năm, phải lấy mẫu nước ở tất cả các vị trí thoát nước và ở các lỗ khoan hạ thấp mức nước để phân tích về thành phần hoá học và khoáng vật.



Điều 154.

1. Khai thác các vỉa than dưới các vùng chứa nước phải theo thiết kế riêng được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp nước chảy vào mỏ có lưu lượng lớn, khai thác các vỉa than này phải tính đến điều kiện an toàn và hiệu quả kinh tế.

2. Khi xuất hiện vùng chứa nước mới phía trên các vỉa đã khai thác hoặc trên khai trường mỏ liên quan đến các đường lò đang hoạt động, phải có các biện pháp chống khả năng tích tụ nước trong các lò cũ của mức đã khai thác bằng cách tạo dòng nước tự chảy tới các công trình thoát nước hoặc xây các đập chắn trong các lò nối.

Điều 155.

Tập trung thực hiện công tác khai thác than dưới các vùng chứa nước vào mùa khô (nếu có thể). Trước khi bắt đầu khai thác dưới các vùng chứa nước, phải chuẩn bị xong các công trình thoát nước dự kiến.



Điều 156.

Khi thiết kế khai thác dưới vùng chứa nước, ngoài các nội dung quy định tại Điều 71của quy phạm này, phải có thêm các tài liệu sau:

1. Bản thuyết minh, trong đó nêu rõ:

a) Đặc điểm về kiến tạo, cấu tạo địa chất, địa chất thuỷ văn và những đặc điểm của đất đá trong khu vực các lò ngập nước;

b) Đặc điểm về vị trí, kích thước các lò ngập nước, khối lượng và áp lực nước trong các lò đó, độ tin cậy xác định đường biên các lò ngập nước, các tài liệu về các lò khai thác và lò thăm dò trong khu vực có khả năng bục nước;

c) Các biện pháp khai thác và thăm dò dự định tiến hành trong ranh giới khu vực nước có thể xuất hiện kèm theo những phần tính toán của các biện pháp đó.

2. Bản sao tài liệu bản đồ trắc địa và địa chất đã bổ sung thêm những trụ bảo vệ và những trụ chắn dự kiến, ranh giới khai thác an toàn, các lò khai thác và lò thăm dò dùng để thoát nước, những khu vực dự định khai thác ở gần và trong ranh giới khu vực có khả năng bục nước.

3. Những biên bản điều tra hay bản ghi ý kiến của những người trước đây đã tham gia khai thác trong các lò ngập nước (nếu có những tài liệu đó).



Điều 157.

1. Trước khi lập thiết kế, Trưởng phòng địa chất phải kiểm tra mức độ đầy đủ và độ chính xác thể hiện trên bản đồ các yếu tố sau: đường biên các lò ngập nước, miệng các giếng mỏ chính và phụ, các lỗ khoan, những chỗ bị sụt lở và những bãi thải đất đá trên mặt đất.

2. Địa chất trưởng của mỏ phải kiểm tra mức độ chính xác các vị trí tương quan giữa đường lò đang sử dụng và lò ngập nước, độ chính xác tính toán và thiết kế ranh giới khai thác an toàn, ranh giới các trụ chắn và các trụ bảo vệ.

Điều 158.

1. Chiều rộng trụ chắn ở các vỉa có chiều dầy nhỏ hơn 3,5m, góc dốc dưới 300 được xác định theo công thức:



d = 5m + 0,05 H + 0,002 L

Trong đó:



d - chiều rộng trụ chắn, m

m - chiều dày khấu của vỉa, m

H - khoảng cách thẳng đứng từ mặt đất đến trụ chắn, m

L - Tổng chiều dài các bước kinh vĩ xác định đường biên lò ngập nước và ranh giới trụ chắn (tính từ điểm trắc địa đầu tiên), m

2. Chiều rộng trụ chắn tính toán không được nhỏ hơn 20m. Không phải để lại các trụ chắn khi vỉa có chiều dầy lớn hơn 3,5m và góc dốc lớn hơn 300, còn việc thoát nước thực hiện theo quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch".



Điều 159.

Ranh giới khai thác an toàn phải cách đường biên các lò ngập nước một khoảng cách lớn hơn chiều rộng của trụ chắn tính theo điều kiện địa chất mỏ đã cho. Khoảng cách này được xác định trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào độ chính xác về đường biên các lò ngập nước trên bản đồ.



Điều 160.

1. Thi công các trụ bảo vệ phía dưới và phía trên những lò ngập nước tương tự như các trụ bảo vệ dưới những công trình chứa nước trên mặt đất theo quy phạm bảo vệ các công trình nhân tạo và thiên nhiên khỏi ảnh hưởng của khai thác hầm lò. Trong trường hợp này, phạm vi cần bảo vệ bao gồm những lò ngập nước và trụ chắn hoặc khu vực vỉa phía trước giới hạn khai thác an toàn.

2. ở các vỉa nằm trên các lò ngập nước, mức nước trong lò ngập nước là ranh giới trụ bảo vệ theo chiều dốc lên của vỉa.

Điều 161.

Thiết kế các trụ chắn giữa các mỏ như các trụ chắn ở các lò ngập nước. Trường hợp này L là tổng chiều dài lưới trắc địa tính từ giếng mỏ đến trụ chắn.



Điều 162.

1. Đơn vị khoan phải thể hiện trên bản đồ địa hình và trong bảng thống kê toạ độ vị trí miệng và đáy các lỗ khoan, vị trí các lỗ khoan cắt qua vỉa than và gặp các đường lò. Mỏ phải lưu trữ một bộ báo cáo địa chất và có trách nhiệm thông báo cho các mỏ khác những thông tin thăm dò địa chất có liên quan đến các mỏ đó.

2. Không cho phép tiếp nhận các báo cáo địa chất thiếu bảng thống kế toạ độ các đối tượng nói trên, cũng như không có bản sao biên bản lấp lỗ khoan.

Điều 163.

1. Dưới những lỗ khoan không lấp hoặc lấp không tốt phải để lại trụ chắn hình tròn. Các vỉa than có lỗ khoan xuyên qua, tâm trụ chắn hình tròn là vị trí lỗ khoan, những trường hợp khác tâm trụ chắn hình tròn là giao điểm của đường vuông góc tính từ đáy lỗ khoan đến vỉa.

2. Bán kính hình tròn lấy bằng chiều rộng của trụ chắn tính theo công thức xác định tại Điều 158 Quy phạm này.

3. Khi không có những số liệu về độ cong lỗ khoan, tâm của trụ chắn là miệng lỗ khoan, còn bán kính hình tròn ở đất đá thoải và nghiêng lấy tăng lên một trị số (từ 0,08 đến 0,14) H, trong đó H là chiều sâu thẳng đứng từ miệng lỗ khoan đến vỉa.



Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương