BỘ ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Số nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s2 là A


C.Các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng H2. D



tải về 2.07 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích2.07 Mb.
#2202
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

C.Các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng H2.

D.Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.

Câu 42. Khi tách nước 3-etyl pentanol-3 thu được:

A. 2-etyl pent-2en. B. 3-etyl pent-3en. C. neo-hex-3en. D. 3-etyl pent-2en.

Câu 43. Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia thành hai phần. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọcvà cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thấy tách ra 2,16g Ag. Phần thứ hai được đun nóng vớidung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịchAgNO3 (dư)/NH3 thấy tách ra 6,48gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng glucozơ và tinh bột trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A. 35,29% và 64,71% B. 64,71% và 35,29% C. 64,29% và 35,71% D. 35,71% và 64,29%

Câu 44. Phát biểu không đúng là

A. Fructozơ tồn tại ở dạng β, vòng 5 cạnh ở trạng thái tinh thể.

B. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được amoni gluconat.

C. Metyl glucozit có thể chuyển được từ dạng mạch vòng sang dạng mạch hở.

D. Khử glucozơ bằng H thu được sobitol.

Câu 45. Cho các chất sau: (1) Anilin ;(2) etylamin ;(3) điphenylamin ; (4) đietylamin ;(5) natrihidroxit ; (6)Amoniăc . Dãy thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ của các chất là

A. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3) B. (6) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)

C. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6) D. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)

Câu 46. Điện phân dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Khối lượng kim loại thu được ở catot là

A. 12g B. 6,4g C. 17,6g D. 7,86 g

Câu 47. Hỗn hợp X gồm C2H5OH và C4H9OH. Khi đun nóng 0,03 mol hỗn hợp X ở 1400C có H2SO4 đặc làm xúc tác thu 0,742g ete. Tách lấy phần chưa phản ứng (60% lượng ancol có phân tử khối lớn, 40% lượng ancol có phân tử khối nhỏ) đun ở 1800C thu V lit (đktc) hỗn hợp 2 olefin. Giá trị của V là

A. 0,3584 B. 2,2400 C. 3,1360 D. 4,4800

Câu 48. Cho 13,6g một chất hữu cơ X (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 300 ml dd AgNO3 2M trong NH3 thu được 43,2g Ag. X có công thức cấu tạo là

A. CH2= C = CH –CHO B. CH3-CH2-CHO C. HC ≡C – CH2-CHO D. HC ≡ C – CHO

Câu 49. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng

dư thu được được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 55,2 gam muối khan. Nếu cho dung

dịch B tác dụng với Cl2 dư thì được 58,75 gam muối. Giá trị của m là

A.39,2 B. 46,4 C. 23,2 D. 15,2

Câu 50. Để hòa tan hoàn toàn 10 gam bột hỗn hợp Fe, Mg, Zn cần 100 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit H2SO4 và HCl có nồng độ tương ứng là 0,8M và 1,2M. Sau khi phản ứng xong, lấy 1/2 lượng khí sinh ra cho đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng (phản ứng hoàn toàn). Sau khi phản ứng kết thúc trong ống còn lại 14,08 gam chất rắn. Khối lượng a là

A. 25,20 B. 15,20 C. 14,20. D. 15,36
BỘ ĐỀ SỐ 17

Câu 1: Sự so sánh nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính axit ?

A. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH< p-O2N-C6H4OH< CH3COOH

B. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH.

C. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < p-O2N-C6H4OH< CH3COOH

D. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH

Câu 2: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được khí Y. Dẫn khí Y vào lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 36 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 32 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng :

A. 13, 44 lít B. 15,68 lit C. 17,92 lít D. 11, 2 lít

Câu 3: Oxi hóa hoàn toàn m gam hai ancol đơn chức, bậc một, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp nhau bằng CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp hơi X có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. X làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch Br21,5M. Giá trị của m là :

A. 10,4 B. 3,9 C. 7,4 D. 8,6

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp NaBr, NaI phản ứng hết với dd H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp khí X ở đk thường. Ở đk thích hợp, X phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 9,6 gam chất rắn màu vàng và 1 chất lỏng không làm đổi màu quỳ tím. Giá trị của m bằng :

A. 50,6 B. 240,0 C. 404,8 D. 260,6.

Câu 5: Cho các chất sau : alanin ; anilin ; glixerol ; ancol etylic ; axit axetic ; trimetyl amin ;

etyl amin ; benzyl amin; glyxin ; p-Toluiđin( p- CH3C6H4NH2). Số chất tác dụng với NaNO2/HCl ở nhiệt độ thường có khí thoát ra là:



A. 3 B. 5 C. 4 D. 6

Câu 6: Biết hằng số cân bằng của phản ứng este hoá giữa axit axetic và ancol etylic bằng 4. Nếu cho 0,625 mol axit axetic tác dụng với 1 mol ancol etylic (có xúc tác H2SO4 đặc) thì khi đạt đến trạng thái cân bằng, hiệu suất phản ứng este hoá là bao nhiêu

A. 66,7% B. 62,5% C. 80,0% D. 82,5%

Câu 7: Một α- aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ α- aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước.Vậy X là:

A. đipeptit B. tetrapeptit C. tripeptit D. Pentapeptit

Câu 8: Cho hợp chất P- HO-C6H4-CH2OH tác dụng với lượng dư axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Sản phẩm tạo ra là:

A. CH3-COO-C6H4-CH2OH B. HO-C6H4-CH2OOC-CH3

C. CH3-COO-C6H4-CH2OOCCH3 D. hỗn hợp gồm tất cả các chất trên.

Câu 9: Hỗn hợp M gồm anken X và hai amin no, đơn chức, mạch hở Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 21 lít O2 sinh ra 11,2 lít CO2 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Công thức của Y là :

A. CH3NH2. B. CH3CH2CH2NH2. C. C2H5NH2. D. CH3CH2NHCH3.

Câu 10: Cho 6,16 lit khí NH3 và V ml dd H3PO4 0,1M phản ứng hết với nhau thu được dd X. X phản ứng được với tối đa 300 ml dd NaOH 1M. Khối lượng muối khan có trong X bằng :

A. 147 ,0 g B. 14,9 g C. 13,235 g. D. 14,475 g

Câu 11: Bình kín có V=0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2 ở t0C khi đạt tới cân bằng có 0,2 mol NH3tạo thành . Để hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 90% cần phải thêm vào bao nhiêu mol N2 ?

A. 25 B. 5 C. 57,25 D. 26,25



Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau đây:

(1) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4 (2) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH

(3) Chiếu sáng hỗn hợp khí metan và clo (4) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

(5) Đun etanol với H2SO4 đặc ở 1400C (6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (với xúc tác Ni)

(7) Cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH (8) Cho anilin tác dụng với dung dịch brom

(9) Cho metyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3 (10) Cho glixerol tác dụng với Na



Những thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là :

A. (1), (3), (6), (8), (10) B. (1), (3), (8), (9), (10) C. (1), (3), (4), (8), (10) D. (1), (3), (5), (8), (10).

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3: 4. Thể tích O2 cần dung để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2thu được ( ở cùng điều kiện ). Mặt khác cho 27,6 gam X tác dụng với Na (dư) thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 10,08 B. 5,152 C. 10,304 D. 6,72.

Câu 14: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4], NaOH dư, Na2CO3, NaClO, Na2SiO3 ,CaOCl2, Ca(HCO3)2, CaCl2. Số phản ứng hoá học đã xẩy ra là:

A. 7 B. 6 C. 5 D. 8

Câu 15: Cho 8,0 gam một ankan X phản ứng hết với clo chiếu sáng sinh ra 2 chất hữu cơ Y và Z ( dhơiY/H2 < dhơiZ/H2 < 43) . Sản phẩm của phản ứng cho đi qua dd AgNO3 dư thu được 86,1 gam kết tủa. Tỉ lệ mol Y : Z bằng :

A. 4 : 1 B. 1:4 C. 2:3 D. 3:2

Câu 16: Một hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ đơn chức có số mol bằng nhau gồm CH2O; H2CO2 ; C2H4O2 đều có phản ứng với dung dịch nước Br2. Cho 0,3 mol hỗn hợp A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m ?

A. 86,4 g B. 64,8 g C. 43,2 g D. 21,6 g

Câu 17: Hấp thụ hết 4,48 lít buta-1,3-đien (đktc) vào 250 ml dung dịch Br2 1M, ở đk thích hợp đến khi Br2 mất màu hoàn toàn thu hỗn hợp lỏng  X, trong đó khối lượng sản phẩm công 1,4 gấp 4 lần khối lượng sản phẩm cộng  1,2. Khối lượng sản phẩm cộng 1,2 trong X là:

A. 12,84 gam B. 16,05 gam C. 1,61 gam D. 6.42 gam

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

A. Giảm 7,38 gam. B. Tăng 2,70 gam. C. Giảm 7,74 gam. D. Tăng 7,92 gam.

Câu 19:Cho 20,80 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2, S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 91,30 gam kết tủa. Vlít khí NO2 và số mol HNO3 cần dùng để oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X lần lượt là :

A. 53,76 (lít) ; 3,0 (mol) B. 17,92(lít) ; 3,0 (mol)

C. 17,92(lít) ; 1,5 (mol) D. 53,76 (lít) ; 2,4 (mol)

Câu 20: Một chất hữu cơ mạch hở, không phân nhánh ( chỉ chứa C, H, O). Trong phân tử X chỉ chứa nhóm chức có nguyên tử H linh động, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Khi cho X tác dụng với Na thì số mol khí sinh ra bằng số mol X phản ứng. Biết X có khối lượng phân tử là 90 đvC. Số công thức cấu tạo phù hợp X là:

A.  7 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 21: Xét cân bằng trong bình kín có thể tích không đổi X (khí) 2Y (khí)

Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt cân bằng thì thấy

- Ở 350C trong bình có 0,730 mol X

- Ở 450C trong bình có 0,623 mol X

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Thêm Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

B. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.

D. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.

Câu 22: Cho sơ đồ sau :C2H6O X Y Z T CH4O.Với Y, Z, T đều có số nguyên tử cacbon 2. Hãy cho biết X có CTPT là :

A. C2H4O2 B. C2H4O C. C2H4 D. A,B,C đều đúng.

Câu 23: Một chén sứ có khối lượng m1 gam. Cho vào chén m2 gam một hợp chất X rồi nung chén trong không khí đến khối lượng không đổi. Để nguội chén và cân lại , thấy nặng m3 gam với m3 > m1 . Trong số các chất: NH4NO3 , NaNO3 , NH4Cl, Br2 , KHCO3 , Fe, Fe(OH)2 , FeS2 , số chất thoả mãn X là :

A. 3. B. 4 C. 5 D. 6

Câu 24: Có các phản ứng sau:

(1) poli(vinylclorua) +Cl2 (2) Cao su thiên nhiên + HCl

(3). Cao su BuNa – S + Br2 (4) poli(vinylaxetat) + H2O

(5) Amilozơ + H2O



Phản ứng giữ nguyên mạch polime là

A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2),(5) D. (1),(2),(3),(4),(5)

Câu 25: Cho m gam Fe tan hết trong 400 ml dung dịch FeCl3 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 68,92 gam chất rắn khan. Để hòa tan hết m gam Fe trên cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,2M và Fe(NO3)3 0,025M (sản phẩm khử N+5 là NO duy nhất) ?

A. 280 ml B. 400 ml. C. 200 ml D. 560 ml

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất X có công thức HOOC-(CH2)n-COOH, cho sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong thu được 30 gam kết tủa. Y là một rượu no đơn chức khi bị đun nóng với H2SO4 đặc thì tạo ra olefin. Đốt cháy hoàn toàn một este đa chức tạo bởi X và Y được tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O tương ứng là 176 : 63. Vậy n có giá trị bằng:

A. 2 B. 0 C. 1 D. 3

Câu 27: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6 (a); poli(ure-fomanđehit) (b); tơ nitron (c); teflon (d); poli(metyl metacrylat) (e); poli(phenol-fomanđehit) (f); capron (g). Dãy gồm các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :

A. (b), (c), (d). B. (c), (d), (e),(g). C. (a), (b), (f). D. (b), (d), (e).

Câu 28: Chọn phát biểu chính xác:

A. Khi điện phân dung dịch MgCl2 với điện cực trơ, có màng ngăn thì độ giảm khối lượng của dung dịch sau điện phân khác tổng khối lượng H2 và Cl2 thoát ra (bỏ qua độ tan của khí và sự bay hơi của nước).

B. Hai muối tác dụng được với nhau (trong dung dịch) thì sản phẩm luôn là 2 muối mới.

C. Kim loại có tính khử mạnh hơn luôn đẩy được kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.

D. Hai axit không thể tác dụng được với nhau

Câu 29: Este X tạo bới ancol no đơn hở và axit đơn hở không no chứa hai nối đôi trong gốc. Đốt cháy m gam X thu 15,232 lít khí CO2(đ.k.c) và 11,52 gam nước.Thể tích NaOH 0,1M cần xà phòng hoá hoàn toàn lượng X ở trên là:

A. 200 ml B. 250 ml C. 100ml D. 50 ml

Câu 30: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 91,2 gam kết tủa. Nếu cho toàn bộ lượng X ở trên vào bình đựng dung dịch brom trong CCl4 thì khối lượng brom đã phản ứng tối đa là:

A. 40 gam. B. 80 gam C. 96 gam. D. 64 gam.

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm vào 400 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch Y chứa 4 chất tan có nồng độ mol/l bằng nhau. Hai kim loại trong X là :

A. Li và Na. B. Li và Rb. C. Li và K. D. Na và K

Câu 32: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai α-aminoaxit cùng số mol, đều no mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl tác dụng với dd chứa 0,44 mol HCl được dd Y. Y td vừa hết với dd chứa 0,84 mol KOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ sản phẩm cháy bằng dd KOH dư thấy khối lượng bình tăng 65,6 g. CTCT 2 chất trong X là :

A. H2NCH2COOH và H2NCH(CH3)COOH B. H2NCH(C2H5)COOH và H2NCH2CH2 COOH

C. H2NCH(C2H5)COOH và H2NCH(CH3)COOH D. H2NCH2COOH và H2NCH(C2H5)COOH.

Câu 33: Nung hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 54 gam Fe(NO3)2 trong bình kín, chân không. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho X phản ứng hết với nước, thu được 2 lít dung dịch Y. pH của dung dịch Y là :

A. 1,3. B. 1. C. 0,664. D. 0,523

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một amino axit có dạng NH2-[CH2]n-COOH cần x mol O2, sau phản ứng thu được y mol CO2 và z mol H2O, biết 2x = y + z. Công thức của amino axit là

A. NH2-[CH2]4-COOH B. NH2-CH2-COOH C. NH2-[CH2]2-COOH D. NH2-[CH2]3-COOH

Câu 35: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,05 mol C2H2; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 700 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Tổng khối lượng chất tan trong Z là:

A. 38,2 B. 45,6 C. 40,2 D. 35,8

Câu 36: Cho cân bằng sau: Cr2 + H2O  2Cr + 2H+

Thêm axit HCl đặc, dư vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển thành.

A. màu da cam B. màu vàng C. màu xanh D. không màu.

Câu 37: Phòng thì nghiệm bị ô nhiễm lượng nhỏ khí Cl2. Phương pháp tốt nhất để lọai bỏ khí độc hại này là:

A. Để hở lọ đựng dung dịch NH3 đặc B. Phun dung dịch KBr

C. Phun dung dịch NaOH D. Phun dung dịch Ca(OH)2.

Câu 38: Cho các phản ứng sau :

(1) F2 + H2O (6) Điện phân dung dịch CuCl 2

(2) Ag + O3  (7) Nhiệt phân KClO3

(3) KI + H2O + O3 (8) Điện phân dung dịch AgNO3

(4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 (9) Nhiệt phân H2O2

(5) Điện phân dung dịch H2SO4



Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2

A. 5. B. 7 C. 6. D. 8

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS, MgCl2 trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là

A. 3 B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Cu, Ag vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được kết tủa Y. Đem Y tác dụng với dung dịch NH3 (dư), đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa Z. Số hiđroxit có trong Y và Z lần lượt là :

A. 7; 4. B. 3; 2. C. 5; 2. D. 4; 2.

Câu 41: Có bao nhiêu nhận xét sau đây là chung cho cả glucozơ và fructozơ

(1) Có phản ứng thuỷ phân

(2) Dung dịch mỗi chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

(3) Có nhóm –OH và nhóm –CHO trong phân tử

(4) Có phản ứng tráng gương

(5) Hiđro hóa (t0, xt Ni) không thu được sobitol

(6) Có nhiều trong mật ong

(7) Tác dụng với metanol khi có mặt axit HCl làm xúc tác



A. 7 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 42: Có các thí nghiệm:

(1) Nhỏ dd NaOH dư vào dd hỗn hợp {KHCO3 và CaCl2}.

(2) Đun nóng nước cứng toàn phần.

(3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.

(4) Nhỏ dd Ba(OH)2 dư vào dd KAl(SO4)2.12H2O.

(5) Cho dd Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.

(6) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl2.

(7) Cho CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH.

(8) Cho AlCl3 đến dư vào dung dịch K[Al(OH)4]

Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?



A. 6 B. 5 C. 4 D. 7.

Câu 43: Cho các chất: NH4Cl (1), Na2CO3 (2), NaF(3), H2CO3 (4), KNO3 (5), HClO(6), KClO(7). Trong các chất trên, số chất mà phân tử vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị là :

Каталог: file -> downloadfile2 -> 200
200 -> Môn: Hoá học Đề chính thức Thời gian
downloadfile2 -> Luận Văn “Thiết kế xưởng sản xuất supe phốt phát đơn ”
downloadfile2 -> Đề tài Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919-1945
downloadfile2 -> Đề tài: Chính Sách ngoại Giao giai đoạn 1954-1964 Chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1954 1964 Mở bài
downloadfile2 -> HỌc thuyết pháp trị KẾt cấu bài làm chính I. Hoàn cảnh ra đời. II. Nội dung chính
200 -> Lớp Bồi Dưỡng Kiến Thức Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng oxi và LƯu huỳnh bài 1
downloadfile2 -> Một số câu nói hay và những câu khuyên dăn trên đời
downloadfile2 -> Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?
downloadfile2 -> BÀi tiểu luận phân tích môi trưỜng bên ngoài công ty

tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương