BỘ ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Số nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s2 là A



tải về 2.07 Mb.
trang12/25
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích2.07 Mb.
#2202
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25

A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 5,60

C
+ H2

to, xt


âu 19:
X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O có 32,43% C (về khối lượng), phân tử khối của X bằng 74. Cho sơ đồ phản ứng:

X Y
Công thức phân tử của Y là

A. C2H2O3 B. C2H4O3 C. C2H6O3 D. C2H4O2

Câu 20: Ngâm một thanh sắt trong dung dịch Fe2(SO4)3 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 5,6 gam so với dung dịch Fe2(SO4)3 ban đầu. Số mol KMnO4 trong H2SO4 loãng, dư phản ứng hết với dung dịch Y là

A. 0,04. B. 0,05. C. 0,06. D. 0,07.

Câu 21: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia Y làm 2 phần:

- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH đến dư thu được 0,672 lít H2 (đktc) và chất rắn Z. Hòa tan chất rắn Z trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc)

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 29,04 gam. B. 43,56 gam. C. 53,52 gam. D. 13,38 gam.

Câu 22: X là một dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C7H9NO2. Cho 13,9 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 14,4 gam muối khan Y. Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được chất hữu cơ Z. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Z là

A. 161,5. B. 143,5. C. 144. D.122.

Câu 23: Cho 124,0 gam canxi photphat tác dụng với 98,0 gam dung dịch axit sunfuric 64,0%. Làm bay hơi dung dịch thu được đến cạn khô được m gam một hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 186,72. B. 188,72. C. 180,72. D. 190,68.

Câu 24: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catot thu 1,28 gam kim loại và anot thu 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng

A. 12. B. 1. C. 13. D. 2.

Câu 25: Hiđro hóa etylbenzen thu được xicloankan X. Khi cho X tác dụng với clo (có chiếu sáng) thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo ?

A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.

Câu 26: Cho a gam Si tác dụng với dung dịch KOH (dư) thu được 8,96 lít khí (ở đktc). Giá trị của a là

A. 4,2. B. 5,6. C. 7,0. D. 8,4.

Câu 27: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X, Y mạch hở có cùng chức hoá học. Khi đốt cháy hoàn toàn 21,8 gam hỗn hợp E thu được 24,64 lít CO2 (ở đktc) và 19,8 gam H2O. Mặt khác, cho 21,8 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 12 gam ancol đơn chức và m gam hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Giá trị của m là

A. 17,8. B. 18,8. C. 15,8. D. 21,8.

Câu 28: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu ?

A. 1,588 lần. B. 1,788 lần. C. 1,688 lần. D. 1,488 lần.

Câu 29: Cho các nhận xét sau:

(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(2) Tơ nilon-6,6 , tơ capron, tơ enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(3) Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.

(4) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) tạo thành m-đinitrobenzen.

(5) Anilin phản ứng với nước brom tạo thành p-bromanilin.

Số nhận xét đúng là:

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 30: X là hỗn hợp hai anđehit đơn chức mạch hở. 0,04 mol X có khối lượng 1,98 gam tham gia phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. m gam X kết hợp vừa đủ với 0,35 gam H2. Giá trị của m là .

A.8,66 gam B. 5,94 gam. C. 6,93 gam. D. 4,95 gam.

Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng: Ca(OH)2 + H3PO4 (dư)  X + H2O.

X là


A. Ca3(PO4)2. B. CaHPO4 C. Ca(H2PO4)2 D. Ca3(PO4)2 và CaHPO4.

Câu 32: Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Cho 11,2 lít hỗn hợp X làm mất màu vừa hết 500 ml dung dịch Br2 0,4M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp X thu được 13,44 lít CO2 (thể tích các khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X, Y là

A. C2H6 và C3H6. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C4H8. D. C3H8 và C3H6.

Câu 33: Khi cho hỗn hợp Al và K vào nước thấy hỗn hợp tan hết, chứng tỏ

A. nước dư. B. Al tan hoàn toàn trong nước.

C. nước dư và nAl > nK. D. nước dư và nK  nAl.

Câu 34: Cho 9,2 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na (dư) sinh ra 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này bằng CuO nung nóng, sản phẩm thu được cho phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam Ag. Khối lượng của ancol có khối lượng mol nhỏ hơn là

A. 3,2 gam. B. 4,6 gam. C. 6 gam. D. 3 gam.

Câu 35: X có công thức nguyên là (CH)n. Khi đốt cháy 1 mol X được không quá 5 mol CO2. Biết X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 36: Cho dung dịch các chất sau: Br2, NaOH, NaHCO3, CH3COOH. Số dung dịch phản ứng với được với phenol là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 37: Oxit Y của một nguyên tố X ứng với hóa trị II có thành phần phần trăm theo khối lượng của X là 42,86%. Có các phát biểu sau:

(I). Y là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, là khí rất độc.

(II). Y là oxit axit.

(III). Ở nhiệt độ cao, Y có thể khử được nhiều oxit kim loại.

(IV). Y có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa X nung đỏ và hơi nước.

(V). Từ axit fomic có thể điều chế được Y.

(VI). Từ Y, bằng một phản ứng trực tiếp với metanol (xt, to), có thể điều chế được axit axetic.

Số phát biểu đúng là



A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.

Câu 38: Khi cho 7,15 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,60 lít khí (ở đktc). Khối lượng muối clorua thu được khi cho 7,15 gam hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với khí clo là

A. 26,80 gam. B. 24,90 gam. C. 16,03 gam. D. 25,12 gam.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Điều chế khí HBr bằng cách cho NaBr (rắn) tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc, đun nóng.

B. Điều chế khí HF bằng cách cho CaF2 (rắn) tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc, đun nóng.

C. Cho khí clo tác dụng với sữa vôi ở 30OC thu được clorua vôi.

D. Flo có tính oxi hoá rất mạnh, oxi hoá mãnh liệt nước.

Câu 40: Đốt cháy a mol một axit cacboxylic X thu được b mol CO2 và c mol H2O (biết a = b - c). Khi cho a mol chất X tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được 2a mol khí. X thuộc dãy đồng đẳng của axit

A. no, đơn chức. B. no, hai chức

C. có 1 nối đôi, đơn chức D. có 1 nối đôi, hai chức.

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp X gồm có anđehit acrylic và một anđehit no đơn chức Y cần 2,296 lít oxi (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 8,50 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của Y là

A. CH3-CH=O. B. H-CH=O C. C2H5CH=O D. C3H7-CH=O.

Câu 42: Khi dùng khí CO để khử Fe2O3 thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra (ở đktc). Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với NaOH dư (không có mặt không khí) thu được 45 gam kết tủa trắng xanh. Thể tích khí CO (ở đktc) cần dùng là

A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 10,08 lít. D. 13,44 lít.

Câu 43: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 3 axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste được tạo thành chứa đồng thời cả 3 gốc axit trên có thể là

A. 2. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 44: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của sắt và crom ?

A. Sắt và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

B. Sắt và crom đều phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao theo cùng tỉ lệ về số mol.

C. Sắt là kim loại có tính khử yếu hơn crom .

D. Sắt và crom đều tan trong dung dịch loãng khi đun nóng của axit HCl và H2SO4 tạo muối sắt(II) và muối crom(II) khi không có không khí.

Câu 45: Hợp chất A1 có công thức phân tử C3H6O2 thỏa mãn sơ đồ:

Công thức cấu tạo của A1



A. HCOO–CH2–CH3 B. CH3–OCO–CH3. C. CH3–CH2–COOH D. HO–CH2–CH2–CHO.

Câu 46: Hai dung dịch CH3COONa và NaOH có cùng pH, nồng độ mol/l của các dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là

A. x = y. B. x < y. C. x > y. D. x = 0,1y.

Câu 47: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử chung là CxHyO2 (x  2), biết chất X là hợp chất no, mạch hở. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. y = 2x + 2; X là ancol no hai chức B. y = 2x - 4; X là anđehit no hai chức.

C. y = 2x - 2; X là anđehit no hai chức D. y = 2x; X là axit hoặc este no đơn chức.

Câu 48: Cho a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br2 . Đốt a mol X được b mol H2O và V lít CO2. Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là

A. V = 22,4.(4a - b). B. V = 22,4.(b + 5a). C. V = 22,4.(b + 6a). D. V = 22,4.(b + 7a).

Câu 49: Cho 45,0 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5,0 gam kim loại không tan (cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa-khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe; H+/H2; Fe3+/Fe2+ ).

Giá trị của V là



A. 1,4 lít B. 0,4 lít C. 0,6 lít D. 1,2 lít

Câu 50: Cho các chất sau: C2H5NH2, C6H5NH2, NH3, C2H5NH3Cl, C6H5NH3Cl, NH4Cl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là

A. 3. B.2. C. 4 D. 1.

BỘ ĐỀ SỐ 15

Câu 1. Trộn a (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,025M vào 100 ml dung dịch gồm HNO3 và HCl (có pH = 1) thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của a là

A. 250. B. 300. C. 100. D. 150.

Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4 và Fe2(SO4)3. B. MgSO4 và FeSO4.

C. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. D. MgSO4.

Câu 3. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có xảy ra phản ứng là

A. 5. B. 6. C. 3. D. 7.

Câu 4. Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH (tỉ lệ mol 1:2), hỗn hợp Y gồm CH3OH, C2H5OH (tỉ lệ mol 2:3). Cho 6,64 gam hỗn hợp X tác dụng với 4,04 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc và đun nóng) thu được m gam este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 70%). Giá trị của m là

A. 5,472 gam B. 6,216 gam C. 8,88 gam D. 7,476 gam

Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho khí CO qua ống sứ chứa bột Al2O3, nung nóng. (2) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.

(3) Nung nóng AgNO3. (4) Điện phân NaOH nóng chảy.

(5) Điện phân dung dịch CuCl2. (6) Điện phân KCl nóng chảy.



Số thí nghiệm có ion kim loại bị khử là:

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 6. Cho các chất phenylaxetilen (1), vinyl clorua (2), axeton (3), axetanđehit (4), benzanđehit (5). Những chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

A. (1), (4), (5) B. (3), (4), (5) C. (4), (5) D. (2), (3), (4), (5)

Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí nhiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

A. 448,0. B. 358,4. C. 224,0. D. 286,7.

Câu 8. Cho 7,52 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được 50,4 gam chất rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch HCl (dư), thấy còn lại m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

A. 34,44 gam B. 38,82 gam C. 56,04 gam D. 21,60 gam

Câu 9. Cho isopentan tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa x dẫn xuất monoclo. Khi isopren tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa y dẫn xuất đibrom. Đun sôi một dẫn xuất halogen bậc hai, mạch nhánh có CTPT là C5H11Cl với kali hiđroxit và etanol thu được tối đa z sản phẩm hữu cơ. Đặt T = x + y + z. Giá trị của T là

A. 10 B. 8 C. 11 D. 9

Câu 10. Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số mg KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Để trung hòa 14 gam chất béo có chỉ số axit bằng 6 thì thể tích dung dịch KOH 0,1M cần dùng là

A. 5 ml. B. 10 ml. C. 15 ml. D. 6 ml.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren có xúc tác Na được cao su buna-S.

B. Tơ visco là tơ tổng hợp.

C. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hexametylenđiamin với axit ađipic.

D. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).

Câu 12. Cho hỗn hợp G gồm 0,2 mol axetilen và 0,35 mol H2 vào bình kín có xúc tác Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 4 khí. Cho Y lội qua dung dịch brom dư thấy có 4,48 lít khí K (đktc) bay ra. Tỉ khối của K đối với H2 là 4,5. Độ tăng khối lượng của bình brom là

A. 2,05 gam. B. 5,0 gam. C. 5,2 gam. D. 4,1 gam.

Câu 13. Hỗn hợp X gồm ba amin có khối lượng mol phân tử tăng dần với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10:5. Cho 20 gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của ba amin trên lần lượt là:

A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2. B. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2

C. C4H9NH2, C5H11NH2, C6H13NH2 D. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2

Câu 14. Chất khí sinh ra khi nhiệt phân muối amoni nitrat là

A. NO. B. N2O C. NO2. D. N2.

Câu 15. Có các nhận xét sau:

- Chất béo thuộc loại chất este.

- Tơ nilon - 6,6; tơ nitron; tơ enang đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

- Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.

- Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.

- Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p-bromanilin.

Số nhận xét đúng là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 16. Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, HCl, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

A. 6 B. 8 C. 5 D. 4

Câu 17. Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) CuO và Zn (1:1);

(c) Zn và Cu (1:1); (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1);

(e) FeCl2 và Cu (2:1); (g) Fe2O3 và Cu (1:2).



Số cặp chất tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 18. Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là

A. C2H5OH và CH3OH. B. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH.

C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.

Câu 19. Trong các chất: propen (I); 2-metylbut-2-en (II); 3,4-đimetylhex-3-en (III); 3-cloprop-1-en (IV); 1,2-đicloeten (V), chất có đồng phân hình học là

A. I, V B. II, IV C. III, V D. I, II, III, IV

Câu 20. Axit picric (2,4,6-trinitrophenol) được điều chế bằng cách cho phenol phản ứng với dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc). Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng dung dịch HNO3 72,7% tối thiểu cần dùng để điều chế 57,25 gam axit picric là

A. 47,25 gam B. 65 gam C. 15,75 gam D. 36,75 gam

Câu 21. Hòa tan 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào ½ dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 28,7. B. 34,1. C. 68,2. D. 57,4

Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa ½ dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 18,46 gam. B. 13,70 gam. C. 14,62 gam. D. 9,23 gam.

Câu 23. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,75m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là

A. 28,48 và 2,24. B. 17,8 và 4,48 C. 17,8 và 2,24. D. 10,8 và 4,48.

Câu 24. Cho 0,05 mol một chất hữu cơ X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH (đun nóng) thu được 10,8 gam Ag. Hiđro hóa X thu được Y. Khi cho 0,1 mol Y phản ứng với Na dư giải phóng 2,24 lit H2 (đktc) . Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COCH2CH=O B. CH3CH=O C. HCH=O D. O=HC-CH=O

Câu 25. Cho sơ đồ chuyển hóa: Toluen .

Hai chất Y và Z lần lượt là:



A. p-BrC6H4CH2Br và p-HOC6H4CH2OH. B. p-BrC6H4CH2Br và p-NaOC6H4CH2ONa.

C. m-BrC6H4CH2Br và m-NaOC6H4CH2OH. D. p-BrC6H4CH2Br và p-NaOC6H4CH2OH.

Câu 26. Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Chia 32,6 gam hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Xà phòng hoá hoàn toàn phần I bằng một lượng vừa đủ 125 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được 1 ancol và 2 muối. Cho phần II tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Khối lượng và công thức của các este X,Y có trong hỗn hợp A lần lượt là:

A. 24 gam HCOOCH3 và 8,6 gam C2H5COOCH3. B. 12 gam HCOOCH3 và 20,6 gam CH3COOCH3.

C. 12 gam HCOOCH3 và 20,6 gam C2H3COOCH3. D. 24 gam HCOOCH3 và 8,6 gam C2H3COOCH3.

Каталог: file -> downloadfile2 -> 200
200 -> Môn: Hoá học Đề chính thức Thời gian
downloadfile2 -> Luận Văn “Thiết kế xưởng sản xuất supe phốt phát đơn ”
downloadfile2 -> Đề tài Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919-1945
downloadfile2 -> Đề tài: Chính Sách ngoại Giao giai đoạn 1954-1964 Chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1954 1964 Mở bài
downloadfile2 -> HỌc thuyết pháp trị KẾt cấu bài làm chính I. Hoàn cảnh ra đời. II. Nội dung chính
200 -> Lớp Bồi Dưỡng Kiến Thức Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng oxi và LƯu huỳnh bài 1
downloadfile2 -> Một số câu nói hay và những câu khuyên dăn trên đời
downloadfile2 -> Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?
downloadfile2 -> BÀi tiểu luận phân tích môi trưỜng bên ngoài công ty

tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương