An Mai Đỗ O. Cist



tải về 0.63 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích0.63 Mb.
#35092
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

13.2.Thánh Têrêsa HĐGS


Có thể nói, môi trường gia đình giúp hình thành nhân cách nơi thánh Têrêsa. Thật vậy, được sống trong một gia đình truyền thống đạo giáo, bé Têrêsa lớn lên trong sự giáo dục và che chở của cha mẹ. Đến khi mẹ qua đời, bé lại dồn hết tình thương vào người cha. Chính hình ảnh người cha này sẽ mang đậm nét nơi ký ức của Têrêsa trong những năm sống tại dòng Kín sau này.

Với những lợi thế về hoàn cảnh gia đình và tình thương của cha mẹ có thể là cơ hội giúp một nhân cách hình thành lành mạnh; trái lại, đôi khi nó lại là một cản trở cho trường hợp của Têrêsa. Thật thế, nhờ sự bao bọc và yêu thương của gia đình giúp chủ thể sống triển nở thì bé Têrêsa đã bám chặt vào đó như một người lệ thuộc. Điều này được minh chứng qua việc bé chỉ ngủ sau khi nghe từng người khen rằng hôm nay Têrêsa ngoan. Hay một dịp khác, bé cảm thấy khó chịu khi mẹ cho mình mặc một bộ đồ không thích, bé tự nhủ: phải chi mặc được cái đầm dễ thương kia thì được nhiều người khen đẹp. Qua đó cho thấy chị vốn là một người lệ thuộc, sống dựa vào lời khen tiếng chê của người đời. Và với tư chất hướng ngoại và cảm giác, chị thích làm một diễn viên hay một nhà viết kịch. Điều này đã được các chị trong dòng Kín cổ võ như một đam mê giúp chị nên thánh. Tất nhiên, khi vào dòng, chị đã phải chiến đấu rất nhiều với những khuynh hướng lệ thuộc của bản thân bằng cách đặt ra một động lực thiêng liêng cho mỗi hành động của mình. Đúng thế, việc người khác nhờ chị cầu nguyện thay vì khoe khoang vì thành công của mình, chị đã cầu nguyện với ý thức vì lợi ích cho các linh hồn.

Chúng ta biết rằng người lệ thuộc hay mua chuộc sự chú ý người khác qua việc tốt họ làm thì chị khi vào dòng chỉ khát khao ví mình như cát dưới chân mọi người hoặc là một cách hoa mọc trong khe đá chỉ mình Chúa thấy mà thôi ! Qua đó, chúng ta thấy bước tiến của chị thánh khi biết những giới hạn của mình và khắc phục nó một cách ngoạn mục. Có thể nói, đó là những thành công nhỏ góp phần trong việc tiến triển đời sống tâm linh. Trong khi một người lệ thuộc chỉ dừng lại với dáng vẻ bên ngoài và lấy việc làm giúp đỡ người khác mà lắp đầy sự trống rỗng nội tâm, chị đã nhận ra điểm yếu của mình mà hướng tất cả về siêu nhiên.

Chúng ta ghi nhận một bước tiến khác nơi chị thánh. Do khuynh hướng thích cảm giác, chị ấp ủ tình thương của người cha nhân loại. Nhưng khi bước chân vào dòng, chị đã từ bỏ tất cả. Đó là một hy sinh của chị, đồng thời, nó cũng còn bị dồn nén cách nào đó tự bên trong. Phải 6 năm sau, chị mới thực sự được giải thoát. Thật vậy, nếu nhắm đến Thiên Chúa là Cha nhân hậu là ánh sáng duy nhất trong đời sống nội tâm thì mọi chiều kích khác là bóng tối của linh hồn. Suy nghĩ này đã làm cho chị đau lòng khi ôm ấp ký ức về một người cha nhân loại. Cho đến khi khám phá ra linh đạo Con đường thơ ấu thiêng liêng, chị mới được giải thoát thực sự. Thật thế, thay vì loại bỏ tình nhân loại cha-con, chị đã thăng hoa bằng tình Phụ-tử trên Trời. Thay vì lệ thuộc tiếng khen người đời, chị hoàn toàn lệ thuộc vào tình yêu Cha, nghĩa là sống phó thác con thơ. Như thế, sự lệ thuộc tình cảm vào người cha nhân loại đã giúp chị cảm nghiệm sâu xa vào tình yêu Thiên Chúa là Cha. Chính trong sự lệ thuộc tưởng chừng như kéo ghì con người xa đời sống nội tâm thì chị thánh đã làm nên một việc đích đáng là khai mở một linh đạo thiết thực, Con đường thơ ấu thiêng liêng.

Qua những phân tích sơ bộ theo nhãn quan tâm lý học, chúng ta có thể rút ra một kết luận: mọi mẫu người với những ưu thế và những hạn chế đều có thểnên hoàn thiện tùy mức độ đương sự cộng tác với ơn Chúa. Như thế, nét đẹp nhân cách nơi chị thánh là tùy thuộc vào tình yêu Thiên Chúa là Cha. Thiết tưởng, đó cũng là phương thế thích hợp giúp người lệ thuộc sống tinh thần phó thác vào tình yêu Thiên Chúa là Cha.

KẾT LUẬN


Nhân cách mỗi thời có một mô phạm điển hình nào đó, vì nó phụ thuộc phần lớn vào môi trường. Điều này giả thiết tính độc đáo của mỗi nhân vị và tất nhiên, không loại bỏ ý chí và tự do của cá nhân. Đời tu cũng thế, mỗi thời mỗi thách đố luôn đặt ra những đòi hỏi buộc các tu sĩ phải đối diện. Với 3 thách đố lớn: danh, lợi thú, 3 cái lăng nhăng nó quấy ta, đã được các tu sĩ điều hướng khi sống trọn vẹn 3 lời khấn: vâng lời, khó nghèo khiết tịnh. Nếu các tu sĩ quyết tâm sống triệt để 3 lời khấn này thì 3 thách đố kia bị giảm trừ trong đời sống cộng đoàn.

Ngày nay, khi tâm lý học đã khám phá ra những chiều sâu của vô thức con người, xem ra, những gì trước kia là thánh thiện, đạo đức cũng chịu sự phán xét của những động lực vô thức đôi khi làm đánh mất sự tinh ròng trong đời sống tâm linh. Chưa hết, những cơ chế tự vệ đã đánh mất sự quân bình trong đời sống, mặc dù nhân danh sự thánh thiện nào đó. Đôi khi, đời sống thánh hiến trong một cộng đoàn, các tu sĩ sống đối phó, nếu không muốn nói là giả dối. Điều này làm vương hại đến cái tôi và kéo theo sự trì trệ của hành trình tâm linh. Vì thế, cầu nguyện trở thành phương thế hữu hiệu giúp các tu sĩ được chữa lành và giải thoát.

Sống trong một cộng đoàn, điều khó khăn lớn nhất là sự hòa nhập với mọi người mà không mất đi tính độc đáo, duy nhất và không thể thay thế của mỗi nhân vị. Đôi lúc, trong hành trình tâm linh, mỗi tu sĩ phải chấp nhận trạng thái một mình trong tương giao với chính Chúa. Điều này thuộc kinh nghiệm cá nhân mà sau mỗi cuộc chinh phục tâm linh, mỗi tu sĩ không ngừng làm trổ sinh hoa trái trong đời sống thực tế của mỗi người. Trong tập sách này chỉ đề cập đến hoa trái thấy được của tình huynh đệ, còn kinh nghiệm sống một mình với Chúa thuộc chiều kích cá nhân.

Nhân cách tôn giáo cũng thế, nhân cách đời tu cũng vậy, luôn đề cao thái độ sống ý thức dưới sự hiện diện của Thiên Chúa. Có thế, các tu sĩ sống tinh thần chiêm niệm ngay trong chính từng khoảnh khắc của cuộc sống hiện tại. Mà động lực cao cả nhất thúc đẩy các tu sĩ sống đời tu cách tích cực là cảm nghiệm tình yêu của Chúa Kitô. Tình yêu ấy được diễn tả sâu sắc trong mầu nhiệm tự hủy. Không dừng lại ở động lực này, Chúa còn trở thành mô phạm cho mọi nhân cách đời tu. Chắc hẳn, tu sĩ không thể nào rập khuôn cứng nhắc trong việc bắt chước Người, mà phải biết thích ứng trong hoàn cảnh cụ thể với một năng lực riêng biệt của bản thân nhằm xây dựng nhân cách đời tu.

Để kết thúc, xin gởi đến bạn độc một câu chuyện trong truyền thống tâm linh của nhân loại.

Có một bậc tu hành đắc đạo, mỗi ngày dành nhiều giờ để ngồi thiền. “Hữu xạ tự nhiên hương”, hương thơm thánh thiện của ngài đã được nhiều người chứng kiến và thán phục, có kẻ muốn theo ngài tầm sư học đạo. Tuy nhiên, do việc ngồi thiền lâu giờ, có chú chuột cứ đến cắn phá và xé tan chiếc áo nhà tu. Để xử lý tình huống này, mọi người đã tặng thầy một con mèo để bắt chuột và như thế, ngài sẽ tiếp tục an tâm sống đời chiêm niệm, trong những công án thiền giải thoát. Thế rồi, khi có con mèo, lại không có sữa để nuôi nó, buộc lòng mọi người lại hiến dâng một con bò cho sữa hầu nuôi con mèo. Đến lượt con bò, cũng phải cần cỏ để làm thức ăn và giúp nó tạo sữa. Thế là, nhà sư quyết định cưới luôn một cô vợ để trồng cỏ cho bò ăn và chăm luôn cả con mèo bắt chuột. Thời gian sau, những người ái mộ khi xưa cũng đến, họ ngỡ ngàng vì sự việc xảy ra, con chuột cũng chẳng còn mà chiếc áo thầy tu, thầy cũng không khoác nữa. Bù lại, ngài đã có một cô vợ xinh đẹp, hằng ngày hầu hạ mình.

Có thể nói, đó là một hình thức nhân cách đời tu bị tục hóa và đánh mất. Phong cách ngồi thiền lâu giờ là một trạng thái hiện hữu của nhà tu hành. Con chuột là đại diện những mánh lới của thế gian. Chú mèo, con bò…là những cách đối phó trong từng thách đố của cuộc sống. Cuối cùng, nhà tu hành đánh mất chính ơn gọi và nhân cách làm nên cuộc đời mình. Có thể vì bám vào việc bảo vệ chiếc áo dòng bên ngoài mà trở nên xa lạ với con người nội tâm. Vì không con khả năng kết nối với tiếng nói bên trong là Chúa Thánh Thần mà bạn có thể đánh mất chính sứ mạng chính Thiên Chúa trao cho bạn ở trần gian.

Nhân cách đời tu vẫn còn đó những thách đố mà các tu sĩ phải thực sự tỉnh táo trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến chính ơn gọi đời đời của mình. Ơn gọi mà Thiên Chúa đã đặt để trong lòng cùng với những tài năng, cơ hội khác nhau, giúp mỗi người sống sung mãn, tích cực, độc nhất, khác biệt và không thể thay thế. Mỗi chúng ta có một chỗ đứng nhất định trong lòng Giáo hội, cũng như có một chỗ duy nhất trong trái tim Chúa. Chính khi cảm nghiệm tình Chúa yêu thương mà mỗi người muốn dấn thân triệt để nhằm xây dựng bản thân thành toàn cùng hòa điệu với vũ trụ, hòa đồng với mọi người và hòa hiệp với Thiên Chúa.



Xét cho cùng, nhân cách đời tu là thái độ sống của mỗi tu sĩ muốn họa lại hình ảnh của Thiên Chúa trong tâm hồn. Cụ thể hơn, mỗi tu sĩ khát khao sống đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Nói cách khác, nhân cách đời tu là tình trạng mà mỗi tu sĩ phải đảm nhận và làm cho triển nở đạt đến tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.


1 Các nhà chuyên môn nhìn nhận Freud là ông tổ của khoa Phân Tâm Học.

2 X. Jean Comby, Để đọc lịch sử Giáo hội, cuốn 1, tr.241-244.

3 Benedicto XVI, Caritas in Veritate, số 78.

4 x. Đại tự điển, Chủ nghĩa khoái lạc, http://daitudien.net/triet-hoc/triet-hoc-ve-chu-nghia-khoai-lac.html.

5 x. Nguyễn Trọng Viễn, Triết học nhập môn, (TP.HCM: Học viện Đa Minh, 1995), tr. 53.

6 Chúng ta vẫn nghe có những người của nhà nước đưa vào theo dõi các dòng tu, những người này họ chu toàn tất cả những luật chung và nhà dòng chuẩn bị cho tuyên khấn. Đây là một trong những mặt trái của việc đánh giá theo tiêu chuẩn luật.

7 “Người ta không tìm thấy giá trị nội tại, giá trị tích cực, giá trị ‘hữu thể’, không cảm nhận được nét đẹp của hành vi luân lý mà chỉ ‘nhắm mắt’ dùng nỗ lực của ý chí để thực hiện một khuôn khổ đã có sẵn, ráng gồng lên để chu toàn giới luật như một tiêu chuẩn bên ngoài chứ không tìm thấy niềm vui tự chính bản thân mình”. Nguyễn Trọng Viễn, Sđd, tr.88.

8 Nguyễn Trọng viễn, Những căn bệnh trầm kha trong đời sống đức tin Công giáo tại Việt Nam, Nxb Phương Đông, tr.47.

9 John Bradshaw, Tìm lại đứa trẻ nơi chính mình – Hãy ra đi khám phá đứa trẻ nội tâm của bạn, tr 376. Trích lại Anselm Grun, Cái gì làm cho loài người bệnh hoạn và điều gì chữa lành họ, Desclée de Brouwer, tr 87.

10 X. http://tuhieuminh.blogspot.com/2013/04/sigmund-freud-thuyet-phan-tich-tam-ly_5687.html



11 Nói như thế, không có nghĩa là những người sống đam mê nuôi những loài thú vật lại là những người thiếu quân bình.

12 X. Adrian Van Kaam, Nhân cách tôn giáo, tr.8

13 Adrian Van Kaam, Sđd, tr.13.

14 Van Kaam còn nói mạnh hơn: “…kẻ vì bị xiềng xích của đời sống quá khứ, sẽ chẳng bao giờ đạt đến sự trưởng thành mặc dù có một tính yêu lớn lao đối với Chúa”. Adrian Van Kaam, Sđd, tr.126.

15 Nguyễn Trọng Viễn, Sđd, tr.88.

16 Tôi sẽ cố ý dồn nén ý thức về chúng; tôi sẽ từ chối cứu xét mọi khía cạnh của chính thực tại tôi. Vắn tắt, tôi sẽ có ý xử sự như tôi chẳng có tình cảm đó và đời sống của tôi sẽ trở nên không đích thực, giả tạo. Adrian Van Kaam, Sđd, tr.133.

17 Vì nếu hiểu hạn từ giai đoạn theo đúng nghĩa thì nó phải có khởi đầu và kết thúc dứt khoát một bước ngoặc nào đó, còn ở đây, một người sống nhân cách tôn giáo đều thủ đắc đồng thời 3 cách thể hiện này và được nhập thể trong hoàn cảnh cụ thể. Bởi đó, để tránh sự hàm hồ trong cách dùng thuật ngữ, chúng ta sẽ nhìn nhận đây là 3 cách thể hiện một nhân cách tôn giáo.

18 Một người cho dù chưa lãnh bí tích này vẫn có mầm giống bất diệt được thể hiện qua linh hồn bất tử nhưng chưa thuộc về “gia đình của Thiên Chúa”.

19 Ơn hiện sủng là ơn được Thiên Chúa ban trong từng hoàn cảnh cụ thể.

20 Toàn nhập nhân cách là sự phối hợp hài hòa các tài năng thể lý, cảm xúc, tri thức và tâm linh. (x. Philomena Agudo, Sđd, tr.87)

21 X. Tông huấn Vita Consecrata, số 31.

22 X. Ngô Văn Vững, Đời Thánh hiến theo Công đồng Vatican II, Nxb Tôn Giáo, tr.317.

23 X. Wikie Au và Norren Cannon, Sđd, tr.90-91.

24 X. Sđd, tr.150-151.

25 X. Sđd, tr.163.

26 X. Philomena Agudo, Sđd, tr.62-66.

27 Cái tôi lệ thuộc.

28 Trong cuốn Giáo dục, huấn luyện và đồng hành, A Cencini đã bàn đến những giai đoạn này khá tinh tế. Tuy nhiên, vị linh hướng này chưa nhấn mạnh đủ đến cơ chế dồn nén trong quá trình hình thành của vô thức. Xem tr.65-75.

29 Truyện kể rằng, ông Brown, là người đã sáng chế và cung cấp thuốc cho bệnh nhân cùi, đồng thời cũng là vị ân nhân của trại phong. Một hôm, ông đến thăm trại phong, vì muốn tỏ tình liên đới với họ, ông giơ tay và ra hiệu bắt tay một bà lão, nhưng bà liền rút tay lại. Người hướngdẫn đoàn khách cho biết luật trong trại không cho bệnh nhân bắt tay khách để tránh lây lan bệnh. Tuy nhiên, ông liền hỏi: “Luật cấm khôngcho bắt tay, chứ có cấm cho ôm hôn không ?” Mọi người đều im lặng và theo dõi từng cử động động của ông. Ông đã choàng tay ôm bà lão. Tức thì mọi người đều nhốn nháo chạy đến vây quanh ông, người bắt tay, kẻ hỏi thăm và họ xúc động vì nghĩa cử ấy.

30 X. Amedeo Cencini, Sđd, tr.47-52.

31 Đúng ra, phần này cần trình bày chi tiết hơn bằng cách mô tả chuỗi tâm lý của các tu sĩ. Tuy nhiên, việc mô tả không tránh sự phiến diện vì theo C.Jung có 8 mẫu người, như thế, phải có 8 chuỗi tâm lý khác nhau; ngoài ra, còn phải nhấn mạnh đến tính độc đáo của mỗi nhân vị. Đây không phải là điểm nhấn của người viết. Thế nên, để khái quát hơn và tránh những điều vừa nói, người viết chỉ nêu bật những nét khái quát như một gợi ý giúp bạn độc dễ nắm bắt vấn đề.

32 X. Tu luật cha thánh Biển Đức, chương 4, câu 42.

33 Chúng ta đừng ngạc nhiên đôi khi nhân đức và nhân cách đời tu được đồng hóa và trộn lẫn vào nhau. Vì xét cho cùng, cả hai đều được nhào nặn trong đời sống siêu nhiên. Nếu có sự khác biệt thì duy ở yếu tố nội tại và ngoại tại. Đúng thế, nhân đức là những gì bao gồm một động cơ siêu nhiên được thúc đẩy từ bên trong, còn nhân cách được hiểu là những hoa trái được thể hiện qua hành động cụ thể và đặc thù của chủ thể.


34 Tu luật Cha Thánh Biển Đức, Lời mở đầu.

35 Đây là tiền đề giúp chứng minh tính độc đáo của một nhân vị.

36 X. Thánh Bonaventura, Lộ trình tâm linh lên cùng Thiên Chúa, bản dịch của Norberto Nguyễn Văn Khanh, tr.40

37 Theo nhà tâm lý Maslow, nhu cầu thấp nhất trong Tháp Nhu Cầu mà ông đề ra là nhu cầu thể lý: ăn uống, sinh hoạt tình dục…Ở mức độ cao hơn là nhu cầu an toàn, an sinh xã hội…Sau đó, là nhu cầu muốn thuộc về một cộng đồng, giao lưu tình cảm…

38 Nếu cá nhân không ý thức đủ về căn tính của mình thì họ sẽ trở thành một người nô lệ, và như thế, không thể định hình nhân cách bản thân được. (x. Amedeo Cencini, Tâm tình Chúa Con, chuyển ngữ Nguyễn Ngọc Kính và Nguyễn Văn Khoan, Nxb Tôn Giáo, tr.214)

39 Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita Consecrata, số 47.

40 Đức Gioan Phaolô II, Sđd, số 42.

41 X. Philomena Agudo, Ta đã chọn con, Nxb Phương Đông, tr.103.

42 X. Sđd, tr.109.

43 Sđd, tr.113.

44 Wikie Au và Norren Cannon, Những thôi thúc trong tim, Nxb Phương Đông, tr.50.

45 X. Wikie Au và Norren Cannon, Sđd, tr.227.

46 Phần này được trình bày dựa theo tư tưởng của Philomena Agudo trong tác phẩm Ta đã chọn con.

47 X. Wikie Au và Norren Connon, Sđd, tr.57.

48 X. Wikie Au và Norren Cannon, Sđd, tr.99-100.

49 Mầu nhiệm xác loài người ngày sau sống lại.

50 Anselm Grun, Cuộc khủng hoảng giữa đời người, tr.15.

51 X. ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Những người lữ hành trên đường hy vọng, tr.399.

52 X. Wikie Au và Norren Cannon, Sđd, tr.25.

53 Đức Gioan Phaolô II, Sđd, số 46.

54 Đây là một câu trích trong Kinh Hòa Bình được gán cho sáng tác của thánh nhân. Theo các nhà chuyên môn kinh này không do ngài trước tác mà do một tác giả cùng thời đã sống theo tinh thần của thánh nhân. Tuy nhiên, chúng ta tạm chấp nhận thực tế này vì lòng đạo đức của các tín hữu…

55 Tông thư của Đức Phanxicô gởi tất cả những người sống đời thánh hiến nhân dịp cử hành Năm về Đời sống Thánh hiến.

56 Gioan Phaolô II, Tông huấn Đời sống thánh hiến, số 109.



tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương