An Mai Đỗ O. Cist



tải về 0.63 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích0.63 Mb.
#35092
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

7.3.Ý chí


Năng lực ý chí giúp con người sống tự do và quyết định trong từng khoảnh khắc đời sống. Thật vậy, đời sống là một chuỗi tự do quyết định giúp hình thành nhân cách bản thân. Có thể nói, không có tự do, con người không có cái gọi là nhân cách. Ý thức được vai trò quan trọng của ý chí trong việc hình thành này, mỗi chúng ta phải đào luyện nó mỗi ngày bằng cách đặt ra trước ý chí một bậc thang giá trị chủ quan. Trong mỗi tác động của tự do quyết định là chất liệu làm nên nhân cách mỗi người.

Như chúng ta đã biết, ý chí đóng vai trò quan trọng trong đời sống kỷ luật của các dòng tu. Thật vậy, khuynh hướng tự nhiên con người thích tìm sự dễ dãi; điều này kéo theo chủ trương thích sống phóng túng, mà như Chúa Giêsu đã cảnh báo đường thênh thang dẫn đến hủy diệt. Để có thể tái lập trật tự này đòi buộc chúng ta phải luyện tập một ý chí kiên vững, tuy nhiên, nếu thiếu một động lực lành mạnh thúc đẩy, con người sẽ dễ dàng đi từ thái cực này đến quá độ khác. Thực tế trong đời sống dòng tu, động lực chính đáng hay thiện chí của một tu sĩ mang tính quyết định cho công việc họ làm. Thật thế, cũng một hành vi bác ái nhưng một người làm công tác xã hội khác hẳn với các nữ tử bác ái. Và ngay cả hai nữ tu cũng có cung cách phục vụ khác nhau tùy thuộc ý hướng của họ. Xét cho cùng, ý chí cần phải được đặt trong một môi trường thuận lợi. Điều này chúng ta đã kinh nghiệm về tác động mạnh mẽ của môi trường. Chính mỗi nền văn hóa: vùng, miền…đã nhào nắn cách nào đó nên những con người đặc trưng như thế. Bởi đó, ý chí là một năng lực năng động cần được phát huy nhờ bản thân tập tự chủ mỗi ngày mà cách tốt nhất là hòa cùng nhịp điệu với cộng đoàn. Chính bề dày lịch sử của cộng đoàn nói lên những tinh hoa được chắt lọc qua nhiều thế hệ và nhờ đó mỗi thành viên được hấp thụ và hít thở trong bầu khí trong lành giúp mỗi người hoàn thành nhân cách độc đáo của mình. Mỗi nét đẹp đặc trưng ấy lại bổ sung cho nhau làm tươi đẹp và phong phú vườn hoa Giáo hội.

Tóm lại, trưởng thành đời tu dù nhìn dưới góc độ nào, vẻ đẹp ấy là ước muốn của mọi tu sĩ. Mà ở đây chúng ta đã đề cập đến cảm xúc, lý trí và ý trí là những năng lực tinh thần. Nó là những khuôn mẫu giúp định hướng nhân cách từ bên trong. Có thể nói, đó là nét đẹp nội tại mà mọi tâm hồn tận hiến hằng khát khao và tìm mọi cách để phát huy đạt đến độ chín muồi trong đời tu. Tuy nhiên, mỗi người cần ý thức mình là người nam hay người nữ vì nó làm nên nét riêng biệt của mỗi giới tính.

8.GIỚI TÍNH TRONG ĐỜI TẬN HIẾN


Trong truyền thống Á Đông, người ta ngại nói đến vấn đề tính dục, đây là một thiếu sót khi đặt trong tiến trình hình thành nhân cách. Để khai triển chủ đề này, xin khởi đi từ triết lý của Đông Phương, được bổ túc trong lãnh vực vật lý, sinh học và được hòa hợp trong đặc tính của khí chất nơi mỗi người.

Có thể nói, triết lý Đông Phương đem lại cho nền tri thức của nhân loại một bước tiến ngoạn mục mà khi nhắc đến, người ta nghĩ ngay thuyết Âm-Dương. Cả hai đối cực nhau nhưng bổ sung cho nhau. Trong một thực tại luôn bao gồm cả âm và dương. Nghĩa là trong dương có âm và ngược lại, trong âm có dương. Chính lối biện chứng này lại giúp vạn vật được bão hòa.

Định luật này cũng được vật lý áp dụng khi nói đến việc cùng cực thì đẩy và đối cực thì hút. Qua định luật này giúp phát minh biết bao tiện nghi phục vụ cho đời sống nhân loại.

Còn xét trên bình diện sinh học, riêng việc nghiên cứu trên con người là cả một huyền nhiệm. Chúng ta biết rằng trong người nam có một phần hoc mon nữ và trái lại, trong người nữ có kích thích tố nam. Tỉ lệ ấy có sự chênh lệch tùy cơ địa mỗi người. Từ qui tắc này người ta muốn đổi giới tính bằng cách chích thêm hoc mon phù hợp với giới tính họ mong muốn. Cũng từ kết cấu ấy người ta suy ra việc âm dương hay nóng lạnh phải bão hòa. Đó là cách giúp cơ thể khỏe mạnh và quân bình trong mọi hoạt động. Thật vậy, khi có người vì cơ địa quá nóng (dương thịnh) khiến thân chủ dễ nổi đóa và gây bạo động…Điều này kéo theo việc họ thiếu kiên nhẫn với bản thân và tha nhân. Như thế, từ thể lý có thể ảnh hưởng đến tâm lý và chi phối cả đời sống tâm linh. Nhân cách cũng ví đó mà bị liên lụy.

Đi xa hơn bước nữa xét đến chiều kích tâm linh, khi vị tu sĩ nào vì mất quân bình trong tính cách có thể làm lệch hướng nhân cách đời tu. Một nam tu sĩ vì muốn giữ thể diện và chứng tỏ mình là người đàn ông đích thực, anh tạo hình ảnh ấn tượng và mạnh mẽ trước mặt người khác, vô tình lại che giấu và dồn nén những yếu đuối bản thân. Có những người lại muốn thể hiện mình qua việc hút thuốc, rượu bia (là đàn ông), ăn diện (người sành điệu)… Những điều này làm giản lược và phai mờ hình ảnh đẹp về một nhân cách đời tu. Như thế, mạnh mẽ hay yếu đuối đều là những thái cực mà mỗi người cần phải tạo thế quân bình bằng sự dẻo dai.

Theo nhà tâm lý học C.Jung, animus biểu thị cho tiềm năng hoạt động, khả năng suy tư hợp lý cao, khả năng tự chủ và quyết đoán…Trái lại, anima biểu thị cho sự thụ động, sống trong thế giới cảm xúc…Như thế, để giúp tạo thế quân bình, người nam phải hội nhập với những đặc tính của anima và trái lại, người nữ phải hội nhập với những đặc tính của animus.

Nếu trong gia đình có sự quân bình cách nào đó vì sự kết hợp nam nữ hay dương âm thì điều này giúp tạo thế mạnh cho sự bổ khuyết nhằm thăng tiến trong đời sống gia đình. Còn tu sĩ sống đời độc thân, họ phải tạo thế quân bình ngay chính đời sống nội tại của mình. Nếu một người nam hoàn toàn không biết hội nhập anima (nữ tính) của mình, thì hậu quả là anh trở thành con người của lý trí mà không có trái tim. Vì muốn sống với những tham vọng, khả năng trí thức, thái độ gây hấn (nam tính)…anh có thể dồn nén cảm xúc của mình (45). Việc hội nhập này không có nghĩa là người nam trở nên ẻo lã như người nữ hay ngược lại, người nữ phải cứng cỏi như người nam. Tuy nhiên, mỗi tu sĩ cần hội nhập hay tạo thế quân bình ngay trong cách sống của mình với tương quan tha nhân. Chẳng hạn, nam tu sĩ hội nhập anima của mình khi biểu hiện là một người điềm đạm hơn là nóng vội hay chần chừ; hoặc nữ tu sĩ có khả năng tạo thế quân bình với animus của mình khi chứng tỏ là người chín chắn trong quyết định của mình hơn là người duy lý trí hay quá cảm tính…

Ngoài ra, khi quan sát việc thực hành đạo đức, với nữ tu, họ dễ dàng chạy đến với Chúa Giêsu, thánh Giuse…, trong khi đó, nam tu thường chạy đến với Đức Maria…Dường như có một sức hút vô hình nào đó mà ta có thể giải thích theo thuyết Âm-Dương. Nếu biết lợi dụng phương thế này, mọi tu sĩ sẽ nhanh chóng phát triển cảm thức thánh thiêng trong đời sống thiêng liêng của mình.

Tóm lại, trong mọi hành động, dù là nam hay nữ, chúng ta cần giữ thái độ “trung dung”. Đó cũng là bước đầu giúp sống đức tiết độ trong hành trình tâm linh.

Sau khi đã tìm hiểu cách thức biểu hiện của một nhân cách lành mạnh, chúng ta cần đi bước nữa trong việc cầu nguyện hầu giúp nhân cách đời tu được triển nở viên mãn trong cộng đoàn.




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương