A dục vưƠng (asoka) cuộC ĐỜi và SỰ nghiệP



tải về 1.22 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.22 Mb.
#6622
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

[201] Xem Kinh Nàlaka, số 11, Đại phẩm, Kinh Tập (Sutta Nipàta) .
[202] Kinh Trường Bộ, tập II, tr.480.
[203] Kinh Trường Bộ ,tập II, tr.358-59.
[204] D.R.Bhandarkar, Asoka,tr.204.
[205] D.R.Bhandarkar,Asoka,tr.206.
[206] Bia ký IV.
[207] Bia ký XIII.
[208] Bia ký I.
[209] Bia ký VIII.
[210] D.R.Bhandarkar,Asoka,tr.199-203.
[211] Bia ký V.
[212] Bia ký XIII.
[213] V.A.Smith,Asoka,tr.207-08.
[214] P.V.Bapat,2500 years of Buddhism,tr.41.
[215] Bia ký XI.
[216] Trụ đá VII.
[217] Trụ đá I.
[218] V.A.Smith, Asoka,tr.212.
[219] V.A.Smith, Asoka,tr,216-17.
[220] V.A.Smith, Asoka,tr.210.
[221] Trụ đá VIII.
[222] Trụ đá VII.
[223] Trụ đá II.
[224] Bia ký III.
[225] Trụ đá VII.
[226] Bia ký XIII.
[227] Trụ đá II.
[228] Tiểu bia ký II.
[229] Bia ký IX,XI.
[230] Bia ký IV.
[231] DVY,tr.279.

---o0o---


Chương VI


GIÁO PHÁP ASOKA
Sau khi xem xét Asoka trong vai trò một hoàng đế Phật tử và trong vai trò một vị vua Chánh pháp, bây giờ chúng ta sẽ thử xem Asoka đã tìm thấy điều gì ở Phật giáo là khả dĩ cho sự nghiệp trị quốc của ông .A.J.Toynbee nêu quan điểm rằng mọi thể chế chính trị đều bắt nguồn từ tôn giáo. Nói khác đi, Tonynbee cho rằng đức tin và tư tưởng tôn giáo đứng đằng sau và chi phối các thể chế chính trị. Nhận xét của nhà sử học kiêm triết gia người Anh này có thể gây nhiều tranh luận trong số những người theo quan điểm chính trị học hiện đại, nhưng Toynbee không phải không có lý khi nhấn mạnh vai trò và ảnh hưởng tôn giáo trong đời sống chính trị, đặc biệt là trong bối cảnh các thể chế chính trị cổ đại. Chẳng phải tìm đâu xa, các nhà nước châu Âu trong cổ là một điển hình về ảnh hưởng tôn giáo trong sinh hoạt chính trị .Asoka khẳng định đức tin ở Phật giáo, trị vì vương quốc Maurya dựa trên Chánh pháp (Dharma) và như vậy vấn đề chúng ta cần xem xét ở đây là pháp trị quốc mà Asoka đạ nói đến trong các chỉ dụ của ông phải chăng là Phật pháp (Buddha-dharma) .
Các học giả nêu nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này .J.F.Fleet cho rằng Pháp (Dharma) được nói đến trong các bia ký và trụ đá Asoka không phải là Phật pháp (Buddha-dharma) mà chỉ là vương pháp (raja-dharma) , nghĩa là các bổn phận được kê ra cho hàng vua chúa và quan lại.[1] D.R. Bhandarkar không đồng tình với quan điểm trên của Fleet bởi ông cho rằng Pháp của Asoka không phải chỉ để cho hàng vua quan theo đuổi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mà đúng hơn là để cho quần chúng thực hành nhằm mục đích dẫn dắt nếp sống chân thiện của tất cả mọi người.[2] J.M.Macphail cũng cho rằng giáo pháp của Asoka không tiêu biểu cho Phật giáo mà tiêu biểu cho hiếu đạo giản dị mà Asoka mong muốn hết thảy thần dân của ông , không phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, sẽ theo đuổi.[3] V.A.Smith nêu quan điểm rằng Pháp hay các nguyên lý đạo đức mà Asoka muốn truyền đạt được tìm thấy trong mọi tôn giáo và không tiêu biểu cho một tôn giáo nào.[4] Nhưng ở một nơi khác học giả này lại bảo Pháp của các bia ký Asoka là pháp Ấn giáo (Hinduism) với một ít sai khác vì muốn màu Phật giáo hơn là mang đậm tư tưởng đạo đức căn bản của Phật giáo.[5] R.Mookerji cũng theo chân các học giả trên khi nói rằng chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa tôn giáo mà Asoka đã theo đuổi với tư cách cá nhân và tôn giáo mà ông đã nỗ lực truyền đạt và giới thiệu cho dân chúng của ông.[6].Mookerji cho rằng Asoka tín ngưỡng Phật giáo, và nếu vậy thì những gì Asoka muốn truyền đạt cho người khác , theo Mookerji, đích thực không phải là Phật giáo.F.W.Thomas cũng nghi ngờ Pháp của Asoka là Phật pháp bởi theo ông các bia ký và trụ đá Asoka không hề nói đến các giáo lý Phật giáo như Tứ diệu đế, Bát thánh đạo, Thập nhị nhân duyên, cũng không có từ ngữ hay ý niệm nói về Niết bàn.[7]
Trái với quan điểm của các học giả trên, senart cho rằng các bia ký Asoka tiêu biểu cho bức tranh đầy đủ và trọn vẹn về Phật giáo.[8] D.R.Bhandarkar cũng thiên về quan điểm xem Pháp của Asoka là các giáo lý cơ bản của Phật giáo dành cho cư sĩ.Theo Bhandarkar,[9] giáo lý Phật giáo gồm hai phần: thứ nhất là giáo lý dành cho các tu sĩ, tức là các tăng ni,và thứ hai là giáo lý dành cho những người tại gia cư sĩ. Bhandarkar cho rằng Asoka là một cư sĩ quần chúng mà ông giảng dạy Chánh pháp cũng là những người tại gia cư sĩ, vì vậy, theo ông , muốn biết rõ Pháp của Asoka có phải là Phật pháp hay không thì cần phải hiểu rõ những bài kinh mà Phật giáo dành riêng cho những người cư sĩ đọc tụng, suy gẫm và thực hành. Học giả này dẫn chứng nhiều bản kinh Phật so sánh với các bia ký của Asoka và đi đến kết luận rằng trong các bia ký của ông Asoka đã vay mượn các giáo lý của Phật giáo.
Trên đây là hai loạt ý kiến khác nhau về nguồn giáo lý chứa đựng trong các tài liệu bia ký và trụ đá Asoka. Để có được một đánh giá chắc chắn hơn về giáo pháp của Asoka, chúng ta sẽ tập trung khảo sát vấn đề này qua ba phương diện: Niềm đam mê học tập và khả năng nắm bắt Phật pháp của Asoka, Phật pháp và bia ký Asoka, tư tưởng Phật học trong bia ký Asoka.
I.Niềm đam mê học tập và khả năng nắm bắt Phật pháp của Asoka:
Lý do thứ nhất khiến chúng ta có cơ sở để tin rằng Asoka đã vận dụng giáo lý Phật giáo vào đường lối trị quốc thông qua các chỉ dụ của ông là sự kiện ông rất thích thú học hỏi và nghiên cứu Phật pháp và, như là kết quả, rất giỏi về Phật học. Cứ theo truyền thuyết Tích Lan thì ngay lần đầu gặp tu sĩ trẻ Nigrodha, tức vào năm ông lên ngôi, khoảng 270 hay 269 trước Công nguyên, Asoka đã tỏ rõ tấm lòng yêu quý Phật pháp. Ông được cảm hóa bởi bài pháp do Nigrodha và các tu sĩ Phật giáo vào hoàng cung thọ trai và giảng dạy Chánh pháp. Cũng theo tài liệu Tích Lan thì Asoka từng học Phật pháp với Moggalaputta Tissa, một trong những vị tu sĩ Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với sự nghiệp của ông. Chuyện kể rằng dưới thời Asoka Phật giáo bị biến nhiễm na75ng bởi các tập quán và kiến giải sai lạc do các tăng sĩ gốc ngoại đạo gây ra ở trong giáo hội. Asoka rất lo lắng cho tương lai của đạo pháp và hiện trạng của giáo hội nên đã cho triệu hồi Moggaliputta Tissa về kinh đô Pàtaliputra để tìm giải pháp cho vấn đề. Khi Moggaliphutta về đến kinh thành, Asoka đã yêu cầu vị trưởng lão này giảng pháp cho ông trong suốt thời gian một tuần lễ, sau đó đích thân ông chất vấn các tu sĩ Phật giáo về giáo lý của bậc Đạo sư. Tài liệu Mahàvamsa thuật rằng Asoka đã yêu cầu các tu sĩ Phật giáo lần lượt trình bày kiến giải của mình về lời dạy của đức Phật. Những ai cho rằng Phật giáo chủ trương linh hồn bất tử hay những lý thuyết liên quan thì bị buộc rời khỏi Tăng già. Chỉ những ai bảo đức Phật chủ trương giáo lý hay phương pháp phân tích (vibhajjavàda) thì mới được lưu lại trong giáo hội. Tài liệu này cho hay 60.000 tu sĩ Phật giáo gốc ngoại đạo đã bị Asoka trục xuất hỏi giáo hội trong đợt thẩm tra này. Sự kiện Asoka đích thân thẩm vấn các tu sĩ Phật giáo về giáo lý của đức Phật chứng tỏ ông rất giỏi về Phật pháp lâu ngày của ông. Tài liệu bia ký [10] cũng thông báo cho chúng ta Asoka đã từng sống với Tăng già hơn một năm mà kết quả là sau đó ông đã nỗ lực rất lớn trong công tác truyền bá Chánh pháp. Mặc dù bia ký này không cho biết đích xác Asoka đã làm gì trong suốt hơn một năm sống với Tăng già, chúng ta tin rằng ông đã dành trọn thời gian đó để nghiên cứu và thực hành Chánh pháp. Sở dĩ chúng ta có niềm tin như vậy là bởi trong một bia ký khác [11] Asoka đã cho chúng ta thấy khả năng nghiên cứu sâu rộng và tài nắm bắt Phật pháp rất tinh tế của ông. Bia ký Bhabrù đề cập sự kiện Asoka tán dương giáo lý đức Phật là khéo thuyết, điều này chứng tỏ rằng ông đã đọc rất kỹ các bản kinh Phật, bởi lẽ chỉ có những ai đọc kỹ những lời dạy của đức Phật được lưu giữ trong kinh tạng mới thấy hết tài năng thuyết pháp của ngài. Hơn thế, bia ký này còn nói đến sự kiện Asoka đã chọn ra bảy bài kinh trong số các bản kinh Phật và khuyên tất cả tăng ni và Phật tử nên chú tâm nghiên cứu và thực hành. Điều đó càng chứng minh Asoka không những nghiên cứu sâu rộng về giáo lý của đức Phật mà còn thấy rõ những giáo lý nào cần thiết và thiết thực cho đời sống của tăng ni và tín đồ. Từ thông tin bia ký Bhabrù chúng ta thấy rằng Asoka không những đánh giá cao lời dạy của đức Phật mà còn mong muốn giáo lý của ngài được nghiên cứu và thực hành rộng rãi bởi tất cả tăng ni và phật tử. Thông tin này thật cần thiết bởi nó giúp phá tan sự nghi ngờ của nhiều người về Pháp của Asoka là Phật pháp. Cũng từ thông tin này chúng ta thấy rằng R.Mookerji đã không hoàn toàn chính xác khi cho rằng có sự khác biệt giữa tín ngưỡng mà Asoka theo đuổi với tư cách cá nhân và tín ngưỡng mà ông muốn giới thiệu cho dân chúng của ông. Ít nhất bia ký Bhabrù đã cho thấy Asoka tín ngưỡng Phật giáo và mong muốn mở rộng tín ngưỡng ấy cho nhiều người khác.
Ta cũng khó tin rằng một người am tường và thấy rõ hiệu năng của Phật pháp như Asoka lại không vận dụng nguồn giáo lý ấy vào đường lối trị quốc của mình, đặc biệt khi đường lối trị quốc ấy hoàn toàn dựa trên Chánh pháp và nhất mực đề cao đạo đức. Có nhiều lý do để tin rằng Pháp mà Asoka nói đến trong các bia ký và trụ đá của ông đều được khắc dựng sau ngày Asoka quy ngưỡng Phật giáo, nghĩa là sau khi ông từ bỏ tín ngưỡng Bà-la-môn và chuyển sang đức tin Phật giáo. Như vậy ta có thể nói rằng tất cả những huấn chỉ mang tính tôn giáo và đạo đức mà Asoka cho khắc lên bia ký và trụ đá chắc chắn là các huấn chỉ Phật giáo hoặc ít ra cũng lấy cảm hứng từ đức tin Phật pháp mà ông vừa mới quy ngưỡng. Giả thiết này được củng cố một phần bởi đức tin Phật pháp rất vững mạnh của ông và phần khác quan trọng hơn bởi Asoka rất giỏi Phật pháp.Lại nữa, trong bia ký XIII, Asoka tuyên bố thực hành Chánh pháp, yêu quý Chánh pháp và phổ biến Chánh pháp. Asoka là một Phật tử và như vậy lời tuyên bố này của ông không gì khác là lời xác nhận về giá trị Phật pháp mà ông đã thực hành và mong muốn mở rộng cho mọi người.Asoka cũng nhận ra rằng kể từ khi ông quy ngưỡng Phật giáo và thực hành lời Phật dạy, ông đã tạo ra được một chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống quần chúng nhân dân. Dân chúng của ông đã được tiến bộ đáng kể về phương diện đạo đức và tâm linh nhờ các huấn chỉ tôn giáo của ông.[12] Bia ký IV cho hay tình trạng giết hại súc vật để tế lễ, đối xử tàn ác với sinh linh, không hiếu kính cha mẹ, xử sự không đúng với bà con, với Sa-môn, Bà-la-môn đã được khắc phục đáng kể nhờ tấm gương thực hành và phổ biến Chánh pháp của Asoka. Từ thông tin bia ký này, chúng ta có thể nói rằng đạo đức hay Chánh pháp mà Asoka theo đuổi và nỗ lực truyền bá thông qua các bia ký và trụ đá của ông không gì khác là đạo đức Phật giáo bởi Phật giáo ngăn cấm mọi hình thức sát sanh. Bia ký IV xác nhận tình trạng giết hại súc vật để cúng tế đã được khắc phục nhờ các huấn chỉ đạo đức của Asoka. Xem ra những gì Asoka đã làm là hoàn toàn đi ngược với tín ngưỡng Ấn giáo bởi lẽ tôn giáo này chủ trương hy sinh thú vật cho các mục đích tế lễ. Trong bia ký I, Asoka tuyên bố ngăn cấm việc giết hại súc vật cho mục đích cúng tế, đạo dụ này chắc chắn đã gây không íy bất bình cho giới tu sĩ Bà-la-môn đương thời nhưng qua sự việc này ta thấy rằng Asoka đã thành công trong việc bãi bỏ tục giết hại súc vật hết sức nhẫn tâm của tín đồ Ấn giáo trong các lễ hội tôn giáo. Sự kiện này càng khiến chúng ta tin rằng Chánh pháp hay các nguyên lý đạo đức mà Asoka đã nói đến trong các bia ký và trụ đá của ông là Phật pháp, chứ không phải pháp Ấn giáo như học giả V.A.Smith quan niệm.
Sau cùng, Asoka thích thú học hỏi và nghiên cứu Phật pháp chắc chắn không phải chỉ để thỏa mãn tín ngưỡng và tri thức cá nhân mà còn để tìm ra những đáp án thiết thực cho sự nghiệp trị quốc của ông, và về phương diện này ông đã thành công, Asoka là một ông vua hiền triết nhưng đồng thời cũng là nhà quản trị xuất sắc. Việc ông vận dụng lời dạy của đức Phật vào đường lối trị quốc và biến giáo lý ấy thành các đạo dụ có tính cách pháp lý chứng minh Asoka là một con người có đầu óc thực tế. Sử gia Will Durant nói rằng các sắc lệnh của Asoka tỏ cho thấy ông đã hoàn toàn tin lời dạy của đạo Phật và rán áp dụng nó vào việc trị quốc, nghĩa là vào khu vực hoạt động khó đem nó vào việc trị quốc, nghĩa là vào khu vực hoạt động khó đem nó ra thực hành nhất.[13] Asoka đọc được tinh thần mỗi lời dạy của đức Phật và vận dụng tinh thần ấy vào đường lối trị quốc của ông. Thomas bảo rằng bia ký Asoka không đề cập các giáo lý Tứ đế (Cattàra Ariyasaccàni), Bát thánh đạo (Ariyaatthan-gikamagga), Thập nhị nhân duyên (Paticca-samuppàda), Niết bàn (Nibbàna), đấy là sự thật, nhưng phải chăng đấy chính là dụng ý của Asoka mong muốn biến Niết bàn Phật giáo thành hiện thực thông qua một nếp sống đạo đức giản dị mà ai cũng có thể theo đuổi? Asoka không nói đến các khái niệm Phật giáo như Tứ đế, Bát thánh đạo, Duyên sinh, Niết bàn nhưng các đạo lý của ông phản ánh tinh thần Tứ đế, Bát thánh đạo, Niết bàn. Hơn nữa, đúng như D.R.Bhandarkar đã nhận xét, Asoka là một cư sĩ và quần chúng mà ông mốn truyền đạt Chánh pháp cũng là những người tại gia cư sĩ, bởi vậy chắc chắn Asoka đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng về giáo lý nào của đức Phật là thích hợp cho quần chúng số đông. Sự kiện bia ký IV cho hay dân chúng Ấn Độ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong nếp sống đạo đức Chánh pháp chứng tỏ Asoka đã thành công trong việc ứng dụng đạo đức Phật giáo vào chính sách trị quốc của ông. Một bằng chứng khác nói rõ tài năng ứng dụng Phật pháp vào đường lối trị quốc của Asoka là việc ông đã chọn ra bảy bài kinh trong số các bản kinh Phật giáo để cho hàng tu sĩ xuất gia cũng như hàng cư sĩ tại gia chuyên tâm học hỏi và thực hành. Nội dung các bài kinh này nói gì ta sẽ xem xét sau, [14] tuy nhiên việc tuyển chọn bảy bài kinh trong số hàng ngàn hàng vạn bài kinh Phật để cho các tu sĩ và cư sĩ ứng dụng chứng tỏ Asoka không những giỏi Phật pháp mà còn thấy rõ lợi ích thiết thực của giáo lý đức Phật đối với mỗi đối tượng cụ thể. Asoka cũng chứng tỏ là người am tường giới luật Phật giáo khi ông công bố mệnh lệnh tẩn xuất các tăng ni cố ý gây chia rẽ Tăng già. Các trụ đá Sàrnàth, Kauśàmbì và Sàñchì nói đến trường hợp Asoka ban hành điều luật buộc các tăng ni cố tình gây chia rẽ trong Tăng già phải mặc áo trắng và rời khỏi giáo hội. Rõ ràng đây là điều lệ được nói đến trong giới luật Phật giáo và được ứng dụng trong tổ chức giáo hội nhưng Asoka đã vận dụng điều lệ ấy và biến nó thành pháp lệnh nhà nước.
Tổng hợp các thông tin trên ta có thể đi đến nhận xét rằng Asoka đã miệt mài học tập và nghiên cứu Phật pháp và đã vận dụng nguốn giáo lý ấy vào đường lối trị quốc của ông. Điều đáng chú ý ở đây là ông đã vận dụng những lời dạy của đức Phật một cách khéo léo và tài tình, đem lại những kết quả thiết thực cho đất nước và nhân dân ông mà không cần tuyên bố đấy là giáo lý của ai và do ai dạy. Chân lý không cần nhãn hiệu. Asoka tự nhận là đệ tử Phật nhưng không hề bắt ép ai theo tín ngưỡng của mình. Ông hết lòng ca ngợi giáo lý của đức Phật và thực sự đã vận dụng giáo lý ấy vào sự nghiệp trị quốc nhưng trong các chỉ dụ của ông, Asoka không hề nhân danh đức Phật hay giáo pháp của ngài. Dường như rằng Asoka đã ý thức rất rõ sự phiền toái và giới hạn của biện pháp trị quốc nhân danh tôn giáo và ông đã cố gắng không để cho tình cảm tôn giáo xen vào công việc triều chính. Về phương diện này Asoka tỏ ra sắc sảo và tế nhị hơn các bậc tiền bối của mình. Chẳng hạn, Bimbisàra từng nhân danh một Phật tử để đưa 80.000 dân của ông đến quy y đức Phật và lắng nghe giáo pháp của ngài [15] và ra điều lệnh không cho phép bất kỳ ai đụng đến các Sa-môn Thích tử (Sakyaputtiya Samana). [16] Asoka không có những biểu hiện như thế, nhưng những gì ông làm chắc chắn đã mang lạo nhiều lợi ích không những cho những người cùng tôn giáo với ông mà còn cho hết thảy mọi người dù thuộc bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào. Ông đã khiến tất cả mọi người sống với những lời dạy của đức Phật mà không hề bị mặc cảm là kẻ bội giáo hay bị ngăn cản bởi áp lực tình cảm tôn giáo. Một người hãy cứ sống thiện đi thì đã là Phật tử rồi, không cần phải khoe khoan mình là đệ tử ai hay giáo lý nào anh ta theo đuổi.
II.Phật pháp và bia ký Asoka:
Sau một thời gian học hỏi và thực hành giáo lý của đức Phật Asoka nhận ra sự tiến bộ của bản thân cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Ông cảm thấy phấn chấn hẳn lên , sức khỏe dồi dào và năng lực làm việc tăng lân rõ rệt. So với thời gian trước ông từng phàn nàn về năng lực yếu kém của mình [17] thì giở đây Asoka cảm thấy tinh tấn vượt trội, thích thú giải quyết việc nước việc dân và hăng hái làm nhiều việc thiện [18] Phật pháp đã tiếp sức cho ông. Cảm nghiệm sự tiến bộ của tự thân nhờ thực hành lời dạy của đức Phật, Asoka nghĩ ngay đến biện pháp khiến cho hết thảy mọi người đều được tiến bộ và lợi ích bởi Chánh pháp. Ông cho khắc các huấn chỉ của mình lên vách núi và trụ đá với hy vọng “ quần chúng sau khi nghe được sẽ theo đuổi và sẽ đạt được tiến bộ và lợi ích trong Chánh pháp.”[19] Đó là lý do ra đời của các bia ký và trụ đá Asoka.
Do đó, nếu xem xét kỹ các sự kiện liên quan đến cuộc đời của Asoka ta đã có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa Phật pháp và các bia ký của ông. Asoka thực hành Phật pháp, nhận ra lợi ích của lời Phật dạy và ông cho khắc các chỉ dụ của mình lên các bia đá với hy vọng truyền đạt cho mọi người lợi ích của Phật pháp mà chính ông đã gặt hái được. Nói khác đi, các bia ký và trụ đá của ông chính là hệ quả của sự thực hành Phật pháp mà Asoka mong muốn chia sẻ với hết thảy mọi người. Do tính phổ thông của nguồn giáo lý được tìm thấy trong các bia ký và trụ đá nên nhiều người đã nghĩ rằng Pháp của Asoka không phải là Phật pháp. Tuy nhiên từ cơ sở các cứ liệu đã nói từ trước đến nay ta đã có thể hoàn toàn an tâm với kết luận về Pháp của Asoka. Vấn đề còn lại là chúng ta sẽ xem Asoka đã vận dụng giáo lý nào của Phật giáo vào đường lối trị quốc của ông, và để có được lời giải đáp này chúng ta phải xem Asoka đã nói gì trong các bia ký của ông, song song với việc dẫn chứng những lời dạy của đức Phật trong kinh tạng mà từ đó Asoka đã rút ra.
Để hiểu được Pháp của Asoka, chúng ta cần phải hiểu đối tượng mà Asoka muốn truyền đạt là ai song song với việc tìm xem những giáo lý nào trong Phật giáo mà Asoka đã vay mượn. Về phương diện này, D.R.Bhandarkar hoàn toàn có ký khi nói rằng Asoka là một cư sĩ và đối tượng mà ông muốn giảng dạy Chánh pháp cũng là những người cư sĩ. Học giả này cũng tỏ ra xuất sắc khi phân biệt hai nguồn giáo lý mà Phật giáo dành cho hai đối tượng khác nhau giữa tu sĩ và cư sĩ và cho rằng pháp của bia ký Asoka là các giáo lý Phật giáo dành cho hàng tại gia cư sĩ. Chúng ta không nghĩ rằng Asoka chỉ đề cập những vấn đề liên quan đến đời sống cư sĩ, bởi một vài nơi trong các bia ký và trụ đá của ông Asoka cũng biểu lộ mối quan tâm đối với đời sống tu sĩ. Bia ký Bhabrù, chẳng hạn, đề cập các bản kinh Phật bói về phạm hạnh của các bậc thánh (Aliya-vasàni), về đời sống ẩn sĩ (Muni-gàthà), về độc cư thiền tịnh (Mauneya-sùte), về sự tinh tấn của người xuất gia trước lẽ vô thường (Anàgat-bhayàni); hay trong các trụ đá Sànàrth, Kauśàmbì và Sàñchì, Asoka bày tỏ mối lo ngại về tình trạng chia rẽ trong Tăng già và đã ra điều lệ khắc phục.Tuy nhiên nhìn chung thì đối tượng mà các chỉ dụ Asoka muốn nhắn đến là những người cư sĩ và Pháp mà Asoka mong muốn truyền đạt cũng là Pháp dành cho cư sĩ. Điều này có thể được thấy rõ qua việc Asoka luôn nhấn mạnh đến hạnh phúc đời này và đời sau của quần chúng thông qua nếp sống đạo đức nhân ái mà ông đã lập đi lập lại nhiều lần trong các bia ký và trụ đá của ông.
Asoka đề cao nếp sống không sát sanh,[20], hiếu kính cha mẹ [21] và các bậc trưởng thượng,[22], tôn trọng thầy cô giáo,[23] cung kính cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn,[24] sử sự tốt đối với thân bằng quyến thuộc,[25]chia sẻ với bạn bè,[26] đối đãi nhân hậu với kẻ làm công, người giúp việc,[27] giúp đỡ người già, người nghèo khó, kẻ khổ đau.[28] Ngoài ra bia ký Asoka còn nhấn mạnh các đức tính như thiện tâm (dayà), [29] bố thí (dànam), [30] thành thật (satyam), [31]trong sạch (śaucham), [32] lịch thiệp (màrdavam),[33] thánh thiện (sàdhutà), [34] tiết kiệm (apa-vyayatà), [35] tự chế (samyama), [36]tịnh tâm (bhàva-śuddhi),[37] biết ơn (kritajñatà), bất hại (avihàsà), [38] tận tâm (dridha-bhaktinà), [39] yêu mến sự thật (dharma-rati). [40] Đặc biệt Asoka đề cao nguyên lý chiến thắng bằng Chánh pháp hay đạo đức (Dharma-vijaya) được nỗ lực làm việc lành, tỏ rõ thiện tâm, sống với tâm hào phóng, chân thật và trong sạch.
Tổng hợp các đức tính và nguồn giáo lý bia ký trên đây chúng ta thấy rằng Asoka đã đọc rất kỷ các bản kinh Phật để rút ra các nguyên lýđạo đức cần thiết cho cuộc sống con người, đặc biệt là đời sống Phật tử có các bổn phận và trách nhiệm đối với gia đình và nhiều mối tương giao với xã hội. Không sát sanh là nguyên lý đạo đức đầu tiên mà một người Phật tử phải tuyệt đối tuân thủ nhằm bảo đảm hạnh phúc cho tự thân và cho mọi loài. Chúng ta không có gì nghi ngờ về nguyên lý không sát sanh được nói đến trong các bia ký Asoka bởi đây là giới cấm thứ nhất trong số năm giới cấm (pañca-sìla) của Phật giáo mà một người Phật tử phải tuân giữ. Về phương diện ứng xử đạo đức trong đời sống gia đình và tương giao xã hội, Asoka hẳn đã chú ý rất nhiều đến bài kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Sungàlovàda Suttanta) được lưu giữ trong tuyển tập Trường Bộ (Dìgha Nikàya). Bài kinh này, thứ 31 trong số 34 bài kinh thuộc tuyển tập Trường Bộ, đề cập chi tiết về nếp sống đạo đức của người Phật tử được thể hiện cụ thể qua việc biết cân nhắc chọn lựa giữa những gì nân và không nên làm, song song với việc thực thi các bổn phận và trách nhiệm của người gia chủ đối với (a) cha mẹ, (b) thầy cô giáo, (c) vợ con,(d) bạn bè và thân bằng quyến thuộc, (e) người làm công, kẻ nô bộc, và (f) các Sa-môn, Bà-la-môn. Do tính chất quan trọng của nó đối với đời sống người cư sĩ, bài kinh được mệnh danh là giới luật của người gia chủ (gihi-vinaya). Theo ông, bất cứ ai lắng nghe bài kinh này thì vị ấy nhất định sẽ tốt hơn, không xấu.[41]Bài kinh do đức Phật thuyết giảng cho một thanh niên có tên là Singàla, người mà ngài đã gặp trong lúc đi khất thực ở thành Vương Xá (Ràjagaha). Vị thanh niên này tuân thủ lời di huấn của phụ thân trước lúc lâm chung bào chàng lễ bái sáu phương vào mỗi buổi sáng sớm. Hôm ấy, bắt gặp Singàla đang hành lễ ở bên ngoài cổng thành, đức Phật hỏi lý do và rồi dậy cho chàng hành lễ sáu phương ‘ phù hợp với pháp luật của bậc thánh’. Đức Phật dạy Singàla rằng theo giáo pháp của ngài, sáu phương tiêu biểu cho sáu mối quan hệ mà một người gia chủ cần phải khéo thiết lập và cư xử. Phương Đông tiêu biểu cho cha mẹ; phương Nam là sư trưởng; phương Tây là vợ con; phương Bắc là bạn bè; phương Dưới là lao công, tôi tớ; phương Trên là Sa-môn, Bà-la-môn. Ngài dạy Singà la rằng thay vì lễ sáu phương, một người nên làm tốt các trách nhiệm đối với gia đình và xã hội như hiếu thảo đối với cha mẹ, tôn trọng sư trưởng, yêu thương vợ con, chia sẻ với bạn bè, hậu đãi người làm công và kẻ nô bộc, cung kính cúng dường các Sa-môn và Bà-la-môn. Bài kinh dành phần lớn một dung để mô tả sáu mối tương giao, các trách nhiệm và bổn phận mà người ta cần thực hiện trong các tương giao và kết quả mà đôi bên cùng được hưởng nhờ thực hiện tốt các mối giao hảo. Chẳng hạn, con cái hết lòng phụng dưỡng cha mẹ thì đáp lại cha mẹ sẽ thương yêu con cái và sẽ làm mọi điều tốt lành cho con. Một học trò biết tôn trọng và vâng lời thầy thì đáp lại người thầy sẽ hết lòng dạy dỗ học trò và sẽ tạo điều kiện cho học trò thành đạt. Một người chồng nhất mực thương yêu và thủy chung với vợ thì người vợ sẽ đảm đang chu tất mọi việc trong gia đình. Một người sẵn sàng chia sẻ và chân thành với bạn thì đáp lại sẽ được bạn bè quý mến và tìm cách bảo vệ. Một người chủ luôn quan tâm và hậu đãi người ăn kẻ ở thì đáp lại sẽ nhận được sự phục dịch tận tâm của người làm công, kẻ tôi tớ. Một cư sĩ biết cung kính cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn thì đáp lại vị ấy sẽ nhận được những lời khuyên dạy bổ ích từ những con người thánh thiện này. Các bia ký Asoka không mô tả cặn kẽ sáu mối tương giao giống như bài kinh nhưng chắc chắn Asoka đã mong muốn tất cả thần dân của mình sẽ sống đúng như những gì được mô tả trong bài kinh, bởi lẽ đây chính là các nguyên lý giúp xây dựng đời sống hạnh phúc gia đình và tiến bộ xã hội. Rõ ràng Asoka đã không phải bận tâm nhiều cho việc tìm ra các nguyên tắc trị quốc bởi nguồn giáo lý Phật giáo mà ông tỏ ra quan tâm và thích thú nghiên cứu và học hỏi đã giúp ông rất lớn. Ông nhấn mạnh việc hiếu thảo cha mẹ, tôn trọng thầy cô giáo, xử sự tốt đối với bạn bè, thân bằng quyến thuộc, cung kính cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn, hậu đãi người làm công, kẻ giúp việc, xem ra tất cả điều này đã được đức Phật chi 3 dạy cặn kẽ cho thanh niên Singàla ở trong bài kinh Singàlovàda.


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương