A dục vưƠng (asoka) cuộC ĐỜi và SỰ nghiệP



tải về 1.22 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.22 Mb.
#6622
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19
So sánh hai nguồn tài liệu, các tài liệu Tích Lan đề cập tên các quốc gia mà Moggaliputta Tissa gởi các đoàn truyền giáo đến truyền bá Phật pháp (Buddhavacana) và tài liệu bia ký Asoka ghi nhận tên các dân tộc mà ông đã gởi các sứ giả đến để giới thiệu đường lối đức trị (Dharmavijava) , E.Frauwaller cho rằng hai tài liệu này đề cập những vấn đề giống nhau từ những cách nhìn khác nhau. Các tài liệu Tích Lan nói đến các quốc gia trong khi các bia ký Asoka đề cập các dân tộc. Do đó, theo Frauwallner, các quốc gia được đề cập bởi các tài liệu Tích Lan phủ kín các xứ sở tương tự được nói đến trong các bia ký Asoka.[196] Lại nữa, tất cả các tài liệu này đều nói đến công tác truyền bá Chánh pháp (Dharma) được khuyến khích và hậu thuẫn bởi Asoka. Các tài liệu Tích Lan xác nhận sự kiện các đoàn truyền bá Phật pháp (Buđha-dhamma) do Asoka bảo trợ, trong khi tài liệu bia ký Asoka nêu rõ công tác truyền bà đường lối đức trị (Dharmavijava) do Asoka chủ trương. Như vậy phải chăng hai nguồn tài liệu cùng ám chỉ một sự kiện nhưng được mô tả dưới hai lăng kính khác nhau ? Vấn đề ở đây là tìm xem tại sao một hoạt động truyền giáo quan trọng như vậy lại không được Asoka cho ghi vào bia ký hay chỉ được đề cập tế nhị dưới hình thức các sứ giả Dhammavijava ? Nghi vấn này được học giả K. Hazra giải đáp đầy đủ hơn nếu chúng ta chứng minh được giáo pháp mà Asoka muốn truyền bá và mở rộng là Phật pháp.
Theo K. Hazra, [197] “ việc Asoka gởi các sứ giả đi nhiều nơi trong nước và sang nước ngoài nhằm mục đích khuyến khích Chánh pháp là một sự kiện quan trọng của lịch sử Phật giáo thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Ước muốn mở rộng Phật pháp của Asoka lớn đến độ các hoạt động truyền giáo của ông không chỉ giới hạn ở Ấn Độ mà còn mở rộng sang các quốc gia láng giềng. Nhờ các nỗ lực này của Asoka mà Phật giáo đã được thiết lập vững chắc ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ và ở một số quốc gia khác. Asoka là vị hoàng đế Ấn Độ đầu tiên có tầm nhìn và tư tưởng mở rộng giáo lý dạo Phật sang các quốc gia khác và ông đã thành công. Đây quả là một sự kiện đầy ý nghĩa trong lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên Asoka đã hết sức thận trọng trong công việc ghi lại những gì ông đã làm cho sự phát triển Chánh pháp. Mặc dù các bia ký của ông chứa đựng nhiều thông tin liên quan đến sự cống hiến của ông đối với Phật giáo, nhưng lạ thay chúng không hề nói đến sự kiện truyền giáo vốn được xem là một trong số các sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo Ấn Độ cổ đại. Chúng ta có cảm tưởng rằng hoặc là Asoka quyết định không cho ghi lại sự kiện hoặc là ông ngại lưu lại tên tuổi của mình như một nhà truyền bá Phật pháp cho hậu thế. Có lẽ Asoka đã nghĩ rằng những gì ông đã làm đối với Phật giáo là bình thường, không phải là những gì quá đặc biệt nên đã không gnghĩ đến việc cho ghi lại trong các bia ký của ông. Nhưng dù không được nói đến trong các bia ký, chúng ta không có gì nghi ngờ về tính xác thực của toàn bộ câu chuyện liên quan đến các phái đoàn truyền giáo mà các tác phẩm Dìpavamsa và Mahàvamsa đã nói đến. Các biên niên sử này cung ứng cho chúng ta những thông tin giá trị liên quan đến lịch sử văn hóa và tôn giáo Tích Lan cũng như các quốc gia láng giềng. Những gì các tác phẩm này đề cập thường được chứng thực bởi các bia ký và vì thế chúng là nguồn thông tin trung thực và đáng tin cậy. Do đó thông tin biên niên sử Tích Lan nói về các đoàn truyền giáo của Asoka được gởi đi nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ và sang nước ngoài hẳn là có giá trị về mặt lịch sử, dù rằng chúng không được nói đến trong các bia ký của ông.”
Sử gia Will Durant cho rằng [198] về phương diện tôn giáo Asoka đã thực hiện được một nhiệm vụ lớn nhất trong lịch sử. trong khoảng hai trăm năm sau khi ông mất, đạo Phật lan tràn khắp Ấn Độ và bắt đầu xâm chiếm châu Á một cách hòa bình. Theo Durant, nếu cho tới ngày này, từ Kandy ở đảo Tích Lan tới Kamakura ở Nhật bản, nét , mặt an tĩnh của đức Thích Ca còn gợi cho người ta khoan hồng với người đồng loại và yêu mến hòa bình, thì một phần là nhờ công lao của một con người đầy mơ mộng- có thể một vị thánh, chưa biết chừng-đã có thời làm vua Ấn Độ. Cũng theo Durant thì công cuộc truyền bá Chánh pháp sang thế giới Hy Lạp do các tu sĩ Phật giáo thực hiện dưới sự hậu thuẫn của Asoka đã giúp cho dân chúng phương Tây sau này dễ chấp nhận luân lý Ki Tô giáo.[199] Riêng đối với châu Á, đạo Phật đã đóng vai trò rất lớn trong việc làm giàu thêm vốn văn hóa của các dân tộc ở đây đến độ các quốc gia Phật giáo châu Á đã không ngừng tìm kiếm và thường lấy làm tự hào nếu họ phát hiện chút dấu vết nào đó, dù rất nhỏ và không bảo đảm cho lắm về mặt lịch sử, cho thấy quốc gia của họ đã có cơ duyên tiếp thu Chánh pháp từ thời Asoka.

[142] James Prinsep đã tỏ ra lúng túng với tước hiệu Priyadarśì của Asoka khi ông nghiên cứu về các bản chữ Bràhmì. Học giả này đã không biết Priyadarśì là ai, thuộc triều đại nào. Chỉ đến lúc Turnour phát hiện từ biên niên sử Tích Lan Piyadasi là tước hiệu hay tên gọi khác của Asoka, cháu nội Chadragupta, thuộc vương triều Maurya thì nhân vật Asoka mới bắt đầu ló dạng (Xem D.R.Brandarkar, Asoka,tr.3)


[143] D.R.Brandarkar, Asoka,tr.69.
[144] V.A.Smith, Asoka,tr.224-25.
[145] JASB,1897,tr.76-84.
[146] V.A.Smith, Asoka, tr.208.
[147] V.A.Smith,Asoka,tr.210.
[148] V.A.Smith,Asoka,tr.226.
[149] P.V.Bapat,2500 years of Buddhism,tr.42.
[150] Tiểu bia ký I.
[151] Bia ký Bhabrù.
[152] SP,I,tr.52.
[153] RBK,tr.80.
[154] V.A.Smith, Asoka,tr.226-28.
[155] EB,II, Fasciscle 2,tr.185.
[156] R.Mookerji, Asoka,tr.81.
[157] EB,II, Fascicle 2,tr.189.
[158] V.A.Smith, Asoka,tr.208.
[159] V.A.Smith ,Asoka,tr.225.
[160] V.A.Smith, Asoka,tr.225-26.
[161] V.A.Smith, Asoka,tr.226.
[162] V.A.Smith,Asoka,tr.210.
[163] RPBAI,tr71.
[164] B.M.Barua ang his Insciptions,tr.215-16.
[165] R.Mơkerji, Asoka,tr.23-24.
[166] D.R.Bhandarkar, Asoka,tr.73-74.
[167] Will Durant chẳng hạn cho rằng Asoka từng mặc áo cà sa trong một thời gian. Xem Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ,tr.100.
[168] RPBAI,tr.72-73.
[169] DVY,tr.140-44.
[170] ARBRIMA,tr.73.
[171] V.A.Smith, Asoka,tr.220.
[172] RPBAI,tr.82-83.
[173] B.M.Barua, Asoka and his Inscriptions, tr.262-64.
[174] RPBAI,tr.72.
[175] AIU,tr.75.
[176] N.Dutt,Early Monastic Buddhism,tr.262-64.
[177] D.R.Bhandarkar, Asoka,tr.74.
[178] Như trên, tr.74-75.
[179] Tức giết cha, giết mẹ, giết A la hán, sát thương đức Phật và phá hòa hợp Tăng. (Xem Kinh Bộ Tăng Chi, tập II, tr.546-47, viện NCPHVN, 1996.)
[180] Rhys Davids & H.Oldenberg, Vinaya Texts,part III, tr.254.
[181] D.R.Bhandarkar, Asoka,tr.207-08.
[182] M.Winternitz.AHistory of Indian Literature, tâp II,tr.40.
[183] M.Winternitz,A History of Indian Literature,tr.16.
[184] W,Geiger,Pàli Literature and Language,tr.10-11.
[185] AR,tr.34.
[186] AR,tr.35.
[187] AR,tr.35.
[188] AR,tr.35.
[189] D.R.Bhandarkar,Asoka,tr.150.
[190] D.R>Bhandarkar,Asoka,tr.150.
[191] T.W.Rhys Davis,Buddhist India,tr.301.
[192] W.Rahula, History of Buddhism in Ceylon,tr.59.
[193] DVY,I,tr.269,BSI,tr.138.
[194] STGB,tr.38.GM.I,tr.9.
[195] D.R.Bhandarkar,Asoka,tr.139-40.
[196] E.Frauwallner, The earliest Vinaya and the Beginnings of Buddhist Literature,tr.16-17.
[197] RPBAI,tr.88.
[198] Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ,tr.103.
[199] Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ,tr.102.

---o0o---


Chương V
Asoka - VỊ VUA CHÁNH PHÁP


Trong chương trước chúng ta đã đề cập Asoka trong vai trò một hoàng đế Phật tử được thể hiện rõ nét qua tấm lòng ngưỡng mộ Phật pháp của ông và qua những gì ông đã làm cho tôn giáo này. Trong chương này chúng ta sẽ xem xét Asoka trong vai trò một Pháp vương (Dhammaràja) hay vị vua Chánh pháp, theo đuổi lý tưởng Chánh pháp và cai trị bằng Chánh pháp.
Nền văn hóa Aryan Ấn Độ [200] lưu truyền thuyết “Đại nhân tướng” (Mahàpurisa-lakkhana) hay 32 tướng tốt được tìm thấy ở các bậc vĩ nhân và hai lý tưởng cao cả thường được theo đuổi bởi các vị này : hoặc là xuất gia thành bậc Chánh giác hoặc là trở thành vị vua cai trị thiên hạ bằng Chánh pháp. Tương truyền khi thái tử Siddhattha vừa mới ra đời, ẩn sĩ Asita phát hiện ngài có đầy đủ 32 mỹ tướng của bậc đại trượng phu và đã tiên đoán ngài hoặc sẽ trở thành một bậc Chánh đẳng giác, nếu xuất gia, hoặc sẽ trở thành một minh quân cai trị thiên hạ bằng Chánh pháp, nếu lưu lại thế gian.[201]
Kinh điển Phật giáo nguyên thủy cũng duy trì truyền thuyết này và xem con đường xuất gia hay làm vua cai trị bằng Chánh pháp là hai lý tưởng cao cả mà con người có thể kỳ vọng và theo đuổi. Hai bài kinh, Kinh Tướng (Lakkhana Suttanta) và Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (Cakkavattì Sìhanàda Suttanta) , lưu giữ trong tuyển tập Trường Bộ (Dìgha Nikàya) có thể xem là tiêu biểu cho truyền thuyết này. Bài kinh thứ nhất đề cập 32 tướng tốt của bậc đại nhân và hai lý tưởng cao cả được theo đuổi bởi những ai có đầy đủ 32 mỹ tướng này. Bài kinh thứ hai nêu rõ pháp trị nước (Dhamma) của vị vua gọi là Chuyển luân Thánh vương (Cakkavattì) .Tổng hợp cả hai bài kinh này sẽ cho thấy đầy đủ chân dung một Pháp vương hay vị vua cai trị bằng Chánh phap theo quan điểm Phật giáo.
Trước hết, bài kinh Lakkana xác định: “ Những ai , này các Tỷ-kheo, có đầy đủ 32 tướng đại trượng phu này, những vị ấy sẽ chọn hai con đường này thôi, không có con đường nào khác. Nếu sống tại gia sẽ làm vị Chuyển luân Thánh vương dùng Chánh pháp trị nước, bình định bốn phương đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu (Ràjà hoti cakkavatti dhammiko dhamma-ràjàcàturanto vijitàvì janapada-tthàvarija-ppatto satta-ratana-samannà-gato). Vị này chinh phục quả đất này cho đến hải biên và trị nước với Chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao (So imampathavim sàgara-pariyantam adandena asatthena dhammena abhivijiya ajjhàvasati). Nếu từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, vị này sẽ thành bậc A la hán, Chánh đẳng giác, vén lui màn vô minh che đời.” [202]
Đặc điểm chung của hai vị này là sự xuất hiện của họ ở đời mang lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho số đông, bởi cả hai đều lấy Chánh pháp làm thầy, tôn trọng Chánh pháp, nỗ lực truyền bá Chánh pháp và bởi sự xuất hiện của họ khiến cho số đông xa lìa ác pháp, an trú vào thiện pháp, nhờ công lao giảng dạy và phổ biến Chánh pháp.
Về pháp trị nước của vị vua Chuyển luân Thánh vương, bài kinh Cakkavattì Sìhanàda ghi lời vua Chuyển luân Thánh vương Dalhanemi dạy con trai mình như sau:
“ Này thái tử thân yêu, con y cứ vào Pháp (dhammam nissayà), kính trọng Pháp (dhammam sakkaronto), kính trọng Pháp (dhammam sakkaronto), cung kính Pháp (dhammam garukaronto), đảnh lễ Pháp (dhammam mànento), cúng dường Pháp (dhammam pùjento). Tôn trọng Pháp (dhammam apacàyamàno), tự con trở thành Pháp tràng dhammam-ddhajo), Pháp kỳ (dhamma-ketu), xem Pháp là thầy (dhhammà-dhipateyyo), tự trở thành người bảo vệ hợp pháp cho thứ dân, cho quân đội, cho Sát đế lỵ, cho quần thần, cho Bà-la-môn, cho gia chủ, cho thị dân, thôn dân, cho Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim (dhammikam rakkàvarana-guttim samvidahassu anto-janasmimbala-kàyasmim khattiyesu anuyuttesu bràhmanagahapatikesu negama-jànapadesu Samana-Bràhmanesumiga-pakkhìsu). Chớ có làm gì phi pháp trong quốc độ của con. Này con thân yêu, nếu trong quốc độ của con, có người không có tiền của, hãy đem tiền của cho người ấy. Này con thân yêu, nếu trong quốc độ của con, có những Sa-môn, Bà-la-môn từ bỏ dục vọng, không phóng dật, thực hành nhẫn nhục từ ái, nhiếp phục tự kỷ, an chỉ tự kỷ, giải thoát tự kỷ, thỉnh thoảng sẽ đến với con và hỏi con; “ Thưa tôn giả, thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là không có tội, như thế nào nên thực hành, như thế nào không nên thực hành, hành động như thế nào đem lại bất hạnh và đau khổ cho tôi lâu ngày, hành động như thế nào đem lại lợi ích và hạnh phúc cho tôi lâu ngày?” Con hãy nghe họ và ngăn chận họ khỏi sự bất thiện và khuyến khích họ Làm điều thiện. Này con thân yêu hư vậy là Thánh vương Chánh pháp.” [203]
Bài kinh nói tiếp rằng vua Chuyển luân Thánh vương tuân giữ các ngày trai giới và nhiếp phục bốn phương bằng Chánh pháp. Đi đến đâu nhà vua đều khuyến khích mọi người, từ quan chí dân, tuân giữ năm giới cấm-không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không uống rượu-và sống tri túc. Tất cả các quốc vương chư hầu đều tôn kính vua Chuyển luân Thánh vương và tuân phục Chánh pháp của ngài.
Không có tài liệu hay truyền thuyết nào nói rằng Asoka có hảo tướng của bậc đại trượng phu, nhưng những gì ông đã làm cho đất nước và nhân dân ông cũng như chính sách hòa hiếu của ông đối với các lân bang có thể sánh với việc làm của vị vua Chuyển luân Thánh vương, như được mô tả trong các truyền thuyết. Tác phẩm Divyàvadàna gắn Asoka với danh hiệu Chakravartì Dhàrmiko Dharmaràjo. D.R.Bhandarkar cho rằng bất cứ ai đọc đoạn kinh Phật nói về pháp trị nước của vị vua Chuyển luân Thánh vương sẽ không khỏi giật mình bởi sự trùng hợp kỳ lạ giữa truyền thuyết và việc làm của Asoka.[204] Theo Bhandarkar, Asoka đã theo đuổi đường lối đức trị hay sự chinh phục đạo đức (Dharma-vjava) dựa theo các bản kinh Phật.[205] Việc Asoka có ừng dụng lời dạy của đức Phật vào đường lối trị quốc của ông hay không hay ảnh hưởng Phật giáo trong chính sách trị quốc của ông như thế nào ta sẽ tìm hiểu ở các chương tiếp theo. Ở đây chúng ta sẽ xem các tài liệu liên quan mô tả thế nào về Asoka trong vai trò một Pháp vương hay vị vua cai trị bằng Chánh pháp.
Trước hết, Asoka hiện rõ trong các chỉ dụ của ông là một vị vua Chánh pháp bởi không một nơi nào trong các bia ký và trụ đá của ông không nhắc đến Chánh pháp và hoạt động của ông liên quan đến việc phổ biến Chánh pháp (Dharma). Có thể nói rằng Dharma là danh từ được dùng nhiều nhất và lập đi lập lại nhiều lần trong các chỉ dụ của Asoka. Trong bia ký XIII, Asoka tuyên bố rằng ông thực hành Chánh pháp (Dharma), yêu mến Chánh pháp và giảng dạy Chánh pháp. Từ lời tuyên bố này, ta có thể xét vai trò Pháp vương của Asoka qua ba phương diện : sự thực hành Chánh pháp, tấm lòng yêu mến và tôn trọng Chánh pháp của ông và công tác truyền bá Chánh pháp mà Asoka đã nỗ lực tiến hành nhằm mang lại hạnh phúc cho nhân dân và thái bình cho xứ sở.
I.Sự thực hành Chánh pháp:
Vai trò Pháp vương của Asoka được thể hiện trước hết bởi sự kiện ông là người sống và làm việc theo tinh thần Chánh pháp. Asoka thực hành Chánh pháp bằng chấp nhận Chánh pháp làm thầy dùng Chánh pháp làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Trong bia ký Bhabrù, Asoka xác nhận nương tựa Tam bảo, Phật , Pháp, Tăng. Ông tuyên bố dùng Chánh pháp (Dharma) thay trống trận (bherì), [206] xem việc chinh phục bằng Chánh pháp hay đạo đức (Dharma-vijaya) là chiến thắng tối hậu.[207] Trong nếp sống hàng ngày, Asoka tự đặt mình trong các điều lệ đạo đức tôn giáo và nỗ lực làm điều thiện. Ông hạn chế việc ăn thịt đế tránh gây thương tổn cho các sinh vật,[208] thực hành các ngày trai giới, thay thế các cuộc dạo chơi săn bắn và hưởng lạc của hoàng gia (vihàra-yàtrà) bằng các cuộc du hành truyền bá Chánh pháp hay làm các thiện sự (Dharma-yàtrà). [209] Trong tiểu bia ký I, Asoka thông báo ông đã sống với chư tăng hơn một năm mà ta có thể tin chắc là để học hỏi và trau dồi Phật pháp. Trong chỉ dụ ghi ở trụ đá II, Asoka đã khái quát hóa sự thực hành Chánh pháp như sau: Tránh xa điều ác hay tội lỗi, nỗ lực làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, chân thật, nuôi dưỡng thiện tâm và bố thí, Asoka thực hành Chánh pháp bằng cách từ bỏ chính sách đàn áp xâm lăng và theo đuổi đường lối hòa bình đức trị. Ông kiên quyết từ bỏ điều ác và nỗ lực làm việc lành vì hạnh phúc đời này và đời sau của tất cả chúng sinh. Bia ký VI cho hay Asoka hạ lệnh cho các quan lại có trách nhiệm phải thông báo ngay cho ông những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân, dù ông đang ở đâu và làm gì. Asoka khẳng định trong bia ký rằng trách hiệm cao cả nhất của ông là thúc đẩy lợi ích của nhân dân mà căn bản là phải nỗ lực giải quyết mọi công việc. Ông xem mình là người mắc nợ chúng sinh và do đó ông phải nỗ lực thanh toán món nợ ấy bằng cách phục vụ lợi ích và hạnh phúc đời này và đời sau của tất cả chúng sinh. D.R.Bhandarkar cho rằng bia ký VI nói rõ mối quan tâm của Asoka đối với toàn bộ cuộc đời và lý tưởng của ông là phục vụ lợi ích vật chất và tâm linh của cuộc đời bao gồm không chỉ con người mà còn các loài thú vật và các sinh linh khác.[210]
Về phương diện chăm lo lợi ích vật chất của quần chúng, trụ đá VII thông báo với chúng ta Asoka cho trồng dọc the oven lộ các loại cây tạo bóng mát cho người và thú vật, thành lập các vườn xoài, đào các giếng nước ở hai bên vệ đường, dựng các nhà nghỉ dọc đường dành cho khách bộ hành lập các trạm cung cấp nước công cộng để phục vụ tiện ích cho người và súc vật. Bia ký II ghi nhận thêm một số công trình phúc lợi xã hội khác mà Asoka đã thực hiện nhằm bảo đảm hạnh phúc cho người và súc vật như cho xây dựng hệ thống chăm sóc y tế ở khắp nơi trong nước để chữa trị cho người và thú vật , lập các vườn cây làm thuốc và cây ăn quả. Điều đáng chú ý ở trong bia ký này là Asoka không chỉ tập trung chăm lo lợi ích vật chất cho dân chúng của ông mà còn mở rộng chính sách chăm lo hạnh phúc cho dân chúng các quốc gia khác. Bia ký ghi rõ : “ Hoàng đế Priyadarśì đã cho thiết lập hai loại hình chăm sóc y tế dành cho người và thú vật tại các khu vực như Chola, Pàndya, Satiyaputra, Keralaputra, Tàmrparnì, quốc gia Antiocho do người Hy Lạp trị vì và các lân bang của Antiocho. Các loại cây dùng làm thuốc và cây ăn quả cũng được nhập khẩu và ươm trồng ở những nơi chưa có. Trên các tuyến đường, các giếng nước được xây dựng và các loại cây được gieo trồng tạo bóng mát cho người và thú vật.”
Về phương diện giáo dục, trụ đá VII nêu rõ mối quan tâm của Asoka về một nếp sống phát triển đạo đức và tâm linh của tất cả mọi người, không phân biệt quốc gia, văn hóa hay dân tộc. Chỉ dụ ghi : Hoàng đế Pryadarśì nghĩ như thế này: “ Bằng cách nào quần chúng có thể đạt được tiến bộ và lợi ích trong Chánh pháp? Bằng cách nào ta có thể nân cao đời sống tâm linh của quần chúng ?” Về vấn đề này, Hoàng đế Priyadarśì suy nghĩ như sau: “Ta sẽ ban bố các chỉ dụ và huấn thị đạo đức, và quần chúng sau khi nghe các chỉ dụ và huấn thị của ta sẽ theo đuổi đạo đức, tự thăng tiến và sẽ đạt được lợi ích đáng kể trong Chánh pháp.” Chỉ dụ nói tiếp rằng Asoka chỉ thị cho các quan chức Purusa, Ràjuka và Dharma-mahàmàtra có trách nhiệm giải thích và phổ biến các huấn chỉ đạo đức của ông cho mọi tần lớp nhân dân. Họ phải khuyến khích quần chúng làm các điều lành, phù hợp Chánh pháp (Dharma) như tỏ rõ lòng từ bi, sống với tâm hào phóng, thành thật, trong sạch, có thái độ nhã nhặn lịch thiệp và thiện tâm.Asoka còn nêu rõ trong chỉ dụ các đức tính cần thiết cho việc tạo dựng hạnh phúc đời này và đời sau của quần chúng như đức hiếu sinh, lòng hiếu thảo, tính khiêm nhường, thái độ trung thực, chân thành và không làm hại. Mười ba năm sau khi lên ngôi, Asoka cho thành lập đội ngũ các quan chức Dharma-mahàmàtra có trách nhiệm phổ biến Chánh pháp và khuyến khích đạo đức không chỉ ở trong nước mà còn ở các xứ sở xa xôi như Yona, Kamboja, Gandhàra, Ràtrika, Pitinika, Aparànta và các vùng biên giới phía tây.[211] Bia ký XIII nói rõ sự kiện Asoka mở rộng Chánh pháp hay đường lối đức trị của ông sang các quốc gia độc lập như Chola, Pàndya, Tàmraparnì, vương quốc Antiocho do người Hy Lạp cai quản và các quốc gia láng giềng của Antiocho. Thậm chí ông còn mong muốn đường lối đức trị (Dharma-vijava) được ứng dụng rộng rãi ở những nơi mà các sứ giả Chánh pháp của ông không đến được.[212] Nhưng Asoka không chỉ giáo dục đạo đức quần chúng thông qua các chỉ dụ và đội ngũ các quan lại, ông còn trực tiếp hướng dẫn và thảo luận với nhân dân về đức trị, Asoka từ bỏ các thú vui của hoàng gia (vihàra-yàtrà) để thực hiện những cuộc du hành phổ biến Chánh pháp (Dharma-yàtrà) Ông thăm viếng và tặng quà cho các Sa-môn, Bà-la-môn và các bậc trưởng lão; thăm viếng quần chúng nhân dân, giảng dạy đạo đức và thảo luận với quần chúng về chính sách đức trị. Rõ ràng nỗ lực của Asoka đã không uổng phí. Trụ đá I ghi nhận rằng nhờ các huấn chỉ đạo đức của ông mà sự kính trọng và lòng yêu mến Chánh pháp của quần chúng nhân dân ngày càng được phát triển. Bia ký IV xác nhận thêm rằng đa số quần chúng đã tránh xa sát sanh, không làm hại sinh linh, xử sự đúng đắn với bà con, với các Sa-môn, Bà-la-môn, hiếu kính đối với cha mẹ và các bậc trưởng thượng, nhờ các thông điệp đạo đức của Hoàng đế Priyadarśì.
II.Tấm lòng yêu quý Chánh pháp:
Một bằng chứng khác nói rõ vai trò Pháp vương (Dhammaràja) của Asoka là tấm lòng yêu mến và tôn trọng Chánh pháp của ông được tìm thấy ở nhiều nơi trong các tài liệu liên quan và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo sử liệu Tích Lan thì Asoka bắt đầu tỏ rõ tấm lòng yêu mến Chánh pháp ngay sau khi ông gặp Nigrodha, tức vào năm ông đăng quang khoảng 270 hay 269 trước kỷ nguyên Tây lịch. Tài liệu này nói rằng sau khi nghe Nigrodha giảng giải về Appamàda, Asoka quyết định từ bỏ tín ngưỡng Bà-la-môn và chấp nhận nương tựa giáo pháp của đức Phật. Những ngày tiếp theo ông cho mời Nigrodha và các tu sĩ Phật giáo đến hoàng cung thọ trai và thuyết giảng Chánh pháp. Chính từ những buổi nghe pháp này mà Asoka biết được giáo lý của đức Phật gồm 84.000 pháp môn và đã quyết định cho xây dựng 84.000 bảo tháp để bày tỏ tấm lòng mến mộ Phật pháp của ông.[213] Cũng theo tài liệu Tích Lan thì khi Asoka nhận ra sự kiện mất đoàn kết và bất tịnh ở trong giáo hội do các tu sĩ ngoại đạo gây ra, ông đã quyết định triệu hồi trưởng lão Moggaliputta Tissa về kinh đô Pàtaliputra để tiến hành chấn chỉnh Tăng già. Tài liệu cho hay sau khi Moggaliputta đến kinh đô, Asoka đã yêu cầu vị trưởng lão này giảng pháp cho ông trong thời gian một tuần, sau đó đích thân ông thẩm tra các tu sĩ Phật giáo về giáo lý của đức Phật.[214] Sự kiện Asoka đích thân chất vấn tu sĩ Phật giáo về giáo lý của bậc Đạo sư chứng tỏ ông rất tự tin và am tường về Phật pháp, và chúng ta hiểu rằng đây không phải là kết quả của một tuần lễ nghe pháp mà là kết quả của một thời gian dài miệt mài học hỏi và nghiên cứu Chánh pháp của Asoka được phản ánh khá rõ trong các tài liệu bia ký và truyền thuyết liên quan. Trên đây chúng ta đã xét tài liệu Mahàvamsa đề cập sự kiện Asoka cho mời các tu sĩ Phật giáo đến hoàng cung để thọ trai và thuyết pháp mỗi ngày. Sự kiện này tỏ cho thấy Asoka rất mến một Phật pháp và mong muốn nắm bắt các triết lý sâu xa của bậc Đạo sư. Trong tiểu bia ký I, Asoka thông báo với chúng ta ông từng sống với Tăng già hơn một năm mà kết quả là sau đó ông đã nỗ lực rất lớn (trong việc truyền bá Chánh pháp). Mặc dù bia ký này không cho hay ông đã làm gì trong thời gian hơn một năm sống với Tăng già, chúng ta tin rằng Asoka đã dành trọn thời gian đó để nghiên cứu và học hỏi Phật pháp. Nội dung bia ký Bhabrù sau đây cho thấy Asoka rất giỏi Phật pháp và rất tha thiết đối với lời Phật dạy. Chỉ dụ viết:
“ Hoàng đế Priyadarśì, quốc vương Magadha, đảnh lễ chư Tăng, kính mong chư Tăng được sức khỏe, hỷ lạc và xin có lời cáo bạch như sau: Thưa chư Tôn đức, chư Tôn đức biết rằng tôi có lòng kính tín Tam bảo- Phật, Pháp, Tăng. Thưa chư Tôn đức, những gì đức Phật nói, tất cả là khéo thuyết. Nhưng tôi xin được phép chọn ra các đoạn kinh sau đây với ước mong Chánh pháp được trường tồn:
1.Luận về tầm quan trọng của Giới luật (Vinaya-Samukasa).
2.Thánh cư hay nếp sống phạm hạnh cao cả (Aliya-vasàni).
3.Các lo lắng về tương lai (Anàgata-bhayàni).
4.Các vần thơ nói về đời sống ẩn sĩ (Muni-gàthà).
5.Bài kinh đề cập sự Tịch tịnh (Mauneya-sùte).
6.Những câu hỏi của xá lợi Phất (Upatisa-pasine).
7.Pháp thoại giáo giới Ràhula.(Làghulovàde).
Thưa chư Tôn đức, tôi mong tất cả chư Tôn đức Tăng, Ni, cũng như chư vị nam nữ cư sĩ sẽ thường xuyên thảo luận và xem xét các điểm giáo lý này.”
Từ thông tin bia ký trích dẫn trên đây chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định rằng Asoka rất giỏi Phật pháp và đó là kết quả của lòng đam mê học hỏi và nghiên cứu Phật pháp lâu dài của ông, thông qua việc tiếp xúc với Tăng già và kinh điển Phật giáo. Việc chọn ra bảy bài kinh mà ông xem là căn bản cho đời sống Tăng, Ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ như được nói đến trong bia ký chứng tỏ khả năng nghiên cứu Phật học hết sức sâu rộng của Asoka và càng khẳng định tấm lòng yêu quý và trân trọng Chánh pháp của ông.


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương