1 Tính cấp thiết của đề tài



tải về 1.16 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.16 Mb.
#1791
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2008 là 1.067.157,5 triệu đồng tăng lên 1.176.213,0 triệu đồng vào năm 2009, tức là tăng lên 10,22%, đến năm 2010 tăng lên 12,99% so với năm 2009, tương đương với 1.328.965,82 triệu đồng. Bình quân 3 năm tăng 11,59%, có được sự tăng trưởng vượt bậc này là do giá trị sản xuất (GTSX) của hầu hết các ngành đều tăng. GTSX ngành nông nghiệp chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất, bình quân qua 3 năm tăng 13,41%. Trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, GTSX ngành trồng trọt có xu hướng giảm qua 3 năm, bình quân giảm 3,44%, đến năm 2010 thì ngành trồng trọt chỉ chiếm 36,8% GTSX toàn ngành nông nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do : diện tích cây hàng năm đặc biệt là cây lúa giảm mạnh nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành đất xây dựng cụm công nghiệp và chuyển thành đất thổ cư. Ngoài ra diện tích trồng cây lâu năm như vải thiều trong hoàn cảnh mất giá như vài năm hiện nay không còn cho giá trị kinh tế cao như trước nữa.

Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ( CN &NTTS) có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm, bình quân tăng 30,0%. Có được kết quả này là do sự phát triển mạnh chăn nuôi gà đồi , và theo đó là phát triển đàn bò ở các xã trọng điểm, phát triển đàn lợn theo hướng nạc hóa tại một số xã đặc biệt khó khăn của huyện. Chăn nuôi gia súc gia cầm được đẩy mạnh bằng việc đưa các kiến thức tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống của nông dân đã góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và làm tăng GTSX ngành chăn nuôi. Trong 3 năm trở lại đây, công tác phòng dịch được các cơ quan chức năng và hộ dân thực hiện tốt nên không để dịch bệnh lớn xảy ra. Sự gia tăng vượt bậc của ngành chăn nuôi đã nâng GTSX ngành nông nghiệp toàn huyện cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.

Ngành lâm nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể về GTSX, từ 39.715,2 triệu đồng năm 2008 lên 62.629,8 triệu đồng năm 2010, bình quân 3 năm tăng 25,58%. Ngành dịch vụ nông nghiệp do chưa được đầu tư đúng mức nên tốc độ tăng GTSX chậm chạp, bình quân qua 3 năm tăng 11,19%, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, vì vậy huyện Yên Thế cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực này.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành điều tra các hộ, trang trại chăn nuôi gà của 2 xã có chăn nuôi gà đồi với quy mô trên 200 con/lứa tại địa bàn huyện Yên Thế,đó là 2 xã Tam Tiến và Phồn Xương. Cơ cấu đàn gà đồi của 2 xã này trong năm 2010 chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu đàn gà đồi của cả huyện. Theo báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thế năm 2010, số lượng gà của xã Tam Tiến chiếm 10,2%, xã Tam Tiến chiếm 13,10% tổng đàn gà đồi huyện Yên Thế.

Trong định hướng của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thế, 2 xã này là các xã chăn nuôi gà đồi trọng điểm trong thời gian hiện tại và lâu dài. Các hộ được chọn để điều tra là các hộ chăn nuôi gà đồi có quy mô từ 200con/lứa trở lên, nuôi liên tục từ 2 năm trở lên, có đầu tư xây dựng chuồng trại tương đối phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chăn nuôi gà đồi

  Điều tra các đại lý, doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi và dịch vụ thú y; các doanh nghiệp, tư thương tham gia tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 2 xã Tam Tiến và Đồng Kỳ

3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin

*Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được công bố trên sách báo, các loại báo cáo tổng kết của huyện,...Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập số liệu thứ cấp đó là:

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của huyện; số liệu thống kê về ngành chăn nuôi gà của huyện Yên Thế và các xã nghiên cứu trong các năm từ 2008 – 2010.

+ Các thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gà đã được công bố.



* Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra hộ nông dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng hỏi, được thu thập ở 70 hộ dân 2 xã có chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, mỗi hộ chăn nuôi từ 200 con/lứa trở lên. Mỗi xã chúng tôi điều tra 35 hộ dân.

+ Các thông tin cần thu thập từ các hộ, trang trại chăn nuôi gồm:

- Thông tin về chủ hộ

- Thông tin về cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ và tài sản phục vụ chăn nuôi gà.

- Thông tin về số lượng gà nuôi trên lứa; số lứa nuôi/năm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1 năm; giống gà nuôi; chi phí giống,...

- Thông tin về chi phí thức ăn chăn nuôi gà: chi phí đậm đặc; chi phí cám ăn thẳng; chi phí ngô,...

- Thông tin chi phí thú y, chi phí chăm sóc và các chi phí khác trong chăn nuôi gà tại hộ.

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Công cụ hỗ trợ cho tổng hợp và xử lý số liệu và dữ liệu là phần mềm exel.

3.2.4 Phương pháp phân tích

* Thống kê mô tả

Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như các số bình quân, số tương đối, tuyệt đối để đánh giá chung kết quả, hiệu quả chăn nuôi gà vườn đồi của hộ nông dân.



* Thống kê so sánh

Thông qua phương pháp này để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc ra quyết định giữa hộ chăn nuôi gà với nhau để có sự đối chứng giữa các hộ. Xem xét những yếu tố cơ bản nhất quyết định đến ứng xử của họ, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp góp phần khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi

- Số con chăn nuôi bình quân /lứa

- Số con xuất chuồng bình quân/ lứa

- Tỷ lệ số con sống đến khi xuất chuồng

- Số lứa bình quân/ năm

- Số ngày chăn nuôi bình quân/ lứa

- Khối lượng bình quân / con xuất chuồng

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu về kết quả chăn nuôi gà vườn đồi

- Số con xuất chuồng bình quân 1 năm/hộ

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân một năm/hộ

- Sản lượng phân gà xuất bán bình quân 1 năm/hộ

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).

GO của hộ chăn nuôi gà vườn đồi được tính như sau:

GO = ∑Qi*Pi

Trong đó:

Qi: Sản lượng thịt gà hơi bình quân 1 hộ xuất bán

Pi: Gía bán bình quân 1kg thịt hơi

- Tổng chi phí (TC)Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất, bao gồm:

+ Chi phí vật chất bao gồm chi phí về con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền điện, chất độn chuồng và các công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.

+ Chi phí dịch vụ là chi phí thuê lao động ngắn hạn

IC = ∑Cj


Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất sản xuất ra sản phẩm j

Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó

VA = GO – IC

Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao độlợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ.

MI = GO - IC - A - T – W

A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

T: thuế phải nộp

W: tiền thuê lao động (nếu có)

Lợi nhuận Pr = MI – V*Pi

V: số ngày lao động gia đình

Pi: giá của một ngày lao động gia đình

Lao động trong chăn nuôi gà là lao động không liên tục, nên số ngày lao động gia đình V được tính quy đổi thành số ngày công (8 tiếng/ngày công)



Thời gian nuôi gà trong một ngày *Tổng số ngày nuôi một nứa gà

V = 8


Pi tính theo giá lao động phổ thông tại thời điểm chăn nuôi của hộ là 60.000/ngày lao động

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả chăn nuôi gà đồi

- Hiệu quả sử dụng chiphis trung gian ( VA/IC; MI/IC; Pr/ TC )

- Hiệu quả sử dụng tổng chi phí ( VA/TC; MI/TC; Pr/TC)

- Hiệu quả sử dụng lao động:

+ Giá trị gia tăng(VA)/ ngày lao động gia đình

+ Thu nhập hỗn hợp (MI)/ ngày lao động gia đình

+ Lợi nhuận (Pr)/ngày lao động gia đình

Là phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số thống kê được sử dụng so sánh giữa các nhóm hộ chăn nuôi gà.


PHẦN 4
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG
4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế

4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà vườn đồi của huyện Yên Thế

Với quan điểm phát triển kinh tế là trọng tâm, căn cứ tiềm năng thế mạnh của địa phương, ngay từ đầu năm 2006, Huyện ủy Yên Thế đã xây dựng và ban hành chương trình phát triển nông thôn, lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2006 – 2010 trong đó xác định phát triển chăn nuôi gà đồi là một trong bốn con hàng hóa chỉ đạo; phấn đấu đến năm 2015, tổng đàn gia cầm trên địa bàn huyện đạt 5 triệu con. Phần lớn các xã, thị trấn đặc biệt là các xã có diện tích vườn đồi rộng đều xác định chăn nuôi gà đồi, phát huy thế mạnh của địa phương cần tập trung phát triển quy mô lớn ở các xã Phồn Xương, Tam Tiến.

Có thể thấy cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Yên Thế qua 3 năm, chăn nuôi gia cầm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong toàn ngành chăn nuôi. Năm 2008, chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm tỷ trọng 37,07% nhưng đến năm 2010 đã chiếm tới 40,29% GTSX ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm bình quân qua 3 năm tăng 165,97%. Đóng góp đáng kể trong ngành chăn nuôi gia cầm phải kể đến sự phát triển chăn nuôi gà đồi, đây là ngành luôn chiếm trên 90% trong tổng đàn gia cầm của huyện. Năm 2009 GTSX chăn nuôi gà tăng 19,52.% so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục tăng lên 50,33. % so với năm 2009. Bình quân qua 3 năm, GTSX ngành chăn nuôi gà tăng 35,53.%. Đây là kết quả đáng mừngtrong quá trình thực hiện đề án phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2006-2010 của huyện.


Bảng 4.1 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản huyện Yên Thế năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

So sánh

2008

2009

2010

09/08(%)

10/09(%)

BQ(%)

1. GTSX ngành CN và NTTS

tr.đ

219575

251661

371087

114.61%

147.46%

130

a.Gia súc

tr.đ

110381

122483

176007

110.96%

143.70%

126,27

b. NTTS

 

22528

27607

38333

122.54%

138.85%

130,46

c.Gia cầm

tr.đ

81397

96462

149511

118.51%

155.00%

130,45

- Gà

tr.đ

77883

93089

139937

119.52%

150.33%

135,53

- Gia cầm khác

tr.đ

3513.2

3372.3

4601.5

95.99%

136.45%

134,04

d.Chăn nuôi khác

tr.đ

5269.8

5108.7

7236.2

96.94%

141.64%

117,18

2. Cơ cấu GTSX các vật nuôi trong ngành CN và NTTS

 

 

 

 

 

 

 

a.Gia súc

%

50.27

48.67

47.43

-

-

-

b. NTTS

%

10.26

10.97

10.33

-

-

-

c.Gia cầm

%

37.07

38.33

40.29

-

-

-

- Gà

%

35.47

36.99

37.71

-

-

-

- Gia cầm khác

%

1.6

1.34

1.24

-

-

-

d.Chăn nuôi khác

%

2.4

2.03

1.95

-

-

-

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Yên Thế

Với các biện pháp tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện cùng với các giải pháp kích cầu sản xuất và tiêu thụ hợp lý nên phong trào chăn nuôi gà đồi được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Có được kết quả này là do sự quan tâm, phối hợp, trợ của huyện trong việc phát triển đàn gà thịt và gà bố mẹ tại địa phương. Huyện đã tổ chức thực hiện đề án phát triển đàn gà bố mẹ giống địa phương năm 2008, phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2008 – 2011. Cơ chế hỗ trợ cụ thể của đề án nuôi gà bố mẹ là: Đối với các hộ trong danh sách hưởng lợi được hỗ trợ 60% tiền mua con giống, 100% tiền mua Vacxin Marek và công tiêm phòng. Các hộ không thuộc trực tiếp các đối tượng hưởng lợi đề án nếu có nhu cầu nuôi gà bố mẹ, hoặc các hộ có trong danh sách thực hiện đề án nếu muốn mở rộng quy mô chăn nuôi với số lượng lớn sẽ được cho vay với vốn ưu đãi tạo việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0,65%/ tháng để chăn nuôi. Đối với các hộ gia đình tổ chức lắp đặt máy ấp trứng nếu tham gia thêm dịch vụ ấp gà giống thuê cho mọi người có nhu cầu trong khu vực sẽ được xem xét hỗ trợ 20% giá máy lắp đặt từ nguồn quỹ khuyến công của huyện. Đối với các hộ chăn nuôi gà đồi thịt có nhu cầu vay vốn phát triển chăn nuôi gà đồi được xem xét cho vay vốn với mức lãi suất hỗ trợ chăn nuôi của Ngân hàng Nông nghiệp PTNT huyện. Trong năm 2010, Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Giang đóng vai trò là cơ quan chủ trì dự án “ Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “ Gà đồi Yên Thế”. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 1.680,18 triệu đồng. Đối tượng được hưởng lợi từ dự án: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Thế, UBND các xã, các hộ nông dân chăn nuôi gà đồi Yên Thế, doanh nghiệp và người chế biến tiêu thụ sản phẩm. Thời gian thực hiện 24 tháng ( từ 01/2010 đến 12/2011).



Bảng 4.2: Tình hình phát triển đàn gà đồi và sản phẩm chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

So sánh

2008

2009

2010

09/08

10/09

BQ

1. Số hộ chăn nuôi gà đồi

 Hộ

21.025

23.128

25.785

110,0

111,49

110,74

2. Tổng đàn gà đồi

 Con

1.899.594

2164870.72

2855855.87

113,96

131,92

122,61

Gà thịt

 Con

1.880.598

2136727.40

2824441.46

113,62

132,19

122,55

Gà đẻ trứng

 Con

18.996

28.143

31.414

148,15

111,62

128,61

3. Giá trị sản phẩm

 

 

 




 

 

 

Sản lượng thịt gà đồi hơi

 kg

3.479.107

4.444.393

6.213.771

127,75

139,81

133,64

Sản lượng trứng gà đồi

 Quả

2.849.391

4.221.498

4.712.162

148,15

111,62

128,60

4. Bình quân gà đồi thịt/hộ

 Con

89,44

92,39

109,54

103,29

118,56

110,66

5. Bình quân gà đẻ/hộ

 Con

0,90

1,22

1,22

134,68

100,12

116,10

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Yên Thế.
Qua bảng 4.2 có thể thấy chỉ trong thời gian ngắn, số hộ chăn nuôi qua các năm đã tăng lên đáng kể, bình quân 3 năm tăng 10,7%.Tổng đàn gà của huyện đã phát triển mạnh với tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 22,62% trong đó sản phẩm gà đồi thịt tăng bình quân 3 năm là 22,55 %, đàn gà đẻ tăng 28,6%, đưa giá trị sản phẩm chăn nuôi gà đồi thịt tăng bình quân 33,64 % và sản lượng trứng tăng 28,60% qua 3 năm, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện.

Phương thức nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng truyền thống và chăn nuôi bán công nghiệp. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện thì có khoảng 34% số hộ chăn nuôi gia cầm là chăn nuôi nhỏ lẻ. Những hộ này nuôi gà đồi với số lượng ít, chủ yếu là nuôi thả tự do, cho ăn thức ăn tận dụng và không bán sản phẩm thường xuyên. Đối với các hộ chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa thì số lượng gà đồi lớn gấp rất nhiều lần so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Trình độ chăn nuôi gà hàng hóa ở nhiều hộ dân đã được nâng lên rõ rệt, nhiều mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn với quy mô lớn từ 4000 – 8000 con/lứa và nhiều lứa/năm đã được hình thành và từng bước nhân ra diện rộng. Tính đến tháng 10 năm 2010, số hộ chăn nuôi gà thịt, số hộ chăn nuôi gà đồi thịt với quy mô 1000 – 4000 con/ lứa đã trở nên khá phổ biến ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Tính bình quân số gà thịt, năm 2008 bình quân một hộ nuôi 89,44.con gà thịt thì năm 2010 đã tăng lên 109,34 con gà thịt/hộ. Số lượng gà đẻ cũng tăng đáng kể qua 3 năm đã góp phần giải quyết giống gà thịt trên địa bàn huyện.

Về tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện: do có sự phối hợp của các ban ngành chuyên môn và sự thực hiện vệ sinh phòng dịch nghiêm túc của người chăn nuôi nên trong vòng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện không xảy ra dịch cúm gia cầm mặc dù số lượng gà nuôi rất lớn.

Theo số liệu thống kê của huyện, trong đợt rét đậm,rét hại kéo dài đầu năm 2008, số gà trên địa bàn huyện bị chết rét với số lượng khá lớn khoảng trên 550.000 con, thiệt hại ước tính trên 25 tỷ đồng. Giá rét kéo dài là tác nhân chính phát dịch bệnh qua đường hô hấp cùng với nhiều bệnh khác, đặc biệt đàn gà rong giai đoạn úm, nhiều hộ chăn nuôi gà đồi theo kiểu phong trào không chuẩn bị đủ điều kiện chăn nuôi về chuồng trại, bóng điện, thuốc phòng bệnh bảo vệ đàn gà nên dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và gây ra thiệt hại lớn.

Chăn nuôi gà đồi Yên Thế đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ dân, lợi thế về vườn đồi với mô hình nông lâm kết hợp đã giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập từ 150 đến 250 triệu đồng/năm. Nhiều khoản chi tiêu trong các hộ gia đình khó khăn đã được giải quyết từ chăn nuôi gà đồi, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động

4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế

Chăn nuôi gà thịt huyện Yên Thế theo hướng chăn nuôi truyền thống và bán công nghiệp mà đa phần trong nghiên cứu này nhắc tới là chăn nuôi gà theo hướng bán công nghiệp(gà đồi), do vậy kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt có những đặc trưng riêng.


Hộ chăn nuôi



line 168line 169line 170line 171line 174line 181


Thương lái thu gom



Người giết mổ


line 180


line 172line 173

Người bán buôn



Người bán lẻ

line 177


line 176line 178

Người tiêu dùng cuối cùng

line 175line 179

Hình 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà đồi thịt tại huyện Yên Thế

Do xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đối với sản phẩm gà thịt, đặc biệt là gà đồi được tiêu dùng gà tươi sồng, phục vụ những dịp ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ tết. Hiện nay có rất ít cơ sở lớn chuyên chế biến gà sạch tại miền Bắc, do vậy tác nhân các lò mổ lớn trong mắt xích tiêu thụ gà thịt là không có mặc dù tổng đàn gà thịt tại địa phương là khá lớn.



Phần lớn sản phẩm gà thịt được tiêu thụ dưới dạng sống qua các thương lái. Sản lượng gà thịt được tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 80% tổng sản lượng gà. Số còn lại được đem bán tại các chợ địa phương, người giết mổ gia cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ luôn tại đó. Số gà tiêu thụ qua các thương lái được chuyển đến các đại lý bán buôn, bán lẻ tiêu thụ ở các tỉnh khác như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng,…Mắt xích cuối cùng là người tiêu dùng sản phẩm gà thịt trong và ngoài tỉnh.


tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương