1 Tính cấp thiết của đề tài



tải về 1.16 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.16 Mb.
#1791
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Nguồn: USDA, 2009

Xuất khẩu thịt gia cầm trong giai đoạn 2004 – 2008, Brazil là nước đứng đầu về sản lượng, đứng thứ hai là Mĩ, rồi đến các nước Châu Âu, Trung Quốc,..Trên toàn thế giới, Năm 2004 đạt 6.044 nghìn tấn, đến năm 2008 đạt 7.722 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng 27,8%.

Sự tăng trưởng đều đặn về sản phẩm thịt gà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu của các nước trên đây chứng tỏ thế giới ngày càng quan tâm đến sự phát triển chăn nuôi gà cả về mặt chất lượng và số lượng.

2.2.1.Phát triển về phương thức chăn nuôi gà trên thế giới.

Phương thức chăn nuôi gà hiện nay của các nước trên thế giới có ba hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.

Phương thức chăn nuôi gà quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi gà công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi gà như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính.

Chăn nuôi gà bán thâm canh và quảng canh tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.

Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và trên nền xi măng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.



2.2.1.4 Xu hướng của thị trường sản phẩm chăn nuôi gà trên thế giới

Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là thịt, trứng và sữa. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất về số lượng. Với tổng sản lượng sữa trên 696 triệu tấn năm sữa bò chiếm 80% tổng sản lượng sữa sau đó là sữa dê 15% và các loại sữa khác 5%. Với dân số thê giới trên 6,7 triệu người như hiện nay thì bình quân đầu người hàng năm là 102,7 kg sữa.

Nếu dân số của thê giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước phát triển đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng 30 kg/người/năm. Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chung báo sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ về số lượng vật nuôi nói chung, số lượng gà nói riêng, mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi sẽ được toàn xã hội quan tâm hơn nữa từ trang trại đến bàn ăn. Quản lý, kiểm soát chất thải vật nuôi để bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trường sống cho con người là vấn để không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàn cầu. Một vấn đề khác đang đặt ra là phát triển chăn nuôi gà phải thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu do sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiều quốc gia có nhiều nguy cơ nhất trong đó có Việt Nam.

Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới vài năm gần đây có sự tăng trưởng liên tục. Sản xuất thịt gà đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với sự tăng trưởng của thịt gia cầm khác và cao nhất so với sản lượng thịt bò, thịt lợn. Dự kiến trong thời gian vài năm tới, chăn nuôi gà vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng cao bởi nhiều lợi thế và cơ hội.

Là ngành sản xuất mà các tiến bộ về di truyền giống, các đổi mới không ngừng trong quá trình sản xuất và quản lý mang lại hiệu quả ngày càng cao qua từng năm mà không ngành chăn nuôi nào có được.

Là ngành sản xuất nhanh tạo ra sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đều tăng qua các năm, ở hầu hết các nước trên thế giới.

Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongg chăn nuôi cùng thói quen tiêu dùng, đàn gà được phân bố không đều. Trên 50% gà trên thế giới được nuôi ở châu Mỹ, trên 40% gà công nghiệp nuôi tại nước Mỹ, rồi đến một số nước Tây Âu. Gà thả vườn, thả đồi có áp dụng tiến bộ kỹ thuật và gà địa phương được nuôi nhiều nhất ở Trung Quốc và các nước châu Á.

2.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

2.2.2.1 Phát triển về số lượng gà trong nước

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và giá trị sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của cục chăn nuôi,mức tăng trưởng giai đọan 2001-2005 đạt 2,74% về số lượng đầu con, trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%. Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào năm 2003: 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003; năm 2005, đàn gà đạt 159,89 triệu con, tăng 0,9% so với 2004. Chăn nuôi gà luôn chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm (Cục chăn nuôi, 2006).

Từ năm 2005, tình hình chăn nuôi gia cầm cũng như chăn nuôi gà bắt đầu ổn định lại, năm 2005 đạt 159,8 triệu con gà, cả và chuyên thịt và gà chuyên trứng, tới năm 2010 đạt 233 triệu con với mức tăng trưởng 14,6%. Định hướng tới năm 2015. tổng đàn gà Việt Nam lên tới 350 triệu con. (Tổng cục Thống kê 2010).




Hình 2.2: Số lượng gà Việt Nam qua các năm gần đây (Tr.con).

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010

(http://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=19066&lg=vn§)

Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Trung du miền núi phí Bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ về lượng đầu con của các vùng này năm 2009 tương ứng là 26%; 22%; 22% và 20% chiếm 90% đàn gà của cả nước. Các vùng có sản lượng thấp nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 10% về số lượng đầu con của cả nước năm 2009. (Hình...)






Hình 2.3: Tỷ lệ số lượng gà các vùng trong cả nước năm 2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010.

2.2.2.2 Phát triển về sản phẩm thịt gà, trứng gà trong nước




Hình 2.4: Số lượng gà giết thịt các năm gần đây và định hướng năm 2015 (Tr.con)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010.


Năm 2005, nhu cầu về sản phẩm gà giết thịt của nước ta chỉ đạt 247,6 triệu con, thì năm 2010 đã đạt 673,3 triệu con. Cùng với tình hình tăng dân số và nhu cầu sản phẩm gà thịt ngày càng cao, định hướng năm 2015, số lượng gà giết thịt đạt 1004,6 triệu con




Hình 2.5: Sản lượng trứng gà trong nước các năm gần đây

Nguồn: Cục chăn nuôi, 2010.

Qua bảng 2.3 ta nhận thấy rằng, hình thức nuôi gà bán công nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các năm và càng ngày càng được mở rộng thêm quy mô, sau đó là hình thức nuôi công nghiệp, hai hình thức này dần được thay thế hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ cho năng xuất thịt trứng rất thấp. Năm 2005, hình thức chăn nuôi gà nhỏ lẻ khá phổ biến chiếm tỷ lệ 74,9%, chăn nuôi gà bán công nghiệp chỉ chiếm 20,5%, và 4,6% hộ nông dân nuôi gà công nghiệp thìtới năm 2009. tỷ lệ các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, bán công nghiệp và công nghiệp lần lượy là: 28%; 40% và 32%. Dự tính của cục chăn nuôi tới năm 2015, tỷ lệ các hộ nông dân chăn nuôi gà theo 3 hình thức trên là: 25%; 40% và 35%.

Số lượng gà giết thịt trên 3 hình thức nuôi này luôn biến động theo quy mô, gà nuôi để sản xuất thịt luôn chiếm tỷ lệ cao trên 60% so với số gà nuôi lấy trứng ăn và trứng giống. Các hộ nuôi gà bán công nghiệp chủ yếu nuôi gà thịt, còn chăn nuôi gà công nghiệp và nhỏ lẻ lấy trứng ăn nhiều hơn.

(http://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=19066&lg=vn§

Số lượnng gà được nuôi không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy ngành chăn nuôi gà đã phát triển tốt trong những năm qua. Nhu cầu thị trường về thịt và trứng gà cũng không ngừng tăng lên do dân số và thu nhập của người dân trên toàn xã hội ngày càng cao. Đây chính là các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi gà.

2.2.2.3 Phát triển về phương thức chăn nuôi gà ở Việt Nam

Phát triển chăn nuôi gà đã khẳng định vai trò to lớn và lợi ích đem lại đó là tạo ra việc làm cho một bộ phận nông dân nghèo, cải thiện đời sống của nông dân vùng nông thôn, chuyển đổi từ đất vườn đồi kém hiệu quả sang chăn nuôi gà đồi. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước có nghề chăn nuôi gà phát triển thì nước ta hiện nay cũng phải đối mặt với sự ô nhiễm, dịch bệnh… Việc chăn nuôi gà nếu tiến hành tự phát thiếu sự chỉ đạo, quản lý của các cơ quan thẩm quyền hay không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi và môi trường sinh thái.






Hình 2.6: Các hình thức nuôi gà trong nước các năm gần đây và định hướng năm 2015.

Ở nước ta, trước đây hình thức chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, nhưng mấy năm trở lại đây, số gà được nuôi hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao để phù hợp với xu thế thị trường mới và nâng cao khả năng phòng dịch bệnh cho đàn gà. Năm 2005, số gà được nuôi nhỏ lẻ, bán công nghiệp và công nghiệp lần lượt là: 119,7; 32,7 và7,4 triệu con với tỷ lệ : 70,9%; 20,5% và 16,9%, thì đến nay lại là: 65,24; 97,86; 69,9 triệu con. Tỷ lệ của các hình thức nuôi đó là: 25%; 42%; 30%. Chăn nuôi gà không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn phát triển về mặt chất lượng, một cách ổn định và bền vững, bởi vậy các hính thức nuôi bán công nghiệp và công nghiệp sẽ nâng cao được năng suất, chất lượng của đàn gà, khả năng phòng chống dịch bệnh được tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Nguồn: Cục chăn nuôi, 2010

2.2.2.4 Xu thế phát triển chăn nuôi gà của nước ta trong quá trình hội nhập

N­íc ta ®«ng d©n, gÇn 70% d©n sè sèng dùa vµo n«ng nghiÖp, trong ®ã cã gÇn 20% sèng d­íi møc nghÌo míi. Ngµnh ch¨n nu«i phæ biÕn lµ quy m« nhá dùa trªn hé gia ®×nh, tr×nh ®é ph¸t triÓn thÊp, quy m« s¶n xuÊt nhá bÐ, manh món, n¨ng suÊt thÊp, chÊt l­îng thÊp, vÖ sinh thùc phÈm kÐm. Ch¨n nu«i nhá r¶i r¸c m©u thuÉn víi vÖ sinh m«i tr­êng. ViÖc giÕt mæ ph©n t¸n còng gãp phÇn lµm t¨ng « nhiÔm m«i tr­êng. Tuy sù liªn kÕt chÆt chÏ gi÷a ch¨n nu«i , trång trät ®· gióp cho n«ng d©n nghÌo sö dông tèt nhÊt thøc ¨n s½n cã, Ýt gÆp rñi ro, nh­ng s¶n xuÊt nhá kh«ng t¹o ®­îc søc m¹nh thÞ tr­êng. C¸c s¶n phÈm ch¨n nu«i hÇu hÕt lµ cung cÊp cho thÞ tr­êng néi ®Þa, phÇn xuÊt khÈu qu¸ nhá nhoi do gi¸ thµnh cao vµ c¸c rµo c¶n vÒ vÖ sinh an toµn.

Qua t×nh h×nh ph¸t triÓn trªn cã thÓ thÊy dï t¨ng tr­ëng liªn tôc trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, nh­ng søc tiªu thô s¶n phÈm chăn nuôi gà cña d©n ta cßn ë møc rÊt thÊp, kh¶ n¨ng ph¸t triÓn gia cầm cßn rÊt lín.

Cã thÓ dù ®o¸n ®­îc lµ trong nh÷ng n¨m tíi, n­íc ta sÏ cã nh÷ng biÕn ®æi s©u s¾c:

Sù co hÑp cña ch¨n nu«i n«ng hé, sè l­îng c¸c tr¹i nhá sÏ gi¶m trong khi c¸c trang tr¹i võa vµ lín sÏ dÇn dÇn ph¸t triÓn.

Chuçi liªn kÕt däc trong c¸c ngµnh hµng s¶n xuÊt sÏ ®­îc t¨ng c­êng, h×nh thøc ch¨n nu«i hîp ®ång sÏ ph¸t triÓn ®Ó hoµ nhËp víi thÞ tr­êng.

H×nh thøc ch¨n nu«i h÷u c¬ (gµ v­ên, vÞt ®ång) sÏ bÞ gi¶m ®¸ng kÓ do nhu cÇu phßng dÞch.

Mét dù b¸o còng dÔ thÊy lµ, sau héi nhËp WTO sù ®Çu t­ cña c¸c C«ng ty n­íc ngoµi vµo lÜnh vùc ch¨n nu«i sÏ t¨ng m¹nh. Ngay tõ b©y giê ®· thÊy sù xuÊt hiÖn ë thÞ tr­êng n­íc ta nh÷ng s¶n phÈm thÞt gia cÇm nhËp tõ bªn ngoµi ngµy cµng t¨ng, tr­íc lµ ®Ó th¨m dß thÞ tr­êng vµ sau ®ã ®Ó ng­êi tiªu dïng ë ®©y quen víi c¸c th­¬ng hiÖu. Sù ®Çu t­ n­íc ngoµi vµo thÞ tr­êng n­íc ta lµ kh¸ thuËn lîi:

- Nhu cÇu thùc phÈm cña thÞ tr­êng ë ®©y lµ rÊt lín do tèc ®é nhanh cña qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸ vµ c«ng nghiÖp ho¸, vµ s¶n phÈm còng rÊt ®­îc gi¸.

- C¸c c«ng nghÖ ch¨n nu«i c«ng nghiÖp ®ång bé ®· cã s½n víi nh÷ng d©y chuyÒn thiÕt bÞ ®ång bé, hiÖu qu¶ cao.

- Còng nh­ c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn kh¸c, chi phÝ m«i tr­êng ë n­íc ta lµ thÊp h¬n nhiÒu so víi c¸c n­íc tiªn tiÕn.

- Sù tù do ho¸ th­¬ng m¹i cµng lµm dÔ dµng cho viÖc gäi vèn ®Çu t­ trùc tiÕp (FDI).

Tãm l¹i, nhËn râ sù thay ®æi cÊu tróc ch¨n nu«i trong héi nhËp kinh tÕ lµ ®iÒu quan träng ®Ó ta cã ®­îc c¸c chÝnh s¸ch phï hîp, c¸c thÓ chÕ cÇn thiÕt, ®iÒu chØnh sù ph¸t triÓn kÞp thêi theo h­íng bÒn v÷ng nh»m ®¶m b¶o sinh kÕ cho ng­êi nghÌo - thµnh phÇn dÔ tæn th­¬ng nhÊt trong héi nhËp kinh tÕ.

2.1.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

Giai đoạn 2007 đến 2015 về phát triển nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng như sau:

- Phấn đấu tăng tỷ trọng thịt gia cầm (cả gà và thủy cầm) đạt 29% năm 2011 và 32% nănm 2015 trong tổng sản lượng thịt các loại.

- Sản lượng thịt gà chiếm 84% năm 2011; 88% năm 2015 trong tổng đàn gia cầm.

- Mức tăng trưởng dự kiến tới năm 2015 như sau: tốc độ tăng đàn gà là 8,5% , sản lượng thịt 1.992 nghìn tấn; sản lượng trứng 9.236 quả.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm vệ sinh, an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2011 cả nước có 130 cơ sở giết mổ, với công suất 230 triệu con, đạt 30% so với số đầu con sản xuất; Đến năm 2015, cả nước có 170 cơ sở, công suất giết mổ đạt 385 triệu con, đạt 35% số đầu con sản xuất. (Cục chăn nuôi 2008)

Đảng và nhà nước ta đã có chính sách nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi trong giai đoạn này, cụ thể là những giải pháp như:

Quyết định số 394/QĐ-TTg của Thủ t­­ướng Chính phủ ngày 13/3/2006 về chính sách hỗ trợ khuyến khích ngành chăn nuôi gia cầm, ngành giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp. Nội dung cơ bản các địa phương cụ thể hoá chính sách này, ư­u đãi cao nhất về các lọai thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ 40% lãi suất vốn vay đầu t­ư để ng­ười dân đ­ược tiếp thu nguồn hỗ trợ.

Quyết định số 4099/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy trình và tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi. Theo đó, quyết định chỉ rõ hàm lượng các chất cho phép có trong Thức ăn chăn nuôi và các tiêu chuẩn ngành khác.

Đề án số 96/ĐA-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về xây dựng mô hình nuôi gà bố mẹ giống địa phương. Đề án đã cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp nhằm khôi phục, phát triển nhanh giống gà địa phương có ngoại hình đẹp, chất lượng tốt nuôi theo phương thức thả đồi, thả vườn, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu gà giống thương phẩm cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nhập gà giống từ bên ngoài chất lượng không đảm bảo.

Đề án số 57/ĐA-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2008 - 2011. Đề án nhằm mục tiêu khai thác lợi thế về đất đai, lao động, và sản phẩm trồng trọt sẵn có của địa bàn để phát triển an toàn sinh học đàn gà giống và gà thương phẩm của địa phương, cung cấp sản phẩm sạch hợp vệ sinh tiến tới xây dựng thành công thương hiệu “gà đồi Yên Thế”

2.2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan

2.2.5.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển chăn nuôi và các biện pháp khống chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm.

Trong nghiên cứu của Khalid N.Alrwis E.rancis(2007) về “Technical Efficiency of Broiler Farms in the Central Region of Saudi Arabia: Stochastic Frontier Approach”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp tại trung tâm của Arapxeut với mục tiêu đo lường hiệu quả kỹ thuật theo các quy mô trang trại khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận cận biên để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả bình quân đạt 89% và các trang trại quy mô nhỏ đạt hiệu quả kỹ thuật ở mức 83%, các trang trại lớn đạt mức hiệu quả kỹ thuật khoảng 82%.

Rushton và các cộng sự (2004) đã có công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến 5 quốc gia Đông Nam Á. Qua nghiên cứu, tác giả và cộng sự cũng khẳng định chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ trong các nông hộ vừa đạt hiệu quả thấp vừa là nguồn lây nhiễm dịch cúm gia cầm rất nguy hiểm. Tác giả đã đưa ra khuyến cáo: “Các quốc gia Đông Nam Á cần phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ ngành hàng gia cầm theo hướng phát triển chăn nuôi tập trung, gắn với chế biến công nghiệp và khi dịch cúm xảy ra thì biện pháp hiệu quả nhất vẫn là khoanh vùng và thực hiện tiêu hủy hoàn toàn đàn gia cầm trong vùng công bố nhiễm dịch”

Taha,FA (2003) đã có công trình nghiên cứu gia cầm và những yêu cầu về thức ăn ở các quốc gia có thu nhập trung bình: trường hợp nghiên cứu ở Ai Cập. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định chăn nuôi gia cầm có vai trò khá quan trọng đối với một bộ phận nông dân ở các nước có thu nhập trung bình. Tác giả đã đưa ra một số kết luận về vấn đề thức ăn chăn nuôi, trong đó nổi bật nhất là kêt luận về thức ăn chăn nuôi gia cầm ở một số nước có thu nhập trung bình chưa đảm bảo chất lượng, trong thành phần thức ăn có hàm lượng Dioxin khá cao, vượt ngưỡng cho phép, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Tác gỉa cũng đưa ra khuyến cáo việc Chính Phủ các nước có thu nhập trung bình cần có biện pháp quản lý tốt hơn về chất lượng thức ăn và thuuocs thú y. Có như vậy thì sản phẩm sản xuất ra mới có thể đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, điều mà toàn thể cộng đồng thế giới đang rất quan tâm.

2.2.5.2 Nghiên cứu trong nước

Tác giả Hà Công Điệp(2008) trong đề tài “Đánh giá hiện trạng chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”. Nghiên cứu chỉ ra rằng huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 77,35% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm. Quy mô chăn nuôi phổ biến là nhỏ lẻ, có tới 90,85% số hộ nuôi dưới 50 con gia cầm. Nuôi gà thả hoàn toàn chiếm 63,33%, nuôi bán chăn thả chiếm 36%, nuôi nhốt hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp 0,67%. Tình hình tiêu thụ rất thuận lợi đối với các sản phẩm gia cầm nội, tuy nhiên đối với các sản phẩm gia cầm ngoại và các hộ tiêu thụ với số lượng ít lại gặp nhiều khó khăn. Gia cầm bán thịt chủ yếu là tiêu thụ qua lái buôn.

Nghiên cứu phát triển tổ chức nông dân sản xuất thịt lợn chất lượng cao tại khu vực Đồng bằng sông Hồng do Vũ Trọng Bình, Bùi Thị Thái- Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được thực hiện năm 2002. Các tác giả đã chứng minh sự liên kết của nông dân theo một quy trình kỹ thuât chung nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra khối lượng sản phẩm có chất lượng đồng nhất, đủ lớn để tham gia vào thị trường. Báo cáo khẳng định khả năng các hộ chăn nuôi nhỏ có thể giảm giảm giá thành sản xuất, tham gia vào thị trường hiệu quả thông qua liên kết nông dân. Người chăn nuôi đã thực hiện chung về các dịch vụ mua thức ăn gia súc, hợp đồng tư vấn thú y, quản lý chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu cũng khẳng định liên kết nông dân thông qua các hành động tập thể phát triển chăn nuôi lợn chất lượng cao một cách bền vững.

Tóm lại, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển chăn nuôi gia cầm, bao gồm cả các nghiên cứu kỹ thuật, các nghiên cứu về thị trường và nghiên cứu các thể chế, chính sách. Đặc biệt từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện và lan rộng ra tất cả các châu lục trên thế giới thì các nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gia cầm được cộng đồng thế giới quan tâm.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU


VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên



3.1.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc. Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - Bắc Giang

Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình – Thái Nguyên

Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có thị trấn Lục Nam và thị trấn Đồi Ngô là hai trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện, nói chung, từng xã nói riêng, đặc biệt là xã Bình Sơn có sự phát triển vững chắc trong thời gian tới.

3.1.1.2 Đặc điểm về địa hình và thổ nhưỡng

Bình Sơn là xã thuộc vùng núi cao, nhiều sông, suối nhỏ. Địa hình bị chia cắt đa dạng bởi nhiều sông suối nhỏ. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Namên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Có thể phân chia ra 3 dạng địa hình chính như sau.

+ Địa hình đồng bằng: Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ kẹp giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-8o. Trên địa hình này có khả năng phát triển cây lương thực cây rau, màu.

+ Địa hình đồi núi thấp: Phân bố rải rác trong xã, có độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-15o. Độ phì của đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Trên loại địa hình này cho khả năng phát triển cây lâu năm (Vải thiều, Hồng..)

+ Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía bắc của huyện, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn, hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mặt nuớc biển từ 200- 300 m. Dạng địa hình này có diện tích 9200 ha (chiến 30,56 % diện tích tự nhiên của toàn huyện). Vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, chia làm 03 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

3.1.1.2 Đặc điểm về khí hậu thời tiết

* Nhiệt độ

Huyện Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4oC. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm là 26,9oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm là 20,5oC, Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 ; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 1oC). Những tháng rét đậm rét hại có tác động xấu đến phát triển nông nghiệp nói chung, chăn nuôi gà đồi nói riêng



* Lượng mưa

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng mưa trung bình của vùng trung du bắc bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiến 85% tổng lượng mưa của cả năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập úng không dài nhưng dễ gây lũ ống, lốc xoáy.

Ngược lại trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh hưởng tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi trung bình năm 1012,2 mm. Lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng 6,7,8, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều.

* Độ ẩm không khí.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng4) và thấp nhất là 76% (tháng12).

Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Huyện có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi phát triển.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội



3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Theo số liệu thống kê của phòng địa chính nông nghiệp huyện Yên Thế thì tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.141,31 ha trong đó, đất nông nghiệp chiếm 30,93%, đất lâm nghiệp chiếm 48,53%, đất thổ cư chiếm 4,8%, đất chưa sử dụng chiếm 3,66% và đất phi nông nghiệp chiếm 12,08%. Cụ thể qua số liệu bảng 3.1có thể thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện như sau:

Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: năm 2010 là 9.322,80 ha giảm 0,23% so với năm 2008, tương ứng với 21,50 ha.

Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất thổ cư. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (56,06% vào năm 2009) và diện tích đất này có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,14%. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây hàng năm ở nơi vùng đất trũng được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm. Bình quân 3 năm, diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,03%. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự đầu tư cho cây vải thiều trên các diện tích đất vườn và đồi một cách ồ ạt, từ mấy năm trước đây đất trồng vải chiếm hơn 50% diện tích cây lâu năm.Vải thiều khi được mùa thì mất giá, khi được giá lại mất mùa, đầu ra cho quả vải thiều Yên Thế gặp rất nhiều khó khăn, không ổn định. Phần diện tích cây lâu năm còn lại được thay bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị kinh tế cao hơn và được tận dụng để lấy bóng mát phục vụ chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện.

Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) có xu hướng tăng 3,16% (bảng 3.1) bình quân 3 năm, tập trung cho việc phát triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như Mè, Trắm, Rô phi đơn tính và nuôi cá giống. Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện qua 3 năm không có nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 48,53% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu như không đáng kể qua 3 năm. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã được giao quyền sử dụng và quản lý cho các cá nhân, cơ quan kiểm lâm, các công ty lâm nghiệp đóng ttreen địa bàn huyện làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt là năm 2008 đã giao toàn bộ diện tích rừng làm rừng sản xuất.

Với các đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp cũng có biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm khá ổn định.

Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 30,93% năm 2010. Đây là là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa toàn diện. Ngoài ra diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế huyện ngày càng phong phú. Đây cũng là cơ hội tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hảng hóa mũi nhọn phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu như Vải Thiều Yên Thế, Chè Yên Thế và Gà đồi Yên Thế,...

3.1.2.2 Đặc điểm về dân số và lao động

Lao động là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của huyện cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.

Qua bảng 3.2 tổng dân số của huyện năm 2010 là 126.355 người, tăng 0,63% so với năm 2009 ( tương ứng với 728 người). Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 0,68%. Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm, bình quân trong 3 năm giảm 0,29%/năm, số nhân khẩu phi nông nghiệp luôn tăng, bình quân trong 3 năm tăng 9,08%/ năm. Tuy nhiên số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 75,0% trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2010.

Năm 2010, toàn huyện có 32.650 hộ, trong đó 78,07% là hộ nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 4,24%, số hộ nông nghiệp tăng chậm, trong 3 năm tăng 2,73%, số hộ phi nông nghiệp tăng nhanh là 9,99%.



tình hình dân số và lao động huyện Yên Thế qua 3 năm (2008 - 2010)










Năm 2008




Năm 2009




Năm 2010




so sánh (%)

chỉ tiêu

ĐVT

SL

CC(%)

SL

CC(%)

SL

CC(%)

09/08

10/09

bq

1 Tổng số nhân khẩu

khẩu

114.192

100

115.654

100

116.870

100,0

101.28

101.05




1.1 Khẩu nông nghiệp

khẩu

94.431

83

93.992

81

92.531

79

99.54

98.45




1.2 Khẩu phi nông nghiệp

khẩu

19.761

17

21.662

19

24.339

21

109.62

112.36




2 Tổng số hộ

hộ

30.152

100

31.483

100

32.940

100

104.41

104.63




2.1 Hộ nông nghiệp

hộ

24.381

81

24.845

79

24.986

76

101.90

100.57




2.2 Hộ phi nông nghiệp

hộ

5.771

24

6.638

21

7.954

24

115.02

119.83




3 Tổng số lao động

lao động

59.086

100

60.612

100

61.423

100

102.58

101.34




3.1 Lao động nông nghiệp

lao động

49.011

83

48.670

80

48.805

79

99.30

100.28




3.2 Lao động phi nông nghiệp

lao động

10.075

21

11.942

20

12.618

21

118.53

105.66




4 Một số chỉ tiêu bình quân































4.1 Nhân khẩu/hộ

khẩu/hộ

3,79




3,67




3,55













4.2 Lao động/hộ

Lđ/hộ

1.959605




1.92.5229




1.864693













4.3 Nhân khẩu/lao động

khẩu/Lđ

1.932641




1.908104




1.902707














tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương