1 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch


Phần thứ nhất ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC



tải về 1.46 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.46 Mb.
#19911
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC


1. Phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010


Tỉnh Bình Phước được thành lập ngày 01/01/1997 gia nhập vùng KTTĐPN, ngày 2/7/2003(1). Tỉnh Bình phước là một tỉnh miền núi, phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, có 10 đơn vị hành chính, gồm 3 thị xã Đồng Xoài, Thị xã Bình Long, thị xã Phước Long và 7 huyện: huyện Bù Đốp, Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Hớn Quản, Đồng Phú, Chơn Thành.

Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo nhất trong các tỉnh vùng KTTĐPN. Trong những năm qua, tỉnh Bình Phước đã nỗ lực phấn đấu đi lên, phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, an sinh xã hội ngày càng phát triển, từng bước hội nhập cùng các tỉnh vùng KTTĐPN.


1.1. Phát triển kinh tế


Phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong mười năm qua. Đặc biệt trong 5 năm gần đây (2006-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Phước luôn luôn đạt ở mức 2 con số. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX, nhiệm kỳ 2011-2015 đã đánh giá kết quả phát triển kinh tế thời kỳ 2006-2010, như sau: đa số các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quan trọng đặt ra đều đạt và vượt. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm đạt 13,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực phi nông nghiệp đóng góp hơn 50,0% GDP; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 18,5 triệu đồng, cao gấp 2,46 lần năm 2005. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006 - 2010 đạt gần 25 ngàn tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tính từ đầu năm 2006 đến giữa năm 2010 có 61 dự án với tổng vốn đăng ký là 521,2 triệu USD, gấp 3,8 lần về số dự án và 8 lần về số đăng ký so với giai đoạn 1997 – 2005. Tổng thu ngân sách 5 năm đạt hơn 7.500 tỷ đồng, đáp ứng gần 60,0% tổn chi NSNN. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt khoảng 1,85 tỷ USD.

Kết quả phát triển kinh tế sẽ tạo đà cho phát triển ổn định ở giai đoạn tiếp theo.


1.2. Phát triển xã hội


Cùng với phát triển kinh tế, phát triển xã hội khá toàn diện và đồng bộ, chất lượng cuộc sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

Giáo dục đào tạo có sự chuyển biến tích cực: phát triển về quy mô trường lớp, xóa xã trắng về mầm non và tiểu học; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm; đội ngũ nhà giáo ngày càng chuẩn hóa; cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được đầu tư, hàng năm xây mới theo hướng kiên cố hóa. Công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100,0% chỉ tiêu Nghị quyết XIII; phổ cập Trung học cơ sở (THCS) đạt 108/111 xã, phường, thị trấn.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; mạng lưới y tế được củng cố và phát triển. Mạng lưới y tế cơ sở, y tế thôn bản được kiện toàn theo hướng chuẩn hóa.

Hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân trong Tỉnh.

Hoạt động thông tin – truyền thông đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách đã được thường xuyên quan tâm.

Mục tiêu tạo việc làm trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm qua đạt hơn 13 vạn người; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ổn định mức 3,5% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn trên 90,0%.

Công tác đào tạo nghề từng bước đã gắn với nhu cầu thị trường lao động, nhờ đó đã thu hút được nhiều lao động tham gia học nghề. Đến cuối năm 2010, đào tạo nghề cho khoảng 27 ngàn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28,0%. Hệ thống cơ sở dạy nghề đang được quy hoạch lại và toàn tỉnh có 14 cơ sở dạy nghề.

Chương trình xóa đói giảm nghèo: toàn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo giảm từ gần 10,0% năm 2006 xuống còn 4,0% năm 2010.

Kết quả phát triển kinh tế-xã hội trong hơn 10 năm qua là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững của Tỉnh; đồng thời là động lực thúc đẩy phát triển con người trong giai đoạn tới.


2. Đặc điểm phát triển nhân lực

2.1. Xu hướng biến động dân số


Biến động dân số tỉnh Bình Phước theo chiều hướng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tổng số dân của tỉnh Bình Phước là 873.598 người (2). Bình Phước là tỉnh ít dân nhất ở Vùng ĐNB cũng như ở vùng KTTĐPN, đứng thứ 44 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Dân số đô thị có 144.242 người, chiếm 16,5% và nông thôn có 729.356 người, 83,5% tổng dân số. Trong đó, phân theo giới tính, dân số Bình Phước nam nhiều hơn nữ: với 442.471 người, chiếm 50,6% và nữ là 431.127 người, chiếm 49,4% tổng dân số.


Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê, 2010.

Từ năm 1999 đến nay, dân số tỉnh Bình Phước tăng thêm khoảng 220 ngàn người, vượt qua tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu về số lượng dân số tăng thêm hàng năm. Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 khá cao so với các tỉnh trong Vùng KTTĐPN, đạt 2,94%/năm chỉ sau tỷ lệ tăng của Tp. Hồ Chí Minh (3,59%/năm) và tỉnh Bình Dương (7,53%/năm).

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Tỉnh có xu hướng giảm nhanh, từ 2,66% năm 1999 xuống còn 2,28% năm 2004 và 1,92% năm 2009. Tính cả thời kỳ 2000-2010 dân số tự nhiên tăng bình quân 2,26%/năm, trong khi tăng cơ học chỉ 0,68%/năm. Điều này cho thấy, sự biến động dân số chủ yếu là tăng tự nhiên. Do vậy, cần có chính sách điều tiết tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đảm bảo tăng trưởng dân số hợp lý hơn, đào tạo nâng cao chất lượng, thực sự dân số là nguồn lực tham gia vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

2.2. Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số phản ánh quy mô dân số; trong đó lực lượng dân số có khả năng tham gia vào sản xuất kinh doanh có ý nghĩa lớn. Tháp dân số năm 2010 của Bình Phước cho thấy, từ 15-19 tuổi đến 55-59 tuổi đối với cả nam và nữ đã “nở ra” khá đều làm cho hình dạng của tháp dần dần trở thành “hình tang trống”. Điều này chứng tỏ:

(1) Tỷ trọng phụ nữ bước vào các độ tuổi có khả năng sinh đẻ tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 20-24 tuổi, nhóm tuổi có tỷ suất đẻ cao nhất;

(2) Số người bước vào độ tuổi lao động cũng tăng nhanh, đây có thể là một lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với giải quyết việc làm.




HÌNH : THÁP DÂN SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2010

HÌNH : THÁP DÂN SỐ VIỆT NAM NĂM 2010





Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi là cơ sở để tính toán tỷ lệ phụ thuộc, một chỉ tiêu biểu thị số người “phải gánh” số người khác trong cộng đồng không có khả năng tham gia trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Tỷ lệ phụ thuộc chung của cả Tỉnh biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0-14) và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64 (3).

TỶ LỆ PHỤ THUỘC, 1999-2010

Đơn vị tính: phần trăm




1999

2010

Tỷ số phụ thuộc trẻ em (0-14)

61,3

43,4

Tỷ số phụ thuộc người già (65+)

5,4

5,6

Tỷ số phụ thuộc chung

66,7

49,0

Nguồn: TĐT dân số 2009 và 1999, Tổng cục thống kê và Cục thống kê Bình Phước.

Theo kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ thuộc chung của toàn Tỉnh giảm nhanh trong mười năm qua. Tỷ lệ phụ thuộc chung giảm từ 66,7% (năm 1999) xuống còn 49,0% (năm 2010). Sự giảm này là do giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ lệ phụ thuộc trẻ em giảm, cho thấy: tỷ lệ sinh tự nhiên của tỉnh đang có xu hướng giảm; đồng thời tỷ lệ phụ thuộc cũng giảm đi.

Quá trình “lão hóa” dân số, tỷ số phụ thuộc người già tăng nhẹ từ 5,4% (năm 1999) lên 5,6% (năm 2010) cũng là một xu thế chung. Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên tăng. Năm 1999, tỷ trọng những người từ 65 tuổi trở lên là 3,2%, con số này của năm 2010 là 3,8%.

Cùng với tỷ lệ lão hóa tăng lên là tỷ lệ trẻ em dưới 15 giảm đi. Tỷ trọng dân số trẻ giảm thể hiện: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 36,1% năm 1999 xuống còn 29,0% năm 2010.



TỶ TRỌNG DÂN SỐ DƯỚI 15 TUỔI, 15-64 TUỔI, 65 TUỔI TRỞ LÊN VÀ CHỈ SỐ GIÀ HÓA, 1999-2009

Đơn vị tính: %




1999

2010

Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi

36,1

29,1

Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi

60,7

67,1

Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên

3,2

3,8

Chỉ số già hóa

9,0

18,8

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009 và 1999, Tổng cục thống kê.

Chỉ số già hóa dân số phản ánh cấu trúc của dân số phụ thuộc. Chỉ số già hóa đã tăng từ 9,0% năm 1999 lên 18,8% năm 2009; tuy nhiên, thấp hơn nhiều so với chỉ số già hóa chung của cả nước (tỷ lệ già hóa của cả nước 36,0%).



Đến năm 2010, tỷ trọng dân số lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm 68,1%, tỷ trọng dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) chiếm 32,9%, cho thấy tỉnh Bình Phước đang bước vào trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, khi mà cứ một người phụ thuộc được “gánh đỡ” bởi hai người lao động (2 người lao động có 1 người phụ thộc). Đây là lợi thế lớn khi quá trình công nghiệp hóa (CNH) và hiện đại hóa (HĐH) sẽ diễn ra nhanh, lực lượng lao động tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn số người không tham gia trực tiếp lao động.

DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH, THÀNH THỊ-NÔNG THÔN

THEO NHÓM TUỔI, 2010

Đơn vị tính: người




Tổng số

Nam

Nữ

Nam - Thành thị

Nữ - Thành thị

Chung

873.598

442.471

431.127

71.335

72.907

0-4 tuổi

84.521

43.853

40.668

6.846

6.171

5-9 tuổi

84.106

43.375

40.731

6.426

5.927

10-14 tuổi

86.328

44.293

42.035

6.300

6.364

15-19 tuổi

93.459

48.439

45.020

7.216

7.185

20-24 tuổi

83.451

43.098

40.353

6.618

7.080

25-29 tuổi

80.989

40.665

40.324

6.679

7.375

30-34 tuổi

72.317

37.075

35.242

6.344

6.212

35-39 tuổi

67.150

34.966

32.184

5.972

5.841

40-44 tuổi

58.831

29.939

28.892

5.274

5.370

45-49 tuổi

50.732

25.297

25.435

4.598

4.653

50-54 tuổi

38.842

18.994

19.848

3.526

3.560

55-59 tuổi

24.827

12.164

12.663

2.112

2.185

60-64 tuổi

15.292

6.997

8.295

1.114

1.434

65-69 tuổi

11.509

4.959

6.550

860

1.067

70-74 tuổi

8.797

3.591

5.206

588

961

75-79 tuổi

6.520

2.708

3.812

499

710

80 tuổi tr. lên

5.927

2.058

3.869

363

812

Theo nhóm tuổi
















Dưới 15 tuổi

254.955

131.521

123.434

19.572

18.462

15 – 64 tuổi

585.890

297.634

288.256

49.453

50.895

Trên 65 tuổi

32.753

13.316

19.437

2.310

3.550

Cơ cấu (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Dưới 15 tuổi

29,2

29,7

28,6

27,4

25,3

15 – 64 tuổi

67,1

67,3

66,9

69,3

69,8

Trên 65 tuổi

3,7

3,0

4,5

3,2

4,9

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê.

Với thời kỳ dân số vàng là một lợi thế để sử dụng như là nguồn lực tạo ra của cải vật chất. Do vậy, tỉnh Bình Phước hướng vào tính ưu việt của “cơ cấu dân số vàng” để có chính sách chú trọng đến đào tạo và sử dụng có hiệu quả của dân số tham gia vào lực lượng lao động. Cần lưu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, năng động dễ dàng tiếp thu khoa học công nghệ để tạo ra năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế-xã hội lớn hơn.



2.3. Lao động

2.3.1. Lực lượng lao động

Dân số trực tiếp tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế-xã hội là bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp sức lao động cho quá trình sản xuất và dịch vụ. Dân số có khả năng hoạt động trong các ngành kinh tế-xã hội gồm những người đang làm việc và thất nghiệp trong thời điểm nghiên cứu được gọi là lực lượng lao động (LLLĐ) (4).



LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH, THÀNH THỊ - NÔNG THÔN, năm 2009

Đơn vị tính: người, %




Chung

Dân số nam

Dân số nữ

Thành thị

Nông thôn

Dân số

873.598

442.471

431.127

144.242

729.356

Dân số từ 15 tuổi trở lên

618.643

310.950

307.693

106.208

512.435

Cơ cấu

100,0

50,3

49,7

17,2

82,8

Lực lượng lao động

514.184

273.421

240.763

78.820

435.364

Cơ cấu

100,0

53,2

46,8

15,3

84,7

LLLĐ có việc làm

502.162

266.934

235.227

76.147

426.015

Cơ cấu

100,0

53,2

46,8

15,2

84,8

LLLĐ thất nghiệp

12.022

6.487

5.535

2.673

9.349

Cơ cấu

100,0

54,0

46,0

22,2

77,8

Dân số trong độ tuổi LĐ

585.890

297.634

288.256

102.480

483.410

Cơ cấu

100,0

50,8

49,2

17,5

82,5

LLLĐ/DSTĐTLĐ (%)

87,8

91,9

83,5

76,9

90,1

Каталог: 3cms -> upload -> File
upload -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam
upload -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
upload -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
upload -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Mẫu số 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/tt- blđtbxh ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và X hội)
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương