1 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch


Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020



tải về 1.46 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.46 Mb.
#19911
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020

Theo Quyết định số194/2006/TTg, ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 là phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng Bình Phước trở thành tỉnh có kinh tế phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh, quốc phòng được giữ vững ; phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh trong khu vực và cả nước.

1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định:


Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 13-14,0%/năm, trong đó, khu vực dịch vụ tăng 16-17,0%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng
22-23% và khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 5-6,0%. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015 trên 36-38 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: thương mại - dịch vụ chiếm 32,0%; công nghiệp - xây dựng chiếm 35,0% và
nông - lâm - thủy sản chiếm 33,0%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 5 năm đạt trên 55.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 1 tỷ USD. Thu ngân sách 5 năm đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân đạt 15,0%/năm.

Tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện mục tiêu xã hội học tập; đảm bảo tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100,0% vào năm 2012. Đến năm 2015, 100,0% xã phường thị trấn giữ vững kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành phổ cập THCS, tiến tới phổ cập THPT ở những nơi có điều kiện; 98,0% trẻ em trong độ tuổi được huy động ra lớp ở bậc tiểu học; có từ 10-15% số trường các bậc học đạt chuẩn Quốc gia.

Phấn đấu bình quân hàng năm giảm 1,3 điểm phần trăm tỷ lệ hộ nghèo. Giải quyết việc làm cho hơn 15 vạn lao động; duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới mức 3,5% và duy trì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở mức 90,0%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,0%; suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 15,0%; số bác sĩ/vạn dân là 8 bác sĩ; 100,0% xã phường thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt 95,0%; mỗi huyện, thị xã chọn 2 xã để xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.

1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020


Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Phước đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt (15):

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%/năm thời kỳ 2016-2020. Đến năm 2020 GDP bình quân đầu người (tính theo giá thực tế) đạt 70 triệu đồng. Đến năm 2020 tỷ trọng khu vực I là 19,5%; khu vực II : 43% và khu vực III : 37,5%. Đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5-2,7 tỷ USD.

Phấn đấu bình quân hàng năm giảm 1 điểm % tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới). Duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới mức 3,5% và duy trì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở mức 95%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 7%; số bác sĩ/vạn dân là 10 bác sĩ; duy trì 100% xã phường thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt 100%.

2. Những nhân tố tác động đến phát triển nhân lực tỉnh Bình Phước

2.1. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới trong bối cảnh khoa học công nghệ thế giới đang diễn ra mãnh liệt, đòi hỏi các nước phát triển tìm đến những thị trường lao động còn rẻ, đất đai còn rộng và con người cũng như cơ chế cởi mở thông thoáng, thủ tục thuận lợi để đầu tư phát triển. Do vậy, Bình Phước sẽ nhằm vào xu thế này để tạo ra những tác động có hiệu quả trong phát triển nhân lực từ nay đến 2020 nhằm có những đột phá lớn.

2.2. Nước ta sẽ có nhiều đổi mới giai đoạn 2011-2020. Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại… Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ… Tăng nhanh hàm lượng nội địa giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và cả nền kinh tế... Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 (giá so sánh 1994) gấp 2,2 lần so với năm 2010, bình quân đầu người (giá thực tế)
đạt 3.000-3.200 USD, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85,0% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45,0% GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40,0% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35,0%”GDP. Điều đó có nghĩa là, đến năm 2020 là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thời kỳ phát triển mạnh mẽ về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, trong đó có LLLĐ. Cho nên việc xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực để phục vụ cho phát triển kinh tế lâu dài của đất nước là một việc làm cần thiết phải thực hiện ngay từ thời kỳ 2011 - 2015 và 2020. Theo đó, một trong 3 mũi đột phá quan trọng nhất của nước ta là phát triển nhân lực. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hai quyết định quan trọng: Chiến lược phát triển Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong mấy tháng gần đây để làm cơ sở cho các ngành, địa phương xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh, ngành đến năm 2020.

Theo Chiến lược phát triển nhân lực việt Nam giai đoạn 2011-2020:


lực lượng lao động qua đào tạo của cả nước từ 40,0% năm 2010, tăng lên 55,0% vào năm 2015 và 70,0% vào năm 2020. Lực lượng đào tạo nghề đạt từ 25,0% năm 2010 tăng lên 40,0% vào năm 2015 và 55.0% vào năm 2020.

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020,


mục tiêu bằng mọi hình thức đạt được Chiến phát triển nhân lực giai đoạn
2011-2020, theo đó, các ngành nông nghiệp tăng từ 15,5 năm 2010 lên 50,0% vào năm 2020; các ngành công nghiệp, tương ứng, tăng từ 78,8% năm 2010 lên 92,2% va năm 2020; ngành xây dựng tăng từ 41,0% năm 2010 lên 56,0% vào năm 2020; các ngành dịch vụ tăng từ 67,0% năm 2010 lên 88,0% vào năm 2020.

2.3.Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có sự chuyển đổi mạnh mẽ về hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ cấu kinh tế, trong đó, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn, chất lượng tăng trưởng nền kinh tế sẽ cao hơn; đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực sẽ được chú trọng. Bình Phước đón lấy cơ hội này để hòa nhập vào Vùng có hiệu quả.

2.4. Những yếu tố quan trọng sẽ tác động đến Bình Phước như là động lực thúc đẩy Bình Phước phát triển nhanh hơn. Quyết định 194/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 đã xác định quan điểm phát triển: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020 bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và đoàn kết dân tộc; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính nhà nước; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế của Tỉnh; huy động tối đa nội lực đi đôi với thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học - công nghệ. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đầu tư phát triển toàn diện, kết hợp đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển nông thôn; hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn Tỉnh kết nối với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.

Thực hiện chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu và các đối tượng chính sách”.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX, nhiệm kỳ


2010-2015 cũng xác định mục tiêu tổng quát của tỉnh Bình Phước đến năm 2015 là: “... đẩy mạnh CNH-HĐH; tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế đi đôi với đảm bảo môi trường sinh thái, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân...”.

Tiếp tục phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh; nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH, tăng nhanh hàm lượng KH-CN cao trong sản phẩm. Phấn đấu bảo đảm tốc độ


tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 là 13 - 14,0%/năm. Trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5-6,0%/năm, công nghiệp- xây dựng tăng 22-23,0%/năm và dịch vụ tăng 16 - 17,0%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2015 sẽ là công nghiệp - xây dựng chiếm 35,0%/GDP; nông - lâm - ngư chiếm 33,0%/GDP và dịch vụ sẽ chiếm 32,0%/GDP. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 36 - 38,0 triệu đồng/người. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Thu nhân sách dự kiến đạt 4.000 tỷ đồng vào năm 2015. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm 2011-2015 đạt hơn 55.000 tỷ đồng... Giải quyết việc làm cho hơn 151 ngàn lao động; duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5% và duy trì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở mức 90,0%. Đặc biệt đào tạo nghề được chú trọng với chỉ tiêu đào tạo nghề cho 30.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,0% vào năm 2015...

Để đạt mục tiêu trên, hệ thống các giải pháp chủ yếu cho phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng như công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng với 3 chương trình đột phá để phát triển KT-XH đến năm 2015, trong đó Chương trình “đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực”, “chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp - dịch vụ” và “đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng”. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực, ưu tiên cho vùng nông thôn, nông dân. Triển khai thực hiện đề án đổi mới dạy nghề đến năm 2020; đề án hỗ trợ thanh niên học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2008-2015 và tiếp tục xây dựng, triển khai thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc nội trú và người tàn tật theo Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề thời kỳ 2011-2015. Tăng cường đầu tư ây dựng các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm tại các huyện, thị xã. Phát triển mạnh và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật và người nghèo. Xây dựng thông tin thị trường lao động, gắn kết chặt giữa dạy nghề và giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động.



3. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực

3.1. Quan điểm phát triển nhân lực

Phát triển nhân lực tỉnh Bình Phước phải phù hợp với chiến lược


phát triển nhân lực Việt Nam và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; gắn chặt với yêu cầu phát triển KT-XH từ nay đến 2020, trên cơ sở đó, phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, địa phương trong Tỉnh. Theo đó, phát triển lực lượng lao động qua đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn giỏi là quan điểm xuyên suốt trong công tác quy hoạch phát nhân lực. Thay đổi cơ bản chất lượng lao động, nhất là lao động khu vực
nông thôn, lao động dân tộc thiểu số; tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành kinh tế chủ lực như nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp chế biến từ nông - lâm nghiệp.

Thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo nhân lực có đủ khả năng tiếp nhận công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp và sản phẩm mũi nhọn, công nghệ cao. Kết hợp giữa phát triển nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các tỉnh khác; đặc biệt là từ Tp. Hố Chí Minh đến làm việc lâu dài ở Bình Phước. Ưu tiên phát triển nhân lực trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp-lâm nghiệp; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển nhân lực toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực phù hợp với trình độ phát triển của Bình Phước, thực hiện các mục tiêu quan trọng trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Phước đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015.

Đầu tư có trọng điểm và hiệu quả cao, nhanh chóng đạt mặt bằng chung của cả nước trên cơ sở thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cán bộ quản lý xã hội, quản lý kinh tế có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển.



3.2. Mục tiêu phát triển nhân lực

Mục tiêu tổng quát của phát triển nhân lực là đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao NSLĐ, nâng cao thu nhập của người lao động. Nhân lực quản lý nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội ngày càng văn minh, hiện đại trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và quản lý môi trường phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2015:

Cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Đến năm 2015 lao động làm việc trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 62,0%; các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 15,0% và các ngành dịch vụ chiếm 23,0% tổng lực lượng tham gia lao động. Năng suất lao động tăng nhanh, từ 34,4 triệu đồng/lao động (năm 2010) lên 63,3 triệu đồng/lao động vào năm 2015.

Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đào tạo từ 28,0% (năm 2010) lên 40,0% vào năm 2015. (bằng với mục tiêu cả nước)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 32,0%, tăng 11 điểm phần trăm so với năm 2010 (nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu cả nước 8,0 điểm phần trăm).

Cơ cấu lao động theo các cấp trình độ dạy nghề: sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 80,0%; trình độ trung cấp nghề chiếm 13,0%; cao đẳng nghề chiếm 7,0%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 50,0%, tăng 30 điểm phần trăm so với năm 2015. (cao hơn mục tiêu cả nước 10,0%)



Đến năm 2020:

Lao động làm việc trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 45,0%; các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 28,0% và các ngành dịch vụ chiếm 27,0% tổng lực lượng tham gia lao động.

Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 70,0% tổng lực lượng tham gia lao động. (bằng với mục tiêu cả nước)

Cơ cấu lao động theo các cấp trình độ dạy nghề: sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng là 71,0%; trình độ trung cấp nghề chiếm 16,0%; cao đẳng nghề chiếm 13,6%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 65,0%, tăng 30 điểm phần trăm so với năm 2015. (cao hơn mục tiêu cả nước 10,0%)

4. Dự báo cung-cầu lao động đến năm 2020

4.1. Dự báo cung lao động giai đoạn 2011 - 2020

4.1.1. Dự báo dân số giai đoạn 2011 - 2020

Mô hình dự báo:

Để dự báo quy mô dân số của tỉnh Bình Phước thời kỳ 2011 – 2020, trong tài liệu này đã sử dụng phần mềm Spectrum Version 3.40, với bộ dữ liệu đầu vào như sau:

(1) cơ cấu dân số theo từng nhóm tuổi, theo giới tính ở năm gốc;

(2) tổng tỷ suất sinh (TFR) từng năm trong thời kỳ dự báo;

(3) tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) của năm gốc và các thông tin khác như tỷ số giới tính khi sinh, tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh, di cư ròng16...

Dân số năm gốc được chọn là dân số trung bình năm 2009 để dự báo dân số các năm 2010 đến 2020 bởi vì năm 2009 là năm gần nhất có Tổng điều tra dân số với đầy đủ các thông tin cần thiết, đồng bộ cho việc sử dụng phần mềm Spectrum và dễ so sánh với các tỉnh trong Vùng.



Dự báo dân số tỉnh Bình Phước đến 2020

Theo kết quả dự báo bằng mô hình phần mềm Spectrum, tổng dân số của Bình Phước năm 2015 là 973.545 người và đến năm 2020 có khoảng 1.062.006 người. Tốc độ tăng dân số bình quân cho cả thời kỳ 2011-2020 là 1,73%/năm; trong đó: thời kỳ 2011-2015 là 1,71%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 1,75%/năm.



Kết quả dự báo phân theo nhóm dân số cho thấy: nhóm dân số trong độ tuổi từ 0 - 19 giảm dần; trong khi, nhóm tuổi từ 25-39 tăng bình quân hơn 3,0%/năm và tăng nhanh nhất ở nhóm 55 – 69 tuổi, hơn 6,0%/năm. Như vậy, trong 10 năm tới, dân số trong độ tuổi lao động cũng như dân số trên độ tuổi lao động nhưng có khả năng tiếp tục tham gia vào nguồn lao động của Tỉnh sẽ tăng nhanh.

DỰ BÁO DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị tính: người

 

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng

873.598

894.343

910.036

925.938

941.670

957.179

0-4 tuổi

84.521

81.815

78.982

75.982

72.743

69.217

5-9 tuổi

84.106

83.929

83.766

83.646

83.632

83.761

10-14 tuổi

86.328

85.215

84.518

84.183

83.961

83.663

15-19 tuổi

93.459

94.881

93.989

92.316

90.432

88.839

20-24 tuổi

83.451

88.101

91.841

95.765

99.039

101.130

25-29 tuổi

80.989

84.636

86.423

88.163

90.231

92.937

30-34 tuổi

72.317

75.010

77.800

80.990

84.210

87.178

35-39 tuổi

67.150

69.202

70.527

71.772

73.168

74.942

40-44 tuổi

58.831

60.511

62.430

64.492

66.542

68.448

45-49 tuổi

50.732

52.423

53.895

55.238

56.586

58.051

50-54 tuổi

38.842

41.330

43.692

45.907

47.955

49.825

55-59 tuổi

24.827

27.219

29.788

32.447

35.086

37.621

60-64 tuổi

15.292

16.473

17.897

19.553

21.427

23.495

65-69 tuổi

11.509

11.796

12.110

12.522

13.116

13.951

70-74 tuổi

8.797

8.991

9.205

9.433

9.666

9.907

75-79 tuổi

6.520

6.683

6.767

6.825

6.885

6.964

80+ tuổi

5.927

6.128

6.406

6.704

6.991

7.250

Đây vừa là yếu tố thuận lợi vừa là thách thức cho Tỉnh. Thuận lợi vì nguồn lao động dồi dào, sẵn sàng đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, kinh doanh; nhưng cũng tạo ra áp lực giải quyết việc làm cho người lao động tăng nhanh hàng năm và áp lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nền kinh tế.

DỰ BÁO DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020 (tiếp theo)

Đơn vị tính: người

 

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

973.545

992.444

1.010.855

1.028.676

1.045.722

1.062.006

0-4 tuổi

68.040

66.719

65.223

63.507

61.525

59.242

5-9 tuổi

81.111

78.287

75.310

72.126

68.604

67.448

10-14 tuổi

83.477

83.266

83.078

83.011

83.113

80.471

15-19 tuổi

87.964

88.023

88.233

88.352

88.219

88.076

20-24 tuổi

102.128

102.693

102.299

101.569

100.988

100.761

25-29 tuổi

96.800

102.157

107.578

112.282

115.711

117.622

30-34 tuổi

89.797

92.350

94.901

97.929

101.728

106.428

35-39 tuổi

77.391

80.685

84.316

87.929

91.267

94.154

40-44 tuổi

70.105

71.554

72.976

74.637

76.749

79.462

45-49 tuổi

59.723

61.606

63.617

65.608

67.460

69.087

50-54 tuổi

51.481

52.926

54.246

55.573

57.015

58.657

55-59 tuổi

40.028

42.313

44.455

46.435

48.242

49.841

60-64 tuổi

25.758

28.190

30.707

33.202

35.598

37.871

65-69 tuổi

15.028

16.323

17.830

19.534

21.419

23.483

70-74 tuổi

10.153

10.423

10.778

11.293

12.013

12.941

75-79 tuổi

7.118

7.288

7.468

7.651

7.840

8.032

80+ tuổi

7.443

7.641

7.840

8.038

8.231

8.430

Theo kết quả dự báo bằng phần mềm chuyên dụng, kết quả dự báo phù hợp với Nghị quyết lần thức IX của tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2011-2015,
theo biểu dưới đây. Kết quả này có thể sử dụng để dự báo tiếp cho thời kỳ
2016-2020.

DỰ BÁO DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2011-2015

(so sánh với Nghị quyết lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015)

Đơn vị tính: 1.000 người




2010

2011

2012

2013

2014

2015

DS dự báo mô hình Spectrum

894,3

910,0

925,9

941,7

957,2

973,5

DS theo Nghị quyết lần IX

894,9

910,0

926,0

941,0

957,0

973,0



TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN THỜI KỲ 2011-2015, 2016-2020

Đơn vị tính: %




2011-2015

2016-2020

2011-2020

Chung

1,71

1,75

1,73

0-4 tuổi

-3,62

-2,73

-3,18

5-9 tuổi

-0,68

-3,62

-2,16

10-14 tuổi

-0,41

-0,73

-0,57

15-19 tuổi

-1,50

0,03

-0,74

20-24 tuổi

3,00

-0,27

1,35

25-29 tuổi

2,72

3,97

3,35

30-34 tuổi

3,66

3,46

3,56

35-39 tuổi

2,26

4,00

3,13

40-44 tuổi

2,99

2,54

2,76

45-49 tuổi

2,64

2,96

2,80

50-54 tuổi

4,49

2,64

3,56

55-59 tuổi

8,02

4,48

6,24

60-64 tuổi

9,35

8,01

8,68

65-69 tuổi

4,96

9,34

7,13

70-74 tuổi

2,46

4,97

3,71

75-79 tuổi

1,27

2,45

1,86

80+ tuổi

3,96

2,52

3,24


MÔ HÌNH THÁP DÂN SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC, 2010,2015, 2020

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020



Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng tháp dân số. Các tháp dân số cho thấy dân số trong độ tuổi lao động, từ 15-19 tuổi đến 55-59 tuổi ngày càng “phình” to ra. Đây là biểu hiện của thời kỳ “dân số vàng” của tỉnh Bình Phước, với LLLĐ ngày lao động sung mãn nhất dễ dàng tham gia lực lượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nếu có chính sách đào tạo và cơ chế sử dụng có hiệu quả.



4.1.2. Dự báo tổng cung lao động thời kỳ 2011 - 2020

Kết quả dự báo thấy rõ: Quy mô dân số từ 15 tuổi trở lên tănh nhanh và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng dân số của Tỉnh đạt 740.917 người, chiếm 76,1% vào năm 2015 và đạt 854.845 người, chiếm 80,5% vào năm 2020.



DỰ BÁO TỔNG CUNG LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Đơn vị tính: người

 

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Dân số từ 15 tuổi trở lên

618.643

643.384

662.770

682.127

701.334

720.538

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

70,8

71,9

72,8

73,7

74,5

75,3

Trong đó: Nam

310.950

323.719

333.669

343.615

353.576

363.437

Trong đó: Nữ

307.693

319.665

329.101

338.512

347.758

357.101

% nữ so với tổng số

49,7

49,7

49,7

49,6

49,6

49,6

Dân số 15-64 tuổi

585.890

609.786

628.282

646.643

664.676

682.466

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

67,1

68,2

69,0

69,8

70,6

71,3

Trong đó: Nam

297.634

310.038

319.599

329.097

338.509

347.685

Trong đó: Nữ

288.256

299.748

308.683

317.546

326.167

334.781

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

49,2

49,2

49,1

49,1

49,1

49,1

Dân số 15-49 tuổi

506.929

524.764

536.905

548.736

560.208

571.525

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

58,0

58,7

59,0

59,3

59,5

59,7

Trong đó: Nam

259.479

268.838

275.199

281.411

287.526

293.456

Trong đó: Nữ

247.450

255.926

261.706

267.325

272.682

278.069

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

48,8

48,8

48,7

48,7

48,7

48,7

DỰ BÁO TỔNG CUNG LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH PHƯỚC (tiếp theo)

Đơn vị tính: người

 

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Dân số từ 15 tuổi trở lên

740.917

764.172

787.244

810.032

832.480

854.845

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

76,1

77,0

77,9

78,7

79,6

80,5

Trong đó: Nam

373.739

385.482

397.134

408.634

419.948

431.236

Trong đó: Nữ

367.178

378.690

390.110

401.398

412.532

423.609

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

49,6

49,6

49,6

49,6

49,6

49,6

Dân số 15-64 tuổi

701.175

722.497

743.328

763.516

782.977

801.959

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

72,0

72,8

73,5

74,2

74,9

75,5

Trong đó: Nam

357.160

367.933

378.462

388.680

398.551

408.232

Trong đó: Nữ

344.015

354.564

364.866

374.836

384.426

393.727

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

49,1

49,1

49,1

49,1

49,1

49,1

Dân số 15-49 tuổi

583.908

599.068

613.920

628.306

642.122

655.590

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

60,0

60,4

60,7

61,1

61,4

61,7

Trong đó: Nam

299.769

307.469

314.998

322.261

329.193

335.929

Trong đó: Nữ

284.139

291.599

298.922

306.045

312.929

319.661

Tỷ lệ so với tổng DS (%)

48,7

48,7

48,7

48,7

48,7

48,8

Nếu phân theo nhóm tuổi có khả năng tham gia lao động, từ 15 – 64 tuổi thì năm 2010 chiếm tỷ lệ 68,2% tổng dân số, đến năm 2015 tỷ lệ này là 72,0% và năm 2020 là 75,5%. Tương ứng, tỷ lệ dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) giảm từ 31,8% năm 2010 xuống còn 28,0% vào năm 2015 và 24,5% vào năm 2020. Như vậy, đến năm 2015, tỉnh Bình Phước bước vào thời kỳ “dân số vàng” khi mà cứ 2,6 người có khả năng tham gia lao động chỉ phải nuôi 1 người phụ thuộc. Đến năm 2020: cứ 3,1 người có khả năng lao động phải nuôi 1 người phụ thuộc. Nói cách khác, từ sau năm 2015, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp 2,6 – 3,1 lần nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Đây vừa là thời cơ tạo ra đội ngũ lao động dồi dào, nếu đào tạo có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật sẽ tạo ra của cải lớn.

DỰ BÁO CUNG LAO ĐỘNG 2010-2020 (người)



DỰ BÁO DÂN SỐ CÓ KHẢ NĂNG THAM GIA LAO ĐỘNG 2010-2020 (người)

4.1.3. Dự báo tổng cung lực lượng lao động (17) thời kỳ 2011 – 2020

Hiện nay, tỷ lệ tham gia LLLĐ của Tỉnh đang cao hơn mức trung bình của vùng ĐNB cũng như của cả nước. Dự báo trong thời gian tới, tỷ lệ tham gia LLLĐ của Tỉnh có xu hướng giảm dần. Theo đó, đến năm 2015 tỷ lệ này là 80,8% (trong đó: nam 85,5% - nữ 76,0%). Đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng lần lượt là 79,8% (trong đó: nam 84,0% - nữ 75,5%).



DỰ BÁO CUNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

Đơn vị tính: người




Dân Số

Dân số 15 – 64 tuổi

Cung LLLĐ

Chung

Nam

Nữ

Chung

Nam

Nữ

% LLLĐ/DS

2009

873.598

585.890

297.634

288.256

487.266

261.712

225.554

55,8

2010

894.343

609.786

310.038

299.748

504.187

271.283

232.904

56,4

2011

910.036

628.282

319.599

308.683

518.878

279.649

239.229

57,0

2012

925.938

646.643

329.097

317.546

530.825

286.314

244.510

57,3

2013

941.670

664.676

338.509

326.167

543.959

292.810

251.149

57,8

2014

957.179

682.466

347.685

334.781

555.117

299.009

256.107

58,0

2015

973.545

701.175

357.160

344.015

566.823

305.372

261.451

58,2

2016

992.444

722.497

367.933

354.564

580.439

312.743

267.696

58,5

2017

1.010.855

743.328

378.462

364.866

594.139

318.665

275.474

58,8

2018

1.028.676

763.516

388.680

374.836

609.492

326.491

283.001

59,3

2019

1.045.722

782.977

398.551

384.426

625.024

334.783

290.242

59,8

2020

1.062.006

801.959

408.232

393.727

640.179

342.915

297.264

60,3

Tăng BQTK

(%)


2011-2015

1,71

2,86

2,92

2,81

2,37

2,40

2,34




2016-2020

1,75

2,90

2,90

2,90

2,46

2,35

2,60




2011-2020

1,73

2,88

2,91

2,86

2,42

2,37

2,47




Tỷ trọng lực lượng có khả năng tham gia lao động so với dân số có xu hướng tăng dần từ 56,4% năm 2010 lên 58,2% vào năm 2015 và đạt 60,3% vào năm 2020. Tốc độ tăng cung của lực lượng này đạt bình quân 2,42%/năm giai đoạn 2011-2020; trong đó: giai đoạn 2016-2020 là 2,46%/năm, tăng cao hơn so với giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ lao động nữ tăng nhanh hơn lao động nam, với 2,47% của nữ so với 2,37% của nam. Đến năm 2015 cung lao động của Tỉnh là 566.823 người và năm 2020 là 640.179 người.

Kết quả phân tích cho biết: cung LLLĐ tăng thêm hàng năm. Trong 10 năm tới, cung LLLĐ tăng thêm khoảng 13,6 ngàn người mỗi năm, trong đó lao động nam là 7,2 ngàn người và nữ là 6,4 ngàn người. Đây là một thách thức không nhỏ cho Tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho những người mới gia nhập thị trường lao động.



DỰ BÁO CUNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TĂNG THÊM HÀNG NĂM

Đơn vị tính: người/năm

Trung bình theo giai đoạn

Chung

Nam

Nữ

2011 – 2015

12.527

6.818

5.709

2016 – 2020

14.671

7.509

7.162

2011 - 2020

13.599

7.163

6.436

4.2. Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020

Để dự báo tổng nhu cầu lao động tỉnh Bình Phước trong 10 năm tới, trong tài liệu này sử dụng mô hình nguyên nhân và kết quả.



Mô hình nguyên nhân và kết quả dự báo nhu cầu lao động của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020 được xây dựng dựa trên bộ dữ liệu quá khứ từ năm 2000 đến năm 2009, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tổng GDP của tỉnh và cầu lao động theo thời gian.

Kết quả chạy mô hình có phương trình dự báo là:



Cầu lao động =

131,4*ln(GDP)

- 673,7

R2 =0,979







Trong đó: GDP: tỷ đồng theo giá so sánh 1994, nhu cầu lao động : 1.000 người.

Phương trình dự báo cho thấy khi kinh tế (tổng giá trị gia tăng) của Tỉnh tăng trưởng 1 phần trăm thì cầu về lao động tăng thêm 1,314 ngàn người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 13 - 14,0%/năm giai đoạn 2011-2020 (mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015) thì nhu cầu lao động của Tỉnh sẽ là 552.486 người vào năm 2015 và sẽ là 638.618 người vào năm 2020.



KẾT QUẢ DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG BẰNG MÔ HÌNH NHÂN QUẢ 2011 – 2020

Đơn vị tính: người

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Cầu lao động

475.696

475.696

475.696

475.696

475.696

475.696






















Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cầu lao động

552.486

569.713

586.939

604.166

621.392

638.618

4.3. Phân tích cung - cầu lao động tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2020

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh bộ lần thứ IX thì khoảng cách chênh lệch giữa cung - cầu lao động ngày càng được thu hẹp. Dự báo đến năm 2015, cung vượt quá nhu cầu khoảng 14,3 ngàn lao động, tương đương 2,5% tổng cung LLLĐ (so với 22,6 ngàn lao động vào năm 2010). Đến năm 2020, cung và cầu lao động gần như được cân bằng. Như vậy, tăng cung LLLĐ đáp ứng được nhu cầu lao động cho các ngành sản xuất, dịch vụ trong 10 năm tới.



CUNG - CẦU LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Đơn vị tính: người

Năm

Cầu lao động

CungLLLĐ trong độ tuổi

Chênh lệch

cung - cầu

lao động

2009

475.696

487.266

11.570

2010

481.586

504.187

22.602

2011

487.749

518.878

31.130

2012

503.933

530.825

26.892

2013

520.303

543.959

23.655

2014

536.337

555.117

18.780

2015

552.486

566.823

14.337

2016

569.713

580.439

10.726

2017

586.939

594.139

7.200

2018

604.166

609.492

5.327

2019

621.392

625.024

3.632

2020

638.618

640.179

1.560

CUNG - CẦU LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị tính: người



4.4. Dự báo nhu cầu lao động phân theo các ngành, lĩnh vực chủ yếu

Mục tiêu về lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 40,0% (theo Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015) và đạt 70,0% vào năm 2020 - mức trung bình của cả nước (18) vào năm 2020 cao hơn Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 đặt mục tiêu đạt 60,0% vào năm 2020.



DỰ BÁO LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO

Đơn vị tính: người

Năm

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Lao động qua đào tạo

Lao động chưa qua đào tạo

Đào tạo mới hàng năm

2010

28,0

141.172

363.015

-

2011

30,0

155.664

363.215

14.491

2012

32,5

172.518

358.307

16.855

2013

35,0

190.386

353.573

17.868

2014

37,5

208.169

346.948

17.783

2015

40,0

226.729

340.094

18.561

2016

44,0

255.393

325.046

28.664

2017

49,0

291.128

303.011

35.735

2018

55,0

335.221

274.272

44.093

2019

62,0

387.515

237.509

52.294

2020

70,0

448.125

192.054

60.610

Với quy mô dân số, lực lượng lao động trong độ tuổi tăng nhanh trong 10 năm tới, để đạt mục tiêu đặt ra thì đào tạo, dạy nghề cho người lao động phải phát triển có kế hoạch 5 năm và hàng năm. Theo đó, tỉnh Bình Phước phải đào tạo, dạy nghề cho 17 ngàn lao động mỗi năm trong thời kỳ 2011-2015 và 40 ngàn lao động/năm thời kỳ 2016-2020. Đây là một thách thức lớn cho Tỉnh trong khi hiện nay có trên 70% lao động không có trình độ CMKT, chưa từng được đào tạo, dạy nghề (chủ yếu là ở nông thôn), bên cạnh là yếu kém, thiếu thốn về mạng lưới cơ sở vật chất – trang thiết bị, đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Dự báo số lượng lao động qua đào tạo hàng năm của Tỉnh sẽ có 141 ngàn lao động qua đào tạo thì đến năm 2015 toàn Tỉnh sẽ có 227 ngàn lao động qua đào tạo, gấp 1,6 lần năm 2010; năm 2020 sẽ có 448 ngàn lao động qua đào tạo, gấp 3,2 lần năm 2010. Tốc độ tăng bình quân đạt 12,2%/năm thời kỳ 2011-2020.



DỰ BÁO LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO

Đơn vị tính: người



DỰ BÁO TỶ LỆ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO

Đơn vị tính: %



Каталог: 3cms -> upload -> File
upload -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam
upload -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
upload -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
upload -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Mẫu số 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/tt- blđtbxh ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và X hội)
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương