1 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch



tải về 1.46 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.46 Mb.
#19911
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê.

2.5 Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề

Nhân lực phân theo ngành nghề cho thấy: Bình Phước chủ yếu là lao động làm việc trong ở các nghề giản đơn, chiếm đến 69,2% cao hơn nhiều so với cả nước (40,3%) và của vùng ĐNB (18,7%); có 10,8% thuộc nhóm nghề “dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng”, 8,9% là “thợ thủ công và các thợ khác có liên quan”; trong khi nhóm nghề nghiệp là “nhà lãnh đạo”, “chuyên môn kỹ thuật bậc cao”, “chuyên môn kỹ thuật bậc trung” chỉ chiếm có 6,3% thấp hơn vùng ĐNB (13,6%), trung bình cả nước (8,9%).



SỐ LƯỢNG VÀ TỶ TRỌNG LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM CHIA THEO NGHỀ NGHIỆP, 2009




Số lượng (người)

Cơ cấu (%)




Chung

Thành thị

Nông thôn

Chung

Thành thị

Nông thôn

Dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

502.162

76.147

426.015

100,0

100,0

100,0

Nhà lãnh đạo

3.248

1.601

1.648

0,6

2,1

0,4

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao

12.478

5.620

6.858

2,5

7,4

1,6

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung

15.709

5.776

9.933

3,1

7,6

2,3

Nhân viên

3.527

1.051

2.476

0,7

1,4

0,6

Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng

54.448

19.863

34.585

10,8

26,1

8,1

Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp

10.129

959

9.169

2,0

1,3

2,2

Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan

44.632

12.602

32.031

8,9

16,5

7,5

Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị

10.303

4.127

6.176

2,1

5,4

1,4

Nghề giản đơn

347.687

24.547

323.140

69,2

32,2

75,9

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê.

Kết quả trên đây cho thấy, vấn đề đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với Bình Phước là quan trọng để tạo ra năng suất loa động cao hơn.

Xét về góc độ thành thị và nông thôn cho thấy: phân bố lao động có việc làm giữa khu vực thành thị và nông thôn cho thấy co sự khác biệt lớn: “nghề giản đơn” ở đô thị chiếm 75,9% trong khi ở khu vực nông thôn chiếm 32,2%; ở nhóm nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng thì 26,1% ở thành thị so với 8,1% ở nông thôn). Tỷ lệ những nghề có trình độ CMKT cao như nhà lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao, chuyên môn kỹ thuật bậc trung, nhân viên ở thành thị cao gấp 3,8 lần ở nông thôn. Trong khi những nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp, thợ thủ công và các thợ khác có liên quan, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị, nghề giản đơn chiếm đến 87,0% ở nông thôn (thành thị là 55,5%). Từ số liệu trên cho thấy: lao động ở khu vực nông thôn có trình độ CMKT rất thấp và chủ yếu tham gia các nhóm nghề giản đơn.

3. Hiện trạng đào tạo nhân lực

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay chưa có trường đại học. Đào tạo chuyên nghiện với các trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bình Phước, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Phước, Trường Trung cấp Y tế Bình Phước.



3.1. Giáo dục phổ thông

Trong 5 năm 2006-2010, ngành giáo dục đã triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phát triển giáo dục, đào tạo và đạt được các kết quả cụ thể như sau:

+ Giáo dục mầm non: Huy động cháu vào mẫu giáo đạt 53%.

+ Giáo dục phổ thông:

Huy động trẻ đúng độ tuổi vào Tiểu học đạt trên 94%.

Số xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi là 63 xã.

Tỷ lệ xã phường đạt phổ cập trung học cơ sở là 97,3%.

Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học là 111 xã.

Tỷ lệ số trường đạt tiêu chuẩn quốc gia là 9,4%.

Huy động học sinh THCS đạt 71% (chỉ tiêu giao trên 90%).

Huy động học sinh THPT đạt 32% (chỉ tiêu giao là 60 – 70%).

Về số trường, lớp, số giáo viên, học sinh các năm được trình bày ở


bảng sau:

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐẾN NĂM 2010




ĐVT

2005

2008

2009

2010

Tổng số học sinh đầu năm học (chia ra: mẫu giáo, tiểu học, THCS, PTTH)

Học sinh

205.444

204.189

206.574

212.336

Số học sinh mẫu giáo

Học sinh

24.778

29.206

31.974

34.119

Số học sinh tiểu học

Học sinh

91.142

89.514

91.100

91.400

Số học sinh trung học cơ sở

Học sinh

63.063

58.366

56.100

57.517

Số học sinh trung học phổ thông

Học sinh

26.461

27.103

27.400

29.300

Số lớp học

Lớp

6.474

6.714

7.067

6.539

Mẫu giáo

Lớp

810

1.015

1.174

1.029

Tiểu học

Lớp

3.365

3.341

3.469

3.044

Trung học cơ sở

Lớp

1.655

1.652

1.684

1.734

Trung học phổ thông

Lớp

644

706

740

732

Số Giáo viên

Giáo viên

9.052

10.935

10.849

10.952

Số giáo viên mẫu giáo

Giáo viên

1.002

1.518

1.793

1.757

Số giáo viên tiểu học

Giáo viên

4.301

4.546

4.637

4.566

Số giáo viên trung học cơ sở

Giáo viên

2.722

3.296

2.809

2.896

Số giáo viên trung học phổ thông

Giáo viên

1.027

1.575

1.610

1.733

Số trường

Trường

305

337

338

413

Số trường mẫu giáo

Trường

55

62

56

125

Số trường tiểu học

Trường

144

159

165

165

Số trường trung học, phổ thông cơ sở

Trường

90

95

96

101

Số trường trung học phổ thông (THCS, THPT)

Trường

16

21

21

22

Nhìn chung, để đạt được những thành quả trên, 5 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.

3.2. Đào tạo chuyên nghiệp

Trên địa bàn Tỉnh hiện nay chưa có trường đại học. Đào tạo chuyên nghiệp có các trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bình Phước, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Phước và Trường Trung cấp Y tế Bình Phước.



3.2.1. Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bình Phước

Trường cao đẳng Sư Phạm Bình Phước được thành lập tháng 09 năm 1997. Có nhiệm vụ đào tạo Giáo viên bậc Tiểu học và Trung học Cơ sở cho Tỉnh. Tháng 01 năm 2003 trường được Bộ giáo dục và Đào tạo nâng cấp từ trường Trung học sư phạm Bình Phước thành trường Cao Đẳng Sư phạm Bình Phước. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng Giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm, bồi dưỡng Cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ giáo dục cho các trường THCS, Tiểu học, Mầm non và nghiên cứu khoa học giáo dục ở địa phương8.

Năm học 2010-2011 trường có 990 sinh viên, trong đó:

+ Hệ chính quy: 761 sinh viên.

+ Hệ cử tuyển: 9 sinh viên.

+ Hệ vừa học vừa làm: 238 sinh viên.



3.2.2. Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su

Năm 2008 Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyết định chính thức công nhận nâng cấp trở thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao9 su từ Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Cao su. Hiện nay, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su trở thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực ngành cao su. Trường đã trở thành một trung tâm đào tạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, có quy mô đào tạo đến 3.500 học viên/năm với cơ sở hạ tầng khá hiện đại cùng lực lượng giáo viên ưu tú.

Kế hoạch đến 2015 sẽ trở thành trường Đại học Công nghiệp Cao su; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong ngành cao su. Đến năm 2020 trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cao su trong khu vực.

3.2.3. Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Phước

Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bình Phước được thành lập theo quyết định số 09/2004/UBND-VX ngày 03/02/2004 của UBND tỉnh Bình Phước với nhiệm vụ chính là đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp chính qui với các ngành nghề: hạch toán kế toán, tin học, điện công nghiệp và điện dân dụng10.

Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, học sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa đậu tốt nghiệp và em học sinh mới tốt nghiệp THCS.

Trong đó, ngành Tin học và ngành điện công nghiệp và điện dân dụng đã được Trường ký kết với các doanh nghiệp về việc tuyển dụng học sinh sau khi tốt nghiệp, nhằm giúp học sinh đảm bảo có việc làm ngay sau khi ra trường với mức lương ổn định.

Để đáp ứng nhu cầu hoàn chỉnh kiến thức đại học dành cho học sinh, sinh viên theo học, Nhà trường đã chủ động liên kết với các trường đại học trong khu vực để tiến hành mở lớp và đào tạo hệ đại học vừa làm vừa học và hệ đại học liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng như: trường Đại học Tôn Đức Thắng Tp.Hồ Chí Minh; Đại học Sài Gòn; Đại học Đà Lạt; Đại học Thể Dục Thể Thao Tp. Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh … Với các ngành nghề đào tạo như: ngành Luật; Quản trị kinh doanh; Tài chính kế toán; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Bảo hộ lao động; Xã hội học; Thể dục thể thao; Kế toán kiểm toán; Công nghệ thông tin; điện công nghiệp và điện dân dụng; Anh văn…

Ngoài ra, để nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc cho người lao động và các nhà quản lý, Trường đã tổ chức các lớp sau đại học như: bồi dưỡng sau đại học ngành Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng; Quản lý giáo dục… Các lớp dạy nghề ngắn hạn: Tin học trình độ A, B; Anh văn trình độ A, B; Kế toán; một số ngành nghề đào tạo miễn phí cho lao động nông thôn…

Việc hoàn chỉnh các hệ đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp lên đại học và sau đại học đã giúp cho Trường phát triển thành một đơn vị đào tạo đa ngành nghề và đa lĩnh vực. Trong 5 năm gần đây, mỗi năm Trường đào tạo khoảng
150 – 200 sinh viên. Có thể nói, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bình Phước góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trình độ chuyên nghiệp nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH cho tỉnh Bình Phước trong hiện tại và tương lai.

3.2.4. Trường Trung cấp Y tế Bình Phước

Trường Trung cấp Y tế Bình Phước11 là Trường Y tế địa phương nằm trong hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp cả nước. Trường đào tạo các ngành học như: Dược sỹ trung cấp, Điều dưỡng đa khoa, Hộ sinh trung cấp, Y sĩ đa khoa định hướng chuyên khoa Y học cổ truyền, Y sĩ đa khoa định hướng chuyên khoa Y học dự phòng. Với năng lực hiện tại, Trường có thể tuyển sinh đào tạo khoảng 1.500 học viên/năm.



3.3. Đào tạo nghề

3.3.1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Trước năm 2005, toàn Tỉnh chỉ có 4 cơ sở tham gia đào tạo, dạy nghề cho người lao động và phần lớn nằm ở thị xã Đồng Xoài. Mỗi năm đào tạo 1.500 - 2.000 học viên, với các nghề như lái xe, sửa chữa mô tô, điện dân dụng.

Từ khi có Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đến nay trên địa bàn Tỉnh đã có 17 cơ sở, bao gồm 7 trường (Trường Cao đẳng công nghiệp cao su, Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Phước, Trường Trung cấp Y tế Bình Phước, trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng, trường Trung cấp nghề Tiên Phong, trường Dạy nghề tư thục Bình Phước và Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Bình Phước), 9 trung tâm (TTDN Bình Long, TTDN Bù Đăng, TTDN Phước Long, TTDN Chơn Thành, TTDN Phúc Thịnh Khang, TTDN Thành Đạt, TTDN và hỗ trợ nông dân, Trung tâm giới thiệu tỉnh Bình Phước, Trung tâm Dịch vụ việc làm Phụ nữ) và 1 doanh nghiệp tư nhân (Công ty dạy nghề trang điểm Thượng Hải) tham gia đào tạo nghề cho người lao động, năng lực đào tạo thường xuyên khoảng 5.000 học viên/năm (xem thêm Phụ lục).

Những năm vừa qua, các cơ sở dạy nghề trên toàn Tỉnh đã đào tạo, cấp bằng/chứng chỉ cho khoảng 5 ngàn lao động/năm, trong khi LLLĐ trong độ tuổi tăng thêm hàng năm là 13,5 ngàn người/năm. Điều này cho thấy mạng lưới cơ sở dạy nghề hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu dạy, đào tạo nghề cho người lao động. Để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo cho Tỉnh trong thời gian tới, việc nâng cấp, mở rộng, xây mới các cơ sở đào tạo, dạy nghề là yêu cầu ưu tiên, quan trọng nhất của Tỉnh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.



3.3.2. Quy mô tuyển sinh và ngành nghề đào tạo

Hàng năm kinh phí hỗ trợ của TW thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo “dự án tăng cường năng lực dạy nghề” dạy nghề cho người lao động, dân tộc thiểu số, người tàn tật. Năm 2006 - 2010 tổng số người được đào tạo gần 25 ngàn người; trong đó: dạy nghề cho lao động nông thôn khoảng 19 ngàn người.

Bên cạnh việc tăng cường và mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, số lượng ngành nghề đào tạo cũng được bổ sung, đổi mới nhằm phù hợp với thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngày càng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn Tỉnh. Cụ thể, năm 2005 chỉ có 8 loại nghề được đào tạo, đến năm 2010 có 25 danh mục nghề được đào tạo, trong đó có 18 nghề phi nông nghiệp như: cơ khí, sửa chữa xe mô tô, điện dân dụng - công nghiệp, may, dệt thổ cẩm, thêu, kỹ nghệ sắt, sơ chế mủ cao su… và 7 ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn là: kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chăm sóc khai thác cao su, trồng nấm, kỹ thuật làm vườn và cây cảnh, trồng rau sạch. Sau khi tốt nghiệp, người lao động có thêm cơ hội lựa chọn ngành nghề đăng ký phù hợp với khả năng, cũng như cơ hội tham gia thị trường lao động.

3.3.3. Đội ngũ giáo viên, giảng viên

Tổng số giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy, đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn là 205 người, tăng gần gấp đôi so với năm 2005. So với mức tăng về quy mô đào tạo hàng năm để đáp ứng mục tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo thì đội ngũ giảng viên hiện có là rất ít và không đáp ứng được yêu cầu đào tạo cả chuyên nghiệp và dạy nghề cho người lao động.



SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN

Đơn vị tính: người




2000

2005

2009

Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp










Số trường TCCN

2

3

2

Trong đó: trường ngoài công lập

-

1

1

Số giáo viên TCCN

52

115

100

Số học sinh

1.226

2.333

2.765

Trong đó: trường ngoài công lập

-

409

326

Giáo dục cao đẳng










Số trường cao đẳng

-

1

2

Số giáo viên

-

25

105

Số học sinh

-

630

5.746

Số sinh viên tốt nghiệp

-

205

1.651

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2009.

4. Sử dụng nhân lực

4.1. Trạng thái hoạt động nhân lực

Trong tổng số 618.643 người từ 15 tuổi trở lên có 502.162 đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm 81,2%), 12.022 người thất nghiệp, chiếm 1,9% tổng số và 104.459 người không tham gia các hoạt động kinh tế, chiếm 16,9%. Tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị chiếm 25,8%, cao hơn so với khu vực nông thôn chỉ có 15,0%, nữ giới chiếm 21,8%, cao hơn giới nam chỉ chiếm 12,1%.



TRẠNG THÁI HOẠT ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG, 2009

Đơn vị tính: người




Dân số từ 15

tuổi trở lên

Làm việc

Thất nghiệp

Không hoạt

động kinh tế

Chung

618.643

502.162

12.022

104.459

Thành thị

106.208

76.147

2.673

27.388

Nông thôn

512.435

426.015

9.349

77.071

Nam

310.950

266.934

6.487

37.529

Nữ

307.693

235.227

5.535

66.930

Cơ cấu (%)













Chung

100,0

81,2

1,9

16,9

Thành thị

100,0

71,7

2,5

25,8

Nông thôn

100,0

83,1

1,8

15,0

Nam

100,0

85,8

2,1

12,1

Nữ

100,0

76,4

1,8

21,8

Nguồn: Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục thống kê.

4.2. Trạng thái làm việc của nhân lực

4.2.1. Lao động có việc làm theo ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là một trong những kết quả đạt được phát triển kinh tế cao của Tỉnh trong giai đoạn 2001-2010. Quá trình này tất yếu làm tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Phân tích cơ cấu lao động giảm lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp và tăng lao động làm việc ở khu vực phi nông nghiệp. Sau 10 năm, khu vực công nghiệp (12) tăng 4 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 9,5 điểm phần trăm. Đến năm khu vực nông nghiệp (13) còn cao, chiếm đến 74,0% (cao hơn cả nước: 54%), khu vực công nghiệp chiếm 8,0% thấp hơn cả nước là 20,0% và khu vực dịch vụ chiếm 18% cũng thấp hơn cả nước (cả nước: 24%). Kết quả này cho thấy: tốc độ chuyển dịch còn chậm.



Năng suất lao động là chỉ tiêu đánh giá kết quả chất lượng lao động. NSLĐ Bình Phước tăng nhanh, từ 7 triệu đồng/lao động năm 2000 lên 34,4 triệu đồng năm 2010. Khu vực công nghiệp – xây dựng có năng suất lao động xã hội cao nhất, gấp 3,5 lần khu vực nông nghiệp và cao gấp 1,6 lần so với khu vực dịch vụ. Nguyên nhân NSLĐ công nghiệp ở Bình Phước có thể là: Ngành công nghiệp đang bắt đầu tăng nhanh, trong khi lao động hoạt động trong công nghiệp còn ít (14).
LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, 2000 – 2010

Lao động




2000

2005

2010




Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng

(người)

Tỷ trọng (%)

Tổng số

308.925

100,0

378.100

100,0

481.586

100,0

Nông, lâm, thuỷ sản

270.300

87,5

297.100

78,6

346.742

72,0

Công nghiệp và xây dựng

12.600

4,1

23.300

6,2

48.159

10,0

Dịch vụ

26.025

8,4

57.700

15,3

86.685

18,0

Năng suất lao động




2000

2005

2010




GDP

(tỷ đồng, giá thực tế)

NSLĐ (triệu đồng, giá thực tế)

GDP (tỷ đồng, giá thực tế)

NSLĐ (triệu đồng, giá thực tế)

GDP (tỷ đồng, giá thực tế)

NSLĐ (triệu đồng, giá thực tế)

Tổng số

2.158

7,0

6.125

16,2

16.556

34,4

Nông, lâm, thuỷ sản

1.313

4,9

3.751

12,6

7.798

22,5

Công nghiệp và xây dựng

280

22,2

901

38,7

3.990

82,9

Dịch vụ

565

21,7

1.473

25,5

4.768

55,0

Nguồn: TĐT dân số 2009, Tổng cục thống kê và NGTK tỉnh Bình Phước năm 2009.

Nếu tách riêng theo các ngành cho thấy ở các ngành cấp II, lao động trong ngành công nghiệp chế biến là chủ yếu.

Số lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ lớn nhất (93,2% tổng số vào năm 2010). Tốc độ tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp đạt khá cao, khoảng 16,1%/năm thời kỳ 2006-2010, nhưng chủ yếu được tạo ra trong nhóm công việc đơn giản, phổ thông.

Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tập trung ở nhà hàng, khách sạn, bán buôn, bán lẻ chiếm đến 51,0% tổng số lao động trong ngành dịch vụ vào năm 2010. Lao động trong các ngành giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị chiếm 33,0% tổng số. Trong khi, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như thông tin truyền thông, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn – khoa học – công nghệ chỉ có 4,0%.



Số lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ lớn nhất (93,2% tổng số vào năm 2010). Tốc độ tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp đạt khá cao, khoảng 10,5%/năm thời kỳ 2006-2010, nhưng chủ yếu được tạo ra trong nhóm công việc đơn giản, phổ thông.

LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH CẤP II

Đvt: người




2000

2005

2010

Tổng số

308,9

378,1

481,6

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

270,3

297,1

346,7

B. Khai khoáng

0,4

0,5

0,6

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

9,2

18,3

38,7

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

-

0,3

1,1

E. Cung cấp nước; hoat động quản lý và xử lý rác thải

-

-

0,4

F. Xây dựng

3,0

4,2

7,4

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

8,2

23,5

33,7

H. Vận tải kho bãi

2,9

3,7

4,4

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

2,7

7,4

11,3

J.Thông tin và truyền thông

0,1

0,4

1,1

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0,3

0,4

0,5

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

0,1

0,1

0,6

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ







1,0

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ







0,7

O. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, ANQP; Bảo đảm xã hội bắt buộc

2,9

6,5

9,3

P.Giáo dục và đào tạo

5,7

10,2

14,9

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

1,1

1,6

3,4

G.Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

0,1

0,2

0,8

S.Hoạt động dịch vụ khác

2,0

3,7

4,7

Nguồn: TĐT dân số 2009, Tổng cục thống kê và NGTK tỉnh Bình Phước năm 2009.

Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ chủ yếu nhà hàng, khách sạn, bán buôn, bán lẻ chiếm đến 51,0% tổng số lao động trong ngành dịch vụ vào năm 2009. Lao động trong các ngành giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị chiếm 33,0% tổng số. Trong khi, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như thông tin truyền thông, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn – khoa học – công nghệ chỉ có 4,0%.



4.2.2. Cán bộ công chức – viên chức

Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tháng 2/2010, tổng biên chế sự nghiệp giao là 18.302 người; thực hiện đến 12/2009 có 17.282 người. Trong đó, giáo dục đào tạo 14.335 người; Y tế: 2.098 người; văn hóa thông tin, thể thao có 286 người, biên chế sự nghiệp khác thực hiện đến 12/2009 có 803 người.

Lực lượng công chức đến 12/2009 có 1.844, chiếm khoảng 10,0% lực lượng biên chế; trong đó: chuyên viên cao cấp: 19 người; chuyên viên chính và tương đương 139 người; chuyên viên và tương đương: 9.057 người; cán sự và tương đương: 7.138 người; các ngạch khác có 1.068 người. Nếu phân ra theo trình độ đào tạo: trên đại học có: 40 người; đại học 4.897 người; cao đẳng: 76 người. Tổng công chức có trình độ cao đẳng trở lên có 1.354 người, các trình độ khác có 12.353 người.

Về trình độ lý luận chính trị: có trình độ từ trung cấp trở lên: có 624 người, chiếm 34,1% lực lượng công chức.

Trong lực lượng công chức ở cấp tỉnh chiếm 55,6% còn lại cấp huyện chiếm 44,4% tổng số công chức.

Lực lượng viên chức đến 12/2009 chiếm 52,4% tổng lực lượng viên chức; còn lại 47,6% cán sự và ngạch khác. Về trình độ chuyên môn của viên chức, cán bộ trình độ đại học và cao hơn chiếm 28,5% lực lượng viên chức; trong đó, trình độ đại học chiếm khá cao chiếm 28,3% tổng lực lượng viên chức.



5. Đánh giá chung về phát triển nhân lực

5.1. Những điểm mạnh

5.1.1. Trong hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, ở thời kỳ 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 13,2%/năm (trong đó:
khu vực I tăng bình quân 5,0/năm; khu vực II tăng bình quân 22,0%/năm và
khu vực III - 15,5%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 18,5 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, theo hướng công nghiệp tăng trưởng nhanh, phù hợp với xu thế chuyển dịch công nghiệp từ các tỉnh phát triển trong vùng KTTĐPN. Công nghiệp – xây dựng chiếm từ 18,0%GDP năm 2005 lên 24,1%GDP năm 2010. Các dịch vụ tăng trưởng do phát triển công nghiệp mạnh, chiếm từ 25,3%GDP năm 2005 lên 28,8%GDP năm 2010. Trong khi đó, các ngành nông – lâm – ngư nghiệp bắt đầu có xu hướng giảm về tỷ trọng, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng cao. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm từ 56,7% năm 2005 xuống còn 47,1% năm 2010.

Kết quả tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của toàn đảng bộ và Chính quyền các cấp đã tập trung phát triển kinh tế-xã hội nhằm nâng cao vị thế của Bình Phước trong vùng KTTĐPN và nâng cao sự phát triển an sinh xã hội trong Tỉnh; trong đó, có đóng góp đáng kể của nguồn nhân lực.



5.1.2. Bên cạnh phát triển kinh tế-xã hội, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của nhân lực có ý nghĩa quyết định đến phát triển lâu dài, từ đó đã quan tâm chỉ đạo sát sao với nhiều biện pháp cụ thể, có hiệu quả trong thực hiện và chỉ đạo các chủ trương, chính sách, ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nhân lực.

5.1.3. Công tác quản lý Nhà nước liên quan đến đào tạo phát triển nhân lực như quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ mạnh đáp ứng yêu cầu thực tế; về giáo dục đào tạo, về đào tạo nghề được quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhiều chế độ chính sách được ban hành, công tác kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan đến đào tạo phát triển nhân lực được quan tâm thực hiện tốt… Qua đó đã huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nhiệp và của toàn xã hội vào đào tạo phát triển nhân lực, công tác giáo dục phổ thông các cấp, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nghề.

5.2. Những điểm yếu

5.2.1. Nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước tuy dồi dào về số lượng, nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp so với các tỉnh trong Vùng. Cụ thể là đào tạo chưa theo kịp được nhu cầu của các ngành sản xuất kinh doanh, như công nghiệp chế biến sản phẩm nông-lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ, là những ngành chủ lực của Tỉnh.

5.2.2. Nhân lực tỉnh Bình Phước còn thiếu nhiều các chuyên gia đầu ngành, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, có khả năng hoạch định chính sách... Cơ cấu nhân lực chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng có nhiều ưu thế và các tiểu khu vực còn nhiều hạn chế và có sự biến động, mất cân đối lớn.

5.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư trong các năm qua, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, dạy nghề, nhất là ở khu vực nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều cơ sở đào tạo vẫn còn thiếu phòng học, trang thiết bị chuyên dùng. Công tác quy hoạch phát triển nhân lực chưa có; tài chính và đất đai phục vụ cho phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề còn hạn hẹp. Đội ngũ giảng viên ở các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề... còn yếu và thiếu.

5.2.4. Ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và trình độ nền kinh tế, phần nhiều còn chạy theo thị trường lao động tự do, thiếu kế hoạch; nội dung chương trình còn lạc hậu, chậm đổi mới. Chất lượng đào tạo của một số ngành, nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngày càng cao của thực tế.

5.2.5. Việc hợp tác với các địa phương khác, nhất là Tp. Hồ Chí Minh, hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nhân lực còn gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực. Công tác xã hội hóa đào tạo còn hạn chế, các thành phần cư dân có chưa đủ mạnh để tham gia xã hội hóa có hiệu quả và có định hướng.

5.3. Thách thức

5.3.1. Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng ĐNB và vùng KTTĐPN, nhưng có tỷ lệ đồng bào dân tộc cao, trình độ học vấn còn thấp so với mặt bằng chung của Vùng. Quá trình phát triển nhân lực còn phải trải qua nhiều thời gian để vươn tới mặt bằng chung.

5.3.2. Cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ cũng như chương trình đào tạo còn nhiều bất cập. Do đó, để đạt được mặt bằng chung của Vùng đòi hỏi có giải pháp đồng bộ, có mục tiêu dài hạn và lộ trình cụ thể mà không thể thực hiện được trong thời gian ngắn.

5.2.3. Địa bàn, địa hình khó khăn, cư dân phân bố không đồng đều. Mặt bằng dân trí thấp hơn trung bình, là những thách thức không nhỏ trong công tác phát triển nhân lực.

Những thách thức của Bình Phước cần có sự nỗ lực của Tỉnh, đồng thời có sự hỗ trợ quan trọng của Trung ương, mới vượt qua được.



5.4. Cơ hội

5.4.1. Bình Phước thuộc vùng KTTĐPN có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có quy mô kinh tế lớn là điều kiện để mở rộng ra các tỉnh lân cận theo xu hướng “vết dầu loang”. Do đó, Bình Phước sẽ đón lấy cơ hội này để không chỉ phát triển kinh tế-xã hội mà quan trọng hơn là phát triển nhân lực đồng thời có ưu tiên có trọng điểm theo nhu cầu địa phương.

5.4.2. Vùng KTTĐPN có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách địa lý, giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với Bình Phước để đầu tư phát triển. Bình Phước cần khai thác cơ hội này để phát triển hệ thống giao thông nông thôn để cộng đồng dân cư tiếp cận được với mặt bằng phát triển chung.

5.4.3. Trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh, sẽ có nhiều các tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ quan tâm đến đầu tư trong nhiều lĩnh vực; trong đó có phát triển xã hội và an sinh xã hội, nhất là vùng đồng bào nghèo dân tộc thiểu số. Vì vậy, Bình Phước sẽ tranh thủ cơ hội này để thu hút các nguồn lực từ cộng đồng quốc tế.

5.4.4. Nước ta đang trong xu thế phát triển nhanh về kinh tế-xã hội, ổn định về chính trị, an ninh xã hội, có Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến 2020, nhấn mạnh đến phát triển nhân lực làm động lực cho cất cánh. Bình Phước sẽ nắm lấy cơ hội này để quy hoạch phát triển nhân lực, kế hoạch 5 năm và kế hoạch cụ thể hàng năm về phát triển nhân lực với những ngành nghề phù hợp ở địa phương.

5.4.5. Đầu tư nước ngoài của nhiều nước đang hướng đến thị trường có nhiều lao động, giá nhân công rẻ; đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì việc đầu tư vào những nơi còn nhiều tiềm năng là cơ hội tốt để Bình Phước đón lấy để đầu tư phát triển vào phát triển nhân lực đến năm 2020.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH PHƯỚC

GIAI ĐOẠN 2011-2020

Каталог: 3cms -> upload -> File
upload -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam
upload -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
upload -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
upload -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Mẫu số 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/tt- blđtbxh ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và X hội)
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương