1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn



tải về 4.84 Mb.
trang20/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   34
: Lý thuyết IPLC nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chi phí. Thật là khó để làm cho chi phí lao động ở mức thấp trên toàn nước Mỹ nếu chi phí tương tự ở Nhật Bản chỉ là 8 cents một phút, 2 cents ở Hàn Quốc và 5 cents ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp tân tiến cần phải giữ cho chi phi sản xuất ở mức cạnh tranh. Một cách làm là giảm chi phí lao động thông qua tự động hoá và người máy. IBM đã chuyển xưởng Lexington của mình (Kentucky) thành một trong những xưởng tự động hoá cao nhất trên thế giới. Cũng như vậy, các nhà sản xuất VCR người Nhật đang tính đến việc tự động hoá để giúp họ tháo gỡ những khó khăn ở Hàn quốc.

Một cách khác để giảm chi phí sản xuất là loại bỏ những lựa chọn không cần thiết nếu sự lựa chọn đó làm tăng tính không hiệu quả và sự phức tạp. Chiến lược này có thể là cấp thiết đối với những sản phẩm đơn giản hay những sản phẩm ở giai đoạn cuối của chu kì giá cả, trong những trường hợp đó, cần thiết phải đưa ra một sản phẩm được tiêu chuẩn hoá với một bao bì riêng hay options included. Đó là những gì mà dự án Chrysier- Liberty cần có để thành công thông qua “ decomplexing”.

Để giữ chi phí tăng ở mức tối thiểu, một doanh nghiệp Mỹ có thể sử dụng các nhà máy của địa phương ở các quốc gia khác như là một chiến lược thâm nhập. Công ty này không chỉ có thể giảm tối thiểu chi phí chuyển giao và vượt qua các rào cản thương mại mà còn có thể gián tiếp cản trở các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ở địa phương đó thông qua những điều kiện sản xuất thuận lợi. Một món lợi khác nữa đó là những quốc gia này cuối cùng có thể trở thành động lực cho các công ty Mỹ buôn bán các sản phẩm của mình trên vùng địa lý đó. Thực tế là, trước hết nên cho phép các công ty Mỹ giữ chi phí lao động ở mức thấp , cũng như giữ vững các thị trường gốc. Lấy vd, công ty sản xuất thiết bị Texas sản xuất tất cả sản phẩm chíp 64k của mình ở Nhật Bản để xuất khẩu. Hãng Ford thành lập chi nhánh Ford Tracer ở Đài Loan để xuất khẩu sản phẩm cho thị trường Canada, ở Mexico cho thị trường Mỹ. Cả hãng General Motors của Canada và hãng Suzuki đều đã xây dựng xưởng sản xuất ở Canada với mục đích là sản xuất ô tô được miễn thuế khi vận chuyển bằng đường biển sang thị trường Mỹ. Cũng tương tự, những bộ phận máy stereo bán ở Mỹ được sản xuất tại Nhật, Đài Loan, và Hàn Quốc.

Các nhà sản xuất nên nghiên cứu cấu trúc ngành dọc truyền thống, theo đó họ có thể sản xuất tất cả hoặc hầu hết các bộ phận của sản phẩm. , bởi vì trong rất nhiều trường hợp, outsourcing- việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài đã chứng tỏ là có hiệu quả . Outrourcing là thực tế của quá trình mua một phần hay toàn bộ sản phẩm của một hãng sản xuất khác trong khi khách hàng vẫn coi đó là sản phẩm của hãng mình sản xuất. Lấy vd, xe Ford Festiva được sản xuất bởi Dia Motors., xe Mitsubishi được sản xuất bởi Hyundai, xe pontiac Lemans bởi Daewoo, và GM Sprint bởi Suzuki.

Sự biến đổi của nguồn lực bên ngoài liên quan đến việc sản xuất những bộ phận đa dạng của sản phẩm hay having them được sản xuất theo hợp đồng với các quốc gia khác. …………….(Mờ quá ) . Chỉ có chất bán dẫn, hộp và bộ phận lắp ráp cuối cùng được thực hiện ở Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ cần lợi dụng chiến lược này nhiều hơn nữa.

Trong giai đoạn chín muồi, lợi thế so sánh tương đối của những doanh nghiệp đổi mới sẽ đến và doanh nghiệp này nên chuyển từ việc sản xuất các mẫu đơn giản sang việc sản xuất những mẫu tinh vi hoặc sử dụng công nghệ mới để thoát khỏi sự cạnh tranh khốc liệt. Nhà sản xuất VCR của Nhật Bản là người cung cấp 99% loại máy này trên thị trường Mỹ và chiếm 75% thị phần thế giới nhưng tập đoàn này cũng không thể cạnh tranh về giá với Hàn Quốc, quốc gia mới nổi có mức lương thấp, bởi lượng lao động ở VCKs rất lớn. Để duy trì được thị phần, doanh nghiệp này đã phải sử dụng những công nghệ mới, như máy video xách tay có kèm bộ phận ghi hình 8mm.

Rắc rối của Froder và Gamble ở Nhật Bản là do tập đoàn này đã để mất vị thế dẫn đầu về công nghệ. Sau khi đơn phương độc mã tạo ra thị trường tã lót sử dụng một lần ở Nhật vào năm 1977, công ty này đã tự bằng lòng và cố lờ đi sự thật là nhãn hiệu sản phẩm Pamper của mình chẳng là gì cả ngoài một sản phẩm đơn giản. Ngay sau đó, các đối thủ cạnh tranh khác của Nhật đã sản xuất những sản phẩm tốt hơn. Công ty Uni-Cham đã học tập người Châu Âu và người Mỹ ở cách tìm hiểu thói quen khách hàng và thăm dò ý kiến 300 bà mẹ Nhật 3 lần cho mỗi loại tã lót nước ngoài. Sự đáp lại đã chỉ dẫn cho công ty này thêm vào leg gatherings và réuable adhesive closures để định hình lại những chiếc tã lót cho tiện lợi hơn và để giới thiệu loại tã lót có lỗ chân không bền thoáng. Sản phẩm của Uni-Cham được tạo thành từ liên kết polyme có độ thấm hút cao, được làm ẩm và giữ trong tình trạng đặc quánh đã trở nên quá phổ biến đến nổi mà công ty này đã chiếm hơn phân nửa thị trường. Tuy nhiên, Procter và Gamble đã không giới thiệu sản phẩm polyme Pamper cho đến năm 1985 và nhận thấy thị phần của mình tụt từ 90% xuống còn 15% trong thời gian đó.Giá cả cạnh tranh là một vấn để khác làm cho tình trạng của Procter và Gamble trở nên tồi tệ hơn. Uni- charm đã đưa ra một loại tã lót làm từ polyme rẻ hơn cho những bà mẹ tằn tiện. Và một đối thủ cạnh tranh khác là hãng Kao đã giới thiệu sản phẩm Q-size rẻ hơn nữa cho các vườn trẻ và các sản phẩm loại 2 khác mà chi phí ít hơn 18%.

Với những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, một doanh nghiệp cải tiến có thể thấy rằng điều đó có lợi để đưa hệ thống sản phẩm của mình trở thành tiêu chuẩn ngành, thậm chí nó còn là phương tiện để giúp cho các đối thủ cạnh tranh thông qua giấy phép về product knowledge. Bên cạnh đó, luôn luôn có một nguy hiểm là các đối thủ cạnh tranh sẽ kiên trì sáng tạo ra những hệ thống sản phẩm cạnh tranh và cao cấp hơn. ít nhất thì một hệ thống mới sẽ gây bối rối cho khách hàng, còn tồi tệ nhất thì thậm chí nó có thể chiếm chỗ hoàn toàn sản phẩm của doanh nghiệp cải tiến đó để trở thành tiêu chuẩn ngành. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Sony, họ đã phạm phải những sai lầm mang tính chiến lược trong việc bảo vệ dòng sản phẩm Betamax. Matsushita và Victor Co. đã chiếm vị trí hàng đầu của Sony vì họ cho phép những đối thủ của mình sử dụng tự do những bí quyết kỹ thuật về VHS (Video Home System). Philips và Grundig cũng không hề giới thiệu với công chúng vệ hệ thống Video 2000 của mình cho tới tận khi VHS, được sử dụng trong hai phần ba các VCR trên thế giới, gần như đã trở thành tiêu chuẩn của châu Âu và thế giới. Đến lúc này thì kể cả việc giảm giá, Video 2000 cũng chẳng thể thu hút được các nhà sản xuất cũng như những người tiêu dùng nữa. Tệ hơn nữa là chi nhánh Bắc Mỹ của Philips từ chối mua bằng sáng chế này, và do đó, chính Sony phải tự bắt đầu sản xuất máy VHS, kể từ năm 1988.



Chính sách định giá Ban đầu, một doanh nghiệp có sáng chế mới sẽ cố gắng để có thể hoạt động như một nhà độc quyền, đặt ra một mức giá cao hơn bình thường để trả cho tính mới trong sáng chế của mình. Nhưng sau đó, trong giai đoạn hai và ba của IPLC nó sẽ phải giảm giá để ngăn chặn những doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành và giữ thị phần. Dự đoán có thể sẽ có sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp mới của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Nhật bản đã giảm giá sản phẩm của mình trên thị trường Bắc Mỹ tới 25%, từ đó khiến các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ở đây chậm tiếp nhận dòng sản phẩm mới đến từ Hàn Quốc. Để so sánh ta có thể xem xét trường hợp của IBM. Giá PC sản xuất bởi IBM hầu như không giảm, đây là một sai lầm của IBM khi họ cho rằng sản phẩm của mình là quá phức tạp đối với trình độ bắt chước của các doanh nghiệp Châu á. Đây quả là một sai lầm dẫn tới nhiều tổn thất vì đặc tính kỹ thuật của PC hầu như không thay đổi trong một thời gian dài. Chẳng bao lâu, PC chỉ còn đơn giản là những bản copy, rất thích hợp cho việc phân phối rộng rãi với số lượng lớn, một việc làm rất thích hợp cho các nhà bắt chước đại tài của châu á.

Chính sách promotion promotion và định giá trong IPLC có liên quan chặt chẽ với nhau. Bằng danh tiếng về chất lượng và uy tín của mình, một doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường những sản phẩm mới được sáng chế với giá cao, rồi sau đó họ sẽ tung ra thị trường những version mới của các sản phẩm đó với giá rẻ hơn, trong khi vẫn giữ nguyên mức giá cao của version cũ nhằm tìm kiếm siêu lợi nhuận. Song bên cạnh đó, một điều mà không doanh nghiệp nào nên làm là để cho giá cả trở thành yếu tố duy nhất tác động tới người tiêu dùng những sản phẩm của họ……..(Mờ quá)

Chính sách phân phối Một hệ thống bán buôn mạnh sẽ có thể giúp các doanh nghiệp có sáng chế mới trong việc phân phối sản phẩm và bảo vệ vị trí độc quyền của nó trong một thời gian. Vì ban đầu, vị trí của doanh nghiệp này trên thị trường gần như là độc quyền nên nó được quyền tự do lựa chọn nhà phân phối, và hệ thống phân phối của nhà phân phối này cũng sẽ được mở rộng ra nhiều khi sản phẩm mới này trở nên phổ dụng.

Sự liên quan của chính sách quản lý

Vì không một quốc gia nào hay một doanh nghiệp nào có thể giữ được lâu dài địa vị độc quyền về sản phẩm hay quy trình sản xuất của mình, các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ các giai đoạn IPLC. Sức mạnh chủ yếu của các doanh nghiệp Nhật và Mỹ chính là tính hiệu quả trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm hàng hoá. Sức mạnh này sẽ hỗ trợ khả năng cạnh tranh về giá , lượng và phân phối. Đây chính là nguyên nhân làm cho máy in của Nhật có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ. Những máy in này rất đáng tin cậy nhưng không có một đặc tính riêng biệt nào và được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền tự động. Và chẳng bao lâu, sau khi máy in đứng vững trên thị trường, máy vi tính sẽ có thể nỗi bước theo sau.

Khi một sản phẩm đã ở giai đoạn cuối trong vòng đời của mình, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó sẽ cố gắng bằng mọi cách tận dụng các phân đoạn thị trường để tiêu thụ tối đa số sản phẩm có thể mà tại những nơi đó bằng những cố gắng của mình họ có thể có được những đặc điểm ưu việt hơn các nhà sản xuất khác, từ đó tạo ra danh tiếng làm tiền đề cho các dòng sản phẩm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp nhận thức rất nhanh những dấu hiệu báo trước giai đoạn này và áp dụng đúng chiến thuật thích hợp. Một dấu hiệu dễ thấy là khi sản phẩm đã trở nên phổ dụng và có nhiều nhà sản xuất có thể sản xuất sản phẩm đó. Một dấu hiệu khác là khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó chững lại. Lúc này việc doanh nghiệp nên làm nhất là phân đoạn thị trường và tận dụng các phân đoạn đó. Một biện pháp khác có thể giúp doanh nghiệp là hãy tạo ra các sản phẩm được cải tiến hơn so với dòng sản phẩm cũ, từ đó khiến cho hoạt động sản xuất các sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp đi sau trở nên mạo hiểm vì đó đã là dòng sản phẩm hoàn toàn lỗi thời.

Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn hoá và thích nghi hoá sản phẩm.

Để hỗ trợ việc mua máy tính cho một công ty nước ngoài, các chuyên viên thương mại của phòng giao dịch quốc tế trực thuộc bộ thương mại Mĩ sẽ liên hệ với đại diện của nhà phân phối tại nước ngoài của hãng máy tính Apple. Đoạn hội thoại sau đây cho thấy điều đó :

“ Các ngài là đại diện của hãng Apple ? ”

“ Đúng thế ”

“ Các ông có thay đổi gì với máy tính của mình khi bán ra nước ngoài không ? ”

“ Không. Các hãng ở nước ngoài sẽ phải mua máy y hệt như ở đây vậy ”

“ Vậy thì sau đó làm thế nào mà các ôngcó thể bán cho nước ngoài được ?, trong khi các hãng của Nhật muốn bán máy ở đây họ đều có những thay đổi trong máy tính của mình. Như vậy tại sao các hãng nước ngoài lại mua máy tính của các ông khi nó không dùng được ở nước mình ? ”

“ Đúng thế, nhưng ít nhất thì họ cũng có được nhãn hiệu Apple trên sản phẩm của mình ”

“ Thật là rồ dại ”

Đoạn hội thoại này đã lí giải cho một vấn đề còn đang gây nhiều tranh cãi trong marketing quốc tế đó là tiêu chuẩn hoá hay là thích nghi hoá. ở Mĩ, có một xu hướng chung giữa các hãng là thích phân phối sản phẩm đã tiêu chuẩn hoá hơn. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm nghĩa là được thiết kế ngay từ đầu để xuất khẩu mà hầu như sẽ không có sự thay đổi nào ngoại trừ những từ ngữ phiên dịch và những thay đổi hình thức khác. Ví dụ như Revlon, thường chuyên chở hàng hoá ra nước ngoài mà không có thay đổi gì trong việc đóng gói sản phẩm và quảng cáo. Có những ưu điểm và nhược điểm trong cả tiêu chuẩn hoá lẫn cá biệt hoá.

Đối với phe ủng hộ việc tiêu chuẩn hoá.

Điểm mạnh của việc tiêu chuẩn hoá sản phẩm và phân phối sản phẩm là sự đơn giản và chi phí của nó. Quá trình xử lí thông tin để hiểu và ứng dụng là rất đơn giản, và chi phí cũng không tốn kém lắm. Nếu chi phí là vấn đề duy nhất cần được xem xét, thì tiêu chuẩn hoá là sự lựa chọn hợp lí bởi tính kinh tế của qui mô hoạt động nhằm giảm chi phí. Giảm tối đa chi phí không phải là công cụ cần thiết để tăng lợi nhuận. Đơn giản không phải lúc nào cũng đem lại lợi nhuận, và chi phí thường phản ánh đúng lợi nhuận. Giảm chi phí sẽ không tự động dẫn tới tăng lợi nhuận mà trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Bằng cách cố gắng làm chủ được chi phí thông qua tiêu chuẩn hoá, sản phẩm liên quan có thể sẽ không phù hợp với thị trường đã được chọn lựa. Điều này có thể làm cho cầu ở nước ngoài sẽ giảm dẫn tới giảm lợi nhuận. Trong một vài tình huống, nắm được chi phí nhưng không phải sẽ làm tăng được lợi nhuận. Vì vậy, phải nhớ cho rằng chi phí không phải là nhân tố quan trọng nhất. Mục tiêu chính của marketing là tối đa hoá lợi nhuận, và giảm chi phí chỉ được xem như là mục tiêu thứ yếu. 2 mục tiêu nay không phải lúc nào cũng thực hiện được đồng thời.

Thực ra thì tiêu chuẩn hoá(TCH) cũng dễ hiểu thôi. Ví dụ, khi cần có hình ảnh cho một công ty, thì tính đồng dạng của sản phẩm là rất cần thiết. Thành công của McDonald là dựa trên chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Thịt Hambugơ, bánh hoa quả cần phải được đặc chủng nghiêm khắc. Nỗi ám ảnh về chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải nhập khẩu hàng hóa từ Canada vì khoai tây không thể trồng được ở châu Âu. Năm 1982, một người được cấp phép ở Pari bị cấm vì đã sử dụng nhãn hiệu Mc Donald vì anh ta không đáp ứng được những tiêu chuẩn đặc biệt.

Một vài sản phẩm do những đặc tính tự nhiên không thể thay đổi được. Ghi âm nhạc hay hoạt động nghệ thuật là ví dụ. Trong trường hợp này, sản phẩm lên cao hay xuống thấp là tuỳ theo giá trị của nó.

Điều kiện để hỗ trợ sản phẩm và phân phối sản phẩm tiêu chuẩn hoá là khi sản phẩm nào đó được kết hợp với một nền văn hoá cụ thể. Tức là, khi khách hàng từ những nước khác nhau có chung một nhu cầu và vì thế cùng muốn những sản phẩm về cơ bản là giống nhau. Đồng hồ là để xem giờ trên toàn thế giới và vì vậy có thể TCH được. Kim cương cũng vậy. Những nỗ lực cuả Levis nhằm thâm nhập vào thị trường quần bò châu Âu đã thất bại vì những người tiêu dùng ở Âu châu muốn một tiêu chuẩn Mĩ. Trong trường hợp của công ty kẹo Mars, có 2 nguyên tắc truyền thống là bán tại duy nhất tại một điểm và chuyển giao lợi nhuận. Chiến lược của công ty là tận dụng những sản phẩm đã thành công, chiến lược này gồm có đưa M&Ms từ Anh tới Mĩ và đưa Milky way và Snicker từ Mĩ tới Anh.

Đối với phe ủng hộ việc thích nghi hoá sản phẩm:

Sẽ chẳng có vấn đề gì đối với những sản phẩm được tiêu chuẩn hoá nếu như người tiêu dùng ưa thích chúng. Trong rất nhiều trường hợp, người tiêu dùng nội địa nước Mỹ mong muốn một sản phẩm được thiết kế đặc biệt được sản xuất cho thị trường trong nước. Nhưng khi thiết kế sản phẩm đó lại được đem áp dụng ở thị trường nước ngoài thì người tiêu dùng ở những thị trường này sẽ bị buộc phải mua những sản phẩm được thiết kế như vậy hoặc là chẳng mua được gì. Cách kinh doanh ở thị trường nước ngoài như vậy đã được biết tới qua trường hợp “xe ôtô cỡ lớn” và “xe ôtô có tay lái ở bên trái”. Cả hai trường hợp này đều thể hiện sự do dự và miễn cưỡng của các hãng kinh doanh của Mỹ trong việc sửa đổi sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Trong trường hợp “xe ôtô cỡ lớn” , các hãng của Mỹ đã cho rằng sản phẩm thiết kế dành cho thị trường nội địa đã là hoàn hảo và khách hàng nước ngoài sẽ dễ dàng ưa thích chúng. Các nhà sản xuất ôtô người Mỹ tin rằng( hoặc ít ra đã thường tin rằng) người Mỹ ước muốn xe ôtô cỡ lớn cũng có nghĩa là chỉ có xe ôtô cỡ lớn mới xuất khẩu được ra thị trường ngoài nước.

Còn trường hợp “xe ôtô có tay lái ở bên trái” lại là một kết quả tất yếu từ trường hợp “xe ôtô cỡ lớn”. Có lẽ để thách thức người Anh khi lần đầu tiên Mỹ trở thành một quốc gia độc lập, người Mỹ đã cho ngựa chạy ngược chiều kim đồng hồ trên đường đua, trong khi ở Anh thì đua ngựa là chạy theo cùng chiều kim đồng hồ trên đường đua. Thói quen này đã tồn tại trong một thời gian dài và cuối cùng sau này lại được mở rộng sang cả việc lái xe. Người Mỹ lái xe theo lề đường bên phải với tay lái được bố trí ở bên trái của xe . Ttong khi đó luật giao thông của nhiều quốc gia châu Âu và châu á lại quy định phải lái xe theo lề đường bên trái và như vậy thì những chiếc xe với tay lái ở bên trái sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên những chiếc xe được xuất khẩu của Mỹ thì vẫn theo thiết kế tay lái ở bên trái giống như khi dành để bán cho thị trường nội địa với kiểu lái xe theo bên phải lề đường. Và theo như lời tự bào chữa của các nhà sản xuất ôtô của Mỹ thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn nhỏ ở thị trường nước ngoài không đáng để họ phải thay đổi những sản phẩm xuất khẩu sang kiểu xe có tay lái ở bên phải . Và theo như lời giải thích của chủ tịch hãng GM “ ở Nhật Bản một chiếc xe với tay lái ở bên trái thì sẽ mang lại địa vị xã hội cho người sử dụng nó”. Đó là một lý do xác đáng giải thích cho việc vì sao doanh số ôtô Mỹ bán ở thị trường nước ngoài lại gây thất vọng đến như vậy. Những nỗ lực hời hợt sẽ chỉ có thể mang lại những kết quả hoạt động kém cỏi mà thôi. Các nhà xuất khẩu người Mỹ đã phải thất bại rất nhiều lần để cuối cùng nhận ra rằng “nhập gia thì phải tuỳ tục”. Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản không tung ra cùng một loại sản phẩm đối với những thị trường có nhu cầu khác nhau, các hãng của Nhật luôn thích nghi hoá sản phẩm của mình với thói quen lái xe của người Mỹ.

Những hãng nào của Mỹ mà nhận thức được sự cần thiết phải sửa đổi sản phẩm thì đều kinh doanh rất tốt ở thị trường nước ngoài, thậm chí ngay cả ở Nhật. Hãng DuPont đã theo sát nhu cầu khách hàng ở thị trường Nhật trong cả hoạt động sản xuất và marketing, các bộ phận thiết kế của hãng này đã làm việc với các khách hàng người Nhật để định ra từng phần trong tiêu chuẩn kỹ thuật của mình. Sản phẩm nước giải khát Sprite đã trở thành sản phẩm đồ uống nhẹ bán chạy nhất tại Nhật sau khi được thay đổi công thức, vị chanh trong sản phẩm đã được giảm bớt sau khi các nhà sản xuất phát hiện rằng người Nhật thích vị chanh nhẹ hơn và tinh khiết hơn. Sản phẩm bánh quy Ritz của hãng Yamazaki-Nabisco bán ở Nhật thì ít mặn hơn so với loại bánh này bán ở Mỹ. Sản phẩm Chips Ahoy bán ở Nhật thì đỡ ngọt hơn so với bán ở các thị trường khác. Chiều theo những nhu cầu của khách hàng Nhật , hãng ajinomoto đã sử dụng loại hạt cà phê tốt hơn cho sản phẩm cà phê tan Maxim.

Một câu hỏi đặt ra cho các hãng là họ phải sửa đổi sản phẩm của mình tới mức nào thì tốt nhất. Theo một nghiên cứu thì các chiến lược sản phẩm của các công ty đa quốc gia chịu ảnh hưởng của sự khác biệt về mức độ thành thị hoá tương đối của các thị trường mục tiêu ở những nước kém phát triển. Những sản phẩm hướng tới những thị trường thành thị thì chỉ đòi hỏi những thay đổi nhỏ so với những sản phẩm được bán tại các nước phát triển. Những sản phẩm hướng tới những thị trường thành thị và cận thành thị thì cần phải thay đổi nhiều hơn.Và những sản phẩm hướng tới thị trường nông thôn đa dạng về văn hoá thì cần có sự thích nghi hoá cao nhất. Các công ty đa quốc gia thì thực hiện trung bình 4 thay đổi đối với mỗi sản phẩm khi bán sản phẩm của mình tại các nước kém phát triển. Cứ 10 sản phẩm được chuyển sang các thị trường của những nước kém phát triển mới có 1 sản phẩm không được sửa đổi gì.

Một câu hỏi khác nữa là khi nào thì một sản phẩm phải được sửa đổi để phù hợp hơn với thị trường. Theo Uỷ ban Nghiên cứu thì hơn 70% các hãng được hỏi cho rằng những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự điều chỉnh sản phẩm bao gồm : khả năng sinh lời trong dài hạn, tiềm năng của thị trường trong dài hạn, sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường, khả năng sinh lời trong ngắn hạn, chi phí của việc thay đổi hoặc thích nghi và tiềm năng của thị trường trong ngắn hạn. Những nhân tố này đúng với sản phẩm được sử dụng trong thời gian dài và ngắn cũng như đối với các sản phẩm công nghiệp.

Thích nghi hoá sản phẩm là cần thiết bởi một số điều kiện. Trong những điều kiện ấy, có điều kiện là bắt buộc, có điều kiện là tự nguyện.

Sự sửa đổi sản phẩm có tính chất bắt buộc: Những nhân tố mang tính chất bắt buộc ảnh hưởng tới việc sửa đổi sản phẩm gồm có:

+ Những quy định bắt buộc do chính phủ đề ra ( như là luật của quốc gia)

+ Những tiêu chuẩn hiện hành về điện năng

+ Những tiêu chuẩn về hệ thống đơn vị đo lường

+ Những tiêu chuẩn về sản phẩm và hệ thống sản phẩm

Nhân tố quan trọng nhất khiến bắt buộc phải sửa đổi sản phẩm là những quy định của chính phủ. Để có thể thâm nhập một thị trường nước ngoài thì có những đòi hỏi chắc chắn phải tuân theo. Các quy định được cụ thể hoá và giải thích rõ khi khách hàng tiềm năng yêu cầu phải có đơn giá trên sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ, bắt đầu từ năm 1986 , Thuỵ Sỹ đã cấm sử dụng phốt-phát trong các chất tẩy rửa.Khoáng chất zeolite và nitrilotriacetate có thể thay thế cho phốt-phát, tuy nhiên hàm lượng nitrilotriacetate cho phép là cố định ở mức 5% nhằm tránh gây ra những độc hại trong các loại xà phòng. Quy định mới cũng đòi hỏi là trên nhãn sản phẩm cũng như ngoài bao bì phải nêu rõ thành phần hoá học của sản phẩm.Sản phẩm dầu gội đầu Avon đã phải thay đổi công thức nhằm loại bỏ chất bảo quản formaldehyde mà nếu sử dụng nó sẽ vi phạm luật định ở một vài quốc gia châu á . Các sản phẩm thực phẩm cũng luôn phải chịu sự quản lý và kiểm soát khắt khe. Các vitamin bổ sung trong bơ thực vật bị cấm ở Italya thì ở Anh và Hà Lan lại bắt buộc phải có. Còn đối với sản phẩm pho-mát đã qua chế biến thì tuỳ theo từng quốc gia có nơi cho phép sử dụng, có nơi chỉ cho phép sử dụng ở một mức nhất định còn có nơi lại cấm hoàn toàn. Gà rán Kentucky không thể sử dụng loại dầu ăn của Mỹ tại Tây Đức bởi vì những quy định về bảo vệ sức khoẻ ở đây nghiêm cấm việc những đại lý của công ty sử dụng thêm chất chống sủi bọt trong dầu ăn được dùng trong những chảo rán bằng áp suất, mà việc sử dụng chất phụ gia khác để thay thế lại không thích hợp vì nó sẽ làm thay đổi mùi vị của món ăn.

Tiếp đó, các sản phẩm cũng buộc phải sửa đổi để đáp ứng những khác biệt trong các tiêu chuẩn hiện hành về điện năng. ở nhiều nước, thậm chí cũng có những khác biệt trong các tiêu chuẩn điện năng ngay trong nội bộ quốc gia.Các tiêu chuẩn về điện năng khác nhau( về pha, chu kỳ và điện thế) ở nước ngoài sẽ dễ dàng gây hại cho những sản phẩm vốn chỉ được thiết kế cho việc sử dụng tại Mỹ và việc sử dụng không đúng chỗ như vậy sẽ là những nguy hiểm nghiêm trọng cho những người sử dụng. Những máy thu thanh và thu hình được sản xuất thích ứng với hệ thống điện thế 110-120 volt tại Mỹ sẽ bị hỏng nặng nếu đem sử dụng tại những nơi mà điện thế lại là 220 volt. Vì vậy, các sản phẩm nhất thiết phải thích ứng được với điện thế cao hơn. Trong trường hợp nếu không có vấn đề gì về điện thế thì hiệu quả hoạt động của sản phẩm sẽ bị giảm sút nếu như sản phẩm phải hoạt động theo một chu kỳ điện năng không thích hợp. Đồng hồ báo thức, máy cassette, máy quay đĩa được thiết kế dành cho hệ thống 60 vòng/ giây tại Mỹ sẽ chạy chậm hơn tại những nước mà tần số dòng điện là 50 vòng/ giây. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh doanh sẽ phải thay thế một động cơ đặc biệt hoặc xếp đặt một tỷ lệ quay khác để nhằm đạt được hiệu quả hoạt động như mong đợi.

Một vài công ty của Mỹ muốn bán các thiết bị viễn thông ở thị trường Nhật Bản rộng lớn than phiền rằng hãng NTT( Nippon Telegraph and Telephone) của Nhật Bản đã đòi hỏi họ phải điều chỉnh sản phẩm theo điện thế thấp hơn và đồng thời cung cấp nhân công Nhật Bản. Tuy nhiên các hãng sản xuất tổng đài điện thoại nước ngoài sẽ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ về các khía cạnh như điện thế hoạt động, số dây trên một cáp và các tiêu chuẩn hoạt động khác. Plessy Co, một hãng của Anh , đã hết sức bất ngờ khi biết rằng các khách hàng người Mỹ muốn những chiếc PBX của họ chạy tự động trong suốt các cuộc gọi đường dài thông qua nhà cung cấp rẻ nhất ; đây là một đòi hỏi khác lạ đối với một nhà cung cấp châu Âu bởi vì ở châu Âu thì mỗi nước chỉ có duy nhất một công ty cung cấp dịch vụ đường dài.


Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương