1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn



tải về 4.84 Mb.
trang2/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

Nhà quản lý: Theo một nghiên cứu do phòng thương mại của Mỹ tiến hành, 92% các công ty Mỹ chỉ hoạt động trong thị trường nội địa , gần 250000 nhà sản xuất Mỹ nhưng chỉ có 10% trong số họ là xuất khẩu với chưa đến 1% tron số các công ty này đã xuất 80% sản phẩm xuất khẩu của Mỹ. Những sự phát hiện này dường như khẳng định thêm quan đIểm rằng việc kinh doanh ở Mỹ không có định hướng quỗc tế.

Tại sao rất nhiều hãng đã thất bại trong việc mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu và cáI gì đã cản trở họ? Những lời bào chữa là:(1) thị trường nước ngoàI quá nhỏ, (2) thị trường nước ngoàI qua xa,(3) lợi nhuận xuất khẩu qua nhỏ, (4) việc xuất khẩu quá khó khăn, (5) những hàng hóa này đều bán được rất tốt tại thị trường nội địa. Những lời bào chữa này không còn giá trị khi một ai đó cân nhắc về trường hợp của Nhật Bản và Tây Đức đã đạt hiệu quả rất cao trong thương mại quốc tế.


Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, thị trường lớn nhất, là nhà nhập khẩu lớn nhất dẫn đầu thế giới và cùng với Tây Đức và Nhật Bản đứng đầu thế giới về xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hoá


  • Kim ngạch buôn bán hai chiều của Mỹ lên đến tổng số 677 tỷ đôla vào năm 1987,với xuất khẩu đạt 252 tỷ đô la và nhập khẩu là 424 tỷ đô la và mức thâm hụt cán cân thương mại là 171 tỷ đô la.

  • Mỹ xuất khẩu 5.4% sản phẩm quốc nội vào năm 1987- sau mức đỉnh đIểm là 8,1% vào năm 1980 và giảm 5,1% vào năm 1986. Vào năm 1986, Tây Đức xuất khẩu được 25,9%; Canada 25,1%; Mỹ 19,3% và Nhật Bản là 10,5%.

  • Hàng xuất khẩu chiếm khoảng 14% tỷ trọng hàng công nghiệp của Mỹ.

  • Tổng lượng hàng xuất khẩu gồm có 79% là hàng công nghiệp ; 12% là hàng nông sản và 9% là khoáng sản và nguyên nhiên vật liệu.

  • Tổng lượng hàng hoá nhập khẩu gồm 80% là hàng công nghiệp;11% là hàng nguyên nhiên liệu và 12% là hàng nông sản cùng các hàng hoá khác.

  • Mức trung bình khoảng 25000 việc làm của Mỹ tạo ra tương ứng 1 tỷ đô la hàng xuất khẩu vào năm 1987.

  • Hàng xuất khẩu chiếm khoảng 5,5 triệu việc làm ở Mỹ năm 1987.

  • Cứ 6 việc làm trong ngành công nghiệp thì có 1 việc tạo ra xuất khẩu năm 1987.

  • Từ năm 1891 đến hết 1970, Mỹ đã được hưởng liên tục thặng dư thương mại. Sau năm 1970 Mỹ bị thâm hụt cán cân thương mại trừ các năm 1973-1975.

  • Mức thâm hụt thương mại của Mỹ 1988 đã giảm so với năm 1987 với tổng mức thâm hụt lên đến 171 tỷ đô la.

  • Canada đứng sau Mỹ về thị trường xuất khẩu ở nước ngoàI vào năm 1987, tiếp theo là Nhật Bản, Mexico, Anh và Hàn Quốc.

  • Đầu tư vốn lớn nhất là các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ , sau đó là ngành cung cấp cho ngành công nghiệp và nguyên liệu, sau đó là thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm tự động.

  • Phòng thương mại ước tính khoảng 2000 công ty Mỹ đã chiếm hơn 70% sản phẩm xuất khẩu công nghiệp của Mỹ

Xuất khẩu sản phẩm kinh doanh dịch vụ.



  • Xuất khẩu kinh doanh dịch vụ của Mỹ bằng một phần tư xuất khẩu sản phẩm của Mỹ.

  • Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm kinh doanh dịch vụ lần lượt đạt được 58 tỷ đô la và 60 tỷ đô la vào năm 1987.

  • Vào năm 1987, xuất khẩu kinh doanh dịch vụ của Mỹ chiếm 1% tổng thu nhập quốc nội của Mỹ; riêng mức thu của ngành dịch vụ du lịch và phí của hành khách có liên quan chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.

EXIBIT 1-9 thực trạng thương mại của Mỹ.

Nguồn : Kinh doanh của Mỹ ngày 28/3/1988 trang 40.
Cử nhân đại học: Có một nhu cầu thực sự đối với việc dạy sinh viên để nhận thức rõ ràng hơn về thế giới chứ không chỉ biết có một mình nước Mỹ. Một phần của vấn đề là phần lớn các giáo sư về kinh doanh đều không có một bằng cấp nào liên quan đến kinh doanh quốc tế. Như chúng ta mong đợi , họ không có ham thích trong môn học mà họ chọn để dạy. Thêm vào đó, nhiều trường học về kinh doanh nổi tiếng không đưa ra một khoá học quốc tế nào với cơ bản là những kỷ luật và những nguyên tắc cơ bản của marketing, quản lý và các môn học khác đều mang tính toàn cầu.

Hơn nữa, bằng chứng về sự thờ ơ của thế giới về đào tạo đại học là chỉ có ít sách giáo khoa và báo chí có liên quan đến những vấn đề cơ bản trong thương mại quốc tế. Hơn nữa, về bản chất, phần lớn việc giành được học bổng mang tính tượng trưng nhiều hơn là mang tính lý thuyết hay tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Những học bổng giành được mang tính tượng trưng này, trong khi rất hữu ích, thì chỉ là chuyện vặt dựa chủ yếu vào lời nhận xét ngẫu nhiên và mang tính cá nhân hơn là dựa vào những cuộc đIũu tra chính xác. Cũng tương tự các môn học mang tính tượng trưng cũng trở lên thực sự quá nhanh chóng. CáI m thực sự đang thiếu là các lý thuyết có thể cung cấp một nền tảng phân tích cơ bản để có thể hiểu được và dự đoán được những rắc rối có liên quan. Các trường cao đẳng kinh doanh của hệ thống các trường cao đẳng của Mỹ (AACSB) đã đang khuyến khích các trường về kinh doanh đưa kinh doanh quốc tế vào chương trình giảng dạy. Các trường đại học có thể áp dụng hoặc không áp dụng những lời gợi ý này .



Lao động: Lao động có tổ chức đã tạo nên một sự đóng góp đầy ý nghĩa trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động. Nhưng trong nhiều trường hợp các nguyên tắc lao động và việc phân chia công việc lại được củng cố nhờ việc người lao động có khuynh hướng hạn chế năng suất lao động. Việc quản lý đã đựơc đưa vào đối với các tổ chức nghiệp đoàn dựa vào giả thiết là nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để trang trảI các khoản chi phí cho những nguyên tắclao động thực sự không hiệu quả. Một giả thiết khác là các công ty khác trong đó có các công ty cùng ngành sẽ chấp nhận những nguyên tắc tốn kém này. Nhưng hiện nay, người tiêu dùng đang có những sản phẩm tiêu dùng của nước ngoàI rẻ hơn để lựa chọn. Bảng 1-10 là một ví dụ đIún hình về quan đIểm của người lao động có tổ chức cáI mà vừa đáng khen lại vừa đáng chê. Theo như những bằng chứng hiện có thì trong bất kỳ trường hợp nào nhập khẩu và đầu tư đều là đIũu tồi tệ không cần thiết cho vấn đề việc làm của Mỹ .

Công chúng: Công chúng Mỹ đã góp phần một cách mù quáng vào thâm hụt thương mại của Mỹ. Theo như điều tra của tạp chí Wall Street Journal vào năm 1985 và “NBC news” đã đưa ra được một vàI bằng chứng. Trong số những người Mỹ được hỏi có 51% đều ủng hộ các biện pháp hạn chế nhập khẩu với mục đích là bảo vệ các ngành sản xuất trong nước . Lối suy nghĩ này được ủng hộ bởi rất nhiều các tổ chức gồm các quan chức chính phủ và các chính trị gia. Họ đã sai lầm trong việc đánh giá chi phí khổng lồ gắn liền với các biện pháp hạn chế thương mại. Một cách đầy nực cười là bởi lẽ những trả giá cho mô hình này, những người chịu ảnh hưởng xấu là những người có thu nhập trung bình hoặc thấp. Những hạn chế thương mại về quần áo , đường , ôtô do đánh một mức thuế thu nhập 23% là quá nặng đối với một gia đình gồm toàn những người có thu nhập dưới 10000 USD nhưng lại chỉ đánh mức thuế 10% đối với một gia đình có thu nhập 23000 USD.

Chính phủ: Chính phủ Mỹ đã đưa ra hàng loạt các nguyên tắc không khuyến khích xuất khẩu . Trong việc bảo vệ các hành động của chính phủ , thương mại không thể bị coi là tách biệt bởi vì đất nước này còn có những tham vọng khác mang tính quốc gia ngoàI vấn đề là một nền kinh tế hùng mạnh mà còn các vấn đề khác như : vấn đề về an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại, và nhiều thứ khác nữa. Những tham vọng đa dạng này đã tăng tính tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vấn đề này ngày càng tăng khi chính phủ độc quyền thương mại và những hỗ trợ về mặt kinh tế và quân sự để đạt được những mục tiêu này. Khi thân thiên, những quốc gia không phảI là cộng sản như Isael, và Pakistan bị coi là xâm phạm vào quyền con người hoặc bị nghi ngờ là có kế hoạch về việc sản xuất vũ khí hạt nhân thì được chính phủ Mỹ làm ngơ đI.

Nhưng khi ấn Độ bị buộc tội là đã thành công trong kỹ thuật sản xuất vũ khí hạt nhân và các nước Nicaragua và Balan bị buộc tội là đã xâm phạm quyền con người thì chính phủ Mỹ lại cắt hết hoặc áp đặt các biện pháp quản lý hàng xuất khẩu của những nước này nhập vào Mỹ- không quá nhiều bởi vì

Một số bước cạnh tranh.

Sự nhận thức về những vấn đề xuất khẩu là một bước khởi đầu tốt, nhưng sự nhận thức đó phải được kế tiếp bằng các bước chính xác.Một giải pháp tốt là sử dụng các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như một nền tảng để phân tích và so sánh để chắc chắn rằng những bước đi này sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh.

Việc Nhật và Đức có thể bắt đầu từ sự thiếu vắng nền tảng công nghiệp sau chiến tranh thế giới lần II đạt đến một vị trí nổi bật về thương mại đem lại một bài học tốt.Các nước này có những điểm chung nào mà cho phép họ đạt được sự thành công vượt bậc như vậy? điểm chung này là ở mỗi nước nhiều thành phần trong xã hội đâ sẵn sàng làm việc cùng nhau vì lợi ích của quốc gia.Người tiêu dùng Nhật, Đức đều sẵn sàng giữ gìn cả tài nguyên và tiền mặt trong khi chấp nhận giá cả cao đối với nhu câù tất yếu.Phong cách quản lí gia trưởng ở Nhật và hệ thống cùng gia quyết định ở Mỹ đã khích lệ sự trung thành của công nhân.Trong cùng một thời điểm, mỗi chính phủ đều tích cực khuyến khích xuất khẩu đồng thời phối hợp với hoạt động của hàng loạt các lĩnh vực khác.Kết qủa là có một sự hy sinh và hợp tác lớn lao.Điều này không có nghĩa là cả hai nước đều sử dụng phương pháp tương tự như nhau.Ví dụ, Nhật bản tích cực trong việc đề ra kế hoạch kinh tế để phân bổ nguồn tài nguyên và lựa chọn nghành công nghiệp để khuyến khích tăng trưởng.Ngược lại, Đức lại dựa vào tác động của thị trường nhiều hơn.

Anh là một sự so sánh có lợi khác.Đã từng là một quốc gia thịnh vượng và có công nghệ kĩ thuật tiên tiến, Anh đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế khủng khiếp.Đã có lần nước Anh phải đối mặt với những vấn đề tương tự như những vấn đề mà Mỹ đang phải đối mặt hiện nay.Những nhà quản lí và công nhân không tin tưởng nhau và thường phàn nàn với chính phủ các khó khăn.

Sự khác nhau cơ bản giữa hai nước này là hệ thống lập kế hoạch kinh tế quốc gia củ Anh, cái đã chứng minh sự kém hiệu quả của việc thiếu vắng sự hợp tác giữa người lao động và người quản lí.Ngược lại, Mỹ nhìn chung thường cho phép các nhóm tự ra quyết định.Tuy nhiên, dẫn đến sự thiếu đoàn kết.

Mỹ có một sự lựa chọn.Mỹ có thể đi theo con đường của Anh hoặc đi theo sự chỉ dẫn của Đức và Nhật.Có thể xã hội Mỹ quá thông thoáng nên sự can thiệp của chính phủ đối với sự bành trướng của Nhật và Đức là không thể hoặc không thoả mãn. Do đó, rõ ràng là sự hợp tác và sự cam kết từ các bên là rất cần thiết. Chính phủ Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự nhất trí rộng rãi giữa các đại diện của chính phủ, các nhà kinh doanh, các học giả chuyên nghiệp, người tiêu dùng và người lao động trong việc lập chính sách.Có một vài dự luật trong quốc hội đề nghị sáng lập một hội đồng độc lập quốc gia về hợp tác để cung cấp một diễn đàn cho những người đại diện của người lao động, nhà kinh doanh và chính phủ để nhận biết các vấn đề kinh tế quốc gia và phát triển các chiến lược các chính sách để giải quyết nhữnh vấn đề này.

Tất cả các bên cần phải xem xét lại vai trò của mình trong thương mại.Các nhà quản lí nên đặt ra câu hỏi làm thế nào để có thể theo đuổi lợi nhuận mà công nhân không bị xa lánh quá mức.Lao động có tổ chưc cần phải chú ý rằng lương, lợi nhuận và bảo hiểm nghề nghiệp không thể tăng nếu không có sự tăng năng suất lao động nếu việc giảm nhân công có thể được hạn chế trong những thời kì nền kinh tế khó khăn.Các tổ chức chuyên nghành cần phải đảm bảo ngân quỹ cho việc nghiên cứu quốc tế. Hệ thống lí thuyết cũng có một vai trò trong việc giới thiệu cho người tiêu dùng biết về những chi phí to lớn của chủ nghĩa bảo vệ thương mại để họ có thể hiểu rõ hơn về việc áp dụng hàng loạt các biện pháp bảo hộ(hoặc không áp dụng) mà các nhà sản suất, các nhà chính trị và các nhà lãnh đạo nhân công Mỹ đề xuất.Chính phủ Mỹ cần một chính sách thương mại rõ ràng và nhất quá.Hiện tại các chính sách của Mỹ là không rõ ràng và không thể dự đoán được, những nỗ lực nửa vời của Mỹ trong việc xúc tiến thương mại đã đem lại một kết quả không mong muốn.Cuối cùng tất cả các đảng phái cần phải hiểu rằng lợi ích của họ cần phải gắn liền với nhau và phải coi các đảng phái khác là đối tác hơn là kẻ thù.

Cùng với lòng tự hào, sự cam kết, sự quyết tâm và sự hy sinh, các công ty phải trung thành với khái niệm Marketing-không phải chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài.Theo một cách nào đó, các công ty Cooper và Kleinschmidt là những công ty đang hướng về chiến lược Marketing, đã phát hiện ra rằng phải phân đoạn thị trường thế giới và thiết kế những sản phẩm phù hợp cho từng đoạn thị trường nhằm đạt được sự tăng trưởng mạnh về xuất khẩu.Các công ty của Mỹ phải chú trọng tới Marketing nhiều hơn ở thị trường nước ngoài nếu họ muốn nâng cao sức cạnh tranh.

Kết luận :

Cách bố trí của quyển sách này sẽ chia nội dung thành những biến cố kiểm soát được và không kiểm soát được.Nửa đầu của cuốn sách chủ yếu dành cho việc thảo luận những biến cố không thể kiểm soát được trong nước và ngoài nứoc.Nửa sau tập trung vào những biến cố có thể kiểm soát được bao gồm chiến lược 4P của Marketing.

Chương đầu tiên cung cấp một cái nhìn tổng thể về tiến trình và những vấn đề cơ bản của Marketing quốc tế.Tương tự như Marketing trong nước, Marketing quốc tế gắn liền vơí quá trình tạo ra và thực thi một chiến lược Marketing Mix có hiêụ quả để thoả mãn mục tiêu của tất cả các bên trong việc tìm kiếm một sự thay đổi mà không quan tâm đến vật trao đổi là một sản phẩm, một dịch vụ hay ý tưởng và cũng không quan tâm tới liệu những hoạt động này có đem lại lợi ích hay không.Đó cũng là một phần kết quả của việc liệu những nước khác có cùng tốc độ phát triển kinh tế và hệ tư tưởng chính trị hay không, vì Marketing là một hoạt động toàn cầu và được áp dụng trong hàng loạt các trường hợp.

Lợi ích của Marketing quốc tế là đáng kể.Thương mại đax làm giảm bớt lạm phát và nâng cao việc làm và mức sống nhân dân đồng thời nó lại cung cấp sự nhận thức tốt hơn về tiến trình Marketing ở trong nước và nước ngoài.Đối với nhiều công ty, Sự sống còn hay khả năng đa dạng hoá tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển và lợi nhuận từ nước ngoài.Một công ty càng xuất khẩu nhiều ra thị trường nước ngoài về mặt nhân sự, lượng bán hàng va tài nguyên thì nó càng có khả năng hơn để nó trở thành một công ty đa quốc gia....

Mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, Mỹ vẫn là một nước có kim ngạch xuất khẩu thấp.Điều này được minh hoạ bởi sự tăng trưởng tuyệt đối trong xuất khẩu và suy thoái về thị phần.Dường như không ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, nhưng sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa các nhà quản lí, lao đọng chuyên nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ Mỹ là cần thiết.Nếu không có sự cải thiện về quan điểm đối với xuất khẩu thì sẽ không có bất kì một sự cải thiện đáng kể nào trong hoạt động ngoại thương.

Các doanh nghiệp Mỹ cần hiểu rằng việc triển khai khái niệm Marketing không chỉ dừng lại ở biên giới Mỹ.Marketing quốc tế còn có ý nghĩa nhiều hơn là chuyển hàng hoá ra nước ngoài.Sản phẩm, khuyến mại và giá cả cũng phải được quan tâm.Hơn nữa chiến lược 4P của Marketing cần được sửa đổi cho phù hợp với từng loại thị trường.Càn phải hiểu rõ về khách hàng nước ngoài.Do đó, thật kì lạ khi các doanh nghiệp Mỹ chỉ hướng vào thị trường trong nước nhưng lại hướng quản lí ra nước ngoài.Những nguyên tắc Marketing có thể được kết hợp nhưng sự kết hợp Marketing thì lại không.Việc thực hiện Marketing có thể hoặc không thể được đánh giá cao ở nơi khác và các mức độ được đánh giá cao không thể có nếu không có sự điều tra kĩ càng và sự nghiên cứu thị trường.



Một chính sách thương mại hợp lí cho Mỹ.

Hai tuần vừa qua chúng ta đã cảnh báo về nhưng mối nguy hiểm mà một chính sách bảo hộ thương mại sẽ áp đặt đối với nền kinh tế Mỹ và trích dẫn những mối quan tâm cụ thể của chúng ta với dự luật HR4800, một dự luật mà thượng nghị viện đã thông qua sẽ công kích luật thương mại của các quốc gia hướng về chủ nghiã bảo hộ.

Nếu nghị viện quyết định rằng Mỹ cũng phải hành động trong năm nay.Chúng tôi cũng phải đề xuất rằng Mỹ lần đầu tiên đặt ra một số mục tiêu ở nước ngoài thì một dự luật thương mại như vậy sẽ thành công.Theo quan điểm của chúng tôi, một dự luật như vậy sẽ:


  • cung cấp cho chính quyền-cũng như các chính quyền trong tương lai một nền tảng vững chắc về những tiến bộ trong đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế.Mỹ có truyền thống thành công trong các cuộc đàm phán thương mại, trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu không có vị tổng thống Mỹ nào tỏ ra thân thiện.

  • Củng cố tầm quan trọng của việc dành cho nhau những ưu đãi.Thương mại luôn luôn là một tiến trình đa phương và trong dài hạn một thoả thuận thương mại thành công không thể do một bên đơn phương áp đặt.

  • Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài cho hàng hoá dịch vụ và đầu tư Mỹ.Cũng tại đây sự đàm phán có tác dụng hơn là sự ép buộc:khả năng tiếp cận không thể dành được bởi sự ép buộc đơn phương của Washington D.C.

  • Đảm bảo cho các quan chức thương mại Mỹ một sự linh hoạt để giải quyết một cách hiệu quả toàn bộ phạm vi của các hệ thống kinh tế nước ngoài và các nền văn hoá.Mọi người ở khắp nơi đều không giống như chúng ta, nếu chúng ta muốn bán hàng hoá cho họ và mua hàng hoá từ họ thì chúng ta phải nhận ra sự khác biẹet và thoả mãn họ.

  • Báo hiệu cho các đối tác thương mại của chúng ta rằng Mỹ coi thương mại quốc tế như một phương tiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.Chính sách thương mại Mỹ không được nhìn nhận như một cách để dành phần lợi ích lớn hơn cho Mỹ.

  • thúc đẩy sự nhận thức rằng thương mại thế giới là rất quan trọng để xem xét trong những dự luật nhất định.Quốc hội nên nhận ra rằng hầu hết các dự luật đã thông qua đều có tác đọng đới với thương mại theo cách này hoặc cách khác và những tác đọng đối với thương mại thế giới luôn đáng được quan tâm.

Chẳng có gì khó hiểu và phức tạp về vấn đề mà chúng ta đang đề cập tới.Các nhà kinh tế đã hào hứng tham gia thương mại quốc tế sẽ phải quan tâm tới các dự luật là điều hiển nhiên.Nhưng một số nhà chính trị học của Mỹ lại là nhà kinh tế học, và một trong số họ quan tâm nhiều đến thương mại.Khi quốc hội thông qua thuế nhập khẩu Smoot-Hawley vào năm 1930, nó đã vượt qua được sự phản đối của hơn 1000 nhà kinh tế Mỹ.

Mặc dù các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp thường xuyên tìm kiếm các phương thuốc bách bệnh không gây tác hại và nhanh chóng ổn định:Tăng cường bảo vệ là một biện pháp để cứu chữa sự thâm hụt ngoại thương.Việc tăng thuế sẽ dễ dàng hơn là sự giảm giá trị của đồng đô la ở nước ngoài hoặc là giảm thâm hụt ngân sách và cắt giảm tỷ lệ lãi suất ở trong nước.

Những gì mà các nhà làm luật Mỹ thường bỏ qua là sự quan trọng của ngoại thương đối với nền kinh tế Mỹ.Trước đây, các nhà lãnh đạo đã không chú ý tới ngoại thương.Trong những năm gần đây, Mỹ đã nỗ lực mở rộng ra phương tây khi bắt đầu thời đại công nghiệp.Mỹ nhận thấy mình rất giàu có về nguyên liệu thô để tập trung vào đáp ứng nhu cầu trong nước

Nhưng ngày nay Mỹ đã không còn cách nhìn thiển cận về kinh tế nữa Công nhân và nhân dân Mỹ sản xuất trong bối cảnh toàn cầu. Các nước sẽ không trở lại với tình trạng cô lập nền kinh tế thế giới như trước đây.

Thương mại thế giới còn đang xem xét cái được gọi là dự luật thương mại đang còn được tranh cãi. Việc ám chỉ thương mại phải được cân nhắc bất kì khi nào chính phủ tiến hành bất kì biện pháp naò có liên quan đến kinh tế.

Chủ nghĩa bảo hộ sẽ luôn bị thất bại dù cho nó luôn tỏ ra cố gắng. Một dự luật thương mại như HR4800 cũng được liệt kê vào chính sách thất bại này. Điều này càng tỏ ra đúng khi Mỹ và các đối tác thương mại mong muốn có những thành công về kinh tế. Chúng ta thật sự hi vọng rằng Nghị viện sẽ hoạt động một cách khôn ngoan và phù hợp.

Trường hợp 1-1 : Tổng công ty ARIZONA SUNRAY

ARIZONA SUNRAY là một trong những công ty tiên phong về năng lượnh mặt trời ở bang ARIZONA .Những người sáng lập công tybao gồm những người ARIZONA ở thế hệ ba ,con cháu của những người sáng lập ra bang. Những người sáng lập rất kiêu hãnh về di sản của tổ tiên, thường tự hào rằng sự thịnh vượng tương đối mà họ đạt được là kết quả của việc nghĩ tới ARIZONA đối với họ điều đó có nghĩa là một sự tìm kiếm không ngừng các cơ hội kinh doanh ở trong bang.

Vào cuối những năm 50 một thành viên của thế hệ này nổi lên như một kiểu tiên phong mới- 1 người trong nhóm các nhà khoa học và các doanh nhân người đã hy vọng phát triển sự ứng dụng thưc tế đầu tiên của nănglượng mặt trời trên phạm vi mà Mỹ có thể đáp ứng. Vào đàu những năm 60, ông đã tiên phong trong việc sử dụng năng lượng mặt trời tại các văn phòng và nhà ở, cùng với các thành viên khác của công ty ông đã đưa ARIZONA trở thành một công ty thành công đáng ngạc nhiên.Cuối cùng mang tên là ARIZONA SUNRAY.Sau một vài thử nghiệm công ty đã chọn khẩu hiệu “đi theo hướng mặt trời :đó là con đường của ARIZONA’’.Với lí do để có được những công việc kinh doanh mới là đi theo hướng mặt trời công ty đã mở rộng ra mọi vùng của bang sau đó tới NEVADA và NEW MEXICO.

Thế hệ tiếp theo đã nắm quyền kiểm soát việc kinh doanh vào năm 1965.Kết quả là đưa ra một quyết định để thay thế địa bàn kinh doanh từ khu vực ít dân của các bang phía đong nam chuyển sang các trung tâm đô thị đông dân hơn ở phía tây của bờ biển CALIFORNIA.Khu vực Los Angeles/orange county được đánh giá là khu vực mở rộng đầy tiềm năng với dân cư có mức sống cao có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc sử dụng năng lượng mặt trời trong gia đình họ.Một vài khía cạnh của chương trình Marketing đã được định hướng lại để thu hút trực tiếp hơn các khách hàng vùng biển California:bao gồm việc thay đổi khẩu hiệu của các nhà máy trở thành “ bắt kịp ánh sáng.Đó là con đường của California’’ khẩu hiệu này đã chứng tỏ sự thành công và các công ty tiếp tục được mở rộng.

Vào khoảng 1986, các thành viên của thế hệ tiếp theo đã bắt đầu đạt được những ảnh hưởng và quyền lực tích cực trong công ty.Tuy nhiên những ảnh hưởng của họ cho phép họ hiểu biết thêm cả về lĩnh vực du lịch và giáo dục ở nước ngoài.Kết quả là họ có ý định mở rộng hơn nữa khẩu hiệu “đuổi theo mặt trời’’ ở những phạm vi mà thế hệ trước chưa từng mơ ước đến.Họ đã tranh luận rằng ARIZONA SUNRAY nên mở rộng lĩnh vực hoạt động ra toàn bộ Pacific Rim, đang nắm giữ những lợi thế đáng kể của công nghệ kĩ thuật mới trong thế giới vi mô để đáp ứng đưọc hàng loạt các yêu cầu về năng lượng mặt trời-từ máy tính sử dụng năng lượng mặt trời đến nồi cơm điện sử dụng năng lượng mặt trời-cho phép ARIZONA lấy lại ttên là Pacific Sunray.Để nắm giữ lợi thế tối đa của cả những cơ hội hiện nay và những kế hoạch dài hạn cho việc mở rộng này.

Các thành viên còn lại của thếhệ thành lập công ty đã phản dối kịch liệt ý định này, từ chối xem xét các ý tưởng cấp tiến. “Tại sao lại phiền toái như vậy” chủ tịch đầu tiên của công ty đã đặt ra câu hỏi “chúng ta đang kiểm soát thị trường Mỹ,chúng ta biết sản phẩm của mình,biết khách hàng, biết những người miền tây.Đây là một thị trường lớn.Chúng ta đang thu được lợi nhuận kếch xù.Tất cả các thành viên và các công nhân trong công ty đều đang làm việc tốt.Tại sao chúng ta lại muốn phung phí những đòng vốn vào việc Marketing ở những khu vực mà chúng ta chẳng biết gì cả.Thị trường Mỹ đang đem lại lợi nhuận lớn cho chúng ta, tại sao chúng ta lại phải tìm kiếm ở nước ngoài?.

Các thành viên của cả ba thế hệ đều đang tranh luận về vấn đề này.Mặc dù hiện nay thế hệ đầu tiên đã về hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng đáng kể.Mặc dù thế hệ trẻ nhất vẫn còn thiếu quyền lực, nhưng họ lại nắm giữ tiền đồ sáng lạng và rộng lớn hơn.Thế hệ thứ hai mặc dù có quyền đưa ra những quyết định quan trọng, nhưng họ phải dung hoà cả hai trường phai trên và cân nhắc liệu nó có thoả mãn cả hai trường phaí trên không.

Một phương châm của người chủ gia đình là không bao giờ tìm cách tự làm những cái mà tốn nhiều chi phí hơn là mua. Người thợ may thì không tự đóng giày cho mình mà mua chúng từ những người thợ đóng giày “.

(Adam Smith)

2. Các học thuyết thương mại và sự phát triển kinh tế.

Minh hoạ Marketing : Nhật Bản _ Thương mại là sự sống còn.

Là một trong những nước gần như không có gì về tài nguyên khoáng sản . Nhật Bản là nước nhập khẩu tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới . Nước Nhật nhập khẩu chiếm 1/ 4 tổng sản lượng nguyên vật liệu thô xuất khẩu của thế giới .(*) Hầu hết là nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ , quặng kim loại , quặng kim loại , quặng bôxit, niken, cotton và cao su tự nhiên . Ngoài ra Nhật Bản còn nhập khẩu chiếm 92% đồng , 85% than cốc , 40% cá và 30% nông sản trong tổng khối lượng trong nước .

Nhật Bản còn là nước xuất khẩu máy móc và tư bản lớn nhất thế giới . Vì đất nước có rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên nên nó trở nên cần thiết cho Nhật Bản để trở thành một nước chuyên xử lý nguyên liệu , sau đó tạo ra hàng hoá đã tăng thêm về giá trị để xuất khẩu. Một khi được biết đến một cách rộng rãi về sản phẩm kém chất lượng , Nhật Bản sẽ có thể xoá đi hình ảnh về sản phẩm vốn có chất lượng và giá trị cao.

Mặc dù chi phí lao động rẻ đã tạo ra cho Nhật Bản một sức mạnh để cạnh tranh với các nước công nghiệp , nhưng lợi thế cạnh tranh này bị phần nào mất đi do các quốc gia mới nổi lên với lao động rẻ hơn đã trở thành các đối thủ cạnh tranh trong việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Nhận thấy rằng lợi thế cạnh tranh này ngày một mất đi , Nhật Bản đang chuyển sang lợi thế so sánh tương đối liên quan đến các mẫu mã mới dựa trên các yêu cầu về đầu vào sản phẩm khác nhau . Nó đã chuyển từ việc sản xuất các sản phẩm chủ yếu sang các sản phẩm tinh vi , phức tạp hơn , có hàm lượng kĩ thuật cao hơn hay thời trang hơn. Giá trị thặng dư cộng thêm vào cũng với những sản phẩm như vậy sẽ cho phép Nhật Bản luôn đứng ở vị trí đầu bảng ở các nước như Singapore, Hongkong, Đailoan và Hàn Quốc.

(*): “ Tính đa quốc gia của Nhật Bản” – Tạp chí “ Business Week” 16/6/1980.

Trường hợp Nhật Bản cho thấy rõ sự cần thiết của thương mại , Nhật Bản phải nhập khẩu để tồn tại và nó cũng phải nhập khẩu để tạo ra ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nó . Nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu là tất nhiên , nhưng không rõ ràng rằng cần thiết các nước khác cũng phải như vậy. Ví dụ như cần phải có một sự giải thích logic đối với một nước có đầy đủ về điều kiện tự nhiên như Mỹ lại vẫn thực hiện buôn bán với các nước khác.

Chương này có nhiệm vụ giải thích các nguyên nhân , cơ sở của buôn bán quốc tế và các nguyên tắc về lợi thế so sánh tuyệt đối và lợi thế so sánh tương đối . Những nguyên tắc này cho biết các quốc gia có thể thu được những gì và thu bằng cách nào từ các quốc gia khác . Tính vững chắc của nguyên tắc này đã được xem xét cũng như những nội dung chính của các nguyên tắc này . Chương này kết thúc với việc đề cập đến vấn đề hội nhập khu vực và những ảnh hưởng của nó đối vơí thương mại thế giới .

Nền tảng của thương mại thế giới

Khi mà người mua và người bán đến với nhau , họ hy vọng sẽ đạt một cái gì đó từ phía người kia . Khi các quốc gia buôn bán với nhau thì họ cũng hy vọng như thế . Một quốc gia rõ ràng là không thể hoàn toàn tự có đầy đủ những thứ cần thiết mà không làm lãng phí chi phí quá mức .

Bởi vậy thương mại là một hoạt động cần thiết mặc dù trong một số trường hợp , thương mại không hoàn toàn tạo ra lợi ích cho các quốc gia có liên quan . Rõ ràng là tất cả các quốc gia đều cảm thấy áp lực chính trị khi họ bị thâm hụt thương mại . Nếu thâm hụt quá lớn thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền thưong mại mặc dù có thể không biết là những tác hại này có thể nhìn thấy hay không nhìn thấy . Ngược lại những lợi nhuận thương mại hoặc là không thấy rõ hoặc là chúng được chuyển sang cho những người công nhân hay những người tiêu dùng.

Tại sao các quốc gia lại buôn bán với nhau ? Một quốc gia làm ăn buôn bán với các quốc gia khác vì nó hy vọng đạt được cái gì đó từ phía đôí tác làm ăn . Có thể có câu hỏi liệu thương mại có giống như một trò chơi “được ăn cả ngã về không” với nhận thức rằng một nước phải thua lỗ thì nước khác mới có lợi nhuận . Câu trả lời là không phải như vậy vì mặc dù một quốc gia có thể không ngần ngại kiếm lợi nhuận từ sự thua lỗ của nước khác , nhưng không ai lại muốn tham gia vào một thương vụ mà có rủi ro về thua lỗ qúa cao. Như vậy để thương mại được diễn ra cả hai quốc gia phải cùng chia lợi nhuận từ nó . Hay nói cách khác thì “ thương mại là trò chơi tổng các số dương “

Để giải thích làm thế nào để thu lợi nhuận từ thương mại , việc xem xét đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia là rất cần thiết . Các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh ảnh hưởng như thế nào đến các cơ hội thương mại là dựa trên các đường giới hạn khả năng sản suất của các đối tác kinh doanh .

Đường giới hạn khả năng sản xuất

Nếu không có thương mại , một số quốc gia sẽ phải tự sản xuất tất cả những hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của quốc gia đó . Hình 2-1 biểu diễn 1 ví dụ giả thuyết về 1 quốc gia với sự xem xét hai sản phẩm máy vi tính và xe ôtô . Hình vẽ này cho ta thấy số lượng máy vi tính và ôtô mà nước đó có khả năng sản xuất . Đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy số lượng lớn nhất khi máy vi tính và ôtô được sản xuất ở những sự phối hợp đầu vào khác nhau khi một sản phẩm có thể được thay thế bằng các sản phẩm khác nhau nằm trong giới hạn nguồn lực hiện có . Quốc gia đó có thể lựa chọn để chuyên môn hoá hay dùng tất cả nguồn lực để sản xuất máy vi tính (điểm A) hoặc sản xuất ôtô (điểm B) . ở điểm C sự chuyên môn hoá sản phẩm đã không được lựa chọn và vì vậy một số lượng hai sản phẩm đã được sản xuất ra .



Hình 2.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất với chi phí cơ hội cố định

A
Số máy C

Vi tính


O số xe ôtô B

một loại chi phí liên quan đến sự thay thế một sản phẩm băng sản phẩm khác chi phí thay thế phụ thuộc vào giá trị sản xúât của sản phẩm từ bỏ so với giá trị sản xuất của sản phẩm khác . Hình 2-1 biểu thị tình huống chi phí cơ hội là không đổi . Nước đó thôi sản xuất một máy vi tính để sản xuất một xe ôtô . Trong tình huống này các tình huống là cân xứng giống nhau trong suốt quá trính sản xuất , có ý nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa hai sản phẩm này là không đổi . Nhưng sự giả định này là không thể có vì nhiều lí do .

Số

Hình 2-2: Đường giới hạn khả máy



năng sản xuất với chi phí cơ vi

hội tăng dần tính

số ôtô

Về mặt lý thuyết ,một ngành công nghiệp độc lập ( ví dụ : sản xuất máy tính ) có thể thu được doanh số giảm đi khi nó mở rộng với chi phí sang các ngành công nghiệp khác (ví dụ ; sản xuất ôtô ) . Hơn nữa chi phí cơ hội ngày càng tăng lên vì có thể là mỗi loại hàng hoá thì sử dụng đầu vào sản xuất ở những tỷ lệ khác nhau . Thậm chí nhiều ngành phải chịu chi phí cận biên ngày càng tăng kết quả là số lượng ngày càng nhiều các hàng hoá khác phải bị bỏ đi để sản xuất ra những đơn vị tiếp theo của một hàng hoá nào đó . Điều này có thể giải thích tại sao không quốc gia nào hoàn toàn chuyên môn hoá sản xuât chỉ một loại sản phẩm duy nhất .



Hình 2-2 biểu diễn hình giới hạn khả năng sản xuất khi chi phí cơ hội tăng dần , đường cong cho thấy ngày càng trở nên tốn kém hơn khi thay thế sản xuất một sản phẩm này thay cho một sản phẩm khác . Phần lợi nhuận ngày càng giảm khi số lượng của một sản phẩm giảm đi để tăng số lượng của sản phẩm khác . Hình 2-3 biểu diễn trường hợp ngược lại , chi phí cơ hội giảm dần . Cùng với việc chuyển sản xuất từ một sản phẩm khác sang các sản phẩm khác việc sản xuất ra một sản phẩm thay thế trở nên rẻ hơn khi tăng số lượng sản phẩm thay thế .

Một khả năng khác là chi phí cơ hội sẽ thay đổi khác nhau theo số lượng sản phẩm ; có nghĩa là đối với hai sản phẩm bất kỳ đưa ra , chi phí cơ hội có thể tăng hoặc giảm khi mức sản xuất kế tiếp đạt được . Ví dụ chi phí cận biên ban đầu có thể giảm do chuyên môn hoá và sản xuất ở quymô lớn . Nhưng đến một điểm nhất định , việc sản xuất tiếp tục sẽ có thể gây nên tình trạng không hiệu quả và chi phí cận biên sẽ lại bắt đầu tăng lên .

Vì môĩ quốc gia có một nguồn tài nguyên duy nhất nên chúng sở hữu một nguồn giới hạn khả năng sản xuất duy nhất . Khi phân tích đường cong này sẽ đem lại một lời giải thích lôgíc bản chất của thương mại quốc tế . Bất kể chi phí cơ hội là cố định hay biến đổi , một quốc gia phải quyết định sự kết hợp lý giữa hai loại sản phẩm bất kỳ và phải quyết định liệu quốc gia đó có muốn chuyên môn hoá một trong hai sản phẩm không . Sự chuyên môn hoá sẽ có thể xảy ra nếu nó không cho phép quốc gia đó tăng lượng của cải qua việc trao đổi buôn bán với các quốc gia khác . Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh tương đối có thể giải thích làm thế nào đường giới hạn khả năng sản xuất lại có thể giúp cho một nước quyết định nên xuất nhập khẩu những gì .


Số

Máy


Vi

tính


số ôtô

Hình 2-3: Đường giới hạn khả năng sản xuất :chi phí cơ hội giảm dần .

Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối :

Ađam Smith là học giả đầu tiên xem xét một cách chính thức nguyên nhân cơ bản hình thành ngoại thương . Trong cuốn sách của ông “Sự giàu có của các quốc gia ”(1776)(Wealth of Nations), Smith đã sử dụng nguyên tắc lợi thế tuyệt đối như là một căn cứ , một cơ sở cho thương mại quốc tế . Theo nguyên tắc này , một nước nên xuất khẩu một hàng hoá mà nó sản xuất ở chi phí thấp hơn các quốc gia khác . Trái lại , quốc gia đó nên nhập khẩu hàng hoá mà trong nước sản xuất với chi phí cao hơn các quốc gia khác .

Lấy ví dụ hai nước , mỗi nước sản xuất hai sản phẩm . Bảng 2-1 cung cấp những số liệu giả thuyết về sản lượng của Mỹ và Nhật về hai loại sản phẩm máy vi tính và xe hơi . Trường hợp 1 cho thấy rằng khi dưa nguồn lực và lao động nhất định , Mỹ có thể sản xuất 20 máy vi tính hoặc 10 xe hơi hoặc một số sự kết hợp cả hai loại . Trái lại , Nhật thì chỉ có thể sản xuất được một nửa số máy vi tính (Ví dụ : Nhật sản xuất được 10 chiếc trong khi Mỹ sản xuất được 20 chiếc ). Sự khác biệt này có thể là do trình độ công nhân Mỹ làm ra sản phẩm này tốt hơn . Do vậy Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất máy vi tính . Nhưng tình huống này đặt ra đối với xe hơi thì Mỹ chỉ sản xuất được ra 10 chiếc trong khi Nhật sản xuất được ra 20 chiếc với cùng đơn vị nguồn lực . Lúc này Nhật lại có lợi thế tuyệt đối .

Trong trường hợp này thì thương mại diễn ra giữa hai nước là rất hợp lý . Mỹ có lợi thế tuyệt đối về máy vi tính nhưng không có lợi thế tuyệt đối về xe hơi . Đối với Nhật thì ngược lại , Nhật chỉ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất xe hơi và không có lợi thế về sản xuất máy vi tính. Nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào sản xuất sản phẩm mà nó có lợi thế tuyệt đối thì sẽ sử dụng nguồn lực có kiệu quả hơn . Khi đó lợi ích khách hàng sẽ tăng lên . Khi Mỹ sẽ sử dụng ít nguồn lực hơn để sản xuất máy vi tính , nó nên sản xuất sản phẩm này để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu sang Nhật . Cũng với lí do này Mỹ nên nhập khẩu xe hơi từ Nhật hơn là từ sản xuất trong nước . Tất nhiên , đối với Nhật Bản nên xuất khẩu xe hơi và nhập khẩu máy tính .

Bảng 2-1 : Sản lượng vật chất có thể sản xuất.

Sản phẩm Mỹ Nhật

Trường hợp 1 Máy vi tính 20 10

Ôtô 10 20

Trường hợp 2 Máy vi tính 20 10

Ôtô 30 20

Trường hợp 3 Máy vi tính 30 10

Ôtô 40


Một số ví dụ tương tự có thể giúp cho thấy giá trị của nguyên tắc lợi thế tuyệt đối . Một bác sĩ thì hoàn toàn thực hiện phẫu thuật tốt hơn là một thợ máy , trong khi thợ máy sẽ sửa xe tốt hơn . sẽ là khó khăn nếu như vị bác sĩ chữa bệnh cũng như sửa xe khi cần đến . Cũng sẽ rất khó khăn nếu có trường hợp nào đó người thợ máy cố gắng thực hiện phẫu thuật . Vì vậy trên thực tế thì mỗi người nên tập trung chuyên môn hoá vào một nghè mà người đó có chuyên môn . Tương tự , sẽ là không thực tế nếu người tiêu dùng cố gắng sản xuất tất cả những thứ họ muốn tiêu dùng . Mỗi người nên làm cái mà họ làm tốt nhất và để lại việc sản xuất những thứ khác cho những người mà họ sản xuất tốt hơn .

Nguyên tắc lợi thế so sánh tương đối

Một vấn đề của nguyên tắc lợi thế tuyệt đối là nó không thể giải thích liệu thương mại có diễn ra khi một nước hoàn có lợi thế tuyệt đối với toàn bộ sản phẩm xem xét . Trường hợp 2 của bảng 2-1 biểu thị tình huống này . Chú ý thấy rằng trường hợp 2 khác trường hợp 1 là Mỹ ở trường hợp 2 có thể làm ra 30 chiếc ôtô chứ không phải 10 chiếc như ở trường hợp 1 . Trong trường hợp 2 này , nước Mỹ đều có giá trị tuyệt đối với cả hai sản phẩm . Do sản xuất có hiệu quả cho phép nước Mỹ có thể sản xuất cả hai sản phẩm với chi phí thấp hơn .

Với cách nhìn nhận đầu tiên thì có vẻ như là nước Mỹ sẽ không thu được gì nếu buôn bán với Nhật . Nhưng vào thế kỉ XIX nhà kinh tế học người Anh David Ricardo , có lẽ là người đầu tiên đánh giá một cách đầy đủ các chi phí so sánh tương đối như là một nền tảng của thương mại , ông cho rằng các chi phí sản xuất tuyệt đối là không liên quan . Mà chính là chi phí sản xuất so sánh tương đối sẽ quyết định thương mại sẽ diễn ra như thế nào và những mặt hàng nên xuất khẩu hay nên nhập khẩu . Theo nguyên tắc lợi thế so sánh của Ricardo thì một nước cóthể sản xuất nhiều loại sản phẩm tốt hơn so với các nước khác nhưng chỉ nên sản xuất những gì mà nó sản xuất có hiệu quả nhất . Thực chất nước đó nên tập trung sản xuất sản phẩm bất lợi về so sánh là ít nhất . Ngược lại nên nhập khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh ít nhất hay bất lợi về so sánh cao nhất .

Trường hợp 2 cho thấy lợi thế so sánh khác nhau như thế nào từ sản phẩm này đến sản phẩm khác . Phạm vi lợi thế so sánh có thể tìm thấy dựa trên sự xác định tỉ số giữa máy vi tính và xe hơi . Tỉ lệ lợi thế của máy tính là 2: 1 (20: 10) nghiêng về phía nước Mỹ . Cũng lợi thế nghiêng về phía nước Mỹ nhưng ở mức độ ít hơn là tỉ lệ về xe hơi 1,5:1 (30: 10) . Hai tỉ lệ này cho thấy nước Mỹ có lợi hơn Nhật 100% về sản xuất máy tính và chỉ vượt 80% lợi thế về sản xuất ôtô . Kết quả là nước Mỹ thì có lợi thế so sánh lớn hơn đối với sản phẩm máy tính .

Đối với Nhật Bản việc có bất lợi về so sánh thấp nhất trong sản xuất ôtô cho thấy rằng nước này nên sản xuất và xuất khẩu ôtô sang Mỹ . Xem xét lại hai ví dụ về bác sĩ và người thợ máy . Người bác sĩ có thể tự sửa ôtô như một sở thích thậm chí có thể ( nhưng khó có thể xảy ra ) là người bác sĩ có thể sửa nhanh hơn người thợ máy trong trường hợp này thì vị bác sĩ có lợi thế so sánh tuyệt đối trong cả việc chữa bệnh và sửa xe , trong khi người thợ máy không có lợi thế tuyệt đối trong cả hai việc này . Nhưng điều này không có nghĩa là tốt hơn nếu vị bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật vừa sản xuất ôtô do có các lợi thế liên quan . Khi so sánh với người thợ máy thì người bác sĩ có thể khá hơn nhiều hơn nhiều khi chữa bệnh nhưng chỉ nhỉnh hơn một chút trong việc sửa xe . Nếu lợi thế lớn nhất của vị bác sĩ là việc chữa bệnh thì người bác sĩ đó nên tập trung vào chuyên môn đó . Và khi người bác sĩ có vấn đề về xe cộ thì nên nhờ người thợ máy sửa vì người bác sĩ có lợi thế tương đối rất ít trong lĩnh vực này . Với việc đưa cho người thợ máy sửa xe thì người bác sĩ sẽ sử dụng thời gian hiệu quả hơn , năng suất hơn và thu nhập sẽ lớn nhất .

Tương tự một người giám đốc cần phải bổ quyền hạn và trách nhiệm cho người dưới quyền mặc dù ông ta biết rõ về tất cả các lĩnh vực của công việc hơn họ . Từ khi chức năng của người giám đốc là quản lí thì không có lí gì người giám đốc lại tiết kiệm những khoản chi phí nhỏ nhặt bằng cách thực hiện các công viêc văn phòng do có kiến thức nổi trội về những công việc này . Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng đối với những người tiêu dùng .. Mặc dù họ có thể tự sửa xe hay thay dầu mỡ một cách dễ dàng nhưng những trung tâm sửa xe hay gara bão dưỡng vẫn làm ăn phát đạt vì người tiêu dùng cho rằng thời gian rỗi của họ còn quý hơn khoản tiền tiết kiệm được từ việc sửa xe hay bảo dưỡng xe . Họ thà trả tiền thuê ai đó thực hiện những công việc kia để họ có thể tận hưởng khoảng thời gian đó .

Tỷ lệ trao đổi , buôn bán và lợi nhuận.

Học thuyết về vốn cung cấp

Mấy lời bình về các học thuyết thương mại

Liên kết kinh tế

Do sự thúc ép từ các phía, chính sách bảo hộ trên khó có thể tồn tại. Các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia buộc phải thay đổi chính sách mới để áp dụng vào thực tế trong thương mại quốc tế. Tự do hoá thơng mại toàn cầu là một ý tởng tốt nhng khó có thể trở thành hiện thực. Học thuyết cho chính sách kinh tế mới này cho rằng chính sách tốt nhất là hình thành các liên kết kinh tế ở qui mô nhỏ. Nhiều quốc gia ở cùng một khu vực địa lý có thể cùng tham gia vào các loại hình liên kết kinh tế khác nhau để đẩy mạnh ngoại thơng và giảm bớt rào cản. Những liên kết lớn đợc liệt kê trong Bảng 2 -7.

Các nhà kinh tế đã xác định 5 loại liên kết kinh tế lớn. Đó là Khu vực mậu dịch tự do, Liên minh thuế quan, Thị trờng chung, Liên minh kinh tế và Liên minh chính trị. Bảng 2-6 so sánh các hình thức liên minh này.

Khu vực mậu dịch tự do, đây là một liên minh kinh tế giữa hai hay nhiều nớc nhằm mục đích tự do hoá buôn bán, biện pháp sử dụng là bãi miễn thuế giữa các nớc thành viên, trong khi đó mỗi nớc thành viên vẫn có biểu thuế nhập riêng áp dụng với các nớc ngoài liên minh. Một số liên minh thuộc hình thức này nh EFTA ( Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu), LAFTA (Khu vực mậu dịch tự do Châu mĩ la tinh). Nhợc điểm của mô hình này là thiếu sự hợp tác giữa các nớc thành viên trong việc xác định mức thuế nhập khẩu cho các nớc nằm ngoài liên minh, tạo điều kiện cho các nớc này có thể xuất khẩu hàng hoá vào khu vực mậu dịch tự do thông qua nớc có mức thuế nhập khẩu thấp nhất.

Liên minh thuế quan là một hình thức mở rộng hơn so với khu vực mậudịch tự do trong đó các nớc thành viên cùng thiết lập một biểu thuế quan chung với phần còn lại của thế giới. Ưu điểm của mô hình này đồng đều các quy định thơng mại và tạo nên một rào cản chung với các nớc không phải là thành viên. Liên minh thuế quan Benelux là liên minh cổ nhất thuộc hình thức này trên thế giới.

Thị trờng chung là một hình thức liên minh phức tạp và ở trình độ cao hơn cả Liên minh thuế quan và Khu vực mậu dịch tự do. Trong Thi trờng chung, các nớc thành viên bãi bỏ mọi thuế quan và biện pháp bảo hộ khác bên cạnh đó cho phép di chuyển các nhân tố của sản xuất nh dịch vụ, nguyên liệu, lao động và vốn trong liên minh. Do đó, luật pháp và luật lao động đợc tiêu chuẩn hoá để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đối với các nớc không phải thành viên thì mức thuế nhập khẩu se ngay lập tức đợc xác định nh mức thuế của các nớc thành viên, để xâm nhập Thị trờng chung cần lu ý tới rào cản phi thuế quan. Thông thờng nhà xuất khẩu từ bên ngoài sẽ xuất khẩu vào nớc có rào cản phi thuế quan thấp nhất vì hàng hoá có thể di chuyển tự do một khi nó đã vào đến Thị trờng chung. Một ví dụ điển hình cho hình thức này là Thị trờng chung Châu Âu đợc hình thành năm 1957 theo Hiệp ớc Rome ban đầu gồm 6 thành viên. Bảng 2-8 liệt kê những mốc sự kiện quan trọng của EC, bảng 2-9 so sánh Châu Âu với các nền kinh tế khác.

Sự liên kết giữa các nớc còn tăng thêm với hình thức Liên minh kinh tế vì nó thực hiện hài hoà chính sách tài chính, tiền tệ giữa các nớc thành viên. Nếu coi mỗi bang của Mĩ là một nớc độc lập thì Liên bang Mĩ là một ví dụ gần gũi nhất của Liên minh kinh tế.

Liên minh chính trị là hình thức cuối cùng của Liên minh kinh tế vì kinh tế và chính trị luôn gắn liền với nhau. Hiệp ớc liên kết giữa các quốc gia bắt đầu việc xác định một chính sách kinh tế và chính trị chung cho liên minh. Cộng đồng chung Châu Âu EC đang đi theo hớng này, điều đó lý giải vì sao nó đổi tên thành Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC.COMECON hay CMEA (Hội đồng tơng trợ kinh tế) gồm Liên bang Xô viết và các nớc Đông Âu, về cơ bản là một liên minh thuế quan nhng nó có thể trở thành Liên minh chính trị nếu Xô viết không tan rã.

Các liên minh kinh tế theo khu vực không phải lúc nào cũng nhất thiết thuộc 1 trong 5 loại này. ASEAN bao gồm hơn 250 triệu dân nằm trong khu vực có tốc độ tăng trởng cao nhất thế giới....


Bảng 2-8: Những mốc sự kiện quan trọng của Cộng đồng chung Châu Âu
Năm 1950, Ngoại trởng Pháp, ngài Robert Schuman, đề xuất mô hình Cộng đồng Châu Âu đầu tiên (giải quyết các vấn đề than, thép) vào ngày 9 tháng 5. Ngày này đợc coi là ngày khai sinh chính thức của EU.

Năm 1951, Hiệp ớc Pari đợc kí kết ngày 18 tháng 4 thiết lập nên Cộng đồng than thép Châu Âu.

Năm 1957, Kí kết Hiệp ớc Rome ngày 25 tháng 3 thiết lập Cộng đồng năng lợng nguyên tử Châu Âu và Thị trờng chung Châu Âu.

Năm 1958, thành lập các uỷ ban và hội đồng quản lý thị trờng chung Châu Âu.

Năm 1961, cùng với Hy lạp kí kết hiệp định liên kết.

Năm 1962, ra đời chính sách nông nghiệp chung dựa trên từng thị trờng và mức giá chung cho các sản phẩm nông nghiệp.

Năm 1964, thiết lập thị trờng nông nghiệp chung và hỗ trợ các tổ chức marketing, thống nhất giá ngũ cốc có hiệu lực vào năm 1967.

Năm 1967, Hiệp ớc về một Cộng đồng chung Châu Âu và một hội đồng chung Châu Âu có hiệu lực.

Năm 1972, để kiểm soát biến động tỉ giá trao đổi lộn xộn tại các nớc thành viên, Uỷ ban Châu Âu đề ra pham vi biến động 2,25% để duy trì giá trị các đồng tiền một cách tơng đối.

Năm 1973, sát nhập thêm Đan Mạch, Ai-len và Anh nâng số thành viên của EC lên chín,

Năm 1974, thành lập Hôi đồng Châu Âu, quyết định bầu cử Nghị viện bằng bầu cử trực tiếp, phổ thông.

Năm 1975, EU kí kết Hiệp định Lome vói 46 nớc Châu phi, vùng biển Carlbean, Thái Bình Dơng để tăng cờng liên kết thơng mại bằng cách cho các này tự do tiếp cận thị trờng của EU và giành đảm bảo ổn định cho 36 mặt hàng từ các quốc gia này.

Năm 1979, Hội đồng Châu Âu nhóm họp ngày 9 & 10 tháng 3 quyết định đa Hệ thống tiền tệ Châu Âu vào hoạt động.

Năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của EU.

Năm 1984, Hiệp định Lome III đợc kí kết với 65 nớc ngoài EU tham gia.

Năm 1986, kết nạp thêm Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha.

Bảng 2-6: Một sản phẩm tạo nên đợc sự khác biệt
Hỗ trợ tại đờng của Mercedes-Benz: hãy uỷ thác cho một dịch vụ hỗ trợ cha từng xuất hiện trong thế giới ô tô.

Dịch vụ dành cho ô tô đã tiến những bớc đi kì diệu. Chúng tôi xin giới thiệu chơng trình hỗ trợ tại đờng trên toàn quốc đầu tiên cha từng đợc cung cấp bởi bất kỳ một nhà sản xuất ô tô nào khác.

Hỗ trợ tại đờng Mercedes-Benz: gồm một đờng dây nóng trên toàn quốc do các chuyên gia của Mercedes-Benz đảm nhiệm; phụ tùng thay thế miễn phí dành cho chủ nhân của xe Mercedes-Benz.

Sự hỗ trợ này không chỉ là theo qui tắc, nó đợc cung cấp cả ngày lẫn đêm, cuối tuần cũng nh ngày lễ và chỉ bởi Mercedes-Benz.

Nếu chiếc Mercedes của bạn cần dịch vụ hỗ trợ trên bất cứ con đờng nào tại Mĩ. Dịch vụ hỗ trợ tại đờng của Mercedes-Benz luôn sẵn sàng từ 5 giờ sáng cho tới nửa đêm từ thứ 2 đến thứ 6; vào ngày lễ, thứ 7, chủ nhật từ 8 giờ sáng tới 12 giờ đêm. Một đờng điện thoại miễn phí gồm 800 máy sẽ nối bạn với một cố vấn kĩ thuật của Mercedes, ngời qua điện thoại sẽ hớng dẫn bạn để bạn có thể tiếp tục hành trình. Nếu xe của bạn cần sự quan tâm đặc biệt hơn thì một trạm thay thế phụ tùng lưu động do các kĩ sư có tay nghề đảm nhận đến từ một trung tâm điều hành của Mercedes.

Để nhanh chóng có được sự trợ giúp từ chuyên gia, bạn chỉ cần gọi một cú điện thoại miễn phí.

Trên đường cao tốc hay các con đờng phụ, vào đêm tối khi trời ma, khi ngời thân bạn đang ngồi sau tay lái, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ. Có thể bạn không bao giờ cần đến nhưng bạn biết rằng luôn có chúng tôi. 800 đường điện thoại với đầy đủ thông tin luôn sẵn sàng khi bạn sở hữu một chiếc ô tô Mercedes.

Dịch vụ hỗ trợ tại đờng đã hoạt động hoàn hảo hơn 1 năm qua tại Nam Cali và miền Bắc (những ngời dân ở Califoria và miền Bắcxin lu ý đã có số điện thoại dịch vụ hỗ trợ tại đờng mới cho toàn quốc).

Hàng loạt các biện pháp hỗ trợ

Thật tuyệt diệu khi biết rằng Hỗ trợ tại đường chỉ là một trong các chương trình trợ giúp của Mercedes-Benz, hãng Mercedes đã biến mỗi cá nhân thành một người trợ giúp của khách hàng: ngời bán, quản lý, nhân viên kỹ thuật.

Không cần nói thêm lời nhưng cùng với nó là cả một đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ.

Nó không hoàn toàn là một hiệp hội tự do thương mại bởi vì thuế quan giữa các thành viên chỉ được cắt giảm mà không phải là loại bỏ hoàn toàn. Nó giống như một hiệp hội kinh tế do các quốc gia thành viên thoả thuận hạn ngạch sản xuất cho những hàng hoá nhất định. Ngoài ra, ASEAN còn nhằm những mục tiêu kinh tế vì tất cả các thành viên đều mang đặc trưng là những nền kinh tế định hướng thị trường và chống lại sự công kích chủ nghĩa cộng sản Việt Nam trong khu vực.

Người ta nghi ngờ về những hình thức hội nhập kinh tế và hiệp hội chính trị thuần tuý có thể trở thành hiện thực. Ngay cả khi nó xảy ra thì cũng không thể kéo dài lâu bởi vì cuối cùng thì các quốc gia khác nhau đều có những mục tiêu và tỉ lệ lạm phát khác nhau. Quan trọng hơn là không một quốc gia nào sẵn sàng từ bỏ chủ quyền quốc gia vì những lí do kinh tế. Khối EC, mặc dù đã có những bước tiến lớn, cũng đã gặp rắc rối do sự đối đầu giữa các quốc gia thành viên về vấn đề lợi ích quốc gia đối lập nhau.Trên cơ sở nhận thức của các thành viên EC về mức độ hợp tác và hội nhập lí tưởng, người ta thấy rằng có hai tư tưởng chính: tư tưởng của những người theo phe đa số và tư tưởng của những người theo phe thiểu số. Phe đa số bao gồm the Benelux staes, Italia, isrent, muốn cải cách ở mức tối đa. Phe thiểu số bao gồm Pháp, Tây Đức, Vương quốc Anh, là những quốc gia miễn cưỡng thực hiện những hi sinh cần thiết để đạt được mức độ hội nhập cao. Trong bất kỳ đề xuất chung nào, việc các quốc gia thành viên đều có quyền phủ quyết theo đó cần thiết phải có sự nhất trí hoàn toàn chứ không phải đa số phiếu trong quá trình ra quyết định đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Vì luật lệ của EC đòi hỏi các quốc gia thành viên tham gia các cuộc thảo luận thương mại như một nhóm nên bất kỳ thành viên nào cũng có thể gây trở ngại cho việc đàm phán với các quốc gia không phải là thành viên.

Liên bang Xô viết là một minh chứng khác cho những khó khăn trong việc hình thành một hiệp hội kinh tế hay chính trị thuần tuý. Theo đuổi mục tiêu chính trị của mình, U.S.S.R mong muốn mở rộng CMEA theo hướng hội nhập kinh tế và chính trị trong khi vẫn hạn chế thương mại của khối với phương Tây. Đường lối này đòi hỏi thương mại và việc định kế hoạch kinh tế được thống nhất hơn nữa nhằm phân chia thị trường phía Đông theo các ngành kinh tế. Mặc dù liên bang Sô viết thống trị khối liên minh phía Đông, nó vẫn vấp phải khó khăn trong việc buộc các quốc gia thành viên chấp nhận các quyết định thương mại và kinh tế của khối hay những khó khăn trong việc tạo ra một chính quyền siêu quốc gia nhằm quyết định quốc gia nào sản xuất cáI gì, thương mại được tiến hành ở đâu và các nhà máy sẽ được xây dựng ở đâu?

Người nghiên cứu thị trường phải chú ý đến những ảnh hưởng của hội nhập hay hợp tác kinh tế khu vực bởi vì môi trường cạnh tranh có thể thay đổi mạnh mẽ theo thời gian. Ngay từ khi bắt đầu, các chính sách thương mại mới nói chung phải có xu hướng ưu đãi các hãng kinh doanh trong nước.Thí dụ IBM đã phảI đối mặt với những vấn đề nảy sinh ở châu Âu là nơi mà các thành viên EC đã muốn bảo hộ công nghiệp máy tính của mình. Mặt khác, các hãng bên ngoàI có thể giành được lợi thế từ tình hình trên để vượt qua những rào cản mà một thành viên nhất định trong khối hợp tác kinh tế khu vực dựng nên. Trước thủ tục tiếp nhận phiền hà của Pháp, trước hết Nhật bản có thể chuyên chở VCRs đến Tây Đức trước khi vận chuyển tự do đến Pháp.

Vì môi trường kinh tế ưu đãi trong khu vực hợp tác mà các hãng gia tăng mong muốn môi trường đầu vào và môi trường cạnh tranh được tăng cường hơn nữa. Dường như là các hãng trong khu vực có khả năng cạnh tranh mạnh hơn nhờ có việc mở rộng thị trường trong nước, đưa đến kết quả là những nền kinh tế tốt hơn về qui mô. Các hãng ngoài khu vực đang phải đối mặt với việc vượt qua các rào cản thương mại, có thể thông qua việc hình thành những điều kiện sản xuất dễ dàng trong khu vực. Thí dụ isarent đã cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách đề cập đến việc nó là một thành viên của EC trong các chương trình quảng cáo. Hãng Nike của Mĩ đã có thể tránh được hàng rào thuế quan của EC bằng cách mở một nhà máy sản xuất ở isarent. Những nhãn mác nước ngoài mà không được hưởng những điều kiện sản xuất dễ dàng đều đã nhanh chóng nhận ra rằng sản phẩm của họ quá đắt ở EC.

Theo thời gian, khu vực sẽ tăng trưởng ngày càng nhanh nhờ những ảnh hưởng thương mại , những chính sách ưu đãi, và môi trường cạnh tranh đã tạo ra nhiều kích thích cho nền kinh tế. Tuy nhiên hợp tác kinh tế có thể đem đến thách thức cũng như cơ hội trong thị trường quốc tế. Thị trường được mở rộng mở ra nhiều tiềm năng có lợi hơn nhưng nó cũng có thể tạo ra một cảm giác về sự thông đồng (câu kết) khi các chi nhánh hay những người được cấp giấy phép được hưởng độc quyền trong những quốc gia thành viên nhất định. Kết quả dàI hạn có thể là sự chống độc quyền khu vực trong số các hãng mới hay những quốc gia không phảI là thành viên mong muốn thương mại trong phạm vi khu vực hội nhập một cách kinh tế.

Hợp tác kinh tế hoặc thúc đẩy hoặc cản trở thương mại quốc tế, tuỳ thuộc vào kết quả hợp tác đựoc nhìn nhận như thế nào? Đối với trường hợp hình thành của EC, người ta nhận thấy một sự gia tăng đáng kể trong số lường và tầm quan trọng tương đối của thương mại trong các ngành kinh tế giữa tất cả các đối tác hơn là sự gia tăng chuyên môn hoá giữa các lĩnh vực công nghiệp.Chiều hướng trên có ảnh hưởng đến mỗi thành viên của nhóm kinh tế trong việc thay đổi từ người cung cấp có hiệu quả nhất trên thế giới cho đến người cung cấp yếu nhất trong một khu vực kinh tế đặc biệt. Tây Ban Nha vào lúc gia nhập EC buộc phảI tăng thuế quan từ 20 lên 150 % đối với thóc lúa cho gia súc được trồng ngoài khu vực kinh tế. Kết quả là hành động trên đã đình chỉ việc nhập khẩu của Tây ban nha đối với ngô và lúa miến từ Mĩ.Do đó, và ảnh hưởng thực có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

Liệu hợp tác kinh tế có thể thúc đẩy toàn bộ môI trường thế giới vẫn còn là vấn đề phải bàn cãi. Một mặt, thương mại giữa các quốc gia thành viên tiến hành tự do hơn. Mặt khác, thương mại giữa những quốc gia trong và ngoài khu vực càng hạn chế hơn do các nước bên ngoài nhận thấy khó khăn hơn trong việc thâm nhập khu vực thương mại vì những rào cản thương mại. Nói tóm lại, người ta xem hợp tác khu vực như một dấu hiệu đầy hy vọng vào những khuyến khích thương mại mạnh mẽ hơn nữa sẽ được thực hiện trên toàn thế giới.

Việc lập kế hoạch một cách có hệ thống nhằm xác định những cơ hội xuất khẩu

Do sự hạn chế trong những học thuyết thương mại mà một học thuyết thường được xem như một cơ cấu tổ chức rõ ràng mà đơn thuần vạch ra thương mại trong những hoàn cảnh lí tưởng. Vì những học thuyết thương mại rất có ích cho những người nghiên cứu các cơ hội xuất khẩu nên các cơ cấu tổ chức phải được điều chỉnh nhằm lưu tâm hơn nữa đến những thay đổi trong việc thực hiện một cách rành mạch hơn.

Một bước khởi đầu tốt đẹp cho việc xác định các cơ hội xuất khẩu là việc nhận biết những hàng rào xuất khẩu. áp dụng phép phân tích, Bauerchmidr, Sullivan, và Gillespie đã nhận ra 5 nhân tố đi kèm với các rào cản thương mại, giống quan điểm của những uỷ viên ngành công nghiệp giấy của Mĩ. Đó là chính sách xuất khẩu quốc gia, khoảng cách thị trường cạnh tranh, sự thiếu vắng những cam kết trên lĩnh vực xuất khẩu, sự thúc ép về kinh tế từ phía ngoài (thí dụ như gía trị đồng đô la cao, chi phí vận chuyển cao…) và sự cạnh tranh mạnh mẽ. Bảng 2-7 cho thấy cách thức đối phó lại mỗi dạng của rào cản xuất khẩu. Các hãng của Mĩ ít nhất cũng quan tâm đến môi trường cạnh tranh. Việc các hãng đó đánh giá cao tầm quan trọng của nhân tố về sự thúc ép kinh tế ngoại sinh dường như hàm ý họ tin tưởng rằng họ không thể làm gì nhiều để tác động đến hoạt động xuất khẩu. Cũng không đáng ngạc nhiên khi thấy rằng đang thiếu vắng những cam kết trong hoạt động xuất khẩu.

Một kế hoạch có hệ thống sẽ cung cấp một cách tiếp cận thực tế cho việc đánh giá những cơ hội xuất khẩu đối với nhiều sản phẩm. Một kế hoạch như vậy sẽ đặc biệt có ích cho những quốc gia và những công ty với nhiều chủng loại sản phẩm ( thí dụ các công ty kinh doanh xuất khẩu va những tập đoàn đa quốc gia lớn). Một kế hoạch có hệ thống cũng rất hữu dụng cho các công ty nhỏ hơn trong việc nghiên cứu tính khả thi của việc xuất khẩu những sản phẩm của mình.

Nghiên cứu của Kilpatrick và Miller đã cố gắng xác định những đặc trưng nhằm phân biệt những ngành công nghiệp xuất khẩu thực và nhập khẩu thực ở Mĩ theo một cách thức hợp lí. Dựa trên kết quả đó, những đặc điểm quan trọng rút ra là mức thu nhập cho mỗi lao động cao hơn, giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản xuất cao hơn, và qui mô của nền kinh tế lớn hơn.

Avai cũng đã có bước tiếp cận tương tự. Dựa trên những số liệu thu thập trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm chế tạo trong 65 ngành công nghiệp ở isarent, Ayal đã cố gắng chứng minh rằng thành công trong lĩnh vực xuất khẩu của isarent có thể dự đoán trước thông qua những đặc trưng cố hữu trong công nghiệp được phản ánh trong cơ sở dữ liệu của các quốc gia phát triển khác ( trong trường hợp này là Mĩ). Những phát hiện đó chỉ ra rằng những nhân tố quyết định đến thành công của isarent trong lĩnh vực xuất khẩu là tỉ lệ kĩ năng cao, vốn trên từng lao động thấp, và qui mô kinh tế nhỏ.

Mối quan hệ giữa rào cản về thuế thấp và cường độ lao động yếu đã tỏ ra là không mạnh lắm.,hơn thế còn có thể dự đoán được, và cả hai thay đổi đó đều nhằm tăng cường sức mạnh dự báo.

Nghiên cứu gần đây của Schneeweis chú trọng đến những nhân tố quyết định trong nền thương mại Hoa kỳ. Theo những kết quả, việc sáng chế, nghiên cứu và phát triển và những giá trị gia tăng trên mỗi công nhân đều ảnh hưởng quan trọng đến tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu trong các ngành kinh tế. Những đơn vị kinh doanh với tỉ lệ xuất khẩu cao đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp không tiêu dùng được đặc trưng bởi sự phát triển năng suất lao động và sản phẩm. Mặt khác, tỉ lệ nhập khẩu cũng liên quan một cách tiêu cực đến giá trị gia tăng trên mỗi lao động, bằng sáng chế và cường độ vốn. Do đó, các đơn vị kinh doanh với nhiều lao động hoặc vốn, năng suất lao động cao hơn có sự cạnh tranh nhập khẩu thấp hơn và doanh số xuất khẩu tương đối cao. Hơn nữa, nghiên cứu và phát triển thường đi kèm với quảng cáo và độc quyền tạm thời.Cũng như vậy, sự không hoàn hảo của thị trường như bằng độc quyền hay trợ cấp khuyến khích xuất khẩu trong khi cô lập các đơn vị khỏi hoạt động nhập khẩu. Cuối cùng, qui mô kinh tế là một điều kiện ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất.

Ngoài ra còn có những nhân tố mang tính quyết định khác trong quá trình hoạt động. Lecraw đã phân tích những nhân tố xác định đó của 153 công ty xuyên quốc gia trong 6 lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhẹ ở Indonexia, Philippin, Malayxia, Singapore, và Thailand. Bài phân tích đã phát hiện ra rằng khả năng thu nhiều lãi của các hãng liên hệ một cách tích cực đến quảng caó, cường độ nghiên cứu và phát triển, thuế quan và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường cũng như thị phần của 2 hãng lớn nhất trong ngành kinh doanh. Lãi suất có xu hướng giảm khi tồn tại những đặc trưng sau:(1) sự gia tăng về thị phần của một hãng lớn thứ 3 trong nền kinh tế (2) sự gia tăng trong quá trình thâm nhập thị trường nhập khẩu (3) sự tăng trưởng trong doanh số của các hãng (4) sự gia tăng số lượng các quốc gia nội địa trong các tập đoàn đa quốc gia của nền kinh tế.

Một cách tiếp cận khác liên quan đến việc xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu, không kể tuyệt đối hay tương đối, xem như một chỉ số của cơ hội kinh doanh. Giá trị của phương pháp này nằm ở tinh dễ hiểu của nó. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh khi doanh thu của năm lấy làm gốc là nhỏ bởi vì bất cứ một sự gia tăng nào hầu như cũng bị phóng đại về mức độ quan trọng của nó. Kết quả là người ta đã cường điệu những cơ hội kinh doanh cho các sản phẩm được xem xét ở qui mô doanh thu kỳ gốc nhỏ. Do vậy, việc tin cậy mạnh mẽ vào sự thay đổi ròng trong doanh số từng năm riêng lẻ có thể không đáng tin cậy.

Phân tích thị phần thay đổi có thể giải quyết những vấn đề đi kèm với phương pháp mức tăng trưởng doanh số. Phân tích thị phần thay đổi nhấn mạnh đến sự thay đổi trong thị phần thị trường qua thời gian cuả các quốc gia nhập khẩu.Sự thay đổi thực biển hiện sự khác nhau giữa tăng trưởng thực và tăng trưởng dự kiến của mỗi thành viên (tức là liệu tỉ lệ tăng trưởng của một quốc gia thành viên có cân bằng với tỉ lệ tăng trưởng trung bình của nhóm hay không). Nhìn chung, phương pháp phân tích dựa trên sự thay đổi về tỉ lệ có xu hướng loại bỏ những sản phẩm với tỉ lệ tăng trưởng thấp, với điều kiện thị trường chín muồi hoặc bão hoà, với mối quan hệ người bán _người mua hiện tại và sự cạnh tranh gia tăng trong thị trường hiện nay bất kể những sản phẩm đó có thể hứa hẹn triển vọng trong tương lai theo phương pháp tăng trưởng doanh thu.

Mặc dù mỗi cách tiếp cận đều hữu ích cho quá trình xác định những cơ hội xuất khẩu thì một vài dự đoán là hợp lệ. Mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định và khả năng dự đoán của phương pháp này hay phương pháp khác chỉ có thể áp dụng cho những dữ liệu lịch sử theo thời điểm xem xét hệ thống. Khi áp dụng, các phương pháp này nên được xem xét trong mối tương quan với phương pháp khác vì những kết quả tổng hợp sẽ đáp ứng sự gia tăng độ tin cậy trong các dự đoán về hoạt động thương mại tiền năng.

Tổng kết


Đối với các quốc gia muốn tiến hành buôn bán với một nước khác,hoạt động của quốc gia đó khi có thương mại phải tốt hơn khi không tiến hành các hoạt động thương mại. Những nguyên tắc cơ bản của lợi thế tuyệt đối và tương đối giải thích cách thương mại có thể gíup các quốc gia tăng cường sự thịnh vượng của mình thông qua chuyên môn hoá. Thương mại cho phép một quốc gia tập trung vào sản xuất những sản phẩm với tiềm năng tốt nhất cho quá trình tiêu dùng cũng như xuất khẩu của quốc gia đó, kết quả của việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.

Chi phí sản xuất tuyệt đối không ảnh hưởng như những chi phí tương đối khác đến quá trình quyết định liệu thương mại có nên tiến hành và sản phẩm nào sẽ xuất khẩu hay nhập khẩu. Về cơ bản, một quốc gia có thể chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh tương đối cao nhất. Nếu lợi thế so sánh không tồn tại thì cũng sẽ không có thương mại, vì không có sự khác nhau trong chi phí sản xuất có liên quan giữa hai quốc gia (tức là tình huống cân bằng lợi thế tương đối.

Lợi thế so sánh không phải được xác định duy nhất thông qua lao động mà còn thông qua các nhân tố khác của quá trình sản xuất cần thiết để sản xuất ra sản phẩm được nói tới. Lợi thế này thường được quyết định bởi sự dư thừa một nhân tố sản xuất nhất định của quốc gia. Do vậy, một quốc gia sẽ có lợi thế trong việc xuất khẩu một sản phẩm yêu cầu nhân tố dư thừa như một đầu vào sản xuất chủ yếu.

Các học thuyết thương mại mặc dù mang tính hữu ích song chỉ giải thích đơn giản các quốc gia nên làm gì hơn là miêu tả những hành động mà các quốc gia thực sự phải làm. Một hình mẫu thương mại lí tưởng dựa trên những học thuyết đó có liên quan đến lợi thế so sánh và vấn đề cung cấp vốn thường xa rời mạnh mẽ thực tiễn thương mại . Do đó cần thiết phải điều chỉnh các học thuyết để giải thích sự khác biệt do những thay đôỉ khác thường gây ra. Thí dụ mức thu nhập cao của các nước công nghiệp phát triển có thể tạo ưu đãi cho những sản phẩm chất lượng cao mà LDCs không có khả năng cung cấp. Hơn thế, những hạn chế thương mại, là chuẩn mực hơn là ngoại lệ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến qui mô và phương hướng của thương mại, và bất cứ nghiên cứu nào nếu thiếu việc đưa thuế quan, hạn ngạch, và các rào cản thương mại khác vào xem xét thì đều không hoàn chỉnh.



Có thể vấn đề quan trọng nhất trong các học thuyết thương mại cổ điển là sự thất bại của họ trong việc hợp nhất các hoạt động marketing vào quá trình phân tích. Sự không hợp lí là ở chỗ giả định rằng thị hiếu của người tiêu dùng là đồng nhất trên các thị trường của quốc gia và những thị hiếu đó có thể được thoả mãn tối đa bằng những hàng hoá đồng nhất. Những hoạt động marketing như phân phối và xúc tiến kinh doanh bổ sung giá trị cho sản phẩm và thành công của sản phẩm thường được quyết định thông qua việc lập và thực hiện những hoạt động đó.

Câu hỏi

  1. Thương mại có phải là một trò chơi có kết quả bằng 0 hoặc dương?

  2. Hãy giải thích

  1. nguyên tắc cơ bản của lợi thế tuyệt đối

  2. nguyên tắc cơ bản của lợi thế tương đối

  1. Liệu có thể có thương mại nếu

  1. một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm so với đối tác của nó.

  2. tỉ lệ trao đổi nội địa của một quốc gia hoàn toàn giống so với quốc gia khác?

  1. Học thuyết về vốn cung cấp?

  2. Giải thích Leontief Paradox?

  3. Thảo luận về giá trị và hạn chế của các học thuyết thương mại.

  4. Phân biệt giữa:

  1. khu vực thương mại tự do

  2. liên minh thuế quan

  3. thị trường thông thường

  4. liên minh kinh tế

  5. liên minh chính trị

  1. Hợp tác kinh tế sẽ thúc đẩy hay kiềm chế thương mại?

  2. Giải thích ngắn gọn những phương pháp xác định cơ hội xuất khẩu

  1. Phương pháp tăng trưởng doanh thu

  2. Phương pháp phân tích tỉ lệ thay đổi


Thảo luận

  1. Nêu những sản phẩm hay lĩnh vực công nghiệp mà Mĩ có cũng như không có lợi thế so sánh?

  2. Tại sao lại có lợi cho một nước Mĩ với nguồn vốn rồi rào và nguồn lực giàu có khi tham gia thương mại với các quốc gia khác?

  3. Đối với một quốc gia có chi phí lao động cao, làm thế nào để quốc gia đó có thể chứng tỏ tính cạnh tranh xuất khẩu của mình?

  4. Giải thích cách thức mà Mĩ có thể…trong lợi thế so sánh?

Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương