1. Kết quả nghiên cứu ban đầu về động vật có xương sống trên cạn ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội 97


Đặc điểm thành phần loài động vật không xương sống sông Đáy, sông Nhuệ (thuộc địa phận tỉnh Hà Nam)



tải về 343.44 Kb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích343.44 Kb.
#31619
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

18. Đặc điểm thành phần loài động vật không xương sống
sông Đáy, sông Nhuệ (thuộc địa phận tỉnh Hà Nam)

Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Xuân Quýnh, Ngô Xuân Nam,
Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thanh Sơn

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Kết quả nghiên cứu thành phần loài động vật không xương sống (ĐVKXS) sông Đáy, sông Nhuệ thuộc địa phận tỉnh Hà Nam từ năm 2005 đến 2007 đã ghi nhận được 206 loài, 82 họ, 29 bộ, 12 lớp thuộc 7 ngành: Rotatoria, Arthropoda, Tardigrada, Coelenterata, Mollusca, Nematoda và Annelida. Thành phần loài chủ yếu là các loài phân bố rộng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và bảo tồn. Số lượng loài ĐVKXS thu được ở sông Nhuệ là 143 loài, 57 họ; sông Đáy là 201 loài, 82 họ. Tỷ lệ các loài có khả năng chống chịu với ô nhiễm hữu cơ ở sông Nhuệ cao hơn so với sông Đáy. Các loài có giá trị khai thác và ít khả năng chống chịu có mặt ở sông Đáy nhiều hơn sông Nhuệ. Số lượng loài có sự suy giảm qua các năm thu mẫu, năm 2005 là 162 loài, năm 2006 là 155 loài và năm 2007 là 144 loài. Số loài có giá trị kinh tế như trai, ốc có chiều hướng giảm đi. Còn các loài được xem là chỉ thị cho môi trường nước đang bị ô nhiễm hữu cơ như giun ít tơ, ấu trùng Chironomidae có chiều hướng tăng lên.

Some characteristics of the invertebrate species composition
of the Day and Nhue rivers (then lengths in Ha Nam province)

Nguyen Quang Huy, Nguyen Xuan Quynh, Ngo Xuan Nam,

Nguyen Thai Bình, Nguyen Thanh Son

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

For three years (from 2005 to 2007), the investigated result revealed invertebrate species composition of the Day and Nhue rivers (the lengths in Ha Nam province) consisting of 206 species, 82 families, 29 orders, 12 classes of 7 phyla: Rotatoria, Arthropoda, Tardigrada, Coelenterata, Mollusca, Nematoda and Annelida. That composition showed the characteristics of the invertebrate fauna of the northern low flat plain of Vietnam represented by most wide-distribution species. Among these species, many were estimated by the high value of exploitation and conservation. The species number of the Nhue river was 143 species and 57 familes, where as that of the Day river was 201 species and 82 families. The Nhue river possessed a higher number of tolerant species than that of the Day river. Otherwise, the Day river had more species with high exploitation value and low tolerability. By year, the species number showed a reduction, e.g. 162 species recorded in 2005, downing to 155 species in 2006 and only 144 species in 2007. The economic-valued species, such as gastropods and bivalves, tent to decrease quantitatively and qualitatively. On the other hand, the number of tolerant species, such as Chirnonomidae larvae and Oligochaeta, changed in an opposite manner.

19. Nghiên cứu khả năng phân hủy poly caprolactone
ở nhiệt độ 50oC bởi chủng vi khuẩn chịu nhiệt phân lập từ đất

Nguyễn Quang Huy, Trịnh Thị Vân Anh

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Tình hình ô nhiễm rác thải trong đó có ô nhiễm rác thải từ các sản phẩm nhựa, túi ni lông ở Việt Nam là rất nghiêm trọng. Hiện nay trong nước đã có một số kết quả nghiên cứu bước đầu về việc phân lập và đánh giá khả năng phân huỷ các polymer sinh học như poly( L-lactic) (PLA), poly(D-3-hydroxybutyrate) (PHB), poly (-caprolactone) (PCL) của các chủng vi sinh vật bản địa. Bài báo này trình bày việc phân lập và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý sinh hoá của chủng vi khuẩn chịu nhiệt B1phân lập từ mẫu đất ô nhiễm ở Hà Nội có khả năng phân hủy PCL ở nhiệt độ 50oC.

Ở điều kiện nhiệt độ 50oC, chủng B1 có khả năng phát triển và phân hủy được một số loại polyester như PLA, PHB nhưng đặc biệt có khả năng phân hủy mạnh đối với PCL. Chủng B1 phân hủy trên 81% khối lượng PCL bổ sung vào môi trường sau 20 ngày nuôi cấy lắc ở nhiệt độ 50oC.

Các đặc điểm hình thái, sinh lý sinh hóa cho thấy chủng B1 thuộc chi Bacillus. Kết quả giải trình tự đoạn gen 16S ARNr cho thấy chủng B1 có độ tương đồng 99,9% (1488/1490 bp) với đoạn trình tự gen này của chủng Brevibacillus agri AB 112716. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu việc tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấy của chủng B1 nhằm nâng cao hiệu quả phân hủy PCL cũng như các polyester khác.

Study on degradation of poly caprolactone (PCL) at 50oC
by thermotolerant bacteria isolated from soil

Nguyen Quang Huy, Trinh Thi Van Anh

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU



A thermotolerant bacterium strain B1 degrading poly (-caprolactone) (PCL) was isolated from a soil sample obtained in Hanoi region. Under this temperature condition, the strain grew and degraded some polyesters such as poly (L- lactic acid) (PLA), poly (D-3-hydroxybutyrate) (PHB). During the time of cultivation, dissolved total organic carbon (TOC) concentration in the medium changed according to the growth stage. After 20 days of cultivation, strain B1 degraded more than 81% PCL added in the culture at 50oC. Based on morphological, biochemical characteristics and 16S rRNA gene sequence analysis, this bacterium was identified as Brevibacillus agri which has an optimum growth temperature of around 50oC.



20. Ứng dụng phương pháp LAMP phát hiện nhanh vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá Tra Việt Nam

Trần Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Trung2, Trương Nam Hải2

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

E. ictaluri - trực khuẩn ngắn Gram âm (đường kính 1um, dài 2-3 um), không di động, không sinh bào tử, không sinh indol và H2S, urease âm tính, catalase dương tính, có khả năng gây tan huyết và có khả năng phân giải chondroitin sulphate, hiện được xem là một trong những tác nhân chính gây bệnh trên cá, gây hoại tử một số cơ quan như gan, thận, tì tạng và não cá gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi cá ở nhiều quốc gia Thế giới trong đó có Việt nam. Những năm gần đây bệnh này đã gây thiệt hại rất lớn cho các hộ làm nghề nuôi cá Tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Phát hiện sớm tác nhân gây bệnh gan thận mủ là rất cần thiết cho việc kiểm soát dịch bệnh và giảm sự thiệt hại về kinh tế. Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để phát hiện tác nhân gây bệnh bao gồm các phương pháp truyền thống và chẩn đoán phân tử. Hầu hết các phương pháp truyền thống đều dựa trên đặc điểm hình thái, phân lập vi sinh vật, đặc điểm mô học và các test huyết thanh học (ví dụ ELISA)...Chẩn đoán phân tử bao gồm các phương pháp như PCR hoặc real time PCR hiện đang được sử dụng như một công cụ chẩn đoán phổ biến dựa trên khuếch đại một trình tự DNA. Mặc dù các phương pháp trên đều nhạy và cho kết quả chính xác nhưng đều phức tạp và tốn nhiều thời gian

Những năm gần đây, Notomi và cộng sự đã phát triểnmột phương pháp khuếch đại DNA mới được gọi là LAMP (khuếch đại đẳng nhiệt tạo DNA mạch vòm) để nhân một đoạn gen đích. LAMP là một phương thức tự tổng hợp DNA cực nhạy với sự hỗ trợ của DNA polymerase có hoạt tính tự tách chuỗi cao và một bộ mồi gồm mồi trong và mồi ngoài được thiết kế đặc hiệu. Để phát hiện vi khuẩn E. ictaluri, một bộ gồm 4 mồi(B3, F3, FIP, BIP) đã được thiết kế dựa trên trình tự gen eip18 của vi khuẩn E. ictaluri có độ tương đồng thấp với gen của các vi khuẩn họ hàng khác. Sau khi khuếch đại bằng phương pháp LAMP, kích thước băng DNA cơ sở vào khoảng 230 bp và khoảng 480 bp khi được khuếch đại bằng phương pháp PCR. Điều kiện tối ưu để thực hiện phương pháp LAMP phát hiện vi khuẩn là 50 phút ở 60oC. Kết quả cho thấy, không phát hiện thấy gen eip18 được khuếch đại ở vi khuẩn họ hàng khác (ví dụ: E. tadar) ngoại trừ E. ictaluri ATCC 33202 and E5 (Việt Nam). Sản phẩm khuếch đại dễ dàng được quan sát bằng mắt thường trên cơ sở biến đổi màu của SYBR Green I từ màu vàng sang màu xanh (phản ứng dương tính) được bổ sung vào sau phản ứng. Đây là một trong những báo cáo đầu tiên về việc ứng dụng phương pháp LAMP trong chẩn đoán bệnh do vi khuẩn (ví dụ: Edwardsiella ictaluri) ở cá tra tại Việt Nam.



tải về 343.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương