1. Kết quả nghiên cứu ban đầu về động vật có xương sống trên cạn ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội 97


Kết hợp các chỉ thị hình thái, ADN và hóa học trong nghiên cứu phân loại, định hướng bảo tồn và góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu có nguồn gốc từ một số loài cây thuốc ở Việt Nam



tải về 343.44 Kb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích343.44 Kb.
#31619
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

25. Kết hợp các chỉ thị hình thái, ADN và hóa học
trong nghiên cứu phân loại, định hướng bảo tồn
và góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu có nguồn gốc
từ một số loài cây thuốc ở Việt Nam

Đinh Đoàn Long1, Nguyễn Cẩm Dương1, Trần Thị Thùy Anh1,
Hoàng Hải Yến1, Nguyễn Bích Thu2, Nguyễn Văn Tập2, Phạm Thanh Huyền2

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện Dược Liệu, Bộ Y Tế

Nhằm đánh giá mức độ đa dạng di truyền và góp phần phân biệt được dược liệu từ các loài cây thuốc phục vụ công tác phân loại, bảo tồn và tiêu chuẩn hóa, chúng tôi đã tiến hành kết hợp 3 chỉ thị bao gồm: chỉ thị hình thái, chỉ thị ADN và chỉ thị hóa học ở một số loài cây thuốc khác nhau thuộc chi Panax (gồm Sâm Việt Nam - P. vietnamensis, Sâm vũ diệp - P. bipinnatifidus và Tam thất hoang - P. stipuleanatus), chi Acanthopanax (gồm Ngũ gia bì gai - A. gracilistylus và Ngũ gia bì hương - A. trifoliatus).

Kết quả cho thấy các loài thuộc chi Panax có mức độ đa dạng di truyền không cao. Vì vậy, công tác bảo tồn nguồn gen của chúng là một việc làm cấp thiết. Loài Ngũ gia bì hương hiện có diện tích phân bố hẹp nên việc bảo tồn loài cây này cũng cần được quan tâm tương tự. Trong các loài cây thuốc được điều tra, các quần thể Ngũ gia bì gai có sự đa dạng di truyền khá cao. Chính vì vậy, bên cạnh công tác bảo tồn, các công tác chọn, tạo giống và nhân giống nhằm mục tiêu tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu làm thuốc từ các loài cây thuốc này là một việc làm cần quan tâm. Bên cạnh những đặc điểm về mặt hình thái, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tìm thấy nhiều chỉ thỉ hóa học, cũng như chỉ thị ADN cho phép phân biệt được các loài khác nhau trong cùng chi, thậm chí giữa các dạng hình thái khác nhau trong cùng loài.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, việc kết hợp các chỉ thị hình thái, hóa học và ADN là hiệu quả và có ý nghĩa trong việc phân loại và đánh giá đa dạng sinh học nhằm định hướng bảo tồn, chọn tạo giống cũng như tiêu chuẩn hóa nguồn dược liệu.



Using a combined approach of morphological, biochemical and genomic DNA analyses in discrimination, conservation and standardization of herbal products derived from selected Vietnamese medicinal plants

Dinh Doan Long1, Nguyen Cam Duong1, Tran Thi Thuy Anh1,
Hoang Hai Yen1, Nguyen Bich Thu2, Nguyen Van Tap2, Pham Thanh Huyen2

1Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

2National Institute of Medicinal Materials, Ministry of Health

Herbal drugs are widely used in Vietnam. In recent years, the use of herbal materials for treatment and health maintenance has been on the rise. Nevertheless, their efficacy is dependent on the use of the correct material. Traditionally, medicinal materials are identified by their organoleptic characteristics and physical properties such as shape, color, texture, and odor. However, the differences among related species or their products are sometimes not obvious. Unique chemicals may serve as important markers for authentication, but chemical markers may be affected by the physiological and storage conditions. In the other hand, with the advancement of molecular technology, DNA markers have now become a convenient means for species identification. To develop a reproducible method for assessment of genetic polymorphism and rapid discrimination of medicinal materials derived from Panax vietnamensis, P. bipinnatifidus, P. stipuleanatus, Acanthopanax gracilistylus and A. trifoliatus, in this study, we applied combined approach of morphological, biochemical and genomic DNA analyses to the randomly collected samples of each species.

The results reveals that a low degree of genetic diversity in Panax species within currently existing populations. Therefore, the conservation of these plants is urgently necessitated. A. gracilistylus, a medicinal plant exhibiting a very restricted area of distribution, also requires continuous attempts of conservation. Alternatively, a high level of genetic polymorphism was observed for the existing populations of A. trifoliatus. Thus, this supports that attention should be paid to standardization procedures for improvement of herbal drugs derived from these medicinal plant.

Our study also supports that the complementary combination of morphological characters, biochemical and DNA-based markers could be applied not only to rapid assessment of genetic polymorphism in these plants, but potentially also to authentication of the medicinal materials derived from them. Concurrently, the study results reveal that a workplan for conservation as well as standardization herbal products derived from Vietnamese medicinal plants is necessitated.

26. Tần số alen thuộc một số gen mã hóa protein thụ thể
và enzym chuyển hóa thuốc ở người Việt Nam

Đinh Đoàn Long, Nguyễn Anh Lương, Nguyễn Thị Hồng Vân,
Trần Thị Thùy Anh, Nghiêm Thị Phương Lê, Phạm Thị Hồng Nhung

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Đa hình đơn nucleotide (SNP) là dạng đa hình di truyền phổ biến nhất ở các quần thể người đương thời. Đây là một đối tượng nghiên cứu trọng tâm của di truyền học dược lý-phân môn của di truyền học chuyên tìm hiểu mối quan hệ giữa các dạng đa hình di truyền ở người và hiệu quả sử dụng và đáp ứng thuốc của cơ thể. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm xác định sự xuất hiện và tần số alen của 8 SNP thuộc 3 gen OPRM1, HRH2 và NAT2. Đây là các gen tương ứng mã hóa cho các thụ thể µ-opioid (MOR), histamine h2 (H2R), vốn là đích tác dụng dược lý quan trọng của nhiều nhóm thuốc và enzym N-acetyltransferase 2 (NAT2) là một enzym giải độc. MOR là đích tác dụng chính của các hợp chất nhóm opiate (như morphine), có mối quan hệ trực tiếp đến giảm đau, điều trị đau nhưng đồng thời có nguy cơ gây phụ thuộc thuốc và nghiện thuốc; H2R phân bố ở não, thành dạ dày; thụ thể này liên quan đến các bệnh viêm loét đường tiêu hóa, bệnh tâm thần phân liệt; và enzym NAT2 có tác dụng giải độc bằng cách biến đổi độc lực của thuốc đối với cơ thể cùng các hóa chất độc hại sử dụng trong công nghiệp.

8 SNP ở các gen nghiên cứu đã được xác định bằng kỹ thuật PCR-RFLP trên ADN hệ gen từ 100 người Việt Nam. Tần số alen của các SNP 17C/T, 118A/G, IVS2+691C/G (gen OPRM1), 543G/A, 649A/G (gen HRH2), 481C/T, 590G/A và 857G/A (gen NAT2) lần lượt là 1,00/0,00, 0,62/0,38, 0,75/0,25, 0,95/0,05, 1,00/0,00, 0,98/0,02, 0,87/0,13 và 0,75/0,15. Tần số các SNP xác định được trong nghiên cứu này phản ảnh sự tương đồng về tần số alen tại các locut gen nghiên cứu giữa người Việt Nam với một số quần thể người châu Á khác đã được công bố trước đây. Các locut SNP có tính đa hình cao trong quần thể (như SNP 118A/G, IVS2+691C/G, 590G/A và 857G/A) sẽ là những locut gen có giá trị thông tin, rất đáng quan tâm trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các dạng đa hình di truyền với hiệu quả sử dụng thuốc và đáp ứng thuốc ở người Việt Nam trong tương lai.



tải về 343.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương