1. Kết quả nghiên cứu ban đầu về động vật có xương sống trên cạn ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội 97


Sự đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh



tải về 343.44 Kb.
trang20/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích343.44 Kb.
#31619
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

44. Sự đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật
ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Nguyễn Trung Thành1, Đinh Trần Tân2

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Thanh Trì, Hà Nội

Kết quả nghiên cứu và ghi nhận bước đầu về hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh thu được gồm 5 ngành thực vật bậc cao có mạch với tổng số loài 658 loài thuộc 399 chi và 137 họ. Sự đa dạng thành phần loài ở bậc họ và chi đã được xác, kết quả thu được các họ Thầu dầu - Euphorbiaceae (49), Dâu tằm - Moraceae (28), Long não - Lauraceae (23), Cau - Arecaceae (23) và Cam - Rubiaceae (23). Số chi giàu loài gồm Sung - Ficus (23), Mây - Calamus (10), Dẻ cau - Lithorcarpus (8), Hoàng thảo - Dendrobium (8), Bứa - Garcinia (6), Côm - Elaeocarpus (6), Long não - Cinnamomum (6) và Màng tang - Litsea (6). Phổ dạng sống của các loài đã được phân tích trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất - phanerophytes 463 (70.36%), chồi sát mặt đất - chamaephytes 52 (7.90%), chồi ẩn - cryptophytes 41 (6.23%), chồi nửa ẩn - hemicryptophytes 64 (9.73%), cây một năm - therophytes 27 (4.10%) và 11 loài thiếu thông tin chưa được xác định. Theo danh lục thực vật của IUCN về các đặc hữu loài cần bảo vệ đã xác định được 26 loài (3.95%), trong đó 11 loài (1.67%) được xác định mức hiếm gặp.

The Flora of Vu Quang National Park, Ha Tinh province

Nguyen Trung Thanh1, Dinh Tran Tan2

1Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

2Forestry of Inventory Planting Institute, Thanh Tri, Hanoi

This study was carried out to determine the flora of Vu Quang National Park, Ha Tinh province. In this research, conducted between 2007 and 2009, 2210 plant specimens were collected from the research area, and 658 taxa (at specific and intraspecific ranks) belonging to 399 genera and 137 families were reported. The large families are Euphorbiaceae (49 taxa), Moraceae (28 taxa), Lauraceae (23 taxa), Arecaceae (23 taxa), and Rubiaceae (23 taxa). The large genera are Ficus (23), Calamus (10), Lithorcarpus (8), Dendrobium (8), Garcinia (6), Elaeocarpus (6), Cinnamomum (6) and Litsea (6). The life form spectrum of the taxa was as follows: phanerophytes 463 (70.36%), Chamaephytes 52 (7.90%), cryptophytes 41 (6.23%), hemicryptophytes 64 (9.73%), therophytes 27 (4.10%) and 11 (1.672%) are unknown, respectively. The number of endemic plants found was 26 (3.95%), while 11 (1.67%) rare plants, whose threat categories according to IUCN were added to floristic list, were found.



45. Mười năm nghiên cứu Đa dạng sinh học lưỡng cư bò sát
tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vũ Ngọc Thành1, Thomas Ziegler2

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Vườn thú Cologne, CHLB Đức

Dựa trên kết quả nghiên cứu tại thực địa, T.Ziegler, Vũ Ngọc Thành và cộng sự đã bổ sung 9 loài rắn mới chia từng được ghi nhận cho khu hệ bò sát của Phong Nha - Kẻ Bàng, nâng số loài bò sát tại đây lên 59 loài. Hiện tại số loài rắn phát hiện tại Vườn Quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng trong nghiên cứu này chiếm tới 70% các loài rắn được phát hiện trong thập kỷ qua trên toàn Việt Nam. Bổ sung vào nghiên cứu này, Hendrix và các cộng sự đã cập nhật một danh sách ếch nhái cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với 5 loài mới ghi nhận cho vùng rừng trên núi đá vôi. Theo kết quả của các tác giả này, 47 loài ếch nhái được ghi nhận tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chiếm 30% khu hệ ếch nhái của toàn Việt Nam. Các tác giả đã mô tả 12 loài lưỡng cư, bò sát mới trong khu vực bị cách ly về mặt địa lý này trong thập kỷ qua.



Ten year study of Biodiversity of Herpetology
in Phong Nha-Ke Bang National Park

Vu Ngoc Thanh1, Thomas Ziegler2

1Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

2Cologne Zoo, Germany

As the result of further field work, Thomas Ziegler, Vu Ngoc Thanh et al. added nine formerly not yet recorded species to the region's karst forest snake fauna, thus increasing the total number of snakes known from Phong Nha - Ke Bang to 59 species. The recent snake discoveries from Phong Nha - Ke Bang represent more than 70 % of the last decade’s snake discoveries from the whole Vietnam. Moreover, Hendrix et al. provided an updated anuran list for the Phong Nha - Ke Bang NP, in which five species were recorded for the first time from that karst forest area. According to these latter authors, a total of 47 anuran species are known for Phong Nha - Ke Bang NP, comprising 30% of the whole Vietnam’s anuran fauna. We so far described 12 new amphibian and reptilian taxa from this geographically isolated area in the past decade.



46. Sử dụng dịch chiết thực vật làm nguồn dinh dưỡng
thay thế trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn

Tạ Bích Thuận, Vương Diệu Linh, Trương Văn Long, Võ Thị Thương Lan

Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Trong những năm gần đây, nghiên cứu tìm ra những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên có khả năng thay thế các thành phần trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật, được xem là đối tượng có vai trò then chốt trong công nghệ sinh học đang được các nhà khoa học quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam, cho đến nay, việc triển khai các nghiên cứu theo hướng này vẫn còn rất hạn chế. Bởi vậy, bước đầu chúng tôi đã sử dụng dịch chiết thực vật (PET) làm nguồn dinh dưỡng thay thế các thành phần trong môi trường Luria-Bertani (LB) là môi trường cơ bản cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của vi khuẩn và có vai trò quan trọng trong sinh học thực nghiệm. Kết quả cho thấy dịch chiết PET 0,5% có khả năng thay thế hoàn toàn thành phần trypton và một phần thành phần cao nấm men trong môi trường dinh dưỡng LB. Việc bổ sung dịch chiết PET vào môi trường nuôi cấy LB đã tạo nên môi trường dinh dưỡng mới có hàm lượng trypton và cao nấm men giảm đi ½ so với môi trường chuẩn. Sinh khối khi dùng môi trường dinh dưỡng mới để nuôi cấy các chủng vi khuẩn sản xuất protein tái tổ hợp như enzym lipase hoặc cecropin kháng khuẩn đều cho kết quả tốt.Với các kết quả thu được một lần nữa chứng minh các hợp chất tách chiết từ thực vật ở Việt Nam có khả năng thay thế các thành phần trong môi trường dinh dưỡng LB và mở ra triển vọng áp dụng lớn đối với các môi trường hiện được sử dụng phổ biến trong công nghệ sinh học.

Use of plant extract as nutritional source
for bacterial culturing medium

Ta Bich Thuan, Vuong Dieu Linh, Truong Van Long, Vo Thi Thuong Lan

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

This study aims at using plant extract (PET) to replace nutrients in a growth medium for bacteria has created new nutritive medium, which has reduced nutritive factors such as yeast extract and tryptone ½ compared to standard Luria Bertani (LB) medium. When using 0.5% plant extract to create a new nutrition medium that helped to increase the biomass of E. coli to 114%, and to reduce the cost of culturing medium to 24%. When using replaceable nutritive medium for detecting lipase enzyme and cecropin antibacterial peptide, we found that the recombinant proteins are higher in replaceable nutritive medium than in standard LB medium. The results have shown the PET has high potential medium useful in biotechnology and food processing industry to increase the biomass as well as the recombinant products.

47. Nghiên cứu khả năng sinh cồn của các chủng nấm men
từ nguyên liệu cây cao lương nhằm ứng dụng
trong sản xuất xăng sinh học

Phạm Thị Huyền Trang, Mai Thị Đàm Linh, Bùi Phương Thuận

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Năng lượng nói chung và nhiên liệu dùng cho công nghiệp, giao thông vận tải nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng hóa thạch lại gây ô nhiễm môi trường nặng nề, gây ra hiệu ứng nhà kính dẫn đến nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy việc sử dụng những nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo được, bền vững, mang lại lợi nhuận, an toàn và tiện lợi là rất cần thiết. Hiện tại có nhiều nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời…trong đó năng lượng sinh học hiện được quan tâm nhiều nhất. Năng lượng sinh học với nhiều ưu điểm đáng kể về mặt môi trường, xã hội và kinh tế như: giảm khí thải độc hại và khí nhà kính, đặc biệt là có khả năng tái tạo được. Hơn nữa, việc canh tác để có nguồn nguyên liệu tạo ra cơ hội việc làm mới ở các vùng nông thôn, góp phần phát triển nông nghiệp và phát triển xã hội bền vững. Trong số các nguyên liệu dùng trong sản xuất xăng sinh học, cao lương là một loại cây trồng năng lượng được quan tâm hàng đầu. Theo ICRISAT, sản xuất etanol từ cao lương mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với các loại cây nguyên liệu khác vì chi phí đầu vào rẻ hơn đáng kể so với ngô lúa mỳ và mía.

Trong nghiên cứu này, 98 chủng nấm men đã được phân lập từ 23 mẫu bánh men và bột men có thể sinh trưởng và tạo cồn trên dịch chiết cây cao lượng. Dựa vào phương pháp sử dụng bình lên men và bình Elgol, đã tuyển chọn được 3 chủng nấm men có khả năng sinh cồn cao nhất với nguyên liệu từ cây cao lương. Nghiên cứu các điều kiện sinh trưởng, 3 chủng nấm men này sinh trưởng và tạo cồn tốt nhất ở 30oC, pH 6, nồng độ đường là 15oBx, tỷ lệ tiếp giống là 2x107tb/ml, nồng độ cồn thu được đều đạt trên 9% (w/v). Khi nâng thể tích lên men lên cao hơn (1 lit), chủng nấm men H12A.4 thể hiện khả năng lên men tốt nhất, có thể ứng dụng vào các quá trình lên men quy mô lớn hơn trong sản xuất xăng sinh học từ cây cao lương.

Isolation and selection of indigenous yeast strains
for alcoholic fermentation from stalk sweet sorghum juice applied to bio-ethanol prodution

Pham Thi Huyen Trang, Mai Thi Dam Linh, Bui Phuong Thuan

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

Biofuel is going to play an extremely important role in world’s energy needs. Because this sustainable and new source of energy addresses a range of important economic, environmental, and strategic issues and insure a perpetual energy supply. Ethanol, currently produced by the fermentation of the stalk juice of sweet sorghum, is an excellent biofuel. This paper describes the search for potential isolated yeasts from various ferments capable of producing ethanol from stalk sweet sorghum juice. Ninety eight indigenous yeast isolates were recovered from various sources. Thirty one of them were found to strongly produce ethanol. Comparative experiments of the desirable properties of yeast showed that three isolates (B9.3, L1.3 and H12A.4) were the strongest ethanol fermentation productivity, whereas H12A.4 strain was the most potent for ethanol production. Condition for produce of ethanol production by the selected yeasts was the highest at 30°C in stalk sweet sorghum juice medium with initial sugar concentration of 15% Bx and 2.107cells/ml. H12A.4 strain fermented to produce the highest rate of ethanol and gain efficiency of sugar conversion with 9% W/v and 80% respectively. In larger fermentation tank (1litre), it produced 8% W/v of ethanol. The study further revealed that indigenous isolated yeast strains could be used to benefit the fuel ethanol.

48. Kết quả nghiên cứu bước đầu về đa dạng sinh học
thành phần loài côn trùng ở nước tại vùng ven Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoàng Đình Trung1, Lê Trọng Sơn1, Mai Phú Quý2

1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

2Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu bước đầu về đa dạng sinh học thành phần loài côn trùng ở nước tại vùng ven vườn Quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng III năm 2009 đến tháng V năm 2010 tại các thủy vực vùng ven vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả bước đầu thu mẫu và phân tích tại 09 điểm khảo sát cho thấy: thành phần loài Côn trùng ở nước vùng ven vườn Quốc gia Bạch Mã, gồm 55 loài, 34 giống, 18 họ thuộc bộ Phù du (Ephemeroptera), Cánh lông (Trichoptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Chuồn chuồn (Odonata). Trong đó, bộ Phù du (Ephemeroptera) có số loài nhiều nhất với 33 loài (chiếm 60%), tiếp đến là bộ Cánh úp (Plecoptera) với 09 loài (chiếm 16,37%); bộ Chuồn chuồn với 07 loài (chiếm 12,73%); bộ Cánh lông (Trichoptera) với 06 loài (chiếm 10,90%).

Initial result of study about biodiversity of aquatic insect
in edges of Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province

Hoang Dinh Trung1, Le Trong Son1, Mai Phu Quy2

1College of Science, Hue University

2Institute of Ecology and Biological Resources

In this paper, we report the preliminary data about biodiversity of the aquatic insect and provide a list of insect species, which are known for the first time in contiguous area of Bach Ma National Park. The research is carried out from March in 2009 to May in 2010 in water area of Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province We collected aquatic insect specimens and identified in nine major sites. As a result show that there are 55 species belonging to 34 genera, 18 families were recognized during the expeditions. Species composition of aquatic insect was investigated in Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province. As it is shown the Ephemeroptera is the most quantity with 33 species (occupying 60%). The second is the Plecoptera with 9 species (16.37%), Odonata with 7 species (12.73%) and Trichoptera with 6 species (10.90%).

49. Thử nghiệm chuyển gen GFP trên gà (Gallus gallus domesticus) sử dụng vector pT2/BH-CVpf-SB11
bằng phương pháp chuyển gen qua tinh trùng

Lê Thị Tuyết1, Nguyễn Lai Thành2, Nguyễn Duy Điều3,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Phạm Nguyệt Hằng3

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2Khoa Sinh học, Trường Đại học khoa họcTự nhiên, ĐHQGHN

3Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện chăn nuôi Quốc gia

Để nghiên cứu hiệu quả của phương pháp chuyển gen qua tinh trùng (SMGT-sperm mediated gene transfer) trên gà chúng tôi đã tiến hành chuyển tổ hợp gen eGFP-kháng puromycin qua vector pT2/BH-CVpf-SB11 và kiểm tra sự biểu hiện của gen chuyển ở phôi gà 0 giờ ấp và ở gà con. Tinh trùng sau khi ủ với phức hợp vector và liposome (liposome-ADN) được thụ tinh cho gà mái. Kết quả thu được rất khả quan: tỷ lệ trứng có phôi ở giai đoạn 5 ngày ấp đạt 72 đến 85%. Nhiều phôi đã cho tế bào gốc có sức kháng với puromycin khá cao. Đồng thời, việc xét nghiệm gen eGPF cũng đã xác định được sự có mặt của gen chuyển trong genom của tế bào gốc phôi 0 giờ ấp. Trong cơ thể gà con 1 tuần tuổi và 1 tháng tuổi, sự xuất hiện gen chuyển khá đồng đều ở các mô, cơ quan đã sử dụng để kiểm tra.

Prodution of transgenic chicken carrying GFP gene
via pT2/BH-CVpf-SB11 vector using sperm-mediated gene transfer method

Le Thi Tuyet1, Nguyen Lai Thanh2, Nguyen Duy Dieu3,
Nguyen Thi Hong Hanh1, Pham Nguyet Hang3

1Faculty of Biology, Hanoi University of Education

2Faculty of Biology, Hanoi Univesity of Science, VNU

3Thuy Phuong Poultry Research Centre, National Instistute of Animal Husbandry

To evaluate the feasibility of using sperm-mediated gene transfer (SMGT) method in production of transgenic chicken, a fusion gene of eGFP and anti-puromycin in pT2/BH-CVpf-SB11 vector was used in this study. The ejaculated-cock spermatozoa were incubated with the complex of vector and lypofectamin (liposome -DNA) and artificial inseminated for hens. The results show that: 72% to 85% of the day 5 incubated eggs fomed the developing embryos; Several embyos with stem cells showed the expression of anti-puromycin gene. The PCR results showed that the foreign DNA present in genomic of stem cells in embyo of 0h incubated eggs and widely in tissues and organs of gene -transferred chicken.

50. Đặc điểm sinh học của cá Chày đất (Spinibarbus hollandi)
và cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps) ở hồ Ba Bể

Ngô Sỹ Vân1, Nguyễn Xuân Huấn2

1Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1, Từ Sơn, Bắc Ninh

2Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Cá Chày đất Spinibarbus hollandi và cá Sỉnh gai Onychostoma laticeps là 2 loài cá quý hiếm có trong sách Đỏ Việt Nam năm 2007, phân bố tự nhiên ở các sông suối, hồ chứa và hồ tự nhiên. Cá Chày đất có màu sắc đẹp, các vây bụng và vây hậu môn màu hồng đỏ, vây lưng có viền đen. cá sinh trưởng tương đối nhanh, có thể đạt 0,3-0,5 kg/năm/con. Mối tương quan giữa chiều dài L (cm) và khối lượng W(g) W = 0.0191L2.9163. Cá Chày đất là loài ăn tạp thiên về ăn thực vật, thức ăn là các loại rau cỏ, rong rêu dưới nước và ăn cả các loài giáp xác, côn trùng, giun, ấu trùng tôm cá, mùn bã hữu cơ và thức ăn tổng hợp ... Cá Chầy đất thành thục lần đầu ở tuổi 2+ thường là năm thứ 3 trong chu kỳ sống, có chiều dài 245,6 mm - 303,5 mm với khối lượng 280,8 g - 340 g. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình: 15889 trứng. Sức sinh sản tương đối 3,6 -14,3 trứng/gam, hệ số thành thục đạt 9,32%, cá đẻ nhiều lần trong năm. Mùa vụ sinh sản tháng 2-4 và 7-9 hàng năm.

Cá Sỉnh gai có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá Sỉnh gai: W = 0,0109 L2,9344­­. ­Cá ăn thiên về thực vật bao gồm các loài thuộc cá ngành tảo Khuê, tảo Mắt, tảo lục và một số loài động vật nhỏ thuộc Crustaceae (Cyclops, Ostrracoda...), ấu trùng côn trùng, nguyên sinh động vật, ấu trùng giáp xác và vẩn cặn hữu cơ. Cá thành thục lần đầu khi đạt 1+ (Năm tuổi thứ 2) kích thước đạt 135-174 mm khối lượng đạt 33,5-44,5 g. Hệ số thành thục 0,93- 2,87% trung bình đạt 1,81% khối lượng cá bỏ nội quan. Sức sinh sản tương đối 874 trứng/g khối lượng cơ thể và sức sinh sản tuyệt đối 10532 trứng. Mùa sinh sản của cá vào tháng 1-4.

Biological characteristics of Spinibarbus hollandi
and Onychostoma laticeps at Babe Lake



There are 2 valuable rare fish species in Vietnam's Red Book (2007): Spinibarbus hollandi and Onychostoma laticeps. They distributed naturally in rivers, reservoirs and natural lakes.

Spinibarbus hollandi have nice color, the ventral and anal fins have pink, red color, black margin on dorsal fin. It is characterized by relatively rapid growth, could reach 0.3 to 0.5 kg per year. Correlation between the length L(cm) and weight W(g) W = 0.0191L2.9163. This is omnivorous fish, tend to eat plants, feed on vegetables water and moss eat crustaceans, insects, worms, fish larvae, organic mulch and food residues General ... fish is first matured at age 2+ (year 3) in their life cycle, with length of 245.6 mm - 303.5 mm and 280.8 g -340g weight. Absolute fecundity Average: 15 889 eggs. Relative fecundity -14.3 3.6 eggs/g, coefficient of maturity reached 9.32%, fish tongue several times a year. Reproductive season February to April and July to September every year.

Onychostoma laticeps growth relatively quickly, the relationship between weight and birth length spines: W = 0.0109 L2,9344 . They eat natural vegetation belong to eyes algae, green algae… and some small animals in Crustaceae (Cyclops, ...), insect larvae, protozoa, crustacean larvae and may still be organic. Fish is first matured at the 1+ old year (2 year old) reaching 135-174mm size weight 33.5 to 44.5g. Score maturity average 1.81%%. Relative fecundity 874 eggs/1g body weight and absolute fecundity 10,532eggs. Breeding season from January to April

51. Họ Teloganellidae (Ephemeroptera, Insecta) ở Việt Nam

Nguyễn Văn Vịnh

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Họ Teloganellidae được thành lập bởi McCafferty and Wang (2000) dựa trên các đặc điểm phát sinh chủng loại của nhóm loài “pannota” của bộ Phù du. Họ Teloganellidae phân bố ở Madagasca và vùng phương Đông. Cho đến nay họ này cũng chỉ xác định có 1 giống đó là giống Teloganella Ulmer. Ấu trùng của họ Teloganellidae được phân biệt với các họ khác thuộc bộ Phù du bới tập hợp các đặc điểm cấu tạo của phần phụ miệng. Cụ thể, hàm trên khá mảnh, không có xúc biện hàm dưới, xúc biện môi gồm 3 đốt. Phần vuốt của chân không có mấu gai. Đốt đùi chân trước mở rộng về phía trước và có nhiều lông cứng. Mầm cánh của ấu trùng có kích thước nhỏ. Con trưởng thành của họ Teloganellidae được phân biệt với các họ khác bởi các đặc điểm của đầu và hệ thống gân cách của cánh trước và phần tơ đuôi. Đặc biệt gân MP2 dài hơn gân dài nhất của gân IcuA và tơ đuôi giữa phát triển. Bài báo này cung cấp các dẫn liệu cụ thể về họ Teloganellidae ở Việt nam. Những đặc điểm cấu tạo cơ thể, một số hình vẽ, dẫn liệu về phân bố trên thế giới cũng như ở Việt nam cũng được trình bày trong bài báo.

Family Teloganellidae (Ephemeroptera, Insecta) in Vietnam

Nguyen Van Vinh

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

One species Teloganella umbrata Ulmer of the family Teloganellidae were described in Vietnam based on materials collected during the field trips in 2001-2005. Their diagnoses, descriptions, main line-drawings, material data, distributions were provided in this paper.



TiÓu ban Sinh häc


tải về 343.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương