1. Kết quả nghiên cứu ban đầu về động vật có xương sống trên cạn ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội 97


Dẫn liệu điều tra về thành phần loài và đặc trưng phân bố của mối (Isoptera) ở khu vực Hà Nội



tải về 343.44 Kb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích343.44 Kb.
#31619
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

37. Dẫn liệu điều tra về thành phần loài và đặc trưng phân bố
của mối (Isoptera) ở khu vực Hà Nội

Nguyễn Văn Quảng1, Bùi Thanh Vân1, Nguyễn Hải Huyền1, Bằng Thị Thanh1, Nguyễn Thị My2, Võ Thu Hiền2, Nguyễn Tùng Cương3

1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện nghiên cứu Phòng chống mối và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi

3Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng, Hà Nội

Điều tra về thành phần loài mối được tiến hành từ năm 2008 đến 2010 tại khu vực Hà Nội. Đã có 58 loài thuộc 3 họ, 7 phân họ và 19 giống mối được ghi nhận cho khu vực nghiên cứu. Trong đó 2 giống Coptotermes và Odontotermes có số loài nhiều nhất (9 loài), 9 giống (Cryptotermes, Neotermes, Microtermes, Dicuspiditermes, Euhamitermes, Microcerotermes, Peribulbitermes, Havilanditermes và Ahmaditermes) có số loài ít nhất, mỗi giống chỉ có 1 loài. Đây là danh sách đầy đủ nhất về thành phần loài mối ở khu vực Hà Nội được phát hiện cho đến thời điểm này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Hà Nội là địa phương có tiềm năng về đa dạng loài mối, mặc dù chỉ chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của cả nước nhưng lại có tới hơn 50% số loài và số giống mối của Việt Nam được tìm thấy trong khu vực nghiên cứu.

Về đặc trưng phân bố, trong khu vực nghiên cứu, số loài mối tập trung chủ yếu ở vùng núi, có tới 40 loài (chiếm tới 68,9% tổng số loài điều tra), vùng đồi có số loài thấp hơn (24 loài, 41,3%), số loài thấp nhất ở vùng đồng bằng (15 loài, 25,8%). Nếu đi từ vùng đồng bằng lên vùng núi qua vùng đồi, số loài, số giống và số phân họ mối đều có xu hướng tăng lên. Ngoài ra kết quả còn cho thấy, mỗi loại cảnh quan đều có những loài và nhóm loài đặc trưng.

Data on investigattion of species composition and distribution features of termites (Isoptera) in Hanoi region

Nguyen Van Quang1, Bui Thanh Van1, Nguyen Hai Huyen1, Bang Thi Thanh1, Nguyen Thi My2, Vo Thu Hien2, Nguyen Tung Cuong3

1Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

2Institute for Termite Control and Works Protection

3Center for Research and Rural Development, Hanoi

The results of the investigation which were carried out from 2008 to 2010 on species composition of termite in merged Hanoi was reported. A total of 58 species belonging to 3 families, 7 subfamilies and 19 genera was found. Of them, genus Coptotermes and Odontotermes had the largest number of species (9 species for each), 9 genera (Cryptotermes, Neotermes, Microtermes, Dicuspiditermes, Euhamitermes, Microcerotermes, Peribulbi-termes, Havilanditermes and Ahmaditermes) had the lowest number of species, each consisted of only one species. Up to now, this list has been the most sufficient one of termite species composition of Hanoi region. The study results also illustrated that Hanoi is a location having the potentiality on termite biodiversity. Although the area of Hanoi is one hundredth smaller the one of Vietnam, the number of termite species and genera in Hanoi makes up fifty percent of the one of Vietnam. About the features of termite distribution, there were 40 species (68.9% of total of investigated species) found in the mountainous area, lower number of species (24 species, 41.3%) in the hills, lowest one in the plain (15 species, 25,8%). From the plain over the hills to the mountainous area, the number of species, genus and subfamily of termites was increased. Besides, the result still showed that each type of the landscape consisted of the specific species or the group of species.

38. Một số kết quả nghiên cứu của nhóm ung thư thực nghiệm

Nguyễn Thị Quỳ

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Nhóm nghiên cứu UTTN bao gồm một số cán bộ và sinh viên của Bộ môn Tế bào Mô phôi và Lý sinh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Trong hơn 20 năm nghiên cứu, nhóm đã đạt được một số kết quả sau:

Gây tạo thành công các mô hình nghiên cứu ung thư in vivo và in vitro (2D và 3D). Chúng tôi đã thành công trong việc tạo khối u rắn và khối u báng trên chuột nhắt trắng từ hai dòng tế bào Sarcoma 180 (ung thư mô liên kết) và dòng 3LL (ung thư phổi). Nhóm nghiên cứu hiện có hơn 15 dòng tế bào ung thư được nuôi cấy, duy trì và bảo quản theo các tiêu chuẩn thường quy về nuôi cấy tế bào. Đặc biệt chúng tôi đã tạo được mô hình nuôi cấy khối cầu đa bào ung thư của dòng tế bào ung thư vú MCF7. Đây là mô hình thể hiện nhiều đặc điểm ưu việt trong việc sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học và nghiên cứu khối u. Trên các mô hình này, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc hơn 150 chế phẩm tự nhiên và tổng hợp. Một số chất được ứng dụng vào thực tiễn trong hỗ trợ điều trị ung thư như VINAGA, ASLEM, PANACRIN và CISPLATIN

Trong thời gian gần đây, kết hợp với Viện Khoa học Vật liệu, chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Bước đầu chúng tôi đã đạt được một số kết quả như: tách, hoạt hóa và sử dụng thành công đại thực bào như một phương tiện chuyên chở các hạt nano mang thuốc để ứng dụng trong điều trị ung thư; sử dụng đại thực bào để vận chuyển các hạt nano vào khối u để làm tăng độ tương phản trong chụp ảnh cộng hưởng từ MRI ứng dụng trong chẩn đoán khối u.



Some research highlights of the experimental oncology group

Nguyen Thi Quy

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU



The Experimental Oncology Group was established at the beginning of 1990s. The members of the group are lecturers, researchers and students of Department of Cytology, Histology, Embryology and Biophysics. Over 20 years of development, we have created and maintained two solid and ascites tumor models on mice from two cancer cell lines: Sarcoma 180 and 3LL. We now have more than 15 cancer cell lines cultured in vitro. Especially, we have established a multicellular tumor spheroid (MCTS) from MCF7 cell line. The MCTS model has been used for around 10 years and got many advantages in the field of compound screening and tumor researching. Base on these models, we have carried out screening more than 150 natural and synthesized substrates. Some of them have been used in supporting cancer treatment, such as: VINAGA, ASLEM, PANACRIN and CISPLATIN

Besides that, we have done collaboration with Institute of material science in researching the application of nanotechnology in cancer diagnostic and treatment. We have successfully isolated, activated and cultured macrophages in order to use these cells as an effective delivery drug nanoparticles transporter. These magnetic nanoparticles loaded macrophages have been also used as a factor to enhance magnetic resonance image contrast.



tải về 343.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương